Kinh Đời

Olympic mùa Đông: Những điều đặc biệt

Thế vận hội mùa Hè dĩ nhiên luôn là sự kiện danh giá nhất của thể thao thế giới và được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội mùa Đông cũng được diễn ra như vậy nhưng chắc chắn hơi “lép vế” hơn một chút do điều kiện thi đấu đặc biệt hơn rất nhiều

Olympic mùa Đông: Những điều đặc biệt                         
                                   

Thế vận hội mùa Đông có những nét đặc thù riêng.

           

“Người anh em” của mùa Hè


Thế vận hội mùa Hè dĩ nhiên luôn là sự kiện danh giá nhất của thể thao thế giới và được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội mùa Đông cũng được diễn ra như vậy nhưng chắc chắn hơi “lép vế” hơn một chút do điều kiện thi đấu đặc biệt hơn rất nhiều.

Nếu như Olympic mùa Hè diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần điều kiện thời tiết ấm áp, có thể vào tháng 4 tại Hy Lạp, tháng 9 ở Australia hay tháng 8 ở Brazil, Anh, Trung Quốc… nhưng Olympic mùa Đông lại chỉ có thể được tổ chức ở 3 châu lục và không bao giờ ở một đất nước tại Nam bán cầu, nơi không thể có tuyết và các điều kiện phù hợp cho các môn thể thao mùa Đông.

Mỹ là quốc gia đăng cai Olympic mùa Đông nhiều nhất với 4 lần, Pháp đăng cai 3 lần, Áo có 2 lần tổ chức. Olympic Sochi 2014 là lần đầu tiên nước Nga vinh dự đăng cai ngày hội thể thao mùa Đông. Và 4 năm tới thành phố Pyeongchang của Hàn Quốc cũng sẽ lần đầu tiên mang trọng trách này.

 - 1

Olympic mùa Đông từng được tổ chức cùng năm với Olympic mùa Hè

Không như Olympic mùa Hè tính cả số lượng những năm không thể diễn ra do Thế chiến 1 và 2 (Olympic London 2012 là lần thứ 30 Olympic mùa Hè diễn ra, tính cả những năm 1916, 1940 và 1944 bị hoãn), Olympic mùa Đông không tính những năm 1940 và 1944. Vì thế Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức.

Từ năm 1924, Olympic mùa Đông và mùa Hè được tổ chức cùng một năm cho tới năm 1992. Sau đó Ủy ban Olympic quốc tế IOC đã quyết định tổ chức xen kẽ hai kỳ Thế vận hội trong các năm chẵn để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của cả thế giới, và dĩ nhiên là cả vấn đề tài chính từ bản quyền truyền hình. Vì nếu như cùng tổ chức một năm thì nguồn lợi từ Olympic mùa Hè hơn hẳn so với Olympic mùa Đông.

Olympic mùa Đông dù là sự kiện thể thao nhưng cũng mang nhiều màu sắc chính trị. Có hai quốc gia từng bị cấm thi đấu tại đây là Đức và Nhật Bản, như biện pháp trừng phạt nơi hình thành chế độ phát xít. Ngoài ra cũng có không ít những phong trào đòi tẩy chay Olympic mùa Đông trong nhiều giai đoạn khác nhau như thời kỳ Chiến tranh lạnh, hay mới nhất tại Olympic Sochi 2014, có một làn sóng phản đối bộ luật về người đồng tính tại nước Nga.

“Mùa Đông” không thể cùng “mùa Hè”

Người được coi là “cha đẻ” của Olympic mùa Đông là Viktor Gustaf Balck (1844 - 1928), một quan chức thể thao người Thụy Điển và là thành viên của IOC. Ông là người sáng lập ra Nordic Games, giải đấu gồm những môn thể thao mùa Đông dành cho các quốc gia ở Bắc Âu, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1901, tiếp đó là 1903 và 1905, trước khi diễn ra 4 năm một lần cho tới năm 1926.

Trước đó thế giới chỉ biết tới khái niệm Olympic chỉ là Thế vận hội diễn ra vào mùa Hè từ năm 1896. Balck là bạn thân của người sáng lập ra Olympic mùa Hè - Pierre de Coubertin - và ông đã nỗ lực đưa những môn thể thao mùa Đông, đặc biệt là môn trượt băng nghệ thuật, tham gia cùng Olympic mùa Hè nhưng không thành công. Phải đến Olympic mùa Hè London 1908, lần đầu tiên 4 nội dung trượt băng đã lần đầu tiên xuất hiện. Dù vậy có nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng đây là môn thể thao dành cho thiểu số và không đại chúng.

 - 2

Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức

Ở Olympic mùa Hè 1912 được tổ chức Stockholm, Thụy Điển và nhà quý tộc người Italia Eugenio Brunetta d'Usseaux đề xuất IOC dành một tuần thi đấu tại Olympic để tổ chức những môn thể thao mùa Đông. Nhưng ban tổ chức của nước chủ nhà đã phản đối ý tưởng này do muốn bảo toàn truyền thống của giải Nordic Games và lo ngại việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ cả các môn thể thao mùa Đông và mùa Hè.

Đến Olympic mùa Hè 1916 tại Berlin (Đức), cuối cùng tất cả đã đồng ý để 1 tuần diễn ra các môn thể thao mùa Đông gồm trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ, hockey trên băng và trượt tuyết kiểu Bắc Âu diễn ra. Đáng tiếc là điều đó không trở thành hiện thực vì Thế chiến 1. Sau khi Thế chiến 1 kết thúc, Olympic mùa Hè 1920 đã xuất hiện trượt băng nghệ thuật và hockey trên băng.

Và đến Olympic mùa Hè 1924 ở Paris, Pháp, IOC quyết định tổ chức “một tuần thể thao mùa Đông” (thực tế lên tới 11 ngày).

Đó cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên Olympic mùa Đông được tổ chức và phát triển cho tới ngày nay.

Trần Vũ        

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Olympic mùa Đông: Những điều đặc biệt

Thế vận hội mùa Hè dĩ nhiên luôn là sự kiện danh giá nhất của thể thao thế giới và được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội mùa Đông cũng được diễn ra như vậy nhưng chắc chắn hơi “lép vế” hơn một chút do điều kiện thi đấu đặc biệt hơn rất nhiều

Olympic mùa Đông: Những điều đặc biệt                         
                                   

Thế vận hội mùa Đông có những nét đặc thù riêng.

           

“Người anh em” của mùa Hè


Thế vận hội mùa Hè dĩ nhiên luôn là sự kiện danh giá nhất của thể thao thế giới và được tổ chức 4 năm một lần. Thế vận hội mùa Đông cũng được diễn ra như vậy nhưng chắc chắn hơi “lép vế” hơn một chút do điều kiện thi đấu đặc biệt hơn rất nhiều.

Nếu như Olympic mùa Hè diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần điều kiện thời tiết ấm áp, có thể vào tháng 4 tại Hy Lạp, tháng 9 ở Australia hay tháng 8 ở Brazil, Anh, Trung Quốc… nhưng Olympic mùa Đông lại chỉ có thể được tổ chức ở 3 châu lục và không bao giờ ở một đất nước tại Nam bán cầu, nơi không thể có tuyết và các điều kiện phù hợp cho các môn thể thao mùa Đông.

Mỹ là quốc gia đăng cai Olympic mùa Đông nhiều nhất với 4 lần, Pháp đăng cai 3 lần, Áo có 2 lần tổ chức. Olympic Sochi 2014 là lần đầu tiên nước Nga vinh dự đăng cai ngày hội thể thao mùa Đông. Và 4 năm tới thành phố Pyeongchang của Hàn Quốc cũng sẽ lần đầu tiên mang trọng trách này.

 - 1

Olympic mùa Đông từng được tổ chức cùng năm với Olympic mùa Hè

Không như Olympic mùa Hè tính cả số lượng những năm không thể diễn ra do Thế chiến 1 và 2 (Olympic London 2012 là lần thứ 30 Olympic mùa Hè diễn ra, tính cả những năm 1916, 1940 và 1944 bị hoãn), Olympic mùa Đông không tính những năm 1940 và 1944. Vì thế Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức.

Từ năm 1924, Olympic mùa Đông và mùa Hè được tổ chức cùng một năm cho tới năm 1992. Sau đó Ủy ban Olympic quốc tế IOC đã quyết định tổ chức xen kẽ hai kỳ Thế vận hội trong các năm chẵn để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của cả thế giới, và dĩ nhiên là cả vấn đề tài chính từ bản quyền truyền hình. Vì nếu như cùng tổ chức một năm thì nguồn lợi từ Olympic mùa Hè hơn hẳn so với Olympic mùa Đông.

Olympic mùa Đông dù là sự kiện thể thao nhưng cũng mang nhiều màu sắc chính trị. Có hai quốc gia từng bị cấm thi đấu tại đây là Đức và Nhật Bản, như biện pháp trừng phạt nơi hình thành chế độ phát xít. Ngoài ra cũng có không ít những phong trào đòi tẩy chay Olympic mùa Đông trong nhiều giai đoạn khác nhau như thời kỳ Chiến tranh lạnh, hay mới nhất tại Olympic Sochi 2014, có một làn sóng phản đối bộ luật về người đồng tính tại nước Nga.

“Mùa Đông” không thể cùng “mùa Hè”

Người được coi là “cha đẻ” của Olympic mùa Đông là Viktor Gustaf Balck (1844 - 1928), một quan chức thể thao người Thụy Điển và là thành viên của IOC. Ông là người sáng lập ra Nordic Games, giải đấu gồm những môn thể thao mùa Đông dành cho các quốc gia ở Bắc Âu, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1901, tiếp đó là 1903 và 1905, trước khi diễn ra 4 năm một lần cho tới năm 1926.

Trước đó thế giới chỉ biết tới khái niệm Olympic chỉ là Thế vận hội diễn ra vào mùa Hè từ năm 1896. Balck là bạn thân của người sáng lập ra Olympic mùa Hè - Pierre de Coubertin - và ông đã nỗ lực đưa những môn thể thao mùa Đông, đặc biệt là môn trượt băng nghệ thuật, tham gia cùng Olympic mùa Hè nhưng không thành công. Phải đến Olympic mùa Hè London 1908, lần đầu tiên 4 nội dung trượt băng đã lần đầu tiên xuất hiện. Dù vậy có nhiều ý kiến phản đối khi cho rằng đây là môn thể thao dành cho thiểu số và không đại chúng.

 - 2

Olympic Sochi 2014 là lần thứ 22 Thế vận hội mùa Đông được tổ chức

Ở Olympic mùa Hè 1912 được tổ chức Stockholm, Thụy Điển và nhà quý tộc người Italia Eugenio Brunetta d'Usseaux đề xuất IOC dành một tuần thi đấu tại Olympic để tổ chức những môn thể thao mùa Đông. Nhưng ban tổ chức của nước chủ nhà đã phản đối ý tưởng này do muốn bảo toàn truyền thống của giải Nordic Games và lo ngại việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ cả các môn thể thao mùa Đông và mùa Hè.

Đến Olympic mùa Hè 1916 tại Berlin (Đức), cuối cùng tất cả đã đồng ý để 1 tuần diễn ra các môn thể thao mùa Đông gồm trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ, hockey trên băng và trượt tuyết kiểu Bắc Âu diễn ra. Đáng tiếc là điều đó không trở thành hiện thực vì Thế chiến 1. Sau khi Thế chiến 1 kết thúc, Olympic mùa Hè 1920 đã xuất hiện trượt băng nghệ thuật và hockey trên băng.

Và đến Olympic mùa Hè 1924 ở Paris, Pháp, IOC quyết định tổ chức “một tuần thể thao mùa Đông” (thực tế lên tới 11 ngày).

Đó cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên Olympic mùa Đông được tổ chức và phát triển cho tới ngày nay.

Trần Vũ        

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm