Sức khỏe và đời sống
Ớn lạnh công nghệ sản xuất hương đậu tàn
Theo quan niệm, khi thắp một nén nhang, nếu hương đậu tàn (tàn hương khi đốt xong không rụng mà uốn cong trên tăm hương) nghĩa là gia chủ sẽ có "lộc". Nhưng phải thắp trăm, nghìn nén may ra mới có được một nén như vậy. Song đó là trước đây, còn với "công nghệ" hiện đại ngày nay, điều này không khó. Người sản xuất đã "phát minh" ra loại hương đậu tàn bằng phương pháp... tẩm hóa chất. Đó là "bí quyết" của không ít người làm tăm hương tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đây cũng là vùng chuyên sản xuất tăm hương cung cấp cho nhiều cơ sở sản xuất hương trên cả nước.
Nguyên liệu sử dụng trong việc sản xuất tăm hương là tre, nứa, vầu được phơi la liệt trên đường vào xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội.
Anh T, chủ một cơ sở sản xuất tăm hương của thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, chia sẻ: "Trước đây muốn làm hương đậu tàn cần có nắng từ sáng đến chiều. Nếu đang phơi mà trời đổ mưa thì coi như phải làm lại từ đầu. Còn bây giờ, việc làm hương không còn vất vả, bởi chỉ cần ngâm tăm hương vào hóa chất là mọi chuyện xong hết, còn ngâm bao lâu và như thế nào tùy vào "bí quyết" mỗi nhà.
Nguyên liệu sản xuất tăm hương trước khi được tẩm hóa chất có màu trắng sáng tự nhiên.
"Công nghệ hiện đại" mà anh T. nói khá đơn giản. Chỉ cần ngâm tăm hương vào một loại hóa chất mua từ nước ngoài, sẽ giúp cho cây hương đậu tàn gần như 100%. Anh nói: "Tôi cũng không biết hóa chất đó là chất gì, chỉ biết khi ngâm tăm với chất này thì chỉ cần đốt thôi, tăm tre cũng tự quăn lại chứ chưa cần đến việc tẩm thêm bột hương". Cũng theo anh T., loại hóa chất này rất dễ tìm mua tại các chợ. Chỉ với 30.000 đồng là đã có một can 5 lít, có thể nhúng hàng trăm bó hương.
Tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy loại hóa chất mà anh T. cho tẩm chân hương là chất lỏng, có màu đỏ đục, như màu nhớt, mùi khét và hắc, rất khó chịu. Phía ngoài can hóa chất này có ghi H3P04 (axit phot pho ric). Anh T. cho biết chỉ cần ngâm tăm hương vào hóa chất này tầm 3 – 5 phút rồi nhấc ra, sau đó đem cuộn thịt hương (mùn cưa) và phơi khô thêm nửa ngày là sản phẩm đã hoàn thiện.
Chỉ cần ngâm tâm với hóa chất từ 3 - 5 phút...
... tăm hương trắng tinh ban đầu sẽ có màu vàng đục như thế này, còn tàn hương thì không rụng mà uốn cong
Để tìm hiểu thêm về các loại hóa chất tạo mùi thơm, chúng tôi có mặt tại một cơ sở sản xuất hương tại Cầu Lão, Ứng Hòa, Hà Nội. Chị A - chủ cơ sở cho biết: "Do nguyên liệu trầm ngày càng khan hiếm và đắt đỏ nên người ta tìm đủ cách và đủ thứ nguyên liệu khác để thay thế. Ngoài cách thức thông thường, những người làm hương đã tạo hương bằng các vị thuốc bắc, hoặc các hóa chất tạo mùi được nhập từ nước ngoài. Loại rẻ nhất là hàng Trung Quốc, khoảng 25.000 đồng/lọ; đắt hơn là hàng của Pháp, Anh có giá từ 100.000 đồng/lọ trở lên. Mỗi cơ sở sẽ "sáng tạo" cho sản phẩm của mình một mùi hương riêng để tạo nên sự khác biệt. Mỗi tháng cơ sở của chị có thể xuất xưởng trên dưới 10.000 cây hương, chủ yếu xuất sang Ấn Độ và Thái Lan. Về nhu cầu làm hương đậu tàn, cơ sở của chị cũng làm, nhưng số lượng ít".
Chúng tôi tiếp tục có mặt tại một cơ sở sản xuất tăm hương được coi là lớn nhất nhì Quảng Phú Cầu. Trong vai một người đi mua tăm hương về sản xuất, chúng tôi được chị P. - chủ cơ sở sản xuất tư vấn rất nhiệt tình: "Cơ sở của chúng tôi có 2 loại tăm hương: Loại thường chỉ nhuộm chân bằng các phẩm màu xanh đỏ… Loại đậu tàn thì phải ngâm hóa chất, nhưng được cái người tiêu dùng rất ưa chuộng, vì họ nghĩ hương đậu tàn sẽ mang đến nhiều may mắn".
Hóa chất sử dụng ngâm tăm tre là H3PO4 (a xít phot - pho - ric).
Anh L - công nhân tại xưởng sản xuất của chị P, chia sẻ: "Để làm hương đậu tàn, trong quá trình sản xuất, chúng tôi phải đeo găng cao su, khẩu trang dày, vì mùi rất nặng và độc. Kể cả làm quen rồi chúng tôi cũng thường xuyên bị nhức đầu và chóng mặt. Nhiều người tiếp xúc trực tiếp bằng tay đã bị nổi mẩn ngứa, bị lở loét, vô cùng khó chịu”.
Rất dễ nhận biết hương dậu tàn với hương thường. Hương đậu tàn, phần chân hương sẽ nhọn.
Hương thường (hương se tay) phần chân hương sẽ thon, tròn.
Để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa hương đậu tàn và hương thường, chúng tôi có mặt nhà chị T. - một trong những cơ sở sản xuất hương có tiếng tại thôn Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những làng nghề sản xuất hương lớn nhất cả nước. Chị T. cho biết: "Người tiêu dùng nên sử dụng hương se tay (hương thường), vì loại hương này không tẩm hóa chất. Cách phân biệt 2 loại hương này khá đơn giản: Hương đậu tàn, phần tăm hương thường có màu vàng sậm do hương bị tẩm hóa chất. Khi hoàn thiện sản phẩm, phần đuôi hương thường nhọn, không có hình dáng tròn đều. Còn đối với hương se tay, sản phẩm làm ra sẽ đều hơn, đặc biệt phần đuôi hương có hình dáng tròn, đẹp. Người trong nghề chúng tôi gọi đó là hình chum quả quýt".
"Phân tích theo khía cạnh hóa học, khi ngâm tăm hương vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương nhang, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn, đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn.
Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5. Chất này tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn; tác động lên hệ hô hấp gây khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa. Lo ngại hơn, bởi lẽ khi hít phải khói hương nhang có sử dụng H3PO4 trong quá trình ngâm tăm hương, các chất độc hại sẽ không thể tác động ngay, mạnh đến cơ thể, mà nó sẽ tích lũy dần dần, gây nguy hại từ từ cho con người" - Các chuyên gia hóa học cảnh báo.
( Song Phương chuyển )
Ớn lạnh công nghệ sản xuất hương đậu tàn
Theo quan niệm, khi thắp một nén nhang, nếu hương đậu tàn (tàn hương khi đốt xong không rụng mà uốn cong trên tăm hương) nghĩa là gia chủ sẽ có "lộc". Nhưng phải thắp trăm, nghìn nén may ra mới có được một nén như vậy. Song đó là trước đây, còn với "công nghệ" hiện đại ngày nay, điều này không khó. Người sản xuất đã "phát minh" ra loại hương đậu tàn bằng phương pháp... tẩm hóa chất. Đó là "bí quyết" của không ít người làm tăm hương tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Đây cũng là vùng chuyên sản xuất tăm hương cung cấp cho nhiều cơ sở sản xuất hương trên cả nước.
Nguyên liệu sử dụng trong việc sản xuất tăm hương là tre, nứa, vầu được phơi la liệt trên đường vào xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội.
Anh T, chủ một cơ sở sản xuất tăm hương của thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, chia sẻ: "Trước đây muốn làm hương đậu tàn cần có nắng từ sáng đến chiều. Nếu đang phơi mà trời đổ mưa thì coi như phải làm lại từ đầu. Còn bây giờ, việc làm hương không còn vất vả, bởi chỉ cần ngâm tăm hương vào hóa chất là mọi chuyện xong hết, còn ngâm bao lâu và như thế nào tùy vào "bí quyết" mỗi nhà.
Nguyên liệu sản xuất tăm hương trước khi được tẩm hóa chất có màu trắng sáng tự nhiên.
"Công nghệ hiện đại" mà anh T. nói khá đơn giản. Chỉ cần ngâm tăm hương vào một loại hóa chất mua từ nước ngoài, sẽ giúp cho cây hương đậu tàn gần như 100%. Anh nói: "Tôi cũng không biết hóa chất đó là chất gì, chỉ biết khi ngâm tăm với chất này thì chỉ cần đốt thôi, tăm tre cũng tự quăn lại chứ chưa cần đến việc tẩm thêm bột hương". Cũng theo anh T., loại hóa chất này rất dễ tìm mua tại các chợ. Chỉ với 30.000 đồng là đã có một can 5 lít, có thể nhúng hàng trăm bó hương.
Tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy loại hóa chất mà anh T. cho tẩm chân hương là chất lỏng, có màu đỏ đục, như màu nhớt, mùi khét và hắc, rất khó chịu. Phía ngoài can hóa chất này có ghi H3P04 (axit phot pho ric). Anh T. cho biết chỉ cần ngâm tăm hương vào hóa chất này tầm 3 – 5 phút rồi nhấc ra, sau đó đem cuộn thịt hương (mùn cưa) và phơi khô thêm nửa ngày là sản phẩm đã hoàn thiện.
Chỉ cần ngâm tâm với hóa chất từ 3 - 5 phút...
... tăm hương trắng tinh ban đầu sẽ có màu vàng đục như thế này, còn tàn hương thì không rụng mà uốn cong
Để tìm hiểu thêm về các loại hóa chất tạo mùi thơm, chúng tôi có mặt tại một cơ sở sản xuất hương tại Cầu Lão, Ứng Hòa, Hà Nội. Chị A - chủ cơ sở cho biết: "Do nguyên liệu trầm ngày càng khan hiếm và đắt đỏ nên người ta tìm đủ cách và đủ thứ nguyên liệu khác để thay thế. Ngoài cách thức thông thường, những người làm hương đã tạo hương bằng các vị thuốc bắc, hoặc các hóa chất tạo mùi được nhập từ nước ngoài. Loại rẻ nhất là hàng Trung Quốc, khoảng 25.000 đồng/lọ; đắt hơn là hàng của Pháp, Anh có giá từ 100.000 đồng/lọ trở lên. Mỗi cơ sở sẽ "sáng tạo" cho sản phẩm của mình một mùi hương riêng để tạo nên sự khác biệt. Mỗi tháng cơ sở của chị có thể xuất xưởng trên dưới 10.000 cây hương, chủ yếu xuất sang Ấn Độ và Thái Lan. Về nhu cầu làm hương đậu tàn, cơ sở của chị cũng làm, nhưng số lượng ít".
Chúng tôi tiếp tục có mặt tại một cơ sở sản xuất tăm hương được coi là lớn nhất nhì Quảng Phú Cầu. Trong vai một người đi mua tăm hương về sản xuất, chúng tôi được chị P. - chủ cơ sở sản xuất tư vấn rất nhiệt tình: "Cơ sở của chúng tôi có 2 loại tăm hương: Loại thường chỉ nhuộm chân bằng các phẩm màu xanh đỏ… Loại đậu tàn thì phải ngâm hóa chất, nhưng được cái người tiêu dùng rất ưa chuộng, vì họ nghĩ hương đậu tàn sẽ mang đến nhiều may mắn".
Hóa chất sử dụng ngâm tăm tre là H3PO4 (a xít phot - pho - ric).
Anh L - công nhân tại xưởng sản xuất của chị P, chia sẻ: "Để làm hương đậu tàn, trong quá trình sản xuất, chúng tôi phải đeo găng cao su, khẩu trang dày, vì mùi rất nặng và độc. Kể cả làm quen rồi chúng tôi cũng thường xuyên bị nhức đầu và chóng mặt. Nhiều người tiếp xúc trực tiếp bằng tay đã bị nổi mẩn ngứa, bị lở loét, vô cùng khó chịu”.
Rất dễ nhận biết hương dậu tàn với hương thường. Hương đậu tàn, phần chân hương sẽ nhọn.
Hương thường (hương se tay) phần chân hương sẽ thon, tròn.
Để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa hương đậu tàn và hương thường, chúng tôi có mặt nhà chị T. - một trong những cơ sở sản xuất hương có tiếng tại thôn Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đây là một trong những làng nghề sản xuất hương lớn nhất cả nước. Chị T. cho biết: "Người tiêu dùng nên sử dụng hương se tay (hương thường), vì loại hương này không tẩm hóa chất. Cách phân biệt 2 loại hương này khá đơn giản: Hương đậu tàn, phần tăm hương thường có màu vàng sậm do hương bị tẩm hóa chất. Khi hoàn thiện sản phẩm, phần đuôi hương thường nhọn, không có hình dáng tròn đều. Còn đối với hương se tay, sản phẩm làm ra sẽ đều hơn, đặc biệt phần đuôi hương có hình dáng tròn, đẹp. Người trong nghề chúng tôi gọi đó là hình chum quả quýt".
"Phân tích theo khía cạnh hóa học, khi ngâm tăm hương vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương nhang, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn, đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn.
Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5. Chất này tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn; tác động lên hệ hô hấp gây khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa. Lo ngại hơn, bởi lẽ khi hít phải khói hương nhang có sử dụng H3PO4 trong quá trình ngâm tăm hương, các chất độc hại sẽ không thể tác động ngay, mạnh đến cơ thể, mà nó sẽ tích lũy dần dần, gây nguy hại từ từ cho con người" - Các chuyên gia hóa học cảnh báo.
( Song Phương chuyển )