Nhân Vật
Ông Duterte có thật sự ghét Mỹ đến tận xương tủy?
Trong chuyến công du Nhật Bản tới đây, dự kiến, ông Duterte sẽ thảo luận đề xuất của Tokyo về việc Philippines có nên xem xét hàn gắn mối quan hệ đồng minh Manila - Washington.
Duterte thực sự "ghét" Mỹ?
Theo Asahi (Nhật Bản), nguyên nhân Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte nhiều lần tuyên bố "ghét" Mỹ có liên quan đến hệ tư tưởng được tiếp thu từ thời sinh viên và một câu chuyện xảy ra từ cách đây 14 năm.
Năm 2002, khi ông Duterte còn là Thị trưởng Davao - thành phố miền nam Philippines, một khách sạn đã xảy ra vụ nổ. Tại cuộc họp báo, ông kể lại rằng, khi đó, cảnh sát Davao phát hiện vật gây nổ trong phòng của một du khách người Mỹ.
Trong lúc phía cảnh sát Davao dự định tiến hành điều tra thì một nhân viên thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mang thẻ ngành xuất hiện và yêu cầu cho du khách Mỹ đang bị thương nhập viện.
Sau đó, du
khách Mỹ này đã được đưa ra khỏi Philippines khi không có bất cứ một
thông báo nào và phía Mỹ cũng không đưa ra thêm lời giải thích. Điều này
đương nhiên làm ông Duterte rất khó chịu.
Đặc biệt, theo lời kể của một chuyên gia Philippines, Tổng thống Duterte "từng đọc rất nhiều sách phản đối chủ nghĩa đế quốc", trong đó có những tư tưởng phản đối nước Mỹ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Duterte cũng đã tố cáo binh lính Mỹ giết hại người Philippines ở thế kỷ trước.
Tờ Nikkei (Nhật Bản) cho rằng, nhiều người hoài nghi nhà lãnh đạo Philippines "ghét" Mỹ" nhưng kỳ thực ông chỉ đang tìm kiếm con đường thực tế phù hợp với chính sách ngoại giao hiện tại.
Ngay chính giới ngoại giao Mỹ cũng chỉ ra, "mặc dù kinh nghiệm chính trị quốc tế của ông Duterte còn non kém nhưng sớm muộn ông sẽ hiểu ra cái thế giới ngoại giao phức tạp" và cho rằng Duterte không "xem thường" Mỹ.
Theo đánh giá, đường lối ngoại giao hiện nay của Tổng thống Duterte hiện vẫn chưa rõ ràng. (Ảnh: VCG)
Đầu năm sau, gió lại đổi chiều?
Ngày 25/10, Tổng thống Duterte bắt đầu chuyến công du tới Nhật Bản và hai bên dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề biển Đông.
Một tiêu điểm của chuyến công du này là thảo luận đề xuất của Tokyo về việc Philippines có nên xem xét hàn gắn mối quan hệ đồng minh Manila - Washington vốn đã rơi vào tình trạng căng thẳng trong thời gian gần đây.
The Diplomat (Nhật Bản) phân tích, chiến lược "đu dây" Trung-Mỹ của Duterte đã chi phối cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài tháng qua, thậm chí khiến tình hình leo thang căng thẳng trong thời gian ngắn.
Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte, hai nước đã ký kết 13 thỏa thuận hợp tác song phương.
Tuy nhiên theo The Diplomat,
trong số những thỏa thuận đó có nhiều biên bản ghi nhớ mà theo giới
phân tích quan hệ kinh tế Trung Quốc - Đông Nam Á, rất hiếm khi được đưa
vào thực tế.
Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, một trợ lý của người đứng đầu Philippines đã tiết lộ với The Diplomat rằng, xét tổng quát từ các phương diện chính sách, cá nhân, lịch sử, hình thái ý thức, tất cả đều rất khó đối với Duterte.
Người này cho biết thêm, Tổng thống Philippines cần tìm không gian để điều chỉnh mà việc này rất mất thời gian. Do đó, định vị Philippines trong tương quan với Trung - Mỹ như thế nào hiện là vấn đề rất khó đoán định.
Một số học giả ngoại giao cho rằng, điều này đòi hỏi đến sự tác động từ một quốc gia quan trọng khác ngoài bộ ba quan hệ Philippines - Trung Quốc và Mỹ, ví như Nhật Bản.
Tạp chí Diamond online (Nhật Bản) nhận định, đánh giá quan hệ Philippines - Trung Quốc chỉ từ chuyến thăm lần này của Tổng thống Duterte thì vẫn còn quá sớm.
Khi Manila đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2017 mới là thời điểm thực sự thử thách các phương châm ngoại giao của Duterte.
Sankei (Nhật Bản) chỉ ra, Tokyo hiện nay không nên thất vọng vì chính sách ngoại giao của Duterte mà bỏ bê vấn đề biển Đông.
Một
số học giả ngoại giao Nhật Bản cho rằng, chiến lược của Duterte chính
là nhân cuộc bầu cử Mỹ để "nâng cao" giá trị của Philippines. Vì thế,
đợi đến tháng 1/2017, tức là chỉ 3 tháng nữa, khi tân Tổng thống Mỹ lên
nắm quyền, có thể Duterte lại quay về với Mỹ.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ông Duterte có thật sự ghét Mỹ đến tận xương tủy?
Trong chuyến công du Nhật Bản tới đây, dự kiến, ông Duterte sẽ thảo luận đề xuất của Tokyo về việc Philippines có nên xem xét hàn gắn mối quan hệ đồng minh Manila - Washington.
Duterte thực sự "ghét" Mỹ?
Theo Asahi (Nhật Bản), nguyên nhân Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte nhiều lần tuyên bố "ghét" Mỹ có liên quan đến hệ tư tưởng được tiếp thu từ thời sinh viên và một câu chuyện xảy ra từ cách đây 14 năm.
Năm 2002, khi ông Duterte còn là Thị trưởng Davao - thành phố miền nam Philippines, một khách sạn đã xảy ra vụ nổ. Tại cuộc họp báo, ông kể lại rằng, khi đó, cảnh sát Davao phát hiện vật gây nổ trong phòng của một du khách người Mỹ.
Trong lúc phía cảnh sát Davao dự định tiến hành điều tra thì một nhân viên thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mang thẻ ngành xuất hiện và yêu cầu cho du khách Mỹ đang bị thương nhập viện.
Sau đó, du
khách Mỹ này đã được đưa ra khỏi Philippines khi không có bất cứ một
thông báo nào và phía Mỹ cũng không đưa ra thêm lời giải thích. Điều này
đương nhiên làm ông Duterte rất khó chịu.
Đặc biệt, theo lời kể của một chuyên gia Philippines, Tổng thống Duterte "từng đọc rất nhiều sách phản đối chủ nghĩa đế quốc", trong đó có những tư tưởng phản đối nước Mỹ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào hồi tháng 9 vừa qua, Tổng thống Duterte cũng đã tố cáo binh lính Mỹ giết hại người Philippines ở thế kỷ trước.
Tờ Nikkei (Nhật Bản) cho rằng, nhiều người hoài nghi nhà lãnh đạo Philippines "ghét" Mỹ" nhưng kỳ thực ông chỉ đang tìm kiếm con đường thực tế phù hợp với chính sách ngoại giao hiện tại.
Ngay chính giới ngoại giao Mỹ cũng chỉ ra, "mặc dù kinh nghiệm chính trị quốc tế của ông Duterte còn non kém nhưng sớm muộn ông sẽ hiểu ra cái thế giới ngoại giao phức tạp" và cho rằng Duterte không "xem thường" Mỹ.
Theo đánh giá, đường lối ngoại giao hiện nay của Tổng thống Duterte hiện vẫn chưa rõ ràng. (Ảnh: VCG)
Đầu năm sau, gió lại đổi chiều?
Ngày 25/10, Tổng thống Duterte bắt đầu chuyến công du tới Nhật Bản và hai bên dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề biển Đông.
Một tiêu điểm của chuyến công du này là thảo luận đề xuất của Tokyo về việc Philippines có nên xem xét hàn gắn mối quan hệ đồng minh Manila - Washington vốn đã rơi vào tình trạng căng thẳng trong thời gian gần đây.
The Diplomat (Nhật Bản) phân tích, chiến lược "đu dây" Trung-Mỹ của Duterte đã chi phối cục diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài tháng qua, thậm chí khiến tình hình leo thang căng thẳng trong thời gian ngắn.
Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte, hai nước đã ký kết 13 thỏa thuận hợp tác song phương.
Tuy nhiên theo The Diplomat,
trong số những thỏa thuận đó có nhiều biên bản ghi nhớ mà theo giới
phân tích quan hệ kinh tế Trung Quốc - Đông Nam Á, rất hiếm khi được đưa
vào thực tế.
Kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, một trợ lý của người đứng đầu Philippines đã tiết lộ với The Diplomat rằng, xét tổng quát từ các phương diện chính sách, cá nhân, lịch sử, hình thái ý thức, tất cả đều rất khó đối với Duterte.
Người này cho biết thêm, Tổng thống Philippines cần tìm không gian để điều chỉnh mà việc này rất mất thời gian. Do đó, định vị Philippines trong tương quan với Trung - Mỹ như thế nào hiện là vấn đề rất khó đoán định.
Một số học giả ngoại giao cho rằng, điều này đòi hỏi đến sự tác động từ một quốc gia quan trọng khác ngoài bộ ba quan hệ Philippines - Trung Quốc và Mỹ, ví như Nhật Bản.
Tạp chí Diamond online (Nhật Bản) nhận định, đánh giá quan hệ Philippines - Trung Quốc chỉ từ chuyến thăm lần này của Tổng thống Duterte thì vẫn còn quá sớm.
Khi Manila đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2017 mới là thời điểm thực sự thử thách các phương châm ngoại giao của Duterte.
Sankei (Nhật Bản) chỉ ra, Tokyo hiện nay không nên thất vọng vì chính sách ngoại giao của Duterte mà bỏ bê vấn đề biển Đông.
Một
số học giả ngoại giao Nhật Bản cho rằng, chiến lược của Duterte chính
là nhân cuộc bầu cử Mỹ để "nâng cao" giá trị của Philippines. Vì thế,
đợi đến tháng 1/2017, tức là chỉ 3 tháng nữa, khi tân Tổng thống Mỹ lên
nắm quyền, có thể Duterte lại quay về với Mỹ.
theo Trí Thức Trẻ