Nhân Vật
Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979
Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc:
Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại
bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người
từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung
Quốc:
Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur (đeo kính) tại Dehli năm 1954, bên trái ông Mathur là ông Hà Văn Lâu |
Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo
vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước
ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt - Trung, có tới
300.000 đảng viên thân Trung Quốc bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại
bỏ.
Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ
sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức.
Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và
tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế - xã hội
ăn sâu ở VN.
Vai trò cá nhân
Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to
lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo
buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc.
Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở
TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng.
Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở Trung Quốc.
Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm
1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh
đạo chủ chốt nhất.
Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội,
và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông
bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt - Trung, khi so với
Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù
Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp
vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong
tranh chấp Liên Xô - TQ. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị
thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên
lạc đối ngoại Trung ương Đảng.
Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô - Việt bắt đầu cải thiện, cùng
lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường
mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan
bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của
ban lãnh đạo Hà Nội.
Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung - Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế ông Hoan bị suy giảm.
Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt - Trung.
Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó
khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội
đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia.
Năm 1974, ông Hoàng Văn Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi
TQ để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm
phán biên giới bí mật Việt - Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả
đã thất bại.
Lãnh tụ Bắc VN, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959 |
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và Hoàng Sa đã
không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai
trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn
cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro
an ninh.
Sau Cuộc chiến Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin
tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn
Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Năm 1979, khi xung đột Việt - Campuchia và Việt - Trung lan rộng thành
chiến tranh, vị trí của ông Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng 6,
ông quyết định đào tẩu.
Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.
Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách
nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là
đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối
xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa
trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định
giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.
Hiệp ước Việt - Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia.
Nhưng mặt khác, ông Hoan và phía bảo trợ là Trung Quốc dễ dàng bỏ qua là
năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng
việc cải thiện quan hệ VN - Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập
Asean trong tương lai.
Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết.
Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc
Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông
Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt - Trung sẽ vỡ đầu”.
Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội |
Mặc dù Việt Nam nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường
hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn
dân ủng hộ.
Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào
“Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người Việt Nam đã không đồng ý khi các đồng
đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ
lãnh đạo.
Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.
Khủng hoảng xã hội
Sự thanh trừng không lớn như ông Hoàng Văn Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Quyết loại bỏ những thành phần “bội phản”, giới chức có những biện pháp
khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải
ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương
trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành
an ninh.
Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc
Hoa, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị
buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban
mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông
Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.
Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Trước hết, các vụ thanh trừng trong hàng ngũ Đảng đã bắt đầu từ những năm trước.
Giai đoạn 1970 - 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.
Bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn: cuộc chiến biên giới giết chết hàng vạn người chỉ trong vòng chưa đến 30 ngày |
Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt - Trung.
Việc trục xuất các cá nhân thân Trung Quốc đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979
tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại,
và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và
các hành vi tội phạm.
Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng,
giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình
cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền
Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng
quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.
Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải
đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh
trừng chính trị to lớn.
Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã
phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết
quả.
Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở
thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người
lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.
Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt
với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công
chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.
Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà
TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau
quanh những sự kiện của quá khứ.
Balazs Szalontai
Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông
là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học
Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào
kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bài do
Lê Quỳnh dịch, đã đăng tháng 4/2010 trên bbcvietnamese.com ở giao diện
cũ.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979
Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc:
Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại
bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người
từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung
Quốc:
Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur (đeo kính) tại Dehli năm 1954, bên trái ông Mathur là ông Hà Văn Lâu |
Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo
vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước
ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt - Trung, có tới
300.000 đảng viên thân Trung Quốc bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại
bỏ.
Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ
sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức.
Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và
tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế - xã hội
ăn sâu ở VN.
Vai trò cá nhân
Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to
lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo
buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc.
Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở
TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng.
Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở Trung Quốc.
Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm
1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh
đạo chủ chốt nhất.
Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội,
và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông
bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt - Trung, khi so với
Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù
Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp
vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong
tranh chấp Liên Xô - TQ. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị
thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên
lạc đối ngoại Trung ương Đảng.
Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô - Việt bắt đầu cải thiện, cùng
lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường
mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan
bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của
ban lãnh đạo Hà Nội.
Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung - Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế ông Hoan bị suy giảm.
Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt - Trung.
Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó
khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội
đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia.
Năm 1974, ông Hoàng Văn Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi
TQ để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm
phán biên giới bí mật Việt - Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả
đã thất bại.
Lãnh tụ Bắc VN, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959 |
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và Hoàng Sa đã
không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai
trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn
cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro
an ninh.
Sau Cuộc chiến Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin
tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn
Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Năm 1979, khi xung đột Việt - Campuchia và Việt - Trung lan rộng thành
chiến tranh, vị trí của ông Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng 6,
ông quyết định đào tẩu.
Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.
Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách
nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là
đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối
xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa
trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định
giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.
Hiệp ước Việt - Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia.
Nhưng mặt khác, ông Hoan và phía bảo trợ là Trung Quốc dễ dàng bỏ qua là
năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng
việc cải thiện quan hệ VN - Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập
Asean trong tương lai.
Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết.
Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc
Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông
Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt - Trung sẽ vỡ đầu”.
Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội |
Mặc dù Việt Nam nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường
hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn
dân ủng hộ.
Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào
“Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người Việt Nam đã không đồng ý khi các đồng
đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ
lãnh đạo.
Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.
Khủng hoảng xã hội
Sự thanh trừng không lớn như ông Hoàng Văn Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Quyết loại bỏ những thành phần “bội phản”, giới chức có những biện pháp
khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải
ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương
trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành
an ninh.
Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc
Hoa, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị
buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban
mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông
Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.
Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Trước hết, các vụ thanh trừng trong hàng ngũ Đảng đã bắt đầu từ những năm trước.
Giai đoạn 1970 - 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.
Bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn: cuộc chiến biên giới giết chết hàng vạn người chỉ trong vòng chưa đến 30 ngày |
Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt - Trung.
Việc trục xuất các cá nhân thân Trung Quốc đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979
tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại,
và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và
các hành vi tội phạm.
Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng,
giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình
cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền
Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng
quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.
Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải
đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh
trừng chính trị to lớn.
Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã
phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết
quả.
Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở
thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người
lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.
Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt
với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công
chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.
Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà
TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau
quanh những sự kiện của quá khứ.
Balazs Szalontai
Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông
là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học
Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào
kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bài do
Lê Quỳnh dịch, đã đăng tháng 4/2010 trên bbcvietnamese.com ở giao diện
cũ.
(BBC)