Nhân Vật

Ông Trần Tấn Quốc về Sài Gòn gặp Ngô Tổng Thống

Tháng Ba năm 1961, ông Quốc cuốn gói về quê nhà ở Cao Lãnh, nói là để an dưỡng một thời gian sau những năm tháng dài quá vất vả gian nan với nghề nghiệp.
 
Ngành Mai, thông tín viên RFA
 
tran-tan-quoc-305.jpg
Nhà báo Trần Tấn Quốc
nguồn cailuongvietnam.vn

Tháng Ba năm 1961, ông Quốc cuốn gói về quê nhà ở Cao Lãnh, nói là để an dưỡng một thời gian sau những năm tháng dài quá vất vả gian nan với nghề nghiệp. Chớ thật ra thì đối với một người đam mê nghiệp làm báo từ thuở nhỏ như ông Quốc thì không thể an dưỡng sớm như vậy. Do đó mà những người am tường sự việc, và trong giới báo chí thì quá rành cái nguyên nhân gác bút của ông Quốc là vì cô vợ đào hát Thanh Loan, một cán bộ nằm vùng trước khi thoát ly ra mật khu.

Được “lên hương”

Lúc bấy giờ không ai có thể tiên đoán được những gì sẽ xảy ra cho ông Trần Tấn Quốc sau khi rời Sài Gòn. Do bởi đâu đâu cũng là chính quyền quốc gia, trừ phi ông nối bước theo bà vợ đào hát Thanh Loan.

Nhưng rồi mới về Cao Lãnh ở được một tuần thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đánh công điện xuống tỉnh Kiến Phong, lệnh cho Trung Tá Tỉnh Trưởng Đinh Văn Phát bảo tìm cho được Trần Tấn Quốc, và dĩ nhiên ông Quốc phải trở về Sài Gòn (phải về hay được về cũng vậy).

Khi nhận được tin điện như vậy chính ông Trần Tấn Quốc cũng chả biết chuyện gì đây, và ông phải khăn gói trở lại Sài Gòn theo lời mời của Ngô Tổng Thống.

Sau này ông Quốc có kể rõ từ ngày 8 – 3 – 1961 đến 10 – 4 – 1961, trong thời gian một tháng, ông được Ngô Tổng Thống mời đến Dinh Độc Lập tất cả 4 lần. Nội dung đàm đạo giữa hai người thì nào ai biết được, nhưng có ai hỏi thì ông Quốc trả lời chủ yếu là để thăm dò ý kiến về các vấn đề quốc kế dân sinh, và ông được mời hội đàm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm với tư cách một ký giả mà thôi. Có điều là sự có mặt của ông Trần Tấn Quốc ở Sài Gòn đã đương nhiên giải tỏa được cuộc khủng hoảng giải Thanh Tâm 1960. Do bởi chính ông Quốc là người công bố hai nữ nghệ sĩ Bích Sơn và Ngọc Giàu đoạt giải nghệ sĩ triển vọng năm đó, lễ phát giải tổ chức tại rạp Hưng Đạo.

Đến tháng 5 – 1961, ông Trần Tấn Quốc được phép xuất bản tờ Tiếng Dội Miền Nam, trụ sở vẫn ở 216 đường Gia Long, Sài Gòn. Thế là ông Quốc trở lại làng báo một lần nữa.  Với chuyện trở lại Sài Gòn lần này rồi tiếp tục ra báo, ông Quốc có tâm sự rằng: Sau mấy lần hội kiến với Ngô Tổng Thống chính Tổng Thống có nói với ông Quốc câu này:

“Tôi mến ông là một nhà báo có tài, tôi quý ông là một cây bút có tiết tháo...”

Khi tờ Tiếng Dội Miền Nam ra đời, lúc đó có những bàn tán xôn xao trong giới báo chí Sài Gòn. Đại khái như: Trần Tấn Quốc được Ngô Tổng Thống chiếu cố, trong tương lai chiếc ghế Bộ Trưởng Thông Tin sẽ giao cho ông là cái chắc! Hoặc có những lời mỉa mai xem tờ Tiếng Dội Miền Nam như là tiếng nói của nhóm “gia nô” v.v...

Sở dĩ có sự đồn đãi, mỉa mai như vậy cũng có cái lý của nó, bởi từ lúc tờ Tiếng Dội Miền Nam ra đời thì mỗi lần Ngô Tổng Thống đi kinh lý thì y như rằng, chánh văn phòng Phủ Tổng Thống gọi điện thoại báo cho ông Quốc tháp tùng phái đoàn. Và dĩ nhiên mọi tin tức sốt dẻo liên quan đến cuộc kinh lý, và những lời huấn thị của Tổng Thống đã được lên tờ Tiếng Dội Miền Nam trước nhứt.

Ông Quốc từng nói với bạn bè, với các ký giả cộng tác với ông rằng, dầu được sự chú ý của Ngô Tổng Thống, nhưng ông không bao giờ lợi dụng thời cơ để mưu đồ tư lợi, chạy theo bả công danh. Trần Tấn Quốc này chỉ biết “hành đạo” với đầy đủ lương tâm và chức nghiệp của một ký giả độc lập. Con đường làm báo của ông luôn luôn quyết tâm phục vụ theo quan niệm sống và làm người của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh: là sử dụng ngòi bút mình để “quyết làm cho điều phải nó thắng điều quấy.”

Với 40 năm làm báo, những người hiểu biết ông đều không thấy ông bị ràng buộc vào một tổ chức chánh trị nào. Từ đó người ta có thể hiểu rằng những năm đầu của thập niên 60 qua lời đồn đãi “Trần Tấn Quốc sẽ làm Bộ Trưởng Thông Tin” củng chỉ là câu chuyện phù phiếm.

tran-tan-quoc-250.jpg
Ông Trần Tấn Quốc (phải). File photo.

Tờ báo Tiếng Dội Miền Nam của ông vẫn mạnh tiến với số độc giả ủng hộ càng ngày càng cao, xuất bản liên tục cho đến ngày Ngô triều sụp đổ (ngày 1 tháng 11 năm 1963).

Sự việc trên đây đã cho người ta thấy rằng thời nào cũng vậy, chính quyền rất quan tâm đến cải lương. Sự việc ông Trần Tấn Quốc thay vì “lãnh đủ” do vấn đề bà vợ Thanh Loan, thì ngược lại ông Quốc được gọi về gặp Ngô Tổng Thống, và lại được ra tờ báo Tiếng Dội Miền Nam, tức làm chủ báo, so với trước đó chỉ làm chủ bút cho tờ Buổi Sáng. Có nghĩa là ông được “lên hương”.

Những người am tường vấn đề trên đã nói rằng đó là nhờ giải Thanh Tâm, nếu như không có chuyện giải Thanh Tâm 1960 bị khủng hoảng thì chưa biết chuyện của ông Trần Tấn Quốc sẽ ra sao? Đó là do Tổ nghiệp cải lương an bài, mới khiến cho ông Ngô Trọng Hiếu can thiệp vào.

Kỳ tới tôi sẽ nói về ông Bộ Trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu, người hoạch định chánh sách đối với cải lương thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông đã đề ra những đề án gì?

Cuộc đời tình cảm

Và sau đây là cuộc đời tình cảm của ông Trần Tấn Quốc. Cô đào Thanh Loan là người vợ thứ năm, ông Quốc có tất cả 6 mối tình:

Người đầu tiên tên Xuân Hoa, cô gái Côn Đảo, con của ông giám thị đề lao, mà ông Quốc lại là tù nhân, lúc ấy mới 17 tuổi, ông Quốc hoạt động chống chính quyền thuộc địa Pháp, bị bắt lưu đày Côn Đảo. Mối tình chấm dứt khi cha cô Xuân Hoa thuyên chuyển về đất liền, cô vâng lệnh cha thành hôn với một nhà giáo.

Mối tình thứ hai là cô Bảy Tới. Lúc ông Quốc mãn tù về hai người yêu nhau, chuẩn bị để “người lớn” đến gặp nhau đặng hôn lễ tiến hành thì thân mẫu của cô Bảy lại trả lời dứt khoát với con gái rằng: “Nó là một thằng ở tù chánh trị ngoài đảo mới về, lại đi làm nghề... viết nhựt trình. Má ghét mấy thằng viết báo dữ lắm, nên tao không chấp nhận nó trở thành con rể nhà này”. Lời “phán quyết” của má cô Bảy Tới làm đứt mối tơ vương giữa ông Quốc và người yêu.

Sau lần dang dở đó, ông Quốc lại gặp cô Ba Liên, hành nghề buôn bán vải, và có tiệm vải “Chí Thành” rất bề thế ở chợ Thái Bình – Sài Gòn. Nhưng quảng đường tình của ông Quốc và bà chủ tiệm vải cũng chỉ gắn bó được mấy năm thì đường ai nấy bước.

Người bạn đời đến với ông Quốc sau cô Ba Liên là cô Bảy Tuất, má của nữ nghệ sĩ Kiều Mai Lý. Có nhiều người lầm tưởng Kiều Mai Lý là con ruột của Trần Tấn Quốc. Thực tế không phải như vậy, bởi sau khi chia tay với ông Trần, cô Bảy Tuất bước thêm một bước nữa với ông Nguyễn Văn Kỷ mới sanh ra Kiều Mai Lý.

Người vợ thứ Năm là cô đào Thanh Loan như đã nói, sống chung với ông 10 năm. Cô Thanh Loan vào rừng khoảng hơn một năm thì người vợ sau cùng là cô Thu Tâm. Bà nhỏ hơn ông 19 tuổi, nên ông thường nghĩ: thế nào ông cũng “ra đi” trước bà, nhưng nào ngờ bà lại chết trước ông mười lăm năm.

Năm 1952, lúc ông Trần Tấn Quốc làm chủ nhiệm báo Tiếng Dội, cô Thu Tâm 19 tuổi người cùng quê Cao Lãnh với ông, cô từ giã đời học sinh để làm thơ ký cho báo này. Và cũng từ năm ấy cô là nhân viên tòa soạn của các tờ báo do ông Quốc nắm bút quyền, liên tục cho đến đầu tháng giêng năm 1962 cô Thu Tâm mới chánh thức trở thành phu nhơn của Trần Tấn Quốc.

Bà Thu Tâm đột ngột ra đi năm 1972, an táng tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Sài Gòn. Năm 1976 ông Quốc cải táng về chôn ở phần đất sau nhà, ngôi mộ nằm cạnh con sông Đình Trung, Cao Lãnh.

Mấy năm sau soạn giả Yên Lang theo đoàn hát xuống Cao Lãnh, có đến thăm ông Quốc, ông dẫn ra ngôi mộ nói rằng, bà Thu Tâm chôn sâu đến 2 thước 3, chừa phần trên cho ông. Có nghĩa là hai người nằm chung một ngôi mộ. Thật vậy, ngày ông Quốc mất, theo lời trăn trối của ông, người con (con nuôi) hỏa thiêu và tro cốt chôn ở phần trên.

Trong số 6 bà vợ, có 2 bà sống lâu năm hạnh phúc với ông Quốc là cô Ba Thanh Loan (10 năm) và bà Thu Tâm cũng 10 năm. Tất cả 6 bà nói trên không bà nào có con với ông Quốc. Con của các bà là có trước, hoặc sau ngày chia tay với ông Quốc. Người ta nói cái số của ông Quốc là... tuyệt tự.

Trong những năm cuối đời, cô Bảy Tuất trở về sống với ông Quốc. Hai người “bạn già” gặp nhau sau 1975, cô Bảy Tuất cư xử đầy tình nghĩa với... cố nhân. Chuyện đời, chuyện tình của ông Trần Tấn Quốc, người sáng lập giải Thanh Tâm của cải lương kể đến đây cũng tạm đủ vậy.

MM Post

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ông Trần Tấn Quốc về Sài Gòn gặp Ngô Tổng Thống

Tháng Ba năm 1961, ông Quốc cuốn gói về quê nhà ở Cao Lãnh, nói là để an dưỡng một thời gian sau những năm tháng dài quá vất vả gian nan với nghề nghiệp.
 
Ngành Mai, thông tín viên RFA
 
tran-tan-quoc-305.jpg
Nhà báo Trần Tấn Quốc
nguồn cailuongvietnam.vn

Tháng Ba năm 1961, ông Quốc cuốn gói về quê nhà ở Cao Lãnh, nói là để an dưỡng một thời gian sau những năm tháng dài quá vất vả gian nan với nghề nghiệp. Chớ thật ra thì đối với một người đam mê nghiệp làm báo từ thuở nhỏ như ông Quốc thì không thể an dưỡng sớm như vậy. Do đó mà những người am tường sự việc, và trong giới báo chí thì quá rành cái nguyên nhân gác bút của ông Quốc là vì cô vợ đào hát Thanh Loan, một cán bộ nằm vùng trước khi thoát ly ra mật khu.

Được “lên hương”

Lúc bấy giờ không ai có thể tiên đoán được những gì sẽ xảy ra cho ông Trần Tấn Quốc sau khi rời Sài Gòn. Do bởi đâu đâu cũng là chính quyền quốc gia, trừ phi ông nối bước theo bà vợ đào hát Thanh Loan.

Nhưng rồi mới về Cao Lãnh ở được một tuần thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đánh công điện xuống tỉnh Kiến Phong, lệnh cho Trung Tá Tỉnh Trưởng Đinh Văn Phát bảo tìm cho được Trần Tấn Quốc, và dĩ nhiên ông Quốc phải trở về Sài Gòn (phải về hay được về cũng vậy).

Khi nhận được tin điện như vậy chính ông Trần Tấn Quốc cũng chả biết chuyện gì đây, và ông phải khăn gói trở lại Sài Gòn theo lời mời của Ngô Tổng Thống.

Sau này ông Quốc có kể rõ từ ngày 8 – 3 – 1961 đến 10 – 4 – 1961, trong thời gian một tháng, ông được Ngô Tổng Thống mời đến Dinh Độc Lập tất cả 4 lần. Nội dung đàm đạo giữa hai người thì nào ai biết được, nhưng có ai hỏi thì ông Quốc trả lời chủ yếu là để thăm dò ý kiến về các vấn đề quốc kế dân sinh, và ông được mời hội đàm với Tổng Thống Ngô Đình Diệm với tư cách một ký giả mà thôi. Có điều là sự có mặt của ông Trần Tấn Quốc ở Sài Gòn đã đương nhiên giải tỏa được cuộc khủng hoảng giải Thanh Tâm 1960. Do bởi chính ông Quốc là người công bố hai nữ nghệ sĩ Bích Sơn và Ngọc Giàu đoạt giải nghệ sĩ triển vọng năm đó, lễ phát giải tổ chức tại rạp Hưng Đạo.

Đến tháng 5 – 1961, ông Trần Tấn Quốc được phép xuất bản tờ Tiếng Dội Miền Nam, trụ sở vẫn ở 216 đường Gia Long, Sài Gòn. Thế là ông Quốc trở lại làng báo một lần nữa.  Với chuyện trở lại Sài Gòn lần này rồi tiếp tục ra báo, ông Quốc có tâm sự rằng: Sau mấy lần hội kiến với Ngô Tổng Thống chính Tổng Thống có nói với ông Quốc câu này:

“Tôi mến ông là một nhà báo có tài, tôi quý ông là một cây bút có tiết tháo...”

Khi tờ Tiếng Dội Miền Nam ra đời, lúc đó có những bàn tán xôn xao trong giới báo chí Sài Gòn. Đại khái như: Trần Tấn Quốc được Ngô Tổng Thống chiếu cố, trong tương lai chiếc ghế Bộ Trưởng Thông Tin sẽ giao cho ông là cái chắc! Hoặc có những lời mỉa mai xem tờ Tiếng Dội Miền Nam như là tiếng nói của nhóm “gia nô” v.v...

Sở dĩ có sự đồn đãi, mỉa mai như vậy cũng có cái lý của nó, bởi từ lúc tờ Tiếng Dội Miền Nam ra đời thì mỗi lần Ngô Tổng Thống đi kinh lý thì y như rằng, chánh văn phòng Phủ Tổng Thống gọi điện thoại báo cho ông Quốc tháp tùng phái đoàn. Và dĩ nhiên mọi tin tức sốt dẻo liên quan đến cuộc kinh lý, và những lời huấn thị của Tổng Thống đã được lên tờ Tiếng Dội Miền Nam trước nhứt.

Ông Quốc từng nói với bạn bè, với các ký giả cộng tác với ông rằng, dầu được sự chú ý của Ngô Tổng Thống, nhưng ông không bao giờ lợi dụng thời cơ để mưu đồ tư lợi, chạy theo bả công danh. Trần Tấn Quốc này chỉ biết “hành đạo” với đầy đủ lương tâm và chức nghiệp của một ký giả độc lập. Con đường làm báo của ông luôn luôn quyết tâm phục vụ theo quan niệm sống và làm người của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh: là sử dụng ngòi bút mình để “quyết làm cho điều phải nó thắng điều quấy.”

Với 40 năm làm báo, những người hiểu biết ông đều không thấy ông bị ràng buộc vào một tổ chức chánh trị nào. Từ đó người ta có thể hiểu rằng những năm đầu của thập niên 60 qua lời đồn đãi “Trần Tấn Quốc sẽ làm Bộ Trưởng Thông Tin” củng chỉ là câu chuyện phù phiếm.

tran-tan-quoc-250.jpg
Ông Trần Tấn Quốc (phải). File photo.

Tờ báo Tiếng Dội Miền Nam của ông vẫn mạnh tiến với số độc giả ủng hộ càng ngày càng cao, xuất bản liên tục cho đến ngày Ngô triều sụp đổ (ngày 1 tháng 11 năm 1963).

Sự việc trên đây đã cho người ta thấy rằng thời nào cũng vậy, chính quyền rất quan tâm đến cải lương. Sự việc ông Trần Tấn Quốc thay vì “lãnh đủ” do vấn đề bà vợ Thanh Loan, thì ngược lại ông Quốc được gọi về gặp Ngô Tổng Thống, và lại được ra tờ báo Tiếng Dội Miền Nam, tức làm chủ báo, so với trước đó chỉ làm chủ bút cho tờ Buổi Sáng. Có nghĩa là ông được “lên hương”.

Những người am tường vấn đề trên đã nói rằng đó là nhờ giải Thanh Tâm, nếu như không có chuyện giải Thanh Tâm 1960 bị khủng hoảng thì chưa biết chuyện của ông Trần Tấn Quốc sẽ ra sao? Đó là do Tổ nghiệp cải lương an bài, mới khiến cho ông Ngô Trọng Hiếu can thiệp vào.

Kỳ tới tôi sẽ nói về ông Bộ Trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu, người hoạch định chánh sách đối với cải lương thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông đã đề ra những đề án gì?

Cuộc đời tình cảm

Và sau đây là cuộc đời tình cảm của ông Trần Tấn Quốc. Cô đào Thanh Loan là người vợ thứ năm, ông Quốc có tất cả 6 mối tình:

Người đầu tiên tên Xuân Hoa, cô gái Côn Đảo, con của ông giám thị đề lao, mà ông Quốc lại là tù nhân, lúc ấy mới 17 tuổi, ông Quốc hoạt động chống chính quyền thuộc địa Pháp, bị bắt lưu đày Côn Đảo. Mối tình chấm dứt khi cha cô Xuân Hoa thuyên chuyển về đất liền, cô vâng lệnh cha thành hôn với một nhà giáo.

Mối tình thứ hai là cô Bảy Tới. Lúc ông Quốc mãn tù về hai người yêu nhau, chuẩn bị để “người lớn” đến gặp nhau đặng hôn lễ tiến hành thì thân mẫu của cô Bảy lại trả lời dứt khoát với con gái rằng: “Nó là một thằng ở tù chánh trị ngoài đảo mới về, lại đi làm nghề... viết nhựt trình. Má ghét mấy thằng viết báo dữ lắm, nên tao không chấp nhận nó trở thành con rể nhà này”. Lời “phán quyết” của má cô Bảy Tới làm đứt mối tơ vương giữa ông Quốc và người yêu.

Sau lần dang dở đó, ông Quốc lại gặp cô Ba Liên, hành nghề buôn bán vải, và có tiệm vải “Chí Thành” rất bề thế ở chợ Thái Bình – Sài Gòn. Nhưng quảng đường tình của ông Quốc và bà chủ tiệm vải cũng chỉ gắn bó được mấy năm thì đường ai nấy bước.

Người bạn đời đến với ông Quốc sau cô Ba Liên là cô Bảy Tuất, má của nữ nghệ sĩ Kiều Mai Lý. Có nhiều người lầm tưởng Kiều Mai Lý là con ruột của Trần Tấn Quốc. Thực tế không phải như vậy, bởi sau khi chia tay với ông Trần, cô Bảy Tuất bước thêm một bước nữa với ông Nguyễn Văn Kỷ mới sanh ra Kiều Mai Lý.

Người vợ thứ Năm là cô đào Thanh Loan như đã nói, sống chung với ông 10 năm. Cô Thanh Loan vào rừng khoảng hơn một năm thì người vợ sau cùng là cô Thu Tâm. Bà nhỏ hơn ông 19 tuổi, nên ông thường nghĩ: thế nào ông cũng “ra đi” trước bà, nhưng nào ngờ bà lại chết trước ông mười lăm năm.

Năm 1952, lúc ông Trần Tấn Quốc làm chủ nhiệm báo Tiếng Dội, cô Thu Tâm 19 tuổi người cùng quê Cao Lãnh với ông, cô từ giã đời học sinh để làm thơ ký cho báo này. Và cũng từ năm ấy cô là nhân viên tòa soạn của các tờ báo do ông Quốc nắm bút quyền, liên tục cho đến đầu tháng giêng năm 1962 cô Thu Tâm mới chánh thức trở thành phu nhơn của Trần Tấn Quốc.

Bà Thu Tâm đột ngột ra đi năm 1972, an táng tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Sài Gòn. Năm 1976 ông Quốc cải táng về chôn ở phần đất sau nhà, ngôi mộ nằm cạnh con sông Đình Trung, Cao Lãnh.

Mấy năm sau soạn giả Yên Lang theo đoàn hát xuống Cao Lãnh, có đến thăm ông Quốc, ông dẫn ra ngôi mộ nói rằng, bà Thu Tâm chôn sâu đến 2 thước 3, chừa phần trên cho ông. Có nghĩa là hai người nằm chung một ngôi mộ. Thật vậy, ngày ông Quốc mất, theo lời trăn trối của ông, người con (con nuôi) hỏa thiêu và tro cốt chôn ở phần trên.

Trong số 6 bà vợ, có 2 bà sống lâu năm hạnh phúc với ông Quốc là cô Ba Thanh Loan (10 năm) và bà Thu Tâm cũng 10 năm. Tất cả 6 bà nói trên không bà nào có con với ông Quốc. Con của các bà là có trước, hoặc sau ngày chia tay với ông Quốc. Người ta nói cái số của ông Quốc là... tuyệt tự.

Trong những năm cuối đời, cô Bảy Tuất trở về sống với ông Quốc. Hai người “bạn già” gặp nhau sau 1975, cô Bảy Tuất cư xử đầy tình nghĩa với... cố nhân. Chuyện đời, chuyện tình của ông Trần Tấn Quốc, người sáng lập giải Thanh Tâm của cải lương kể đến đây cũng tạm đủ vậy.

MM Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm