Kinh Đời
Ông Trump nhậm chức, 'kẻ khóc, người cười'
Ông David bắt chuyến tàu sớm nhất từ quận Fairfax, tiểu bang Virginia, để tới thủ đô Washington DC chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Ông David bắt chuyến tàu sớm nhất từ quận Fairfax, tiểu bang Virginia,
để tới thủ đô Washington DC chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống tân
cử Donald Trump.
Đội một chiếc mũ màu đỏ trên có chữ USA, người đàn ông ở tuổi ngũ tuần cho biết rằng ông cảm thấy “rất vui” khi cùng vợ tới tham dự sự kiện diễn ra bốn năm một lần.
Lẫn trong một nhóm người ủng hộ tỷ phú bất động sản, ông David nói “đã đến lúc nước Mỹ cần một sự thay đổi”.
Trong khi đó, tại một góc phố ở trung tâm Washington, một nhóm các nhà hoạt động mặc đồ đen hô vang các khẩu hiệu, “No Trump, No Trump”. Đôi lúc, có sự to tiếng và xô đẩy giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Họ nằm trong số ước tính hàng nghìn người xuống đường phản đối ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Về các cuộc tuần hành chống tỷ phú bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính trường, ông David cho rằng những người xuống đường “có quyền lên tiếng”.
Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào”.
Theo các quan chức địa phương, khoảng 800 tới 900 nghìn người đổ về thủ đô Hoa Kỳ để theo dõi ông Trump nhậm chức. Con số này được coi là ít hơn đáng kể so với khoảng 1,8 triệu người theo dõi buổi lễ tương tự dành cho ông Barack Obama.
Hàng chục nghìn nhân viên thuộc cả lực lượng an ninh địa phương và liên bang đã tham gia duy trì an ninh trật tự với chi phí ước tính hơn 100 triệu đôla.
Quan hệ Việt – Mỹ
Trong khi đó, người Việt Nam ở cách Hoa Kỳ nửa vòng trái đất cũng quan tâm tới chuyện nhà tài phiệt bất động sản chính thức lên lãnh đạo nước Mỹ.
Khi được hỏi mối bang giao Washington và Hà Nội sẽ ra sao sau khi ông Trump nhậm chức, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mọi chuyện “rất khó đoán định”.
Nhà quan sát tình hình thời sự trong nước nói thêm: “Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày đầu. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ”.
Theo giới quan sát ở trong nước, những tuyên bố về biển Đông của ông Trump cũng như của quan chức mà ông đề cử thời gian qua đã gieo hy vọng cho người Việt.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cuối năm ngoái chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, trong khi ông Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ, tháng này nói rằng cần phải chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.
Tiến sĩ A nhận định với VOA Việt Ngữ: “Các ý kiến của những người Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng tương đối là trộn lẫn về cái này. Có những người nghĩ rằng ông Trump đang rất là cứng rắn với Trung Quốc, sẽ thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng mà không ai biết được, nếu mà thuận lợi thì thuận lợi như thế nào. Với cái cá tính khó tiên đoán của ông Trump, thì chưa biết chừng cái đó nó quay trở lại là cái bất lợi thì sao? Tôi nghĩ là phải cẩn trọng, chờ đợi và phân tích thêm những dữ kiện khác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như thế thì phải nêu ra nhiều phương án để mà ứng phó một cách linh hoạt với ứng xử của chính quyền Trump”.
Còn ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, cho rằng “nếu Mỹ triển khai chính sách đúng như lời tuyên bố của ông Trump cũng như của ứng viên ngoại trưởng Mỹ thì đó là xu thế tốt cho hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và đó là điều phù hợp cho lợi ích của Việt Nam, thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh chính sách đó của Mỹ”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Về cơ bản, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên xu thế phát triển chung. Tôi nghĩ rằng người Mỹ có nhiều quan tâm tới châu Á, và Việt Nam cũng đóng một vai trò tương đối cơ bản trong chiến lược chung của Mỹ tại châu Á. Vì thế, tôi nghĩ xu hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì đà phát triển như vừa rồi và ổn định và phát triển hơn”.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1. |
Đội một chiếc mũ màu đỏ trên có chữ USA, người đàn ông ở tuổi ngũ tuần cho biết rằng ông cảm thấy “rất vui” khi cùng vợ tới tham dự sự kiện diễn ra bốn năm một lần.
Lẫn trong một nhóm người ủng hộ tỷ phú bất động sản, ông David nói “đã đến lúc nước Mỹ cần một sự thay đổi”.
Trong khi đó, tại một góc phố ở trung tâm Washington, một nhóm các nhà hoạt động mặc đồ đen hô vang các khẩu hiệu, “No Trump, No Trump”. Đôi lúc, có sự to tiếng và xô đẩy giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Họ nằm trong số ước tính hàng nghìn người xuống đường phản đối ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào.
Ông David, một ủng hộ viên của ông Trump.
Về các cuộc tuần hành chống tỷ phú bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính trường, ông David cho rằng những người xuống đường “có quyền lên tiếng”.
Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào”.
Theo các quan chức địa phương, khoảng 800 tới 900 nghìn người đổ về thủ đô Hoa Kỳ để theo dõi ông Trump nhậm chức. Con số này được coi là ít hơn đáng kể so với khoảng 1,8 triệu người theo dõi buổi lễ tương tự dành cho ông Barack Obama.
Hàng chục nghìn nhân viên thuộc cả lực lượng an ninh địa phương và liên bang đã tham gia duy trì an ninh trật tự với chi phí ước tính hơn 100 triệu đôla.
Người biểu tình phản đối ông Trump. |
Quan hệ Việt – Mỹ
Trong khi đó, người Việt Nam ở cách Hoa Kỳ nửa vòng trái đất cũng quan tâm tới chuyện nhà tài phiệt bất động sản chính thức lên lãnh đạo nước Mỹ.
Khi được hỏi mối bang giao Washington và Hà Nội sẽ ra sao sau khi ông Trump nhậm chức, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mọi chuyện “rất khó đoán định”.
Nhà quan sát tình hình thời sự trong nước nói thêm: “Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày đầu. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ”.
Theo giới quan sát ở trong nước, những tuyên bố về biển Đông của ông Trump cũng như của quan chức mà ông đề cử thời gian qua đã gieo hy vọng cho người Việt.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cuối năm ngoái chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, trong khi ông Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ, tháng này nói rằng cần phải chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.
Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá là hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói.
Tiến sĩ A nhận định với VOA Việt Ngữ: “Các ý kiến của những người Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng tương đối là trộn lẫn về cái này. Có những người nghĩ rằng ông Trump đang rất là cứng rắn với Trung Quốc, sẽ thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng mà không ai biết được, nếu mà thuận lợi thì thuận lợi như thế nào. Với cái cá tính khó tiên đoán của ông Trump, thì chưa biết chừng cái đó nó quay trở lại là cái bất lợi thì sao? Tôi nghĩ là phải cẩn trọng, chờ đợi và phân tích thêm những dữ kiện khác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như thế thì phải nêu ra nhiều phương án để mà ứng phó một cách linh hoạt với ứng xử của chính quyền Trump”.
Còn ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, cho rằng “nếu Mỹ triển khai chính sách đúng như lời tuyên bố của ông Trump cũng như của ứng viên ngoại trưởng Mỹ thì đó là xu thế tốt cho hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và đó là điều phù hợp cho lợi ích của Việt Nam, thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh chính sách đó của Mỹ”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Về cơ bản, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên xu thế phát triển chung. Tôi nghĩ rằng người Mỹ có nhiều quan tâm tới châu Á, và Việt Nam cũng đóng một vai trò tương đối cơ bản trong chiến lược chung của Mỹ tại châu Á. Vì thế, tôi nghĩ xu hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì đà phát triển như vừa rồi và ổn định và phát triển hơn”.
Cuối năm trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ông
Trump, và theo trang web của chính phủ trong nước, nhà lãnh đạo Việt Nam
đã khẳng định Hà Nội “coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ”.
Nhiều quan chức trong nước cũng bày tỏ hy vọng rằng Tân tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam vào cuối năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC.
Viễn Đông
(VOA)
Nhiều quan chức trong nước cũng bày tỏ hy vọng rằng Tân tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam vào cuối năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC.
Viễn Đông
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ông Trump nhậm chức, 'kẻ khóc, người cười'
Ông David bắt chuyến tàu sớm nhất từ quận Fairfax, tiểu bang Virginia, để tới thủ đô Washington DC chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1. |
Đội một chiếc mũ màu đỏ trên có chữ USA, người đàn ông ở tuổi ngũ tuần cho biết rằng ông cảm thấy “rất vui” khi cùng vợ tới tham dự sự kiện diễn ra bốn năm một lần.
Lẫn trong một nhóm người ủng hộ tỷ phú bất động sản, ông David nói “đã đến lúc nước Mỹ cần một sự thay đổi”.
Trong khi đó, tại một góc phố ở trung tâm Washington, một nhóm các nhà hoạt động mặc đồ đen hô vang các khẩu hiệu, “No Trump, No Trump”. Đôi lúc, có sự to tiếng và xô đẩy giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động.
Họ nằm trong số ước tính hàng nghìn người xuống đường phản đối ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào.
Ông David, một ủng hộ viên của ông Trump.
Về các cuộc tuần hành chống tỷ phú bất động sản chưa từng có kinh nghiệm chính trường, ông David cho rằng những người xuống đường “có quyền lên tiếng”.
Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ ông Trump là người hoàn hảo. Ông ấy cũng là người có khiếm khuyết. Nhưng tôi tin vào lý tưởng của ông ấy và tôi hy vọng ông ấy sẽ đoàn kết được đất nước. Sự chia rẽ không giúp ích gì cho bất kỳ nước nào”.
Theo các quan chức địa phương, khoảng 800 tới 900 nghìn người đổ về thủ đô Hoa Kỳ để theo dõi ông Trump nhậm chức. Con số này được coi là ít hơn đáng kể so với khoảng 1,8 triệu người theo dõi buổi lễ tương tự dành cho ông Barack Obama.
Hàng chục nghìn nhân viên thuộc cả lực lượng an ninh địa phương và liên bang đã tham gia duy trì an ninh trật tự với chi phí ước tính hơn 100 triệu đôla.
Người biểu tình phản đối ông Trump. |
Quan hệ Việt – Mỹ
Trong khi đó, người Việt Nam ở cách Hoa Kỳ nửa vòng trái đất cũng quan tâm tới chuyện nhà tài phiệt bất động sản chính thức lên lãnh đạo nước Mỹ.
Khi được hỏi mối bang giao Washington và Hà Nội sẽ ra sao sau khi ông Trump nhậm chức, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng mọi chuyện “rất khó đoán định”.
Nhà quan sát tình hình thời sự trong nước nói thêm: “Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày đầu. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ”.
Theo giới quan sát ở trong nước, những tuyên bố về biển Đông của ông Trump cũng như của quan chức mà ông đề cử thời gian qua đã gieo hy vọng cho người Việt.
Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ cuối năm ngoái chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, trong khi ông Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ, tháng này nói rằng cần phải chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.
Bản thân ông ấy là một ẩn số. Thực sự, tôi khá là hồi hộp để xem xem ông ấy ứng xử như thế nào trong 100 ngày. Đây là một trường hợp rất, rất là khác biệt so với các vị tổng thống nhậm chức từ trước tới nay ở Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói.
Tiến sĩ A nhận định với VOA Việt Ngữ: “Các ý kiến của những người Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc cũng tương đối là trộn lẫn về cái này. Có những người nghĩ rằng ông Trump đang rất là cứng rắn với Trung Quốc, sẽ thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng mà không ai biết được, nếu mà thuận lợi thì thuận lợi như thế nào. Với cái cá tính khó tiên đoán của ông Trump, thì chưa biết chừng cái đó nó quay trở lại là cái bất lợi thì sao? Tôi nghĩ là phải cẩn trọng, chờ đợi và phân tích thêm những dữ kiện khác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như thế thì phải nêu ra nhiều phương án để mà ứng phó một cách linh hoạt với ứng xử của chính quyền Trump”.
Còn ông Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, cho rằng “nếu Mỹ triển khai chính sách đúng như lời tuyên bố của ông Trump cũng như của ứng viên ngoại trưởng Mỹ thì đó là xu thế tốt cho hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và đó là điều phù hợp cho lợi ích của Việt Nam, thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ hoan nghênh chính sách đó của Mỹ”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Về cơ bản, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên xu thế phát triển chung. Tôi nghĩ rằng người Mỹ có nhiều quan tâm tới châu Á, và Việt Nam cũng đóng một vai trò tương đối cơ bản trong chiến lược chung của Mỹ tại châu Á. Vì thế, tôi nghĩ xu hướng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn duy trì đà phát triển như vừa rồi và ổn định và phát triển hơn”.
Cuối năm trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ông
Trump, và theo trang web của chính phủ trong nước, nhà lãnh đạo Việt Nam
đã khẳng định Hà Nội “coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ”.
Nhiều quan chức trong nước cũng bày tỏ hy vọng rằng Tân tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam vào cuối năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC.
Viễn Đông
(VOA)
Nhiều quan chức trong nước cũng bày tỏ hy vọng rằng Tân tổng thống Mỹ sẽ tới Việt Nam vào cuối năm nay để tham dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC.
Viễn Đông
(VOA)