Thân Hữu Tiếp Tay...

PHẠM DUY: GẦN CHẾT VẪN MÙ! _ NGUYỄN THIẾU NHẪN.

LTG: Cách đây 17 năm, năm 1995, khi nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức ra mắt Hồi Ký, tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, tựa lấy từ một bài viết của nhà thơ Trần Dạ Từ.


 
LTG: Cách đây 17 năm, năm 1995, khi nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức ra mắt Hồi Ký, tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, tựa lấy từ một bài viết của nhà thơ Trần Dạ Từ.
Năm 2005, tôi bổ sung thêm một số chi tiết sau khi nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố những lời nịnh bợ VC để xin xỏ về nước, trả lời phỏng vấn vung vít nhục mạ người Việt hải ngoại trên các báo ở trong nước. Và đổi tựa bài viết thành “Phạm Duy vĩnh biệt thôn Đoài”.
Mới đây, tình cờ đọc bài phỏng vấn Phạm Duy của trang mạng Việt ngữ của đài BBC, thấy những câu trả lời của Phạm Duy mà tội nghiệp cho nhân cách của ông ta.
Ai cũng biết cái trang mạng Việt ngữ của đài B(ọn) B(ọ) C(hét) là cái trang mạng của tên tay sai VC Nguyễn Giang.
Trang mạng này hết đưa bài viết của ả Tiến sĩ mén Đỗ Ngọc Bích, đến đưa bài phỏng vấn tên Tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh để nhục mạ chế độ VNCH.
 
Mới đây, tên này lại viết bài ca tụng cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của ký giả VC Huy Đức lên tới tận mây xanh.
Tất cả những việc làm này đều có mục đích phân hoá cộng đồng người Viêt tỵ nạn cộng sản theo chủ trương, đường lối của nghị quyết 36.
Khi đài BBC hỏi: “Ở Phillipines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” có đúng không?”
Nghe Phạm Duy trả lời: “Những bài đó là những bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến làm gì. Tôi quên rồi”, nghe thiệt là tội nghiệp cho thân phận những kẻ hàng thần!
Đài BBC hỏi: “Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?”
Phạm Duy trả lời: “Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người VN rất cảm động, rất thích, là bởi tôi nói được những cái đó lên”.
 
Rất là chua xót khi nghe nhạc sĩ Phạm Duy tự khoe mình là “nói lên được cái cảnh có những ông già cày bừa thay trâu từ mấy mươi năm trước”; nhưng nay nhạc sĩ Phạm Duy không chịu nói lên dùm những cái thảm cảnh của những phụ nữ mà cả mẹ con phải khoả thân để giữ lại mảnh đất để cày bừa sinh sống mà bọn công an VC nó vẫn nhẫn tâm lôi đi sềnh sệch như lôi những con vật để chiếm đất của người dân! 
 
Và càng mỉa mai hơn khi trang mạng Việt ngữ của đài BBC đi cái titre: “Tôi về đây là vì tôi yêu nước” bên cạnh bức ảnh của một ông già trên 90 tuổi là nhạc sĩ Phạm Duy.
Do đó, bài viết này xin được đổi tựa lại là PHẠM DUY: GẦN CHẾT VẪN MÙ!
 
*
Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quý vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn vì ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt …thôn Đoài!
Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Ký. Trong bài viết đại ý nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.
Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đã “mang ơn” Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”; mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”; mang ơn Nguyễn Đình Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”; mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu một không thành thì sao/Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…
Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen phò mã tốt áo! Cũng không có ý đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để độc giả có cái nhìn chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.
 
*
-Bài thứ nhất là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:
“…Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “Tình ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang tình tự dân tộc, giờ đã mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do ký giả Lý Kiến Trúc thực hiện rằng: “Trong hai mươi năm thế giới đã đổi thay, Berlin đã thay đổi thì tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết  ở đây, nhưng hôm nay tôi  lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, thì trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, còn bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam. Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái gì đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”
Để kết thúc  bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy  cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời: “Tôi rất vui mừng, vì tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu…”
Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đã viết trong cuốn hồi ký của đời mình rằng ông ta đã từng “có hơn hai trăm mối tình mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đã có gia đình, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng…”
 
-Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:
“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp hình chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”
Gần đây có một  vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đã đến tòa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 7-1-95. Tin này đã gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến  một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.
Chúng tôi đã gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đã được nhạc sĩ cho biết như sau:
“Tôi xin khẳng định với quý anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp hình với ông ấy. Bức hình mà một số báo đưa ra là hình tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”
Nhạc sĩ  Phạm Duy còn cho biết ông đã yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra tòa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đã đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:
“Cáo lỗi
Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ý đã viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua vì cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích gì ‘bọn ngụy miền Nam’, cùng với một tấm hình với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’
Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp hình chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ý muốn này
Tạp chí Ép-Phê.”
-Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Thìn như sau:
“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 5-6-1985. Chế Lan Viên quai mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:
“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa thì có lý tưởng mẹ gì ngoài tình và tiền”, anh ấy năm kia lại giở trò lý tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, thì cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”
Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-86, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:
“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi Bình Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đã “dinh tê” về Hà Nội…                                                                                                                                     
Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, hình như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái gì đẹp nhất trước kia và nên, sau này…
… Chúng ta kiên trì, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên trì ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:
-Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm… Cần gì phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu thì đi.”
Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố tình đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ý sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên. Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”…một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.
… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt nào với Phạm Duy?
Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.
Hãy để ý đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ý kiến Tố Hữu về việc gì? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ý kiến, Trần Văn Khê làm gì? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lý Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lãnh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.
 
-Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ý cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng , chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!)”. Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đã vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu vì sao, sau đó, mọi chuyện đều chìm xuồng.
Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đã được VC cho phép về Việt Nam. Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê  lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàigòn thì tha hồ mà hốt bạc (sic!).
 
-Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:
Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?
-Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đã viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này  với đồng bào trong nước.
-PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy còn thứ nhì, thứ nhất?
-PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà - phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi - thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ - thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nhì của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được  về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của mình về…
-PV: Vì sao và từ khi nào ông muốn về?
-PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư - tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đã làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi… Làm gì có trăm năm mà chờ. Làm gì có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đã muốn về từ lâu. Tôi đã quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rõ tôi chẳng còn được bao năm nữa, đã muốn làm gì thì phải làm ngay thôi…
-PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm gì?
-PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.
-PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?
-PD: Chứ sao!
Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nhìn người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành trình “nghìn trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không còn nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đã có làm gì đi nữa thì tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đã từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và nhiều ca khúc nữa một thời đã làm rung động biết bao người.”
 
-Bài viết thứ sáu là bài “Nhạc sĩ Phạm Duy, những dự định, niềm vui và niềm tin” được đăng tải trên bán nguyệt san Trẻ, số 174, phát hành ngày 15-02-2005. Tạp chí Trẻ có tòa sọan tại Westmister, Nam California. Đây là một số trích đoạn trong bài phỏng vấn này:
-Bác nghĩ như thế nào khi 30 năm qua Nhà nước Việt Nam chưa cho phổ biến tác phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy?
-Theo tôi nghĩ. Chính quyền nào cũng có một đường lối chính trị. Trong giai đoạn trước, đất nước đã có sự phân chia rõ rệt. Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá. Suy cho cùng thì tôi cũng chỉ là một nhạc sĩ. Trong cuộc chia cắt đất nước suốt một quãng thời gian dài 20 năm, có thể có những tác phẩm của tôi không được sự đồng tình của bên này hay bên kia, nhưng với thời cuộc lúc bấy giờ, cũng như một số người khác tôi không thể chống lại chính quyền Sàigòn, có nhiều lúc tôi không thể làm gì khác ngoài cách viết để kiếm sống và để kéo “một đoàn tàu” gồm 1 vợ 8 con. Nếu xét về dĩ vãng thì ai cũng có tội hết. (do người viết bài này gạch đít).
-Thế trong 30 năm sống trên đất Mỹ, bác đã có tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đã lên diễn đàn hoặc đã phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?
-Ô không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đình tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không một ai tham gia một đảng phái chống đối nào. Với giới báo chí cũng vậy, tôi không hề phát biểu điều gì chống lại quê hương. Nếu quý vị biết có một tờ báo nào đã đăng tin tôi về điều này quý vị hãy cho tôi biết để tôi cải chính…
-Bác quả là một người lạc quan. Nhưng ngẫm lại chặng đường dài của cuộc đời mình, bác có thấy trong lòng còn điều gì ray rứt, buồn phiền hay phải hối hận không?
-Trước kia, có một người bạn là ông Tạ Tỵ đã viết quyển sách về tôi với tựa đề “Phạm Duy, còn đó nỗi buồn”. Có lần ông ấy hỏi tôi về nỗi buồn và tôi trả lời: “Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công. Tôi đã thành công và được công chúng đón nhận ngay từ tác phẩm đầu tay “Cô Hái Mơ” phổ thơ Nguyễn Bính, hồi ấy số lượng nhạc sĩ sáng tác khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn đất nước lúc bấy giờ đang bị chia cắt hai miền, năm 72 chiến sự quyết liệt dữ dội kéo theo nhiều điều nghiệt ngã đau buồn. Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm… Nhưng ông ấy không hiểu ý tôi nên đã viết một cách chủ quan tùy tiện về những chuyện tình cảm và chuyện vui chơi lan man. Mặc dù nội dung tác phẩm ông ấy hết lời ca ngợi Phạm Duy, nhưng theo tôi, đó chỉ là quyển “Phạm Duy còn đó nỗi buồn, cười”. Và tôi đã không muốn nhắc đến trong hồi ký của tôi.
-Thế, có còn niềm ray rứt nào làm nhạc sĩ Phạm Duy nặng lòng khi trở về Việt Nam?
-Tôi không quan tâm về thế chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát. Những lần về nước trước đây, thú thật tôi vẫn cảm thấy lòng buồn bã và khắc khoải. Vì thấy cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh. Vâng, tôi cảm thấy mình như một thân cây đã bị nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, bây giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ ngày xưa thì bộ rễ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh, nghiêng ngả. Bây giờ thấy Duy Quang được hát trước đông đảo khán giả Việt Nam, được hoan nghênh xem như là 50% tôi rồi. Tôi về đây xem như được 100% rồi…
-Bác đã ví mình như một thân cây đã nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ thì bộ rẽ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh – đó là sự khắc khoải trong cảm nhận của những lần về nước trước đây. Còn bây giờ? Bác mong ước gì khi trở về VN lần này.
-Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi Nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lý do ra đi… Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo quy luật mà ông bà ta đã đúc kết “lá rụng về cội” Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn được góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà…
-Trong cả gia tài gần một ngàn tác phẩm, bác nghĩ những tác phẩm nào của bác sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét đồng ý cho lưu hành?
-Tôi nghĩ nếu phải bỏ đi 50% tôi cũng thực sự vui lòng. Tôi nghĩ đó là một sự “gạn đục khơi trong” cần phải có. Cái gì đục thì mình mạnh dạn bỏ đi, những gì tinh khôi trong trẻo thì nên giữ lại.
-Bác có tin là ý nguyện của Bác sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận?
-Trước kia thì không, nhưng bây giờ thì tôi rất hy vọng Nhà nước sẽ xem xét và sớm chấp thuận. Tôi thực sự cảm động khi vừa qua, con tôi là ca sĩ Duy Quang đã được Nhà nước cho phép được biểu diễn tại Việt Nam, điều đó tạo cho tôi một niềm tin rằng Chính phủ Việt Nam luôn rộng lượng đối với những người Việt Nam muốn trở về đóng góp xây dựng đất nước.”
 
*
Bài viết của nhà thơ Chế Lan Viên cách đây 20 năm nằm trong âm mưu “chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “bình yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi vùng kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy dỗ giành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.”
Nhạc sĩ Phạm Duy là một người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Việt Cộng tìm cách “chiêu dụ” ông là chuyện không có gì khó hiểu. Báo chí hải ngoại viết về ông là chuyện đương nhiên.
Khi nhạc sĩ Phạm Duy chối cãi và hăm dọa “kiện đứa nào” nói ông về Việt Nam, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”. Bài viết này đã được phổ biến trên nhiều tờ báo tại hải ngoại, vào năm 1995
Mới đây, qua hai bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước và bán nguyệt san Trẻ tại hải ngoại, đọc những câu nhạc sĩ Phạm Duy xum xoe, bợ đỡ Nhà nước VC, gửi đơn đến Bộ Thông Tin, Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên hệ xin xỏ để được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, bắn tiếng dù cho Nhà nước VC có dẹp bỏ 50% sáng tác của ông thì ông cũng rất vui lòng… những người đã từng ái mộ nhạc sĩ Phạm Duy bỗng cảm thấy “thần tượng” của mình hoàn toàn… sụp đổ!
Nghe nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông ta quyết định trở về Việt Nam vì được Lưu Trọng Văn tặng cho ông ta bài thơ “Về thôi” vào năm 1994, mọi người đều cảm thấy ngỡ ngàng; nhưng những ai có đọc bài viết “Quê hương, lối về” đăng trên tạp chí Pháp Luật số Xuân Nhâm Ngọ (năm 2000) ở Việt Nam, thì chẳng có gì ngạc nhiên.
Lưu Trọng Văn là nhà văn gốc bộ đội, con của nhà thơ Lưu Trọng Lưu, mà nhạc sĩ Phạm Duy khoe là bạn của ông ta. Trong bài viết “Quê hương, lối về”, Lưu Trọng Văn đề nghị lập ra một “Bộ người Việt Nam ở nước ngoài” để quản lý Việt kiều hải ngoại như sau:
“Chúng ta có các sứ quán nhưng trách nhiệm lớn nhất của các sứ quán là công tác ngoại giao nên không hề có bộ phận quản lý nhà nước giúp đỡ những công dân Việt hoặc Việt kiều ở nước sở tại. Chúng ta có Ủy ban Người nước ngoài nhưng Ủy ban này  lại chưa được đặt ngang tầm một cơ quan lớn của chính phủ và cũng không có các văn phòng đặt ở nước ngoài. Nhiều bà con Việt kiều  cho rằng Quốc hội cần lập ra một bộ, đó là ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài.’ Tất cả các việc liên quan đến Việt kiều, bộ này có trách nhiệm lo. Khi hình thành ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài’, chúng ta mới có bộ máy kinh phí để trước hết thống kê ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ra sao, làm việc ra sao, có nhu cầu gì…”
Trong bài viết, Lưu Trọng Văn cho rằng Việt Nam ngày nay đổi mới rồi, và dẫn chứng những người “có vấn đề” với Đảng và Nhà nước bây giờ đã về Việt Nam rất thoải mái – như giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư Đặng Tiến, nhạc sĩ Phạm Duy. Sợ người đọc không tin, bài viết của Lưu Trọng Văn còn đăng kèm hình Đặng Tiến, Phạm Duy chụp chung với những cán bộ Cộng Sản thứ thiệt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường - những kẻ đã chít “dải khăn sô cho Huế” vào Tết Mậu Thân 1968. Trong bài viết, Lưu Trọng Văn còn quả quyết nhạc sĩ Phạm Duy có tới thăm mộ cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Để được thực hiện ước mơ cuối đời là được về sinh sống ở Việt Nam và “làm được một đêm nhạc ‘Phạm Duy cuối đời nhìn lại”, do chính ông ta đứng điều khiển từ đầu tới cuối,” qua hai bài phỏng vấn, nhất là bài phỏng vấn của bán nguyệt san Trẻ có toà soạn tại Westminster tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy đã phải nói những lời xum xoe bợ đỡ Nhà nước VC làm những người đã từng ái mộ ông lòng tràn ngập đắng cay. Thấy nhạc sĩ Phạm Duy biện bạch là trong 30 năm sống ở hải ngoại chưa bao giờ phát biểu những lời chống lại Nhà nước Việt Nam mà ngán ngẫm. Lại càng ngán ngẫm hơn khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã phải biện bạch và bác bỏ quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” của nhà văn Tạ Tỵ đã viết để ca tụng ông ta vào năm 1972.
Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thành thật khi viết trong hồi ký là đã “bỏ vùng Cộng Sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng”. Khi hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình đã cùng 1 triệu người miền Bắc lên tàu há mồm di cư vào Nam sinh sống và sáng tác, nay lại tuyên bố: “Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá” nghe có vẻ chướng tai làm sao. Chuyện càng trái khoáy là vì muốn “minh định lập trường”, muốn chứng tỏ là mình đã “sáng mắt, sáng lòng” với Đảng và Nhà nước, nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mâu thuẫn khi phủ nhận những gì mà nhà văn Tạ Tỵ đã viết về ông trong quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” khi phát biểu: “… Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công… Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm”. Không biết nhạc sĩ Phạm Duy sẽ trả lời như thế nào khi Công an Văn hóa thành Hồ đặt câu hỏi: “Vào ngày 30-4-1975, đất nước đã thống nhất, núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình no ấm… vì sao ông và gia đình lại tìm mọi cách leo lên Đệ Thất hạm đội của đế quốc Mỹ để… chạy trốn tổ quốc cùng với bọn đĩ điếm, ma cô?”
Không ai trách gì một ông già 85 tuổi muốn về Việt Nam để chờ chết. Họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ là một cựu tù nhân chính trị, ở tù VC hơn 10 năm, ra hải ngoại đã viết hồi ký “Đáy Địa Ngục” để tố cáo tội ác của Cộng sản, về cuối đời đã về sống và chết tại Việt Nam.
 
Khổng Tử có câu: “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tức “tới 50 tuổi mới biết mệnh trời”, và “Lục thập nhi thuận nhĩ”, có nghĩa “tới 60 tuổi nghe thấy đều thông hiểu cả”. Nhạc sĩ Phạm Duy tới 85 tuổi mới “tri thiên mệnh”, nhưng vẫn chưa “nhi thuận nhĩ”.
Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”.
Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!
 
NGUYỄN THIẾU NHẪN
San Jose 23-05-2005
San José 19-12-2012
tieng-dan-weekly.blogspot.com

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

PHẠM DUY: GẦN CHẾT VẪN MÙ! _ NGUYỄN THIẾU NHẪN.

LTG: Cách đây 17 năm, năm 1995, khi nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức ra mắt Hồi Ký, tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, tựa lấy từ một bài viết của nhà thơ Trần Dạ Từ.


 
LTG: Cách đây 17 năm, năm 1995, khi nhạc sĩ Phạm Duy tổ chức ra mắt Hồi Ký, tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, tựa lấy từ một bài viết của nhà thơ Trần Dạ Từ.
Năm 2005, tôi bổ sung thêm một số chi tiết sau khi nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố những lời nịnh bợ VC để xin xỏ về nước, trả lời phỏng vấn vung vít nhục mạ người Việt hải ngoại trên các báo ở trong nước. Và đổi tựa bài viết thành “Phạm Duy vĩnh biệt thôn Đoài”.
Mới đây, tình cờ đọc bài phỏng vấn Phạm Duy của trang mạng Việt ngữ của đài BBC, thấy những câu trả lời của Phạm Duy mà tội nghiệp cho nhân cách của ông ta.
Ai cũng biết cái trang mạng Việt ngữ của đài B(ọn) B(ọ) C(hét) là cái trang mạng của tên tay sai VC Nguyễn Giang.
Trang mạng này hết đưa bài viết của ả Tiến sĩ mén Đỗ Ngọc Bích, đến đưa bài phỏng vấn tên Tướng nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh để nhục mạ chế độ VNCH.
 
Mới đây, tên này lại viết bài ca tụng cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của ký giả VC Huy Đức lên tới tận mây xanh.
Tất cả những việc làm này đều có mục đích phân hoá cộng đồng người Viêt tỵ nạn cộng sản theo chủ trương, đường lối của nghị quyết 36.
Khi đài BBC hỏi: “Ở Phillipines, ông đã viết “Tị nạn ca”, “Nhục ca” có đúng không?”
Nghe Phạm Duy trả lời: “Những bài đó là những bài soạn ra trong lúc hoảng hốt, không nên nhắc đến làm gì. Tôi quên rồi”, nghe thiệt là tội nghiệp cho thân phận những kẻ hàng thần!
Đài BBC hỏi: “Bài “Quê nghèo” thì ông diễn tả điều gì?”
Phạm Duy trả lời: “Tôi không xa kinh kỳ sáng chói”, có những ông già “Cày bừa thay trâu” thì khổ quá. Đó là một bài mà nhiều người VN rất cảm động, rất thích, là bởi tôi nói được những cái đó lên”.
 
Rất là chua xót khi nghe nhạc sĩ Phạm Duy tự khoe mình là “nói lên được cái cảnh có những ông già cày bừa thay trâu từ mấy mươi năm trước”; nhưng nay nhạc sĩ Phạm Duy không chịu nói lên dùm những cái thảm cảnh của những phụ nữ mà cả mẹ con phải khoả thân để giữ lại mảnh đất để cày bừa sinh sống mà bọn công an VC nó vẫn nhẫn tâm lôi đi sềnh sệch như lôi những con vật để chiếm đất của người dân! 
 
Và càng mỉa mai hơn khi trang mạng Việt ngữ của đài BBC đi cái titre: “Tôi về đây là vì tôi yêu nước” bên cạnh bức ảnh của một ông già trên 90 tuổi là nhạc sĩ Phạm Duy.
Do đó, bài viết này xin được đổi tựa lại là PHẠM DUY: GẦN CHẾT VẪN MÙ!
 
*
Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quý vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn vì ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt …thôn Đoài!
Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Ký. Trong bài viết đại ý nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.
Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đã “mang ơn” Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”; mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”; mang ơn Nguyễn Đình Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”; mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu một không thành thì sao/Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…
Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen phò mã tốt áo! Cũng không có ý đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để độc giả có cái nhìn chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.
 
*
-Bài thứ nhất là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:
“…Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “Tình ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang tình tự dân tộc, giờ đã mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do ký giả Lý Kiến Trúc thực hiện rằng: “Trong hai mươi năm thế giới đã đổi thay, Berlin đã thay đổi thì tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết  ở đây, nhưng hôm nay tôi  lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, thì trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, còn bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam. Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái gì đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”
Để kết thúc  bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy  cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời: “Tôi rất vui mừng, vì tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu…”
Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đã viết trong cuốn hồi ký của đời mình rằng ông ta đã từng “có hơn hai trăm mối tình mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đã có gia đình, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng…”
 
-Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:
“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp hình chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”
Gần đây có một  vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đã đến tòa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 7-1-95. Tin này đã gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến  một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.
Chúng tôi đã gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đã được nhạc sĩ cho biết như sau:
“Tôi xin khẳng định với quý anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp hình với ông ấy. Bức hình mà một số báo đưa ra là hình tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”
Nhạc sĩ  Phạm Duy còn cho biết ông đã yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra tòa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đã đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:
“Cáo lỗi
Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ý đã viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua vì cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích gì ‘bọn ngụy miền Nam’, cùng với một tấm hình với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’
Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp hình chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ý muốn này
Tạp chí Ép-Phê.”
-Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Thìn như sau:
“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 5-6-1985. Chế Lan Viên quai mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:
“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa thì có lý tưởng mẹ gì ngoài tình và tiền”, anh ấy năm kia lại giở trò lý tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, thì cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”
Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-86, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:
“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi Bình Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đã “dinh tê” về Hà Nội…                                                                                                                                     
Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, hình như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái gì đẹp nhất trước kia và nên, sau này…
… Chúng ta kiên trì, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên trì ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:
-Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm… Cần gì phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu thì đi.”
Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố tình đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ý sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên. Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”…một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.
… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt nào với Phạm Duy?
Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.
Hãy để ý đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ý kiến Tố Hữu về việc gì? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ý kiến, Trần Văn Khê làm gì? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lý Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lãnh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.
 
-Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ý cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng , chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!)”. Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đã vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu vì sao, sau đó, mọi chuyện đều chìm xuồng.
Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đã được VC cho phép về Việt Nam. Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê  lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàigòn thì tha hồ mà hốt bạc (sic!).
 
-Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:
Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?
-Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đã viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này  với đồng bào trong nước.
-PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy còn thứ nhì, thứ nhất?
-PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà - phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi - thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ - thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nhì của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được  về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của mình về…
-PV: Vì sao và từ khi nào ông muốn về?
-PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư - tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đã làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi… Làm gì có trăm năm mà chờ. Làm gì có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đã muốn về từ lâu. Tôi đã quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rõ tôi chẳng còn được bao năm nữa, đã muốn làm gì thì phải làm ngay thôi…
-PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm gì?
-PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.
-PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?
-PD: Chứ sao!
Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nhìn người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành trình “nghìn trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không còn nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đã có làm gì đi nữa thì tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đã từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và nhiều ca khúc nữa một thời đã làm rung động biết bao người.”
 
-Bài viết thứ sáu là bài “Nhạc sĩ Phạm Duy, những dự định, niềm vui và niềm tin” được đăng tải trên bán nguyệt san Trẻ, số 174, phát hành ngày 15-02-2005. Tạp chí Trẻ có tòa sọan tại Westmister, Nam California. Đây là một số trích đoạn trong bài phỏng vấn này:
-Bác nghĩ như thế nào khi 30 năm qua Nhà nước Việt Nam chưa cho phổ biến tác phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy?
-Theo tôi nghĩ. Chính quyền nào cũng có một đường lối chính trị. Trong giai đoạn trước, đất nước đã có sự phân chia rõ rệt. Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá. Suy cho cùng thì tôi cũng chỉ là một nhạc sĩ. Trong cuộc chia cắt đất nước suốt một quãng thời gian dài 20 năm, có thể có những tác phẩm của tôi không được sự đồng tình của bên này hay bên kia, nhưng với thời cuộc lúc bấy giờ, cũng như một số người khác tôi không thể chống lại chính quyền Sàigòn, có nhiều lúc tôi không thể làm gì khác ngoài cách viết để kiếm sống và để kéo “một đoàn tàu” gồm 1 vợ 8 con. Nếu xét về dĩ vãng thì ai cũng có tội hết. (do người viết bài này gạch đít).
-Thế trong 30 năm sống trên đất Mỹ, bác đã có tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đã lên diễn đàn hoặc đã phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?
-Ô không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đình tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không một ai tham gia một đảng phái chống đối nào. Với giới báo chí cũng vậy, tôi không hề phát biểu điều gì chống lại quê hương. Nếu quý vị biết có một tờ báo nào đã đăng tin tôi về điều này quý vị hãy cho tôi biết để tôi cải chính…
-Bác quả là một người lạc quan. Nhưng ngẫm lại chặng đường dài của cuộc đời mình, bác có thấy trong lòng còn điều gì ray rứt, buồn phiền hay phải hối hận không?
-Trước kia, có một người bạn là ông Tạ Tỵ đã viết quyển sách về tôi với tựa đề “Phạm Duy, còn đó nỗi buồn”. Có lần ông ấy hỏi tôi về nỗi buồn và tôi trả lời: “Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công. Tôi đã thành công và được công chúng đón nhận ngay từ tác phẩm đầu tay “Cô Hái Mơ” phổ thơ Nguyễn Bính, hồi ấy số lượng nhạc sĩ sáng tác khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn đất nước lúc bấy giờ đang bị chia cắt hai miền, năm 72 chiến sự quyết liệt dữ dội kéo theo nhiều điều nghiệt ngã đau buồn. Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm… Nhưng ông ấy không hiểu ý tôi nên đã viết một cách chủ quan tùy tiện về những chuyện tình cảm và chuyện vui chơi lan man. Mặc dù nội dung tác phẩm ông ấy hết lời ca ngợi Phạm Duy, nhưng theo tôi, đó chỉ là quyển “Phạm Duy còn đó nỗi buồn, cười”. Và tôi đã không muốn nhắc đến trong hồi ký của tôi.
-Thế, có còn niềm ray rứt nào làm nhạc sĩ Phạm Duy nặng lòng khi trở về Việt Nam?
-Tôi không quan tâm về thế chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát. Những lần về nước trước đây, thú thật tôi vẫn cảm thấy lòng buồn bã và khắc khoải. Vì thấy cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh. Vâng, tôi cảm thấy mình như một thân cây đã bị nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, bây giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ ngày xưa thì bộ rễ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh, nghiêng ngả. Bây giờ thấy Duy Quang được hát trước đông đảo khán giả Việt Nam, được hoan nghênh xem như là 50% tôi rồi. Tôi về đây xem như được 100% rồi…
-Bác đã ví mình như một thân cây đã nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ thì bộ rẽ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh – đó là sự khắc khoải trong cảm nhận của những lần về nước trước đây. Còn bây giờ? Bác mong ước gì khi trở về VN lần này.
-Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi Nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lý do ra đi… Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo quy luật mà ông bà ta đã đúc kết “lá rụng về cội” Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn được góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà…
-Trong cả gia tài gần một ngàn tác phẩm, bác nghĩ những tác phẩm nào của bác sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét đồng ý cho lưu hành?
-Tôi nghĩ nếu phải bỏ đi 50% tôi cũng thực sự vui lòng. Tôi nghĩ đó là một sự “gạn đục khơi trong” cần phải có. Cái gì đục thì mình mạnh dạn bỏ đi, những gì tinh khôi trong trẻo thì nên giữ lại.
-Bác có tin là ý nguyện của Bác sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận?
-Trước kia thì không, nhưng bây giờ thì tôi rất hy vọng Nhà nước sẽ xem xét và sớm chấp thuận. Tôi thực sự cảm động khi vừa qua, con tôi là ca sĩ Duy Quang đã được Nhà nước cho phép được biểu diễn tại Việt Nam, điều đó tạo cho tôi một niềm tin rằng Chính phủ Việt Nam luôn rộng lượng đối với những người Việt Nam muốn trở về đóng góp xây dựng đất nước.”
 
*
Bài viết của nhà thơ Chế Lan Viên cách đây 20 năm nằm trong âm mưu “chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “bình yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi vùng kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy dỗ giành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.”
Nhạc sĩ Phạm Duy là một người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Việt Cộng tìm cách “chiêu dụ” ông là chuyện không có gì khó hiểu. Báo chí hải ngoại viết về ông là chuyện đương nhiên.
Khi nhạc sĩ Phạm Duy chối cãi và hăm dọa “kiện đứa nào” nói ông về Việt Nam, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”. Bài viết này đã được phổ biến trên nhiều tờ báo tại hải ngoại, vào năm 1995
Mới đây, qua hai bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước và bán nguyệt san Trẻ tại hải ngoại, đọc những câu nhạc sĩ Phạm Duy xum xoe, bợ đỡ Nhà nước VC, gửi đơn đến Bộ Thông Tin, Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên hệ xin xỏ để được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, bắn tiếng dù cho Nhà nước VC có dẹp bỏ 50% sáng tác của ông thì ông cũng rất vui lòng… những người đã từng ái mộ nhạc sĩ Phạm Duy bỗng cảm thấy “thần tượng” của mình hoàn toàn… sụp đổ!
Nghe nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông ta quyết định trở về Việt Nam vì được Lưu Trọng Văn tặng cho ông ta bài thơ “Về thôi” vào năm 1994, mọi người đều cảm thấy ngỡ ngàng; nhưng những ai có đọc bài viết “Quê hương, lối về” đăng trên tạp chí Pháp Luật số Xuân Nhâm Ngọ (năm 2000) ở Việt Nam, thì chẳng có gì ngạc nhiên.
Lưu Trọng Văn là nhà văn gốc bộ đội, con của nhà thơ Lưu Trọng Lưu, mà nhạc sĩ Phạm Duy khoe là bạn của ông ta. Trong bài viết “Quê hương, lối về”, Lưu Trọng Văn đề nghị lập ra một “Bộ người Việt Nam ở nước ngoài” để quản lý Việt kiều hải ngoại như sau:
“Chúng ta có các sứ quán nhưng trách nhiệm lớn nhất của các sứ quán là công tác ngoại giao nên không hề có bộ phận quản lý nhà nước giúp đỡ những công dân Việt hoặc Việt kiều ở nước sở tại. Chúng ta có Ủy ban Người nước ngoài nhưng Ủy ban này  lại chưa được đặt ngang tầm một cơ quan lớn của chính phủ và cũng không có các văn phòng đặt ở nước ngoài. Nhiều bà con Việt kiều  cho rằng Quốc hội cần lập ra một bộ, đó là ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài.’ Tất cả các việc liên quan đến Việt kiều, bộ này có trách nhiệm lo. Khi hình thành ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài’, chúng ta mới có bộ máy kinh phí để trước hết thống kê ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ra sao, làm việc ra sao, có nhu cầu gì…”
Trong bài viết, Lưu Trọng Văn cho rằng Việt Nam ngày nay đổi mới rồi, và dẫn chứng những người “có vấn đề” với Đảng và Nhà nước bây giờ đã về Việt Nam rất thoải mái – như giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư Đặng Tiến, nhạc sĩ Phạm Duy. Sợ người đọc không tin, bài viết của Lưu Trọng Văn còn đăng kèm hình Đặng Tiến, Phạm Duy chụp chung với những cán bộ Cộng Sản thứ thiệt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường - những kẻ đã chít “dải khăn sô cho Huế” vào Tết Mậu Thân 1968. Trong bài viết, Lưu Trọng Văn còn quả quyết nhạc sĩ Phạm Duy có tới thăm mộ cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư.
Để được thực hiện ước mơ cuối đời là được về sinh sống ở Việt Nam và “làm được một đêm nhạc ‘Phạm Duy cuối đời nhìn lại”, do chính ông ta đứng điều khiển từ đầu tới cuối,” qua hai bài phỏng vấn, nhất là bài phỏng vấn của bán nguyệt san Trẻ có toà soạn tại Westminster tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy đã phải nói những lời xum xoe bợ đỡ Nhà nước VC làm những người đã từng ái mộ ông lòng tràn ngập đắng cay. Thấy nhạc sĩ Phạm Duy biện bạch là trong 30 năm sống ở hải ngoại chưa bao giờ phát biểu những lời chống lại Nhà nước Việt Nam mà ngán ngẫm. Lại càng ngán ngẫm hơn khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã phải biện bạch và bác bỏ quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” của nhà văn Tạ Tỵ đã viết để ca tụng ông ta vào năm 1972.
Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thành thật khi viết trong hồi ký là đã “bỏ vùng Cộng Sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng”. Khi hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình đã cùng 1 triệu người miền Bắc lên tàu há mồm di cư vào Nam sinh sống và sáng tác, nay lại tuyên bố: “Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá” nghe có vẻ chướng tai làm sao. Chuyện càng trái khoáy là vì muốn “minh định lập trường”, muốn chứng tỏ là mình đã “sáng mắt, sáng lòng” với Đảng và Nhà nước, nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mâu thuẫn khi phủ nhận những gì mà nhà văn Tạ Tỵ đã viết về ông trong quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” khi phát biểu: “… Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công… Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm”. Không biết nhạc sĩ Phạm Duy sẽ trả lời như thế nào khi Công an Văn hóa thành Hồ đặt câu hỏi: “Vào ngày 30-4-1975, đất nước đã thống nhất, núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình no ấm… vì sao ông và gia đình lại tìm mọi cách leo lên Đệ Thất hạm đội của đế quốc Mỹ để… chạy trốn tổ quốc cùng với bọn đĩ điếm, ma cô?”
Không ai trách gì một ông già 85 tuổi muốn về Việt Nam để chờ chết. Họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ là một cựu tù nhân chính trị, ở tù VC hơn 10 năm, ra hải ngoại đã viết hồi ký “Đáy Địa Ngục” để tố cáo tội ác của Cộng sản, về cuối đời đã về sống và chết tại Việt Nam.
 
Khổng Tử có câu: “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tức “tới 50 tuổi mới biết mệnh trời”, và “Lục thập nhi thuận nhĩ”, có nghĩa “tới 60 tuổi nghe thấy đều thông hiểu cả”. Nhạc sĩ Phạm Duy tới 85 tuổi mới “tri thiên mệnh”, nhưng vẫn chưa “nhi thuận nhĩ”.
Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”.
Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!
 
NGUYỄN THIẾU NHẪN
San Jose 23-05-2005
San José 19-12-2012
tieng-dan-weekly.blogspot.com

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm