Xe cán chó
PHÍA SAU BỨC MÀN NHUNG ( không thấy bác Lê Xuân Khoa, Nguyễn Gia Kiểng ? )
Nguyễn Đình Cống
Ngày 12 tháng 11 / 2016 tại Thành phố hồ Chí Minh đã mở ra bức màn nhung để mọi người thấy cảnh hoành tráng của “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển…”. Tham dự có trên 500 đại biểu của Kiều bào. Phía trong nước có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó TT Phạm Bình Mính, bí thư thành ủy Đinh La Thăng và một số UV BCT, UV TƯ như Trương Thị Mai, Nguyễn Thành Phong cùng nhiều cán bộ của thành phố. Mục đích của hội nghị là thảo luận nhằm thu hút trí tuệ và nguồn lực quý báu của kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đây không phải cuộc hội nghị đầu tiên về vấn đề này. Trước đây đã có nhiều hội nghị như thế. Gần đây nhất có lẽ là cuộc gặp mặt của ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Mặt trận TQVN với các chuyên gia, trí thức VN ở nước ngoài vào tháng 6 năm 2015. Tại hội nghị đó ông Nhân đã đưa ra 5 bài toán rồi hình như chỉ để đó, không biết ông có còn nhớ. Đây chắc cũng chưa phải là hội nghị cuối cùng.
Khi tấm màn nhung đang mở người ta thấy cảnh rất hoành tráng với các diễn văn hùng hồn, với những lời phát biểu tâm huyết, với thảo luận sôi nổi, với kết luận đầy hứa hẹn, đầy khích lệ. Tôi chỉ xin trích một vài câu:
TT Phúc: “…Chúng ta tự hào có những người con nước Việt là chuyên gia, trí thức trình độ cao ở các nước phát triển, có điều kiện tiếp cận nhanh nhất, thuận lợi nhất với công nghệ tiên tiến, tri thức tiến bộ của thế giới, là cơ hội tốt để đóng góp giúp đất nước tiến bước nhanh hơn trên con đường phát triển….”
Phó TT Minh: “…Đất nước ta đang rất cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ và nhiệt huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước…”
Về phía kiều bào, tìm trên các báo tôi chỉ thấy tên 2 người đại diện phát biểu:
Tiến sỹ Phan Bích Thiện, kiều bào Hungaria, cho rằng: “…, Trong 4,5 triệu kiều bào, số chuyên gia trí thức rất lớn. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ ngành cần xây dựng được các đầu mối kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để kết nối với trong nước,…”.
Ông Lê Văn Cường, kiều bào Pháp, chia sẻ: “… Về việc thúc đẩy đào tạo nhân lực kinh tế chất lượng cao để đưa thành phố trở thành trung tâm giáo dục quốc tế của khu vực như lãnh đạo thành phố mong muốn….Cần định hướng lại việc đào tạo phải gắn với nhu cầu thị trường và đặc biệt là đào tạo các giáo viên, giảng viên giỏi để phục vụ công tác giảng dạy. Trong đó, cần có cơ chế khuyến khích những tri thức giỏi của Việt Nam từ nước ngoài về nước giảng dạy…”.
Phía trước là hoành tráng, là rực rỡ, nhưng phía sau bức màn nhung tôi thấy có một số mảng tối.
Mảng tối thứ nhất. Không biết trong số hơn 500 kiều bào ngồi họp có ai biết và khi đã biết thì có dám đặt câu hỏi về việc ông Trịnh Vĩnh Bình, kiều bào có quốc tịch Hà Lan, theo lời kêu gọi mang trí tuệ và tài sản về xây dựng đất nước, chỉ vì không biết hối lộ mà bị Chính quyền tỉnh Bà Rịa vu oan để bắt bỏ tù và cướp tài sản. Ông Bình đã trốn khỏi tù, trở về được Hà Lan và đang kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Quốc tế đòi bồi thường 1 tỷ USD. Nếu biết rõ như thế mà không được giải đáp thì liệu còn có ai dám liều mạng theo gương ông Bình.
Mảng tối thứ hai. Nghe theo lời kêu gọi đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước đã có nhiều thư, kiến nghị góp ý, trong đó tôi biết được 2 bản rất có giá trị. Bản thứ nhất có tựa đề: “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của nhóm gồm 14 trí thức nổi tiếng trên khặp thế giới ( Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sinh, Nguyễn Minh Thọ, Trần văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm ). Bản thứ hai là của Nhóm Đối thoại giáo dục gồm 12 trí thức giỏi ở các nước, do GS Ngô Bảo Châu đại diện, góp ý kiến về những vấn đề của nền giáo dục. Tôi đã nghiên cứu kỹ hai bản ấy và tìm thấy nhiều điều tâm đắc. Thế nhưng những ý kiến đóng góp như thế hình như chỉ được bỏ vào tủ rồi khóa kín. Vì sao vậy ?. Chắc là vì viết không hợp với ý lãnh đạo. Như thế phải chăng lãnh đạo chỉ muốn nghe những ý kiến phù hợp với lỗ tai của mình như kiên trì Chủ nghĩa Mác Lê và định hướng XHCN, mà các trí thức kiều bào không quen với cách góp ý như vậy. Việc các trí thức bỏ công sức trí tuệ để có được những bản góp ý kiến chỉ là tốn công vô ích. Không biết những người tham dự hội nghị có biết đến những bản góp ý trước đây và nếu biết số phận hẩm hiu của chúng thì họ có hăng hái nữa không,
Mảng tối thứ ba. Nhận định rằng ở nước ngoài có nhiều trí thức người gốc Việt giỏi, nổi tiếng là đúng, mời họ, khuyến khích họ về đóng góp xây dựng đất nước là đúng. Nhưng khi về nước họ sẽ làm việc có hiệu quả với ai nếu như các trí thức trong nước không thể cộng tác với họ. Ông Phúc, ông Minh ca ngợi trí thức người Việt ở Hải ngoại làm cho trí thức quốc nội tủi thân. Vì sao cũng là người Việt, khi ra nước ngoài thì trở thành trí thức nổi tiếng mà ở trong nước không ngóc đầu lên được. Nguyên nhân từ đâu. Trong một số bài trước đây tôi có đề cập vấn đề về sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc. Mảng tối này thật sự lớn, dày đặc.
Vài lời cuối cùng. Vừa qua, về chiến thắng của ông Trump trong bầu cử Tổng thống Mỹ có nhiều giải thích khác nhau, giải thích nào nghe cũng có lý. Riêng tôi thấy rằng tuy Trump mang tiếng thô lỗ, thiếu tế nhị, chưa có kinh nghiệm hoạt động chính trị với những mưu mẹo nói dzậy mà không phải dzậy, nhưng đa số dân Mỹ đã chán với những trò tế nhị giả tạo, chán với những thủ đoạn chính trị lừa bịp, người ta thích sự thẳng thắn, trung thực hơn. Đa số người Mỹ đã đi đầu trong việc chọn lựa người lãnh đạo theo một kiểu khác mà họ hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Có lẽ đã bắt đầu chấm dứt sự lươn lẹo trong thủ đoạn chính trị để tiến tới tôn trọng sự chân thật trong đối xử giữa những con người. Làm sao để phía sau bức màn nhung không còn những mảng tối.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
PHÍA SAU BỨC MÀN NHUNG ( không thấy bác Lê Xuân Khoa, Nguyễn Gia Kiểng ? )
Nguyễn Đình Cống
Ngày 12 tháng 11 / 2016 tại Thành phố hồ Chí Minh đã mở ra bức màn nhung để mọi người thấy cảnh hoành tráng của “Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển…”. Tham dự có trên 500 đại biểu của Kiều bào. Phía trong nước có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó TT Phạm Bình Mính, bí thư thành ủy Đinh La Thăng và một số UV BCT, UV TƯ như Trương Thị Mai, Nguyễn Thành Phong cùng nhiều cán bộ của thành phố. Mục đích của hội nghị là thảo luận nhằm thu hút trí tuệ và nguồn lực quý báu của kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước.
Đây không phải cuộc hội nghị đầu tiên về vấn đề này. Trước đây đã có nhiều hội nghị như thế. Gần đây nhất có lẽ là cuộc gặp mặt của ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Mặt trận TQVN với các chuyên gia, trí thức VN ở nước ngoài vào tháng 6 năm 2015. Tại hội nghị đó ông Nhân đã đưa ra 5 bài toán rồi hình như chỉ để đó, không biết ông có còn nhớ. Đây chắc cũng chưa phải là hội nghị cuối cùng.
Khi tấm màn nhung đang mở người ta thấy cảnh rất hoành tráng với các diễn văn hùng hồn, với những lời phát biểu tâm huyết, với thảo luận sôi nổi, với kết luận đầy hứa hẹn, đầy khích lệ. Tôi chỉ xin trích một vài câu:
TT Phúc: “…Chúng ta tự hào có những người con nước Việt là chuyên gia, trí thức trình độ cao ở các nước phát triển, có điều kiện tiếp cận nhanh nhất, thuận lợi nhất với công nghệ tiên tiến, tri thức tiến bộ của thế giới, là cơ hội tốt để đóng góp giúp đất nước tiến bước nhanh hơn trên con đường phát triển….”
Phó TT Minh: “…Đất nước ta đang rất cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ và nhiệt huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước…”
Về phía kiều bào, tìm trên các báo tôi chỉ thấy tên 2 người đại diện phát biểu:
Tiến sỹ Phan Bích Thiện, kiều bào Hungaria, cho rằng: “…, Trong 4,5 triệu kiều bào, số chuyên gia trí thức rất lớn. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ ngành cần xây dựng được các đầu mối kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để kết nối với trong nước,…”.
Ông Lê Văn Cường, kiều bào Pháp, chia sẻ: “… Về việc thúc đẩy đào tạo nhân lực kinh tế chất lượng cao để đưa thành phố trở thành trung tâm giáo dục quốc tế của khu vực như lãnh đạo thành phố mong muốn….Cần định hướng lại việc đào tạo phải gắn với nhu cầu thị trường và đặc biệt là đào tạo các giáo viên, giảng viên giỏi để phục vụ công tác giảng dạy. Trong đó, cần có cơ chế khuyến khích những tri thức giỏi của Việt Nam từ nước ngoài về nước giảng dạy…”.
Phía trước là hoành tráng, là rực rỡ, nhưng phía sau bức màn nhung tôi thấy có một số mảng tối.
Mảng tối thứ nhất. Không biết trong số hơn 500 kiều bào ngồi họp có ai biết và khi đã biết thì có dám đặt câu hỏi về việc ông Trịnh Vĩnh Bình, kiều bào có quốc tịch Hà Lan, theo lời kêu gọi mang trí tuệ và tài sản về xây dựng đất nước, chỉ vì không biết hối lộ mà bị Chính quyền tỉnh Bà Rịa vu oan để bắt bỏ tù và cướp tài sản. Ông Bình đã trốn khỏi tù, trở về được Hà Lan và đang kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Quốc tế đòi bồi thường 1 tỷ USD. Nếu biết rõ như thế mà không được giải đáp thì liệu còn có ai dám liều mạng theo gương ông Bình.
Mảng tối thứ hai. Nghe theo lời kêu gọi đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước đã có nhiều thư, kiến nghị góp ý, trong đó tôi biết được 2 bản rất có giá trị. Bản thứ nhất có tựa đề: “Cải cách toàn diện để phát triển đất nước” của nhóm gồm 14 trí thức nổi tiếng trên khặp thế giới ( Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sinh, Nguyễn Minh Thọ, Trần văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm ). Bản thứ hai là của Nhóm Đối thoại giáo dục gồm 12 trí thức giỏi ở các nước, do GS Ngô Bảo Châu đại diện, góp ý kiến về những vấn đề của nền giáo dục. Tôi đã nghiên cứu kỹ hai bản ấy và tìm thấy nhiều điều tâm đắc. Thế nhưng những ý kiến đóng góp như thế hình như chỉ được bỏ vào tủ rồi khóa kín. Vì sao vậy ?. Chắc là vì viết không hợp với ý lãnh đạo. Như thế phải chăng lãnh đạo chỉ muốn nghe những ý kiến phù hợp với lỗ tai của mình như kiên trì Chủ nghĩa Mác Lê và định hướng XHCN, mà các trí thức kiều bào không quen với cách góp ý như vậy. Việc các trí thức bỏ công sức trí tuệ để có được những bản góp ý kiến chỉ là tốn công vô ích. Không biết những người tham dự hội nghị có biết đến những bản góp ý trước đây và nếu biết số phận hẩm hiu của chúng thì họ có hăng hái nữa không,
Mảng tối thứ ba. Nhận định rằng ở nước ngoài có nhiều trí thức người gốc Việt giỏi, nổi tiếng là đúng, mời họ, khuyến khích họ về đóng góp xây dựng đất nước là đúng. Nhưng khi về nước họ sẽ làm việc có hiệu quả với ai nếu như các trí thức trong nước không thể cộng tác với họ. Ông Phúc, ông Minh ca ngợi trí thức người Việt ở Hải ngoại làm cho trí thức quốc nội tủi thân. Vì sao cũng là người Việt, khi ra nước ngoài thì trở thành trí thức nổi tiếng mà ở trong nước không ngóc đầu lên được. Nguyên nhân từ đâu. Trong một số bài trước đây tôi có đề cập vấn đề về sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc. Mảng tối này thật sự lớn, dày đặc.
Vài lời cuối cùng. Vừa qua, về chiến thắng của ông Trump trong bầu cử Tổng thống Mỹ có nhiều giải thích khác nhau, giải thích nào nghe cũng có lý. Riêng tôi thấy rằng tuy Trump mang tiếng thô lỗ, thiếu tế nhị, chưa có kinh nghiệm hoạt động chính trị với những mưu mẹo nói dzậy mà không phải dzậy, nhưng đa số dân Mỹ đã chán với những trò tế nhị giả tạo, chán với những thủ đoạn chính trị lừa bịp, người ta thích sự thẳng thắn, trung thực hơn. Đa số người Mỹ đã đi đầu trong việc chọn lựa người lãnh đạo theo một kiểu khác mà họ hy vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Có lẽ đã bắt đầu chấm dứt sự lươn lẹo trong thủ đoạn chính trị để tiến tới tôn trọng sự chân thật trong đối xử giữa những con người. Làm sao để phía sau bức màn nhung không còn những mảng tối.