Nhân Vật

PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG, HỌ LÀ AI?

Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin

FB Mạnh Kim

27-7-2016

H1Mời đọc lại: Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và phóng viên Lê Bình   —   Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì?

Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin. Tự thân bài phóng sự đã thể hiện kỹ năng báo chí của người viết. Cái mà độc giả cần không phải là nghe những câu chuyện ly kỳ và rùng rợn đối mặt tử thần của phóng viên chiến trường mà là khả năng tiếp cận thông tin đồng thời cung cấp những gì mới nhất nhất đang xảy ra tại điểm nóng. Trong thực tế, độc giả không bao giờ quan tâm làm thế nào Christian Amanpour (từng ngồi trưởng thông tín viên quốc tế CNN) chạy chọt visa vất vả làm sao và vượt bao nhiêu dặm để có mặt tại một nơi hắc ám như Pakistan. Quan trọng hơn, người ta muốn xem Amanpour phỏng vấn ai và hỏi những gì. Sự kiện về cuộc chiến có giá trị vạn lần những tâm sự và kể lể mang tính cá nhân…

Chuyên nghiệp như thế nào?

Trước khi sang Pakistan (và sau đó là Afghanistan), phóng viên Vincent Laforet của tờ New York Times (Pulitzer 2002) đã đọc một đống sách với nội dung chủ yếu về khủng bố, mạng khủng bố toàn cầu Al-Qeada của Osama Bin Laden, hiện tượng khủng bố Hồi giáo cực đoan và cả kinh Koran. Trên đường đến Pakistan, Laforet đã hình dung gặp ai, tiếp cận thông tin từ đâu và viết những gì. Đó là một phần của sự thể hiện tính chuyên nghiệp. Hơn nữa, với một số báo lớn, tiêu chuẩn ưu tiên cho cuộc hành trình sang chiến địa Afghanistan là kỹ năng ngôn ngữ.

Tuy gần như không phóng viên quốc tế nào của làng báo Mỹ nói được bất kỳ thứ tiếng địa phương nào ở Afghanistan nhưng có nhiều phóng viên thông thạo tiếng Urdu, Arabic, Farsi và Nga. Tờ Boston Globe đã phái phóng viên biết tiếng Arabic Anthony Shadid sang Cairo; Los Angeles Times cử phóng viên biết tiếng Farsi Soraya Sorhaddi Nelson sang Teheran. Tòa soạn cũng ưu tiên cho phóng viên có kỹ năng viết tốt và kiến thức nền đủ rộng để có thể dẫn chứng và bình luận chớp nhoáng, chẳng hạn Jay Tolson của tờ U.S. News & World Report, với kiến thức sâu về Hồi giáo nhờ có thời gian làm giáo viên sử và văn học. Tổng biên tập Brian Duffy của U.S. News & World Report cũng phái phóng viên biết tiếng Urdu Michael Schaffer sang Islamabad, nơi Michael từng sống vài năm hồi còn trẻ khi bố anh là nhà ngoại giao ở Pakistan…

Khi đến điểm nóng, họ nhanh chóng thích nghi và có thể bắt tay vào việc mà không lúng túng. Thực tế cho thấy phóng viên chiến trường phương Tây đều là những tay chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Tình trạng xung đột chưa bao giờ ngưng tại khắp thế giới đã trở thành một trong những yếu tố rèn luyện tính chuyên nghiệp cho phóng viên phương Tây – với ba siêu cường báo chí: Mỹ, Anh và Pháp. Cần nhắc lại, trong lịch sử 126 năm của mình, hãng tin AP đã mất 26 phóng viên chiến trường trong đó có 9 người thiệt mạng trong 9 năm qua – nhiều hơn so với mỗi trong hai kỳ thế chiến hay tại cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

Hỗ trợ cho chuyên nghiệp

Bởi tính chất nguy hiểm của chiến trường, nhiều tờ báo-hãng tin đều trang bị xe chống đạn cho phóng viên, cùng áo chống đạn, mũ bảo hiểm… Và phóng viên cũng trải qua các khóa huấn luyện về an toàn cá nhân với cố vấn là giới chức quân đội nghỉ hưu và chuyên gia ngành an ninh. BBC, Reuters, AP, AFP… đều buộc phóng viên chiến trường phải học các lớp này. Người ta còn dạy tâm lý học để giúp phóng viên nhanh chóng lấy lại quân bình lúc trở về sau khi chứng kiến những cảnh đổ máu ghê rợn tại chiến trường. Ngoài ra, phóng viên cũng học sự nhận biết các mối nguy hiểm tiềm tàng, như cách quan sát để có thể băng qua một dãy nhà (nhằm tránh hứng đạn bắn tỉa) để không thiệt mạng như trường hợp phóng viên Hà Lan Sander Thoenes – làm cho tờ Christian Science Monitor và Financial Times – bị bắn chết tại Đông Timor năm 1999.

Họ cũng học cách sống trong môi trường khắc nghiệt nếu bị bắt cóc… Tất cả đều thể hiện tính chuyên nghiệp hóa. Bản thân phóng viên cũng tự chuyên nghiệp hóa bằng kinh nghiệm riêng. Họ sẽ không liều mạng ôm máy ra một con đường khi không thấy bóng dáng trẻ em nô đùa hay vào một ngôi làng mà các cửa hàng đóng cửa kín mít. Họ học cách hoàn thành bài viết (và gửi về) vào giữa trưa vì buổi tối thường bị cắt điện. Họ quan sát kỹ phòng khách sạn để bảo đảm rằng cửa và ổ khóa tốt, nhằm hạn chế khả năng bị bắt cóc. Họ luôn xin những số điện thoại cần thiết tại những vùng nguy hiểm đến mức khó có khả năng quay trở lại.

Họ luôn thủ sẵn thư giới thiệu từ giới chức trách địa phương của cả hai bên xung đột và học cách bỏ chúng vào ngăn túi khác nhau để khi cần móc ra khỏi bị nhầm. Và với các phóng viên không bao giờ hút thuốc, họ cũng lận gói thuốc thơm trong bụng để có thể “mời thân thiện” lính kiểm tra tại các chốt gác. Đó là chưa kể những tờ 10 USD đổi sẵn nhằm làm lót tay những tên lính canh. Quan trọng hơn hết, phóng viên chiến trường bao giờ cũng có bản đồ chi tiết khu vực-vùng xung đột để có thể thâm nhập và thoát ra an toàn (vài tờ báo-hãng tin lớn như CNN hoặc BBC còn mua cả bản đồ vệ tinh quân đội).

Tuy nhiên, tính cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều phóng viên vất bỏ những qui định an toàn cá nhân để có mặt trên chiến tuyến. Cựu binh Robin Wright – từng lăn lộn tại chiến trường Trung Đông và nhiều nước châu Phi khi còn làm thông tín viên cho Christian Science Monitor, Sunday Times of London, CBS News và hiện là thông tín viên ngoại giao của Los Angeles Times – kể rằng hầu hết phóng viên chiến trường đều là những tay liều mạng, với những lý do cá nhân khác nhau và mục đích khác nhau. Vài người trong số đó tin rằng họ đang tường thuật lịch sử đương đại, là nhân chứng của một tấn bi kịch nhân loại hay một thay đổi chính trị nghiêm trọng. Có vô số lần các phóng viên đã bất chấp lệnh triệu hồi của ban biên tập – như thông tín viên Los Angeles Times Paul Watson vẫn ở lì Kosovo hồi năm 1999 hay Loren Jenkins phớt lờ lệnh của ban biên tập Newsweek khi tiếp tục nán lại Sài Gòn (và chỉ rời đi cùng ngày với đại sứ Mỹ)… Câu chuyện kể về tình trạng hỗn loạn tại Sài Gòn vào những ngày tháng 4-1975 lịch sử chính là điều mà độc giả quan tâm, chứ không phải chuyện bản thân Loren Jenkins lấy tin như thế nào…

Phóng viên phương Tây được trang bị đủ đồ chơi chuyên dụng và đắt tiền. Trang thiết bị hiện đại giúp họ hoàn thiện kỹ năng làm báo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn nằm ở chỗ con người. Chỉ có con người chuyên nghiệp mới sử dụng hiệu quả kỹ thuật chuyên nghiệp và tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp.

……..

Bài này tôi làm cách đây hơn 10 năm. Đến nay kỹ năng tác nghiệp của phóng viên chiến trường phương Tây có thể thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản các chi tiết nêu trong bài vẫn còn tính thời sự. Vấn đề đáng nói nhất, như được nhấn mạnh trong bài, điều mà độc giả quan tâm là tin tức chứ không phải cá nhân người làm tin. Chẳng phóng viên chiến trường chuyên nghiệp nào ‘tường thuật” về bản thân họ hơn là nội dung bản tin. Điều đó, với giới nhà báo chuyên nghiệp, sẽ là rất buồn cười.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG, HỌ LÀ AI?

Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin

FB Mạnh Kim

27-7-2016

H1Mời đọc lại: Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và phóng viên Lê Bình   —   Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì?

Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin. Tự thân bài phóng sự đã thể hiện kỹ năng báo chí của người viết. Cái mà độc giả cần không phải là nghe những câu chuyện ly kỳ và rùng rợn đối mặt tử thần của phóng viên chiến trường mà là khả năng tiếp cận thông tin đồng thời cung cấp những gì mới nhất nhất đang xảy ra tại điểm nóng. Trong thực tế, độc giả không bao giờ quan tâm làm thế nào Christian Amanpour (từng ngồi trưởng thông tín viên quốc tế CNN) chạy chọt visa vất vả làm sao và vượt bao nhiêu dặm để có mặt tại một nơi hắc ám như Pakistan. Quan trọng hơn, người ta muốn xem Amanpour phỏng vấn ai và hỏi những gì. Sự kiện về cuộc chiến có giá trị vạn lần những tâm sự và kể lể mang tính cá nhân…

Chuyên nghiệp như thế nào?

Trước khi sang Pakistan (và sau đó là Afghanistan), phóng viên Vincent Laforet của tờ New York Times (Pulitzer 2002) đã đọc một đống sách với nội dung chủ yếu về khủng bố, mạng khủng bố toàn cầu Al-Qeada của Osama Bin Laden, hiện tượng khủng bố Hồi giáo cực đoan và cả kinh Koran. Trên đường đến Pakistan, Laforet đã hình dung gặp ai, tiếp cận thông tin từ đâu và viết những gì. Đó là một phần của sự thể hiện tính chuyên nghiệp. Hơn nữa, với một số báo lớn, tiêu chuẩn ưu tiên cho cuộc hành trình sang chiến địa Afghanistan là kỹ năng ngôn ngữ.

Tuy gần như không phóng viên quốc tế nào của làng báo Mỹ nói được bất kỳ thứ tiếng địa phương nào ở Afghanistan nhưng có nhiều phóng viên thông thạo tiếng Urdu, Arabic, Farsi và Nga. Tờ Boston Globe đã phái phóng viên biết tiếng Arabic Anthony Shadid sang Cairo; Los Angeles Times cử phóng viên biết tiếng Farsi Soraya Sorhaddi Nelson sang Teheran. Tòa soạn cũng ưu tiên cho phóng viên có kỹ năng viết tốt và kiến thức nền đủ rộng để có thể dẫn chứng và bình luận chớp nhoáng, chẳng hạn Jay Tolson của tờ U.S. News & World Report, với kiến thức sâu về Hồi giáo nhờ có thời gian làm giáo viên sử và văn học. Tổng biên tập Brian Duffy của U.S. News & World Report cũng phái phóng viên biết tiếng Urdu Michael Schaffer sang Islamabad, nơi Michael từng sống vài năm hồi còn trẻ khi bố anh là nhà ngoại giao ở Pakistan…

Khi đến điểm nóng, họ nhanh chóng thích nghi và có thể bắt tay vào việc mà không lúng túng. Thực tế cho thấy phóng viên chiến trường phương Tây đều là những tay chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Tình trạng xung đột chưa bao giờ ngưng tại khắp thế giới đã trở thành một trong những yếu tố rèn luyện tính chuyên nghiệp cho phóng viên phương Tây – với ba siêu cường báo chí: Mỹ, Anh và Pháp. Cần nhắc lại, trong lịch sử 126 năm của mình, hãng tin AP đã mất 26 phóng viên chiến trường trong đó có 9 người thiệt mạng trong 9 năm qua – nhiều hơn so với mỗi trong hai kỳ thế chiến hay tại cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.

Hỗ trợ cho chuyên nghiệp

Bởi tính chất nguy hiểm của chiến trường, nhiều tờ báo-hãng tin đều trang bị xe chống đạn cho phóng viên, cùng áo chống đạn, mũ bảo hiểm… Và phóng viên cũng trải qua các khóa huấn luyện về an toàn cá nhân với cố vấn là giới chức quân đội nghỉ hưu và chuyên gia ngành an ninh. BBC, Reuters, AP, AFP… đều buộc phóng viên chiến trường phải học các lớp này. Người ta còn dạy tâm lý học để giúp phóng viên nhanh chóng lấy lại quân bình lúc trở về sau khi chứng kiến những cảnh đổ máu ghê rợn tại chiến trường. Ngoài ra, phóng viên cũng học sự nhận biết các mối nguy hiểm tiềm tàng, như cách quan sát để có thể băng qua một dãy nhà (nhằm tránh hứng đạn bắn tỉa) để không thiệt mạng như trường hợp phóng viên Hà Lan Sander Thoenes – làm cho tờ Christian Science Monitor và Financial Times – bị bắn chết tại Đông Timor năm 1999.

Họ cũng học cách sống trong môi trường khắc nghiệt nếu bị bắt cóc… Tất cả đều thể hiện tính chuyên nghiệp hóa. Bản thân phóng viên cũng tự chuyên nghiệp hóa bằng kinh nghiệm riêng. Họ sẽ không liều mạng ôm máy ra một con đường khi không thấy bóng dáng trẻ em nô đùa hay vào một ngôi làng mà các cửa hàng đóng cửa kín mít. Họ học cách hoàn thành bài viết (và gửi về) vào giữa trưa vì buổi tối thường bị cắt điện. Họ quan sát kỹ phòng khách sạn để bảo đảm rằng cửa và ổ khóa tốt, nhằm hạn chế khả năng bị bắt cóc. Họ luôn xin những số điện thoại cần thiết tại những vùng nguy hiểm đến mức khó có khả năng quay trở lại.

Họ luôn thủ sẵn thư giới thiệu từ giới chức trách địa phương của cả hai bên xung đột và học cách bỏ chúng vào ngăn túi khác nhau để khi cần móc ra khỏi bị nhầm. Và với các phóng viên không bao giờ hút thuốc, họ cũng lận gói thuốc thơm trong bụng để có thể “mời thân thiện” lính kiểm tra tại các chốt gác. Đó là chưa kể những tờ 10 USD đổi sẵn nhằm làm lót tay những tên lính canh. Quan trọng hơn hết, phóng viên chiến trường bao giờ cũng có bản đồ chi tiết khu vực-vùng xung đột để có thể thâm nhập và thoát ra an toàn (vài tờ báo-hãng tin lớn như CNN hoặc BBC còn mua cả bản đồ vệ tinh quân đội).

Tuy nhiên, tính cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều phóng viên vất bỏ những qui định an toàn cá nhân để có mặt trên chiến tuyến. Cựu binh Robin Wright – từng lăn lộn tại chiến trường Trung Đông và nhiều nước châu Phi khi còn làm thông tín viên cho Christian Science Monitor, Sunday Times of London, CBS News và hiện là thông tín viên ngoại giao của Los Angeles Times – kể rằng hầu hết phóng viên chiến trường đều là những tay liều mạng, với những lý do cá nhân khác nhau và mục đích khác nhau. Vài người trong số đó tin rằng họ đang tường thuật lịch sử đương đại, là nhân chứng của một tấn bi kịch nhân loại hay một thay đổi chính trị nghiêm trọng. Có vô số lần các phóng viên đã bất chấp lệnh triệu hồi của ban biên tập – như thông tín viên Los Angeles Times Paul Watson vẫn ở lì Kosovo hồi năm 1999 hay Loren Jenkins phớt lờ lệnh của ban biên tập Newsweek khi tiếp tục nán lại Sài Gòn (và chỉ rời đi cùng ngày với đại sứ Mỹ)… Câu chuyện kể về tình trạng hỗn loạn tại Sài Gòn vào những ngày tháng 4-1975 lịch sử chính là điều mà độc giả quan tâm, chứ không phải chuyện bản thân Loren Jenkins lấy tin như thế nào…

Phóng viên phương Tây được trang bị đủ đồ chơi chuyên dụng và đắt tiền. Trang thiết bị hiện đại giúp họ hoàn thiện kỹ năng làm báo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn nằm ở chỗ con người. Chỉ có con người chuyên nghiệp mới sử dụng hiệu quả kỹ thuật chuyên nghiệp và tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp.

……..

Bài này tôi làm cách đây hơn 10 năm. Đến nay kỹ năng tác nghiệp của phóng viên chiến trường phương Tây có thể thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản các chi tiết nêu trong bài vẫn còn tính thời sự. Vấn đề đáng nói nhất, như được nhấn mạnh trong bài, điều mà độc giả quan tâm là tin tức chứ không phải cá nhân người làm tin. Chẳng phóng viên chiến trường chuyên nghiệp nào ‘tường thuật” về bản thân họ hơn là nội dung bản tin. Điều đó, với giới nhà báo chuyên nghiệp, sẽ là rất buồn cười.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm