Thân Hữu Tiếp Tay...
Phải chăng chiến tranh không thể tránh được?
Trong suốt lịch sử con người, chiến tranh đã cướp đi vô số mạng sống, gây thiệt hại những khoản tiền không thể kể siết và khiến các thành phố lớn chỉ còn là
Trong suốt lịch sử con người, chiến tranh đã cướp đi vô số mạng sống, gây thiệt hại những khoản tiền không thể kể siết và khiến các thành phố lớn chỉ còn là những đống gạch vụn. Thông tín viên VOA Joe De Capua tường trình rằng bất chấp danh sách dài những vụ xung đột từ thời cổ xưa cho đến thời hiện đại, các tâm lý gia nói rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã tập trung vào nguyên do gây ra chiến tranh và cách thức đối phó với hậu quả của chiến tranh. Nhưng 3 tâm lý gia chính trị tại trưởng Đại học Massachusetts ở Amherst nói rằng thấu hiểu rõ hơn các cội rễ tâm lý của chiến tranh “có thể gia tăng khả năng ngăn tránh bạo lực như một phương sách giải quyết các xung đột với người khác.”
Ông Bernhard Leidner, bà Linda Tropp và ông Brian Lickel trình bầy quan điểm trong số dành riêng về tâm lý hòa bình của tạp chí American Psychologist. Ông Leidner là tác giả chính.
Ông Leidner nói: “Khi nói về chiến tranh, thì phần lớn tâm lý học tập trung vào các khuynh hướng hiếu chiến và bạo lực nơi con người. Do đó, phần lớn trọng tâm thường hướng vào khía cạnh tiêu cực – khía cạnh có vấn đề – nhưng không tập trung nhiều như thế về mặt tích cực hay làm thế nào để trước tiên là thực sự ngăn tránh những vấn đề ấy.”
Ông nói nghiên cứu cho thấy rằng những người có xu hướng “tôn thờ tổ quốc” – một hình thức của chủ nghĩa ái quốc – có phần chắc hơn sẽ chọn một giải pháp bạo động.
Ông giải thích: “Không phải tất cả những điều quý vị nghĩ về đất nước mình là có tác động xấu. Thường là chỉ có khía cạnh tôn thờ tổ quốc này không thôi. Khái niệm cho rằng các nước khác là mối đe dọa. Khiến mình có khuynh hướng hiếu chiến hơn đối với các nước ấy. Mặt khác, nếu chỉ có cam kết với tổ quốc của mình một cách lành mạnh hơn thì thực sự quý vị cũng không biểu hiện các khuynh hướng này.”
Làm thế nào để biết được một người đang tôn thờ tổ quốc mình. Ông Leidner nói chỉ cần đặt ra một vài câu hỏi.
Ông nói: “Một khía cạnh là nghĩ xem nước mình ưu việt hơn các nước khác đến mức độ nào. Cơ bản nghĩ là nước mình là một nước đạo đức hơn – một nước tốt đẹp hơn – thành đạt hơn trong bất cứ lãnh vực nào. Ngoài ra, nghĩ xem có thể chấp nhận đất nước mình bị chỉ trích đến mức nào. Mọi người đôi khi tin rằng chỉ trích chính đất nước mình là bất trung với tổ quốc. Hình thức trung thành vô điều kiện như thế này.”
Các tác giả nói xung đột và bạo động khiến cho một số người “giải quyết được các nhu cầu tâm lý về lai lịch, an toàn, an ninh và sức mạnh.” Họ nói bất bạo động không được giới truyền thông chú ý nhiều như thế.
Ông Leidner phân tích: “Ngay cả khi nhìn vào các giao tiếp bình thường giữa con người với nhau, đa số đều mang tính bất bạo động. Chỉ vì các giao tiếp mang tính bạo động nổi bật đến nổi đôi khi chúng ta có cảm tưởng sai lầm là đấy là bản chất của chúng ta, cho dù điều đó không thực sự đúng.”
Ông Leidner nói điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị phải giải thích là có thể có những con đường khác nhau để giải quyết các vụ khủng hoảng – một mặt là chiến tranh, một mặt khác là ngoại giao. Ông nói khi thực hiện các cuộc thăm dò, hỏi mọi người xem liệu họ thích một giải pháp bạo động hay ngoại giao – thay vì chỉ hỏi xem liệu họ có tán thành một cuộc tấn công hay không – có rất nhiều nguời ủng hộ giải pháp ngoại giao.
Ông Leidner nói tiếp: “Có các thí dụ như ông Nelson Mandela ở Nam Phi, với lập luận mang tính rất hợp tác. Và qua đó ông đã từng bước thay đổi được quan điểm của người dân trong nước rằng tốt hơn là nên hợp tác và sống chung hòa bình.”
Ông Mandela nói, “Nếu muốn làm hòa với kẻ thù, thì ta phải hợp tác với kẻ thù. Khi đó, kẻ thù sẽ trở thành đối tác của ta.”
Ông Leidner so sánh sự kiện đó với lập luận nghe được ở Hoa kỳ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông nói với thời gian, mọi sự trở nên khắc nghiệt hơn đối với những người Mỹ Hồi giáo:
“Bởi lẽ tất cả các thái độ và khuynh hướng hành xử của mọi người rất dễ uốn nắn, rõ ràng các cơ quan truyền thông và cả các chính trị gia trên thực tế có thể lái các thái độ này theo hướng tốt hay hướng xấu.”
Ông Leidner và các đồng tác giả cho rằng các nhà lãnh đạo phải nhấn mạnh nhiều hơn đến việc gia tăng sự hiểu biết và thông cảm của người khác. Các tác giả này viết, “Lập trường của chúng tôi là tâm lý học có thể và nên được áp dụng để quảng bá cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh.”
Nhiều cuộc nghiên cứu đã tập trung vào nguyên do gây ra chiến tranh và cách thức đối phó với hậu quả của chiến tranh. Nhưng 3 tâm lý gia chính trị tại trưởng Đại học Massachusetts ở Amherst nói rằng thấu hiểu rõ hơn các cội rễ tâm lý của chiến tranh “có thể gia tăng khả năng ngăn tránh bạo lực như một phương sách giải quyết các xung đột với người khác.”
Ông Bernhard Leidner, bà Linda Tropp và ông Brian Lickel trình bầy quan điểm trong số dành riêng về tâm lý hòa bình của tạp chí American Psychologist. Ông Leidner là tác giả chính.
Ông Leidner nói: “Khi nói về chiến tranh, thì phần lớn tâm lý học tập trung vào các khuynh hướng hiếu chiến và bạo lực nơi con người. Do đó, phần lớn trọng tâm thường hướng vào khía cạnh tiêu cực – khía cạnh có vấn đề – nhưng không tập trung nhiều như thế về mặt tích cực hay làm thế nào để trước tiên là thực sự ngăn tránh những vấn đề ấy.”
Ông nói nghiên cứu cho thấy rằng những người có xu hướng “tôn thờ tổ quốc” – một hình thức của chủ nghĩa ái quốc – có phần chắc hơn sẽ chọn một giải pháp bạo động.
Ông giải thích: “Không phải tất cả những điều quý vị nghĩ về đất nước mình là có tác động xấu. Thường là chỉ có khía cạnh tôn thờ tổ quốc này không thôi. Khái niệm cho rằng các nước khác là mối đe dọa. Khiến mình có khuynh hướng hiếu chiến hơn đối với các nước ấy. Mặt khác, nếu chỉ có cam kết với tổ quốc của mình một cách lành mạnh hơn thì thực sự quý vị cũng không biểu hiện các khuynh hướng này.”
Làm thế nào để biết được một người đang tôn thờ tổ quốc mình. Ông Leidner nói chỉ cần đặt ra một vài câu hỏi.
Ông nói: “Một khía cạnh là nghĩ xem nước mình ưu việt hơn các nước khác đến mức độ nào. Cơ bản nghĩ là nước mình là một nước đạo đức hơn – một nước tốt đẹp hơn – thành đạt hơn trong bất cứ lãnh vực nào. Ngoài ra, nghĩ xem có thể chấp nhận đất nước mình bị chỉ trích đến mức nào. Mọi người đôi khi tin rằng chỉ trích chính đất nước mình là bất trung với tổ quốc. Hình thức trung thành vô điều kiện như thế này.”
Các tác giả nói xung đột và bạo động khiến cho một số người “giải quyết được các nhu cầu tâm lý về lai lịch, an toàn, an ninh và sức mạnh.” Họ nói bất bạo động không được giới truyền thông chú ý nhiều như thế.
Ông Leidner phân tích: “Ngay cả khi nhìn vào các giao tiếp bình thường giữa con người với nhau, đa số đều mang tính bất bạo động. Chỉ vì các giao tiếp mang tính bạo động nổi bật đến nổi đôi khi chúng ta có cảm tưởng sai lầm là đấy là bản chất của chúng ta, cho dù điều đó không thực sự đúng.”
Ông Leidner nói điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị phải giải thích là có thể có những con đường khác nhau để giải quyết các vụ khủng hoảng – một mặt là chiến tranh, một mặt khác là ngoại giao. Ông nói khi thực hiện các cuộc thăm dò, hỏi mọi người xem liệu họ thích một giải pháp bạo động hay ngoại giao – thay vì chỉ hỏi xem liệu họ có tán thành một cuộc tấn công hay không – có rất nhiều nguời ủng hộ giải pháp ngoại giao.
Ông Leidner nói tiếp: “Có các thí dụ như ông Nelson Mandela ở Nam Phi, với lập luận mang tính rất hợp tác. Và qua đó ông đã từng bước thay đổi được quan điểm của người dân trong nước rằng tốt hơn là nên hợp tác và sống chung hòa bình.”
Ông Mandela nói, “Nếu muốn làm hòa với kẻ thù, thì ta phải hợp tác với kẻ thù. Khi đó, kẻ thù sẽ trở thành đối tác của ta.”
Ông Leidner so sánh sự kiện đó với lập luận nghe được ở Hoa kỳ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông nói với thời gian, mọi sự trở nên khắc nghiệt hơn đối với những người Mỹ Hồi giáo:
“Bởi lẽ tất cả các thái độ và khuynh hướng hành xử của mọi người rất dễ uốn nắn, rõ ràng các cơ quan truyền thông và cả các chính trị gia trên thực tế có thể lái các thái độ này theo hướng tốt hay hướng xấu.”
Ông Leidner và các đồng tác giả cho rằng các nhà lãnh đạo phải nhấn mạnh nhiều hơn đến việc gia tăng sự hiểu biết và thông cảm của người khác. Các tác giả này viết, “Lập trường của chúng tôi là tâm lý học có thể và nên được áp dụng để quảng bá cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh.”
VOA
Lính Dù post
Phải chăng chiến tranh không thể tránh được?
Trong suốt lịch sử con người, chiến tranh đã cướp đi vô số mạng sống, gây thiệt hại những khoản tiền không thể kể siết và khiến các thành phố lớn chỉ còn là
Trong suốt lịch sử con người, chiến tranh đã cướp đi vô số mạng sống, gây thiệt hại những khoản tiền không thể kể siết và khiến các thành phố lớn chỉ còn là những đống gạch vụn. Thông tín viên VOA Joe De Capua tường trình rằng bất chấp danh sách dài những vụ xung đột từ thời cổ xưa cho đến thời hiện đại, các tâm lý gia nói rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã tập trung vào nguyên do gây ra chiến tranh và cách thức đối phó với hậu quả của chiến tranh. Nhưng 3 tâm lý gia chính trị tại trưởng Đại học Massachusetts ở Amherst nói rằng thấu hiểu rõ hơn các cội rễ tâm lý của chiến tranh “có thể gia tăng khả năng ngăn tránh bạo lực như một phương sách giải quyết các xung đột với người khác.”
Ông Bernhard Leidner, bà Linda Tropp và ông Brian Lickel trình bầy quan điểm trong số dành riêng về tâm lý hòa bình của tạp chí American Psychologist. Ông Leidner là tác giả chính.
Ông Leidner nói: “Khi nói về chiến tranh, thì phần lớn tâm lý học tập trung vào các khuynh hướng hiếu chiến và bạo lực nơi con người. Do đó, phần lớn trọng tâm thường hướng vào khía cạnh tiêu cực – khía cạnh có vấn đề – nhưng không tập trung nhiều như thế về mặt tích cực hay làm thế nào để trước tiên là thực sự ngăn tránh những vấn đề ấy.”
Ông nói nghiên cứu cho thấy rằng những người có xu hướng “tôn thờ tổ quốc” – một hình thức của chủ nghĩa ái quốc – có phần chắc hơn sẽ chọn một giải pháp bạo động.
Ông giải thích: “Không phải tất cả những điều quý vị nghĩ về đất nước mình là có tác động xấu. Thường là chỉ có khía cạnh tôn thờ tổ quốc này không thôi. Khái niệm cho rằng các nước khác là mối đe dọa. Khiến mình có khuynh hướng hiếu chiến hơn đối với các nước ấy. Mặt khác, nếu chỉ có cam kết với tổ quốc của mình một cách lành mạnh hơn thì thực sự quý vị cũng không biểu hiện các khuynh hướng này.”
Làm thế nào để biết được một người đang tôn thờ tổ quốc mình. Ông Leidner nói chỉ cần đặt ra một vài câu hỏi.
Ông nói: “Một khía cạnh là nghĩ xem nước mình ưu việt hơn các nước khác đến mức độ nào. Cơ bản nghĩ là nước mình là một nước đạo đức hơn – một nước tốt đẹp hơn – thành đạt hơn trong bất cứ lãnh vực nào. Ngoài ra, nghĩ xem có thể chấp nhận đất nước mình bị chỉ trích đến mức nào. Mọi người đôi khi tin rằng chỉ trích chính đất nước mình là bất trung với tổ quốc. Hình thức trung thành vô điều kiện như thế này.”
Các tác giả nói xung đột và bạo động khiến cho một số người “giải quyết được các nhu cầu tâm lý về lai lịch, an toàn, an ninh và sức mạnh.” Họ nói bất bạo động không được giới truyền thông chú ý nhiều như thế.
Ông Leidner phân tích: “Ngay cả khi nhìn vào các giao tiếp bình thường giữa con người với nhau, đa số đều mang tính bất bạo động. Chỉ vì các giao tiếp mang tính bạo động nổi bật đến nổi đôi khi chúng ta có cảm tưởng sai lầm là đấy là bản chất của chúng ta, cho dù điều đó không thực sự đúng.”
Ông Leidner nói điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị phải giải thích là có thể có những con đường khác nhau để giải quyết các vụ khủng hoảng – một mặt là chiến tranh, một mặt khác là ngoại giao. Ông nói khi thực hiện các cuộc thăm dò, hỏi mọi người xem liệu họ thích một giải pháp bạo động hay ngoại giao – thay vì chỉ hỏi xem liệu họ có tán thành một cuộc tấn công hay không – có rất nhiều nguời ủng hộ giải pháp ngoại giao.
Ông Leidner nói tiếp: “Có các thí dụ như ông Nelson Mandela ở Nam Phi, với lập luận mang tính rất hợp tác. Và qua đó ông đã từng bước thay đổi được quan điểm của người dân trong nước rằng tốt hơn là nên hợp tác và sống chung hòa bình.”
Ông Mandela nói, “Nếu muốn làm hòa với kẻ thù, thì ta phải hợp tác với kẻ thù. Khi đó, kẻ thù sẽ trở thành đối tác của ta.”
Ông Leidner so sánh sự kiện đó với lập luận nghe được ở Hoa kỳ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông nói với thời gian, mọi sự trở nên khắc nghiệt hơn đối với những người Mỹ Hồi giáo:
“Bởi lẽ tất cả các thái độ và khuynh hướng hành xử của mọi người rất dễ uốn nắn, rõ ràng các cơ quan truyền thông và cả các chính trị gia trên thực tế có thể lái các thái độ này theo hướng tốt hay hướng xấu.”
Ông Leidner và các đồng tác giả cho rằng các nhà lãnh đạo phải nhấn mạnh nhiều hơn đến việc gia tăng sự hiểu biết và thông cảm của người khác. Các tác giả này viết, “Lập trường của chúng tôi là tâm lý học có thể và nên được áp dụng để quảng bá cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh.”
Nhiều cuộc nghiên cứu đã tập trung vào nguyên do gây ra chiến tranh và cách thức đối phó với hậu quả của chiến tranh. Nhưng 3 tâm lý gia chính trị tại trưởng Đại học Massachusetts ở Amherst nói rằng thấu hiểu rõ hơn các cội rễ tâm lý của chiến tranh “có thể gia tăng khả năng ngăn tránh bạo lực như một phương sách giải quyết các xung đột với người khác.”
Ông Bernhard Leidner, bà Linda Tropp và ông Brian Lickel trình bầy quan điểm trong số dành riêng về tâm lý hòa bình của tạp chí American Psychologist. Ông Leidner là tác giả chính.
Ông Leidner nói: “Khi nói về chiến tranh, thì phần lớn tâm lý học tập trung vào các khuynh hướng hiếu chiến và bạo lực nơi con người. Do đó, phần lớn trọng tâm thường hướng vào khía cạnh tiêu cực – khía cạnh có vấn đề – nhưng không tập trung nhiều như thế về mặt tích cực hay làm thế nào để trước tiên là thực sự ngăn tránh những vấn đề ấy.”
Ông nói nghiên cứu cho thấy rằng những người có xu hướng “tôn thờ tổ quốc” – một hình thức của chủ nghĩa ái quốc – có phần chắc hơn sẽ chọn một giải pháp bạo động.
Ông giải thích: “Không phải tất cả những điều quý vị nghĩ về đất nước mình là có tác động xấu. Thường là chỉ có khía cạnh tôn thờ tổ quốc này không thôi. Khái niệm cho rằng các nước khác là mối đe dọa. Khiến mình có khuynh hướng hiếu chiến hơn đối với các nước ấy. Mặt khác, nếu chỉ có cam kết với tổ quốc của mình một cách lành mạnh hơn thì thực sự quý vị cũng không biểu hiện các khuynh hướng này.”
Làm thế nào để biết được một người đang tôn thờ tổ quốc mình. Ông Leidner nói chỉ cần đặt ra một vài câu hỏi.
Ông nói: “Một khía cạnh là nghĩ xem nước mình ưu việt hơn các nước khác đến mức độ nào. Cơ bản nghĩ là nước mình là một nước đạo đức hơn – một nước tốt đẹp hơn – thành đạt hơn trong bất cứ lãnh vực nào. Ngoài ra, nghĩ xem có thể chấp nhận đất nước mình bị chỉ trích đến mức nào. Mọi người đôi khi tin rằng chỉ trích chính đất nước mình là bất trung với tổ quốc. Hình thức trung thành vô điều kiện như thế này.”
Các tác giả nói xung đột và bạo động khiến cho một số người “giải quyết được các nhu cầu tâm lý về lai lịch, an toàn, an ninh và sức mạnh.” Họ nói bất bạo động không được giới truyền thông chú ý nhiều như thế.
Ông Leidner phân tích: “Ngay cả khi nhìn vào các giao tiếp bình thường giữa con người với nhau, đa số đều mang tính bất bạo động. Chỉ vì các giao tiếp mang tính bạo động nổi bật đến nổi đôi khi chúng ta có cảm tưởng sai lầm là đấy là bản chất của chúng ta, cho dù điều đó không thực sự đúng.”
Ông Leidner nói điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị phải giải thích là có thể có những con đường khác nhau để giải quyết các vụ khủng hoảng – một mặt là chiến tranh, một mặt khác là ngoại giao. Ông nói khi thực hiện các cuộc thăm dò, hỏi mọi người xem liệu họ thích một giải pháp bạo động hay ngoại giao – thay vì chỉ hỏi xem liệu họ có tán thành một cuộc tấn công hay không – có rất nhiều nguời ủng hộ giải pháp ngoại giao.
Ông Leidner nói tiếp: “Có các thí dụ như ông Nelson Mandela ở Nam Phi, với lập luận mang tính rất hợp tác. Và qua đó ông đã từng bước thay đổi được quan điểm của người dân trong nước rằng tốt hơn là nên hợp tác và sống chung hòa bình.”
Ông Mandela nói, “Nếu muốn làm hòa với kẻ thù, thì ta phải hợp tác với kẻ thù. Khi đó, kẻ thù sẽ trở thành đối tác của ta.”
Ông Leidner so sánh sự kiện đó với lập luận nghe được ở Hoa kỳ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ông nói với thời gian, mọi sự trở nên khắc nghiệt hơn đối với những người Mỹ Hồi giáo:
“Bởi lẽ tất cả các thái độ và khuynh hướng hành xử của mọi người rất dễ uốn nắn, rõ ràng các cơ quan truyền thông và cả các chính trị gia trên thực tế có thể lái các thái độ này theo hướng tốt hay hướng xấu.”
Ông Leidner và các đồng tác giả cho rằng các nhà lãnh đạo phải nhấn mạnh nhiều hơn đến việc gia tăng sự hiểu biết và thông cảm của người khác. Các tác giả này viết, “Lập trường của chúng tôi là tâm lý học có thể và nên được áp dụng để quảng bá cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh.”
VOA
Lính Dù post