Văn Học & Nghệ Thuật
Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.
Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn. Ông sinh vào mùa Thu năm 1929 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hòa âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.
Thật không phải là quá đáng nếu nói rằng Saigon trước 75 đã chẳng có phong thái văn nghệ rất phong lưu nếu không có ly rượu Hoài Bắc và tiếng nhạc Phạm Ðình Chương. Có lẽ vì vậy mà cho đến nay, các nhạc khúc của ông vẫn chưa được khôi phục đúng ngôi vị ở trong nước, và đây là một thiệt thòi lớn cho mọi người chúng ta.
Ông đã mất năm 91, và ở nơi chốn ông đang tạm dung, có lẽ Phạm Ðình Chương vẫn phóng dật với âm nhạc và bằng hữu, trong sự đầm ấm ân cần ở nét cư xử cực kỳ dễ thương, dễ mến...
Phạm Ðình Chương lên đường hội ngộ với tân nhạc và kháng chiến từ khi rất trẻ, giữa thập niên 40, qua các ca khúc đã hòa nhập vào dòng nhạc hào hùng thời đó, như Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng, Nhạc Tuổi Xanh, hay Hò Leo Núi, Tiếng Dân Chài, Trăng Rừng... Nếu có điểm khác thì từ thời đó, ông đã viết về tuổi trẻ và cho tuổi trẻ mà không cần bước qua khung cửa uy nghiêm của lịch sử, và nhạc tuổi xanh của ông đã mơn mởn hạnh phúc hiện tại, lấp lánh tin yêu trước mắt...
Vào Nam năm 51, ông mở ra một trang mới của dòng nhạc hoài hương với Xuân Tha Hương, bài ca dùng trong một cuốn phim Hoa Kỳ thực hiện ở Saigon giữa thập niên 50. Cũng trong loại nhạc viết cho quê hương và tình người, ông có trường ca Hội Trùng Dương là viên kim cương lóng lánh về sự hội ngộ của ba dòng sông và ba miền đất nước. Ông có Ly Rượu Mừng là khúc hoan ca vui tươi nhất trong ngày Tết.
Ngay từ đầu và mãi về sau, Phạm Ðình Chương không đi theo đám đông mà tự tạo lấy thế giới âm thanh của mình, và có lẽ chỉ biết buồn và viết nhạc buồn từ khi viết nhạc tình. Phạm Ðình Chương đã dựng cho mình một cõi riêng, cho tới khi ông mất vì bạo bệnh trên đất Mỹ...
Quỳnh Giao rất phân vân khi phải cố quên nhiều ca khúc tuyệt vời khác của Phạm Ðình Chương để chỉ nói tới tình khúc của ông, vì trong di sản âm nhạc để lại, nhạc của ông gần như có mặt trong mọi thể loại, và bài nào cũng là một tuyệt tác. Nhất là Hội Trùng Dương, trường ca bất hủ về ba dòng sông, với ba điệp khúc vốn cùng nét nhạc, mà mỗi điệp khúc lại tiêu biểu cho một miền, nhờ ở lời ca kỳ diệu...
Phạm Ðình Chương đã mất ở ngoài quê hương, và Quỳnh Giao mong rằng quê hương sẽ không mất nhạc của ông. Ở xa quê hương, khi nhớ nhà và nhớ nhạc, ai ai cũng thấy âm vang trong lòng bài Xuân Tha Hương của ông, mà Quỳnh Giao xin mời quý vị cùng thưởng thức sau đây, qua một giọng ca trẻ ở hải ngoại, là Thanh Hoàng.
Quê ngoại Phạm Ðình Chương là ở Sơn Tây, và hai bài thơ bi hùng của Quang Dũng là Ðôi Bờ và Ðôi Mắt Người Sơn Tây được ông đưa tới đỉnh cao của thi ca, khi phổ vào nhạc thành ca khúc Ðôi Mắt Người Sơn Tây. Người ta hát nhiều và nói nhiều về tác phẩm này, ca khúc quen thuộc nhất của ông ở miền Nam trước 75, nhưng, không ai trình bày tác phẩm tuyệt vời như ông. Quỳnh Giao xin được thắp nén nhang tưởng nhớ Quang Dũng và gửi bài hát này tới Phạm Ðình Chương, qua tiếng hát Hoài Bắc. Giờ này, thơ và nhạc, thi sĩ và nhạc sĩ, chắc đã gặp nhau, ở nơi chốn đó...
Nói về Quang Dũng, Quỳnh Giao trộm nghĩ là nhiều thi sĩ có món nợ với Phạm Ðình Chương, nhờ ông chắp cánh cho thơ bay lượn vào cõi nhạc và hồn người. Phạm Ðình Chương là người phổ thơ xuất chúng nhất: từ ông, thơ Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Du Tử Lê, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, và nhiều người khác, đã thành khúc tình ca bất tử.
Thơ Thanh Tâm Tuyền vốn khó lĩnh hội ngoài số người yêu thơ trừu tượng mà lại thành lời ca phổ thông là do Phạm Ðình Chương. Ta hãy nghe lại Ðêm Màu Hồng để cảm ra sự phối hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc, và Ðêm Màu Hồng cũng là tên phòng trà ông trình diễn hàng đêm. Bài ca sẽ do Kim Tước trình bày.
Bản tình ca tuyệt vời nhất của Phạm Ðình Chương, ông viết lấy cả lời lẫn nhạc, và đã chinh phục những người đã yêu và biết khóc vì tình yêu. Ðó là Nửa Hồn Thương Ðau mà ông viết như xuất thần, trong thời gian ngắn cho cuốn phim Chân Trời Tím của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Chúng ta hãy nức nở với Nửa Hồn Thương Ðau của ông, qua tiếng hát Nguyễn Thành Vân.
Ca khúc diễm lệ nhất của Phạm Ðình Chương cũng là bản tình ca ông viết với lời của thi sĩ Ðinh Hùng. Bài Mộng Dưới Hoa của ông là một bài ngợi ca tình yêu hiếm hoi không có nước mắt. Quỳnh Giao xin trang trọng giới thiệu tác phẩm đằm thắm này, được song ca cùng Anh Dũng.
Sau khi ra khỏi Việt Nam, Phạm Ðình Chương còn tiếp tục viết nhạc, và 40 năm sau bài Xuân Tha Hương chúng ta vừa mới nghe, Phạm Ðình Chương lại lần nữa viết một khúc bi ca về quê hương. Chúng ta hãy thử nghe Quê Hương Là Người Ðó, với lời thơ Du Tử Lê. Bài này sẽ do Phạm Thành, con trai của ông cùng nữ ca sĩ Khánh Ngọc, song ca cùng Thái Hiền, con gái Thái Hằng, là chị của ông.
Sau cùng, nhớ lại suối nguồn tân nhạc Việt Nam, ta sẽ phải hòa nhịp cùng Phạm Ðình Chương trong Hội Trùng Dương, với tiếng sông Hồng, tiếng sông Hương và tiếng sông Cửu Long. Như đóa hoa gửi tới tác giả với lời biết ơn của những người đã hát và yêu nhạc Phạm Ðình Chương, Quỳnh Giao xin giới thiệu đoạn ba của bản trường ca, với ban hợp xướng Ngàn Khơi.
Quỳnh Giao xin kính chào tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam để nói về tình ca Trịnh Công Sơn...
Quỳnh Dao
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.
Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương.
Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn. Ông sinh vào mùa Thu năm 1929 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hòa âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.
Thật không phải là quá đáng nếu nói rằng Saigon trước 75 đã chẳng có phong thái văn nghệ rất phong lưu nếu không có ly rượu Hoài Bắc và tiếng nhạc Phạm Ðình Chương. Có lẽ vì vậy mà cho đến nay, các nhạc khúc của ông vẫn chưa được khôi phục đúng ngôi vị ở trong nước, và đây là một thiệt thòi lớn cho mọi người chúng ta.
Ông đã mất năm 91, và ở nơi chốn ông đang tạm dung, có lẽ Phạm Ðình Chương vẫn phóng dật với âm nhạc và bằng hữu, trong sự đầm ấm ân cần ở nét cư xử cực kỳ dễ thương, dễ mến...
Phạm Ðình Chương lên đường hội ngộ với tân nhạc và kháng chiến từ khi rất trẻ, giữa thập niên 40, qua các ca khúc đã hòa nhập vào dòng nhạc hào hùng thời đó, như Ra Ði Khi Trời Vừa Sáng, Nhạc Tuổi Xanh, hay Hò Leo Núi, Tiếng Dân Chài, Trăng Rừng... Nếu có điểm khác thì từ thời đó, ông đã viết về tuổi trẻ và cho tuổi trẻ mà không cần bước qua khung cửa uy nghiêm của lịch sử, và nhạc tuổi xanh của ông đã mơn mởn hạnh phúc hiện tại, lấp lánh tin yêu trước mắt...
Vào Nam năm 51, ông mở ra một trang mới của dòng nhạc hoài hương với Xuân Tha Hương, bài ca dùng trong một cuốn phim Hoa Kỳ thực hiện ở Saigon giữa thập niên 50. Cũng trong loại nhạc viết cho quê hương và tình người, ông có trường ca Hội Trùng Dương là viên kim cương lóng lánh về sự hội ngộ của ba dòng sông và ba miền đất nước. Ông có Ly Rượu Mừng là khúc hoan ca vui tươi nhất trong ngày Tết.
Ngay từ đầu và mãi về sau, Phạm Ðình Chương không đi theo đám đông mà tự tạo lấy thế giới âm thanh của mình, và có lẽ chỉ biết buồn và viết nhạc buồn từ khi viết nhạc tình. Phạm Ðình Chương đã dựng cho mình một cõi riêng, cho tới khi ông mất vì bạo bệnh trên đất Mỹ...
Quỳnh Giao rất phân vân khi phải cố quên nhiều ca khúc tuyệt vời khác của Phạm Ðình Chương để chỉ nói tới tình khúc của ông, vì trong di sản âm nhạc để lại, nhạc của ông gần như có mặt trong mọi thể loại, và bài nào cũng là một tuyệt tác. Nhất là Hội Trùng Dương, trường ca bất hủ về ba dòng sông, với ba điệp khúc vốn cùng nét nhạc, mà mỗi điệp khúc lại tiêu biểu cho một miền, nhờ ở lời ca kỳ diệu...
Phạm Ðình Chương đã mất ở ngoài quê hương, và Quỳnh Giao mong rằng quê hương sẽ không mất nhạc của ông. Ở xa quê hương, khi nhớ nhà và nhớ nhạc, ai ai cũng thấy âm vang trong lòng bài Xuân Tha Hương của ông, mà Quỳnh Giao xin mời quý vị cùng thưởng thức sau đây, qua một giọng ca trẻ ở hải ngoại, là Thanh Hoàng.
Quê ngoại Phạm Ðình Chương là ở Sơn Tây, và hai bài thơ bi hùng của Quang Dũng là Ðôi Bờ và Ðôi Mắt Người Sơn Tây được ông đưa tới đỉnh cao của thi ca, khi phổ vào nhạc thành ca khúc Ðôi Mắt Người Sơn Tây. Người ta hát nhiều và nói nhiều về tác phẩm này, ca khúc quen thuộc nhất của ông ở miền Nam trước 75, nhưng, không ai trình bày tác phẩm tuyệt vời như ông. Quỳnh Giao xin được thắp nén nhang tưởng nhớ Quang Dũng và gửi bài hát này tới Phạm Ðình Chương, qua tiếng hát Hoài Bắc. Giờ này, thơ và nhạc, thi sĩ và nhạc sĩ, chắc đã gặp nhau, ở nơi chốn đó...
Nói về Quang Dũng, Quỳnh Giao trộm nghĩ là nhiều thi sĩ có món nợ với Phạm Ðình Chương, nhờ ông chắp cánh cho thơ bay lượn vào cõi nhạc và hồn người. Phạm Ðình Chương là người phổ thơ xuất chúng nhất: từ ông, thơ Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Du Tử Lê, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, và nhiều người khác, đã thành khúc tình ca bất tử.
Thơ Thanh Tâm Tuyền vốn khó lĩnh hội ngoài số người yêu thơ trừu tượng mà lại thành lời ca phổ thông là do Phạm Ðình Chương. Ta hãy nghe lại Ðêm Màu Hồng để cảm ra sự phối hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc, và Ðêm Màu Hồng cũng là tên phòng trà ông trình diễn hàng đêm. Bài ca sẽ do Kim Tước trình bày.
Bản tình ca tuyệt vời nhất của Phạm Ðình Chương, ông viết lấy cả lời lẫn nhạc, và đã chinh phục những người đã yêu và biết khóc vì tình yêu. Ðó là Nửa Hồn Thương Ðau mà ông viết như xuất thần, trong thời gian ngắn cho cuốn phim Chân Trời Tím của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Chúng ta hãy nức nở với Nửa Hồn Thương Ðau của ông, qua tiếng hát Nguyễn Thành Vân.
Ca khúc diễm lệ nhất của Phạm Ðình Chương cũng là bản tình ca ông viết với lời của thi sĩ Ðinh Hùng. Bài Mộng Dưới Hoa của ông là một bài ngợi ca tình yêu hiếm hoi không có nước mắt. Quỳnh Giao xin trang trọng giới thiệu tác phẩm đằm thắm này, được song ca cùng Anh Dũng.
Sau khi ra khỏi Việt Nam, Phạm Ðình Chương còn tiếp tục viết nhạc, và 40 năm sau bài Xuân Tha Hương chúng ta vừa mới nghe, Phạm Ðình Chương lại lần nữa viết một khúc bi ca về quê hương. Chúng ta hãy thử nghe Quê Hương Là Người Ðó, với lời thơ Du Tử Lê. Bài này sẽ do Phạm Thành, con trai của ông cùng nữ ca sĩ Khánh Ngọc, song ca cùng Thái Hiền, con gái Thái Hằng, là chị của ông.
Sau cùng, nhớ lại suối nguồn tân nhạc Việt Nam, ta sẽ phải hòa nhịp cùng Phạm Ðình Chương trong Hội Trùng Dương, với tiếng sông Hồng, tiếng sông Hương và tiếng sông Cửu Long. Như đóa hoa gửi tới tác giả với lời biết ơn của những người đã hát và yêu nhạc Phạm Ðình Chương, Quỳnh Giao xin giới thiệu đoạn ba của bản trường ca, với ban hợp xướng Ngàn Khơi.
Quỳnh Giao xin kính chào tạm biệt quý vị, và xin hẹn tái ngộ trong chương trình tới của Suối Nguồn Tân Nhạc Việt Nam để nói về tình ca Trịnh Công Sơn...
Quỳnh Dao
(Người Việt)