Văn Học & Nghệ Thuật

Phạm Cao Củng, một văn nghiệp không tầm thường của văn học Việt Nam thế kỷ 20

Đó là lời tự nhận xét của nhà văn Phạm Cao Củng, cha đẻ nhân vật thám tử Kỳ Phát, trong Hồi ký của mình do Nhà Xuất bản Nhã Nam ấn hành năm 2012 tại Hà Nội. Ông đã tròn 100 tuổi vào tháng 10/2012 và tạ thế ngày 17/12 tại Florida, Hoa kỳ.

Phạm Cao Củng, một văn nghiệp không tầm thường
của văn học Việt Nam thế kỷ 20


Sự nghiệp tôi tầm thường,
thì ái tình cũng rất tầm thường
Phạm Cao Củng





Đó là lời tự nhận xét của nhà văn Phạm Cao Củng, cha đẻ nhân vật thám tử Kỳ Phát, trong Hồi ký của mình do Nhà Xuất bản Nhã Nam ấn hành năm 2012 tại Hà Nội. Ông đã tròn 100 tuổi vào tháng 10/2012 và tạ thế ngày 17/12 tại Florida, Hoa kỳ.


Có một điều đáng tiếc là thế hệ người Việt Nam sinh ra ở miền Bắc từ sau năm 1954, và trong cả nước sau năm 1975, không mấy người biết tới nhà văn Phạm Cao Củng, cũng như nhiều nhà văn có tiếng khác trong nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ trước sau khi họ chuyển vào miền Nam sinh sống và, sau đó nữa, đi ra nước ngoài. Vậy mà tác phẩm của họ là những nét son trong sự hình thành nền văn học hiện đại nước nhà.

Ngày ấy, khoảng 100 năm về trước, chữ Việt hiện đại theo mẫu tự La tinh, được đưa vào sử dụng đại trà và tạo nên cả một sự thay đổi trong đời sống người Việt. Chữ Việt hiện đại dễ học, lại có khả năng phản ánh được đầy đủ những suy nghĩ của người Việt, nên sự lan truyền của chữ Việt mới rất nhanh chóng, nhất là sau khi các sĩ phu của phong trào Duy tân đặt tên là chữ quốc ngữ. Nhưng đấy mới chỉ là tiềm năng, còn để chữ quốc ngữ trở thành một công cụ, một thuộc tính của người Việt thì còn cần tới cả một lớp những người có học, các văn nghệ sỹ và trí thức, ứng dụng chữ quốc ngữ vào việc thể hiện đời sống thường ngày cũng như đời sống tinh thần chúng ta. Cũng như làm việc hàng ngày bằng chữ quốc ngữ.





Nhờ sự nỗ lực của nhiều thế hệ mà tới khoảng giữa thế kỷ trước chữ quốc ngữ đã làm tròn được trọng trách của mình như một công cụ thể hiện hoàn hảo đời sống và tâm tư, tình cảm của người Việt. Và nhất là khi các cụ Hoàng Xuân Hãn, cùng các cụ khác trong Hội Truyền bá Quốc ngữ, nghĩ ra cách học chữ theo kiểu i tờ, rất nhanh gọn, thì việc biết đọc biết viết trở nên thật sự dễ dàng cho tất cả mọi người.


Nhìn lại, mới thấy rằng trong khoảng có hơn 20 năm, từ giữa những năm 20 tới năm 45, có cả một cao trào người Việt lao vào báo chí, văn học và thơ ca như sự hứng khởi tột cùng với một công cụ mới là chữ quốc ngữ. Quốc ngữ được thể hiện trong đủ mọi lĩnh vực của văn học: thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, kịch... và cả truyện trinh thám nữa. Những người viết khởi đầu đó toàn là những thanh niên, độ tuổi trên dưới 20, trình độ học vấn thường là chừng chưa qua trung học cơ sở, theo cách xác định bây giờ. Họ cũng chẳng tự nhận mình là những người viết văn trẻ vì, đơn giản, chẳng có ai già hơn họ để lên giọng cha chú chỉ bảo họ phải viết như thế nào. Họ thấy trong văn chương có cơ hội để họ thể hiện những khát khao của mình với cuộc sống, và cũng để kiếm sống.

Do một sự ngẫu nhiên của số phận, Phạm Cao Củng đã bắt đầu viết những gì mà toà soạn Hải Phòng Tuần báo đề nghị, những chuyện kiếm hiệp theo cốt chuyện của Tàu. Buổi giao thời lúc đó, chữ Hán chưa qua nên hơi hướng kiếm hiệp Tàu vẫn còn ăn khách. Nhưng Phạm Cao Củng đã viết những chuyện theo phong cách Tàu đó bằng một thứ ngôn ngữ Việt hiện đại, thích hợp hơn cho độc giả Việt. Và ông đã thành công. Sau khi thôi học trường Bách Nghệ Hải Phòng ông đã sống được bằng nghề viết. Cũng không hiểu sao ngày ấy có lẽ Việt Nam kém phát triển hơn bây giờ nhiều, nhưng nhuận bút lại trả đủ để cho người ta sống đàng hoàng bằng ngòi bút. Và cũng chẳng hiểu vì sao ngày ấy giới văn nghệ sỹ cũng chẳng bao giờ lại yêu cầu Nhà nước có chính sách cho họ! Mà có yêu cầu cũng không được vì Nhà nước bảo hộ thuộc địa Pháp và nhà văn, cả hai, đều quan niệm văn chương chỉ là một nghề như tất cả những nghề khác trên đời, cũng như mỗi người phải làm cái gì đó để kiếm sống.

Nhưng tư duy logic phương Tây trong các nhà trường Pháp, văn học Pháp, sau vài chục năm thâm nhập vào Việt nam đã bắt đầu phát huy ảnh hưởng.

Đỉnh cao của tư duy lo gic đó được thể hiện trong các truyện trinh thám, nơi các thám tử phá án bằng tư duy logic của mình. Như những con người hiện đại, họ thu thập bằng chứng, diễn giải trình tự sự việc, phát hiện những uẩn khúc, những mâu thuẫn và... phá án. Logic suy luận của họ đôi khi chưa thật nhuyễn nhưng cũng không có gì là huyền hoặc và cũng chẳng có gì siêu nhiên. Họ cũng không quên cân nhắc tới các yếu tố tâm lý con người khi hành động, những ảnh hưởng xã hội chi phối hành vi ứng xử của kẻ phạm tội...cũng như các yếu tố công nghệ mà thời đại của họ có thể cung cấp cho họ. Những yếu tố công nghệ này đã đem lại sức hút và vẻ mới mẻ cho các câu chuyện của họ.


Những con người trẻ tuổi như Phạm Cao Củng, không bị ràng buộc bởi những niêm luật nào cũng như những quy ước trong sáng tạo nào, đã cảm nhận ngay được sự chuyển đổi trong tư duy của thế hệ người Việt mới đi học, biết đọc biết viết, những người đang là động lực cho một Việt Nam thay đổi, dù rằng dưới sự cai trị của người Pháp. Họ cũng cảm nhận được nhu cầu hiện đại hoá của toàn thể xã hội Việt Nam từ nông thôn tới đô thị, từ tầng lớp thấp đến tầng lớp cao, từ nam giới đến nữ giới: trở thành người tân thời như cách gọi thủa ấy, đang âm thầm lan toả và chi phối tâm tư tình cảm của mỗi người. Vậy thì phải viết các câu chuyện trinh thám, hình sự trên cơ sở những gì đang diễn ra trên đất Việt, theo tư duy người Việt và bằng ngôn ngữ Việt. Tại sao không?





Những câu chuyện trinh thám của Phạm Cao Củng đáp ứng được đúng nhu cầu của xã hội lúc đó. Ông viết ngày, viết đêm.

“Không phải tự kiêu, chứ nếu chỉ kể số nhiều thì với bảy tám chục bộ truyện kiếm hiệp “Tàu giả hiệu”, có bộ dày tới ba nghìn trang, khoảng hai chục cuốn trinh thám Kỳ Phát, ba chục cuốn trinh thám kỳ tình (ký bút hiệu Phượng Trì), bốn, năm chục cuốn truyện ngắn chọn lọc, mười mấy cuốn khảo cứu khoa học thực hành và khoa học huyền bí (bút hiệu Trần Lang) và không biết bao nhiêu loại sách , truyện ngắn linh tinh khác...”, nhà văn nhớ lại.

Truyện của ông dễ hiểu cho mọi người, ly kỳ so với trình độ hồi đó nhưng hợp lý, và nhất là tân kỳ bằng văn phong, tình tiết đời thường nhưng không lạm dụng những thứ kỹ thuật siêu hiện đại Âu Tây, những cái nước nhà không có vào thời ấy.


Những câu truyện trinh thám thuần Việt của một thời khai mở.

Và có một sự chia cắt mạnh mẽ đã diễn ra ở đây trong văn học nước nhà: chia tay với nền kiếm hiệp Tàu. Cho đến lúc ấy phần lớn người Việt đều đọc truyện Tàu thể loại kiếm hiệp vì quả thực văn học giải trí, đời thường Trung Quốc cũng chẳng có gì hơn. Tiểu thuyết võ hiệp Tàu, mà sau này được canh tân và đưa lên đỉnh cao bởi Kim Dung, đã làm say mê độc giả Việt bao đời với những tình tiết thường là không thực, nhất là với các thể loại võ công có tính huyền hoặc. Các cốt truyện thường là những tình tiết éo le và cũng ...siêu thực. Đơn giản là những tình tiết đó, xét riêng biệt, có thể là có thật nhưng thường là tình huống cực đoan trong đời sống, và chúng được xâu chuỗi lại theo một logic ly kì, ít thực tế ở mức tối thiểu, để thành một cái gì không thực, nhưng lại có tính khêu gợi trí tò mò, làm dịu tâm thần người đọc và giải trí. Kiểu tiểu thuyết đó chẳng mấy phù hợp với một xã hội đang hăm hở lao lên phía trước vì hạnh phúc trên trần gian này.

Điều đáng buồn cho các văn tài Việt Nam là cuộc đời sáng tác tích cực của họ không lâu, trừ nhà văn Tô Hoài. Khoảng không quá 20 năm gì đó với các tác phẩm đỉnh cao. Sau đó phần đông vẫn kiếm sống bằng nghề viết, nhưng tác phẩm ghi dấu ấn thì không. Riêng Phạm cao Củng lại chuyển hẳn sang ngã rẽ khác. Ông đi làm công an phụ trách điều tra hình sự cho ngành công an Việt Nam khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới thành lập. Ông phá nhiều vụ án. Rồi ông tham gia kháng chiến, vẫn làm công an, rồi có lúc đi tù vì những trắc trở nào đó để rồi sau đó ra Hà nội, vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề chụp ảnh. Thời cuộc đưa ông đến với nước Mỹ lúc tuổi đã cao, có lúc kiếm sống bằng nghề ấp trứng vịt lộn và nhiều nghề không gọi rõ được tên. Ông sống bằng sức lao động của mình, ngay cả lúc phải sinh tồn trên đất Mỹ xa lạ...

Văn nghiệp ông cũng dần bị lãng quên...một cách đáng tiếc. Dù rằng ngày nay đọc lại tác phẩm của ông vẫn đủ lý thú của truyện trinh thám mà lại còn tràn đầy cảm giác nhẹ nhàng, tươi sáng của văn chương Việt lúc khởi đầu thời hiện đại, cũng như cảm nhận về một nước Việt vẫn còn nhiều nét truyền thống, đẹp một cách đầy mê hoặc.

Nhìn lại cũng để thấy Phạm Cao Củng quả là một trong những người đứng ở hàng đầu khai phá trong văn nghiệp nước nhà lúc đó, cùng với những Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng, Nguyễn Tường Tam, Thạch Lam, Thế Lữ, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Trương, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... khoảng 20 văn tài, đã vạch ra những hướng đi và bước những bước đi ban đầu cho nền văn học quốc ngữ nước nhà. Những tìm tòi, thử nghiệm của họ thật là sáng láng mà giờ đây, trong cuộc khủng hoảng toàn diện của văn học nước nhà, mới thấy rằng thời các nhà văn tiền chiến quả là một bước khởi đầu rực rỡ và không thể may mắn hơn cho văn học Việt Nam.

Trân trọng tưởng nhớ nhà văn Phạm Cao Củng!
Phạm Bích San
31/12/2012
http://khaiphong.org/showthread.php?17210-Ph%E1%BA%A1m-Cao-C%E1%BB%A7ng-m%E1%BB%99t-v%C4%83n-nghi%E1%BB%87p-kh%C3%B4ng-t%E1%BA%A7m-th%C6%B0%E1%BB%9Dng

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phạm Cao Củng, một văn nghiệp không tầm thường của văn học Việt Nam thế kỷ 20

Đó là lời tự nhận xét của nhà văn Phạm Cao Củng, cha đẻ nhân vật thám tử Kỳ Phát, trong Hồi ký của mình do Nhà Xuất bản Nhã Nam ấn hành năm 2012 tại Hà Nội. Ông đã tròn 100 tuổi vào tháng 10/2012 và tạ thế ngày 17/12 tại Florida, Hoa kỳ.

Phạm Cao Củng, một văn nghiệp không tầm thường
của văn học Việt Nam thế kỷ 20


Sự nghiệp tôi tầm thường,
thì ái tình cũng rất tầm thường
Phạm Cao Củng





Đó là lời tự nhận xét của nhà văn Phạm Cao Củng, cha đẻ nhân vật thám tử Kỳ Phát, trong Hồi ký của mình do Nhà Xuất bản Nhã Nam ấn hành năm 2012 tại Hà Nội. Ông đã tròn 100 tuổi vào tháng 10/2012 và tạ thế ngày 17/12 tại Florida, Hoa kỳ.


Có một điều đáng tiếc là thế hệ người Việt Nam sinh ra ở miền Bắc từ sau năm 1954, và trong cả nước sau năm 1975, không mấy người biết tới nhà văn Phạm Cao Củng, cũng như nhiều nhà văn có tiếng khác trong nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ trước sau khi họ chuyển vào miền Nam sinh sống và, sau đó nữa, đi ra nước ngoài. Vậy mà tác phẩm của họ là những nét son trong sự hình thành nền văn học hiện đại nước nhà.

Ngày ấy, khoảng 100 năm về trước, chữ Việt hiện đại theo mẫu tự La tinh, được đưa vào sử dụng đại trà và tạo nên cả một sự thay đổi trong đời sống người Việt. Chữ Việt hiện đại dễ học, lại có khả năng phản ánh được đầy đủ những suy nghĩ của người Việt, nên sự lan truyền của chữ Việt mới rất nhanh chóng, nhất là sau khi các sĩ phu của phong trào Duy tân đặt tên là chữ quốc ngữ. Nhưng đấy mới chỉ là tiềm năng, còn để chữ quốc ngữ trở thành một công cụ, một thuộc tính của người Việt thì còn cần tới cả một lớp những người có học, các văn nghệ sỹ và trí thức, ứng dụng chữ quốc ngữ vào việc thể hiện đời sống thường ngày cũng như đời sống tinh thần chúng ta. Cũng như làm việc hàng ngày bằng chữ quốc ngữ.





Nhờ sự nỗ lực của nhiều thế hệ mà tới khoảng giữa thế kỷ trước chữ quốc ngữ đã làm tròn được trọng trách của mình như một công cụ thể hiện hoàn hảo đời sống và tâm tư, tình cảm của người Việt. Và nhất là khi các cụ Hoàng Xuân Hãn, cùng các cụ khác trong Hội Truyền bá Quốc ngữ, nghĩ ra cách học chữ theo kiểu i tờ, rất nhanh gọn, thì việc biết đọc biết viết trở nên thật sự dễ dàng cho tất cả mọi người.


Nhìn lại, mới thấy rằng trong khoảng có hơn 20 năm, từ giữa những năm 20 tới năm 45, có cả một cao trào người Việt lao vào báo chí, văn học và thơ ca như sự hứng khởi tột cùng với một công cụ mới là chữ quốc ngữ. Quốc ngữ được thể hiện trong đủ mọi lĩnh vực của văn học: thơ mới, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, kịch... và cả truyện trinh thám nữa. Những người viết khởi đầu đó toàn là những thanh niên, độ tuổi trên dưới 20, trình độ học vấn thường là chừng chưa qua trung học cơ sở, theo cách xác định bây giờ. Họ cũng chẳng tự nhận mình là những người viết văn trẻ vì, đơn giản, chẳng có ai già hơn họ để lên giọng cha chú chỉ bảo họ phải viết như thế nào. Họ thấy trong văn chương có cơ hội để họ thể hiện những khát khao của mình với cuộc sống, và cũng để kiếm sống.

Do một sự ngẫu nhiên của số phận, Phạm Cao Củng đã bắt đầu viết những gì mà toà soạn Hải Phòng Tuần báo đề nghị, những chuyện kiếm hiệp theo cốt chuyện của Tàu. Buổi giao thời lúc đó, chữ Hán chưa qua nên hơi hướng kiếm hiệp Tàu vẫn còn ăn khách. Nhưng Phạm Cao Củng đã viết những chuyện theo phong cách Tàu đó bằng một thứ ngôn ngữ Việt hiện đại, thích hợp hơn cho độc giả Việt. Và ông đã thành công. Sau khi thôi học trường Bách Nghệ Hải Phòng ông đã sống được bằng nghề viết. Cũng không hiểu sao ngày ấy có lẽ Việt Nam kém phát triển hơn bây giờ nhiều, nhưng nhuận bút lại trả đủ để cho người ta sống đàng hoàng bằng ngòi bút. Và cũng chẳng hiểu vì sao ngày ấy giới văn nghệ sỹ cũng chẳng bao giờ lại yêu cầu Nhà nước có chính sách cho họ! Mà có yêu cầu cũng không được vì Nhà nước bảo hộ thuộc địa Pháp và nhà văn, cả hai, đều quan niệm văn chương chỉ là một nghề như tất cả những nghề khác trên đời, cũng như mỗi người phải làm cái gì đó để kiếm sống.

Nhưng tư duy logic phương Tây trong các nhà trường Pháp, văn học Pháp, sau vài chục năm thâm nhập vào Việt nam đã bắt đầu phát huy ảnh hưởng.

Đỉnh cao của tư duy lo gic đó được thể hiện trong các truyện trinh thám, nơi các thám tử phá án bằng tư duy logic của mình. Như những con người hiện đại, họ thu thập bằng chứng, diễn giải trình tự sự việc, phát hiện những uẩn khúc, những mâu thuẫn và... phá án. Logic suy luận của họ đôi khi chưa thật nhuyễn nhưng cũng không có gì là huyền hoặc và cũng chẳng có gì siêu nhiên. Họ cũng không quên cân nhắc tới các yếu tố tâm lý con người khi hành động, những ảnh hưởng xã hội chi phối hành vi ứng xử của kẻ phạm tội...cũng như các yếu tố công nghệ mà thời đại của họ có thể cung cấp cho họ. Những yếu tố công nghệ này đã đem lại sức hút và vẻ mới mẻ cho các câu chuyện của họ.


Những con người trẻ tuổi như Phạm Cao Củng, không bị ràng buộc bởi những niêm luật nào cũng như những quy ước trong sáng tạo nào, đã cảm nhận ngay được sự chuyển đổi trong tư duy của thế hệ người Việt mới đi học, biết đọc biết viết, những người đang là động lực cho một Việt Nam thay đổi, dù rằng dưới sự cai trị của người Pháp. Họ cũng cảm nhận được nhu cầu hiện đại hoá của toàn thể xã hội Việt Nam từ nông thôn tới đô thị, từ tầng lớp thấp đến tầng lớp cao, từ nam giới đến nữ giới: trở thành người tân thời như cách gọi thủa ấy, đang âm thầm lan toả và chi phối tâm tư tình cảm của mỗi người. Vậy thì phải viết các câu chuyện trinh thám, hình sự trên cơ sở những gì đang diễn ra trên đất Việt, theo tư duy người Việt và bằng ngôn ngữ Việt. Tại sao không?





Những câu chuyện trinh thám của Phạm Cao Củng đáp ứng được đúng nhu cầu của xã hội lúc đó. Ông viết ngày, viết đêm.

“Không phải tự kiêu, chứ nếu chỉ kể số nhiều thì với bảy tám chục bộ truyện kiếm hiệp “Tàu giả hiệu”, có bộ dày tới ba nghìn trang, khoảng hai chục cuốn trinh thám Kỳ Phát, ba chục cuốn trinh thám kỳ tình (ký bút hiệu Phượng Trì), bốn, năm chục cuốn truyện ngắn chọn lọc, mười mấy cuốn khảo cứu khoa học thực hành và khoa học huyền bí (bút hiệu Trần Lang) và không biết bao nhiêu loại sách , truyện ngắn linh tinh khác...”, nhà văn nhớ lại.

Truyện của ông dễ hiểu cho mọi người, ly kỳ so với trình độ hồi đó nhưng hợp lý, và nhất là tân kỳ bằng văn phong, tình tiết đời thường nhưng không lạm dụng những thứ kỹ thuật siêu hiện đại Âu Tây, những cái nước nhà không có vào thời ấy.


Những câu truyện trinh thám thuần Việt của một thời khai mở.

Và có một sự chia cắt mạnh mẽ đã diễn ra ở đây trong văn học nước nhà: chia tay với nền kiếm hiệp Tàu. Cho đến lúc ấy phần lớn người Việt đều đọc truyện Tàu thể loại kiếm hiệp vì quả thực văn học giải trí, đời thường Trung Quốc cũng chẳng có gì hơn. Tiểu thuyết võ hiệp Tàu, mà sau này được canh tân và đưa lên đỉnh cao bởi Kim Dung, đã làm say mê độc giả Việt bao đời với những tình tiết thường là không thực, nhất là với các thể loại võ công có tính huyền hoặc. Các cốt truyện thường là những tình tiết éo le và cũng ...siêu thực. Đơn giản là những tình tiết đó, xét riêng biệt, có thể là có thật nhưng thường là tình huống cực đoan trong đời sống, và chúng được xâu chuỗi lại theo một logic ly kì, ít thực tế ở mức tối thiểu, để thành một cái gì không thực, nhưng lại có tính khêu gợi trí tò mò, làm dịu tâm thần người đọc và giải trí. Kiểu tiểu thuyết đó chẳng mấy phù hợp với một xã hội đang hăm hở lao lên phía trước vì hạnh phúc trên trần gian này.

Điều đáng buồn cho các văn tài Việt Nam là cuộc đời sáng tác tích cực của họ không lâu, trừ nhà văn Tô Hoài. Khoảng không quá 20 năm gì đó với các tác phẩm đỉnh cao. Sau đó phần đông vẫn kiếm sống bằng nghề viết, nhưng tác phẩm ghi dấu ấn thì không. Riêng Phạm cao Củng lại chuyển hẳn sang ngã rẽ khác. Ông đi làm công an phụ trách điều tra hình sự cho ngành công an Việt Nam khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mới thành lập. Ông phá nhiều vụ án. Rồi ông tham gia kháng chiến, vẫn làm công an, rồi có lúc đi tù vì những trắc trở nào đó để rồi sau đó ra Hà nội, vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề chụp ảnh. Thời cuộc đưa ông đến với nước Mỹ lúc tuổi đã cao, có lúc kiếm sống bằng nghề ấp trứng vịt lộn và nhiều nghề không gọi rõ được tên. Ông sống bằng sức lao động của mình, ngay cả lúc phải sinh tồn trên đất Mỹ xa lạ...

Văn nghiệp ông cũng dần bị lãng quên...một cách đáng tiếc. Dù rằng ngày nay đọc lại tác phẩm của ông vẫn đủ lý thú của truyện trinh thám mà lại còn tràn đầy cảm giác nhẹ nhàng, tươi sáng của văn chương Việt lúc khởi đầu thời hiện đại, cũng như cảm nhận về một nước Việt vẫn còn nhiều nét truyền thống, đẹp một cách đầy mê hoặc.

Nhìn lại cũng để thấy Phạm Cao Củng quả là một trong những người đứng ở hàng đầu khai phá trong văn nghiệp nước nhà lúc đó, cùng với những Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng, Nguyễn Tường Tam, Thạch Lam, Thế Lữ, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Trương, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... khoảng 20 văn tài, đã vạch ra những hướng đi và bước những bước đi ban đầu cho nền văn học quốc ngữ nước nhà. Những tìm tòi, thử nghiệm của họ thật là sáng láng mà giờ đây, trong cuộc khủng hoảng toàn diện của văn học nước nhà, mới thấy rằng thời các nhà văn tiền chiến quả là một bước khởi đầu rực rỡ và không thể may mắn hơn cho văn học Việt Nam.

Trân trọng tưởng nhớ nhà văn Phạm Cao Củng!
Phạm Bích San
31/12/2012
http://khaiphong.org/showthread.php?17210-Ph%E1%BA%A1m-Cao-C%E1%BB%A7ng-m%E1%BB%99t-v%C4%83n-nghi%E1%BB%87p-kh%C3%B4ng-t%E1%BA%A7m-th%C6%B0%E1%BB%9Dng

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm