Nhân Vật
Phạm Chí Dũng - Những người bạn của Fidel
Người bạn của tôi là một quan chức trung cấp đang làm việc trong chính quyền địa phương ở Việt Nam. Từ thời quen nhau khi chúng tôi còn là những người “cùng chiến tuyến,” anh vẫn được bạn bè đặt cho biệt danh
Người bạn của tôi là một quan chức trung cấp đang làm việc trong chính quyền địa phương ở Việt Nam. Từ thời quen nhau khi chúng tôi còn là những người “cùng chiến tuyến,” anh vẫn được bạn bè đặt cho biệt danh “người Mohican cuối cùng” - như một tinh thần thanh khiết hiếm thấy trong khu rừng tối đặc vì nạn tham nhũng của chế độ.
Một ngày sau khi đột ngột phát ra hình ảnh hai tổng thống Cuba và Mỹ cùng lên truyền hình tuyên bố về công cuộc bình thường hóa giữa hai quốc gia mà từ ngữ “thù địch” đã bắt đầu đi vào dĩ vãng, tôi nhìn thấy trên bàn làm việc của anh có thêm tấm ảnh Barack Obama được đóng khung trân trọng.
Dĩ vãng của cái bàn làm việc giản dị ấy là bức ảnh Fidel Castro và Che Guevara chụp chung. Là một đồ đệ trung thành của chủ nghĩa giải phóng dân tộc Jose Marti, người bạn tôi luôn khắc sâu trong tim lời Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.”
Nhưng đó là cảm xúc vào thời chiến trước 1975. Còn những năm gần đây, thảng hoặc anh mới nhắc lại câu nói, “Việt Nam và Cuba cùng canh giữ hòa bình thế giới” của nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết với đượm phần buồn bã.
“Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin"
Nếu ngay cả Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc cũng phải thốt lên, “Tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ vào những ngày cuối năm 2014, hẳn nhà nước Việt Nam 'cùng canh giữ hòa bình thế giới với Cuba' còn thảng thốt hơn.” Dù chỉ phản ứng một cách thận trọng về “ủng hộ bình thường hóa Cuba-Mỹ” được truyền đạt bởi cấp phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nhưng có thể nói việc phát ngôn này ngay vào chiều 18 Tháng Mười Hai, cùng ngày lộ diện cú sốc Havana, cho thấy nhà nước Việt Nam đã chọn cách “phản ứng nhanh” trước xu thế hội nhập quốc tế không thể cưỡng lại và đang dần giảm bớt liều lượng lên án “các thế lực thù địch.”
Một trong những tờ báo đảng “kiên định” nhất - Quân Đội Nhân Dân - đã ngay lập tức có tin bài về sự kiện quá đặc biệt trên, cùng bình luận, “Có thể nói, đây là sự kiện được nhân dân cả hai nước Cuba và Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế mong đợi từ rất lâu.”
Trong khi đó, dù chưa biểu lộ chính kiến riêng, một số tờ báo nhà nước đã dẫn lại bình luận của báo chí quốc tế. Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế là một ví dụ, khi đăng lại bài của nhà báo Jorge G. Castaneda với đánh giá, “Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo Cộng Sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế.” Đánh giá này hiển nhiên đang phủ nhận quan điểm “thắng lợi của Cuba” từ một số dư luận viên và giới tuyên giáo Việt Nam theo cung cách “phép thắng lợi tinh thần” của nhân vật AQ trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn.
“Sự phục hồi của nền kinh tế Cuba sẽ phụ thuộc vào việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ, điều chắc chắn không thể xảy ra nếu không có những thay đổi lớn về dân chủ và quyền con người” - bài viết của Jorge G. Castaneda đăng trên Nghiên Cứu Quốc Tế đã đặt thẳng vấn đề về dân chủ và nhân quyền - cũng là một trong những yếu tố then chốt mà cộng đồng quốc tế đang bức thiết đòi hỏi đối với nhà nước Việt Nam “nói nhiều làm ít.”
“Mạnh dạn” hơn, tờ Đại Biểu Nhân Dân - “Tiếng nói của Quốc Hội” - còn rút tít “Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin” - như một cách so sánh không còn quá ẩn dụ cho những gì còn lại ở Việt Nam.
Tại sao?
Đã có thời, tôi và người bạn thân thiết luôn chia sẻ từng hơi thở Cuba. Tất cả những tin tức mới nhất từ Havana và mọi chuyện liên quan đến phát ngôn và cử chỉ của Fidel đều được chúng tôi thuật cho nhau nghe với sự tôn trọng và cảm xúc đặc biệt. Ai có biết rằng trong ví của anh luôn ép chặt tấm ảnh Che Guevara với khoảnh cười được ví có thể làm xao động cả những phụ nữ xinh đẹp nhất của Châu Mỹ Latin.
Nhưng tất cả chỉ đóng khung có thế. Trong một lần không kiềm nổi cảm xúc vào năm ngoái, người bạn tôi rũ rũ mái tóc lòa xòa nhuốm bạc của anh và bất chợt thốt lên với tôi, “Chủ nghĩa xã hội đã bế tắc! Bế tắc hoàn toàn! Ở Cuba hay ở Việt Nam, không một ai nhận ra một dấu hiệu khả dĩ nào cho con đường xã hội chủ nghĩa. Người ta đã đốt cháy giai đoạn và đang phải gánh chịu hậu quả một nền kinh tế tư bản dã man cùng vô số tham nhũng ở Việt Nam, nhưng lại chẳng ai muốn phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Nếu Cuba không tự thay đổi, kinh tế trước sau cũng đổ vỡ và khả năng nổi loạn theo cách Mỹ Latin của người dân là rất cao...”
Tôi im lặng. Lần đầu tiên tôi chứng kiến anh thừa nhận một sự thật mà bản thân tôi đã mất vài chục năm theo đuổi trong vô vọng.
“Mình chán ngấy cái từ 'lực lượng thù địch' rồi!” Người bạn tôi chợt thoát khỏi cơn ủ rũ, giọng sôi nổi hẳn lên.
“Tại sao cứ phải coi Hoa Kỳ là kẻ thù khi chiến tranh đã trôi qua gần 40 năm, trong khi Trung Quốc mới là mối họa kinh khủng đối với dân tộc ta hiện nay và trong những năm tới? Tại sao không có bất kỳ vị lãnh đạo nào của nhà nước ta dám can đảm làm một cú đột phá sang phương Tây để tạo lập đồng minh quân sự? Con cái và nhà cửa của họ thu xếp gửi gắm ở Mỹ chứ có phải ở Trung Quốc đâu?”
“Tại sao?”
Tôi lặp lại như tự hỏi mình.
“Nhiều, rất nhiều người trong đảng cũng đang nghĩ như mình. Nhưng họ chỉ dám nói bên lề, nghĩa là khi uống cà phê ngoài quán hay thẳng tuột hơn cả là trong những cuộc nhậu nhẹt. Còn họp chi bộ hay họp cơ quan thì chẳng ai hé môi...”
“Thế còn bây giờ thì sao?”
“Cuba làm việc mà họ phải làm, không còn cách nào khác. Việt Nam cũng sẽ phải làm như vậy, chỉ còn vấn đề thời gian thôi,” anh thở dài.
Tôi thuật lại cho anh nghe về câu chuyện dù chưa dám nói thẳng ra, nhưng vài ba ẩn dụ của báo chí Việt Nam trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ mới chỉ là phản ứng đầu tiên.
Những ngày tiếp tới, lộ trình dần triển khai việc bình thường hóa Cuba-Mỹ sẽ dẫn đến những hành động thực tiễn và có thể thú vị đến bất ngờ. Những người đã làm cuộc cách mạng năm 1959 có thể thay đổi lịch sử theo cách của họ - một phong cách rất Mỹ Latin chứ không lá mặt lá trái như Trung Quốc và Việt Nam.
Đó cũng là chất men đang và sẽ xúc tác cho hiệu ứng truyền thông của báo giới Việt Nam, khi chính giới báo chí bị “vòng kim cô” này cũng đang quá cần đến một tinh thần tự do ngôn luận đúng nghĩa để biểu thị tâm trạng số đông cán bộ công chức và đảng viên trước sự kiện “Havana 2014.”
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Phạm Chí Dũng - Những người bạn của Fidel
Người bạn của tôi là một quan chức trung cấp đang làm việc trong chính quyền địa phương ở Việt Nam. Từ thời quen nhau khi chúng tôi còn là những người “cùng chiến tuyến,” anh vẫn được bạn bè đặt cho biệt danh
Người bạn của tôi là một quan chức trung cấp đang làm việc trong chính quyền địa phương ở Việt Nam. Từ thời quen nhau khi chúng tôi còn là những người “cùng chiến tuyến,” anh vẫn được bạn bè đặt cho biệt danh “người Mohican cuối cùng” - như một tinh thần thanh khiết hiếm thấy trong khu rừng tối đặc vì nạn tham nhũng của chế độ.
Một ngày sau khi đột ngột phát ra hình ảnh hai tổng thống Cuba và Mỹ cùng lên truyền hình tuyên bố về công cuộc bình thường hóa giữa hai quốc gia mà từ ngữ “thù địch” đã bắt đầu đi vào dĩ vãng, tôi nhìn thấy trên bàn làm việc của anh có thêm tấm ảnh Barack Obama được đóng khung trân trọng.
Dĩ vãng của cái bàn làm việc giản dị ấy là bức ảnh Fidel Castro và Che Guevara chụp chung. Là một đồ đệ trung thành của chủ nghĩa giải phóng dân tộc Jose Marti, người bạn tôi luôn khắc sâu trong tim lời Fidel: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình.”
Nhưng đó là cảm xúc vào thời chiến trước 1975. Còn những năm gần đây, thảng hoặc anh mới nhắc lại câu nói, “Việt Nam và Cuba cùng canh giữ hòa bình thế giới” của nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết với đượm phần buồn bã.
“Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin"
Nếu ngay cả Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Úc cũng phải thốt lên, “Tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ vào những ngày cuối năm 2014, hẳn nhà nước Việt Nam 'cùng canh giữ hòa bình thế giới với Cuba' còn thảng thốt hơn.” Dù chỉ phản ứng một cách thận trọng về “ủng hộ bình thường hóa Cuba-Mỹ” được truyền đạt bởi cấp phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, nhưng có thể nói việc phát ngôn này ngay vào chiều 18 Tháng Mười Hai, cùng ngày lộ diện cú sốc Havana, cho thấy nhà nước Việt Nam đã chọn cách “phản ứng nhanh” trước xu thế hội nhập quốc tế không thể cưỡng lại và đang dần giảm bớt liều lượng lên án “các thế lực thù địch.”
Một trong những tờ báo đảng “kiên định” nhất - Quân Đội Nhân Dân - đã ngay lập tức có tin bài về sự kiện quá đặc biệt trên, cùng bình luận, “Có thể nói, đây là sự kiện được nhân dân cả hai nước Cuba và Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế mong đợi từ rất lâu.”
Trong khi đó, dù chưa biểu lộ chính kiến riêng, một số tờ báo nhà nước đã dẫn lại bình luận của báo chí quốc tế. Tạp chí Nghiên Cứu Quốc Tế là một ví dụ, khi đăng lại bài của nhà báo Jorge G. Castaneda với đánh giá, “Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo Cộng Sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế.” Đánh giá này hiển nhiên đang phủ nhận quan điểm “thắng lợi của Cuba” từ một số dư luận viên và giới tuyên giáo Việt Nam theo cung cách “phép thắng lợi tinh thần” của nhân vật AQ trong tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn.
“Sự phục hồi của nền kinh tế Cuba sẽ phụ thuộc vào việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ, điều chắc chắn không thể xảy ra nếu không có những thay đổi lớn về dân chủ và quyền con người” - bài viết của Jorge G. Castaneda đăng trên Nghiên Cứu Quốc Tế đã đặt thẳng vấn đề về dân chủ và nhân quyền - cũng là một trong những yếu tố then chốt mà cộng đồng quốc tế đang bức thiết đòi hỏi đối với nhà nước Việt Nam “nói nhiều làm ít.”
“Mạnh dạn” hơn, tờ Đại Biểu Nhân Dân - “Tiếng nói của Quốc Hội” - còn rút tít “Sự sụp đổ bức tường Berlin ở Mỹ Latin” - như một cách so sánh không còn quá ẩn dụ cho những gì còn lại ở Việt Nam.
Tại sao?
Đã có thời, tôi và người bạn thân thiết luôn chia sẻ từng hơi thở Cuba. Tất cả những tin tức mới nhất từ Havana và mọi chuyện liên quan đến phát ngôn và cử chỉ của Fidel đều được chúng tôi thuật cho nhau nghe với sự tôn trọng và cảm xúc đặc biệt. Ai có biết rằng trong ví của anh luôn ép chặt tấm ảnh Che Guevara với khoảnh cười được ví có thể làm xao động cả những phụ nữ xinh đẹp nhất của Châu Mỹ Latin.
Nhưng tất cả chỉ đóng khung có thế. Trong một lần không kiềm nổi cảm xúc vào năm ngoái, người bạn tôi rũ rũ mái tóc lòa xòa nhuốm bạc của anh và bất chợt thốt lên với tôi, “Chủ nghĩa xã hội đã bế tắc! Bế tắc hoàn toàn! Ở Cuba hay ở Việt Nam, không một ai nhận ra một dấu hiệu khả dĩ nào cho con đường xã hội chủ nghĩa. Người ta đã đốt cháy giai đoạn và đang phải gánh chịu hậu quả một nền kinh tế tư bản dã man cùng vô số tham nhũng ở Việt Nam, nhưng lại chẳng ai muốn phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Nếu Cuba không tự thay đổi, kinh tế trước sau cũng đổ vỡ và khả năng nổi loạn theo cách Mỹ Latin của người dân là rất cao...”
Tôi im lặng. Lần đầu tiên tôi chứng kiến anh thừa nhận một sự thật mà bản thân tôi đã mất vài chục năm theo đuổi trong vô vọng.
“Mình chán ngấy cái từ 'lực lượng thù địch' rồi!” Người bạn tôi chợt thoát khỏi cơn ủ rũ, giọng sôi nổi hẳn lên.
“Tại sao cứ phải coi Hoa Kỳ là kẻ thù khi chiến tranh đã trôi qua gần 40 năm, trong khi Trung Quốc mới là mối họa kinh khủng đối với dân tộc ta hiện nay và trong những năm tới? Tại sao không có bất kỳ vị lãnh đạo nào của nhà nước ta dám can đảm làm một cú đột phá sang phương Tây để tạo lập đồng minh quân sự? Con cái và nhà cửa của họ thu xếp gửi gắm ở Mỹ chứ có phải ở Trung Quốc đâu?”
“Tại sao?”
Tôi lặp lại như tự hỏi mình.
“Nhiều, rất nhiều người trong đảng cũng đang nghĩ như mình. Nhưng họ chỉ dám nói bên lề, nghĩa là khi uống cà phê ngoài quán hay thẳng tuột hơn cả là trong những cuộc nhậu nhẹt. Còn họp chi bộ hay họp cơ quan thì chẳng ai hé môi...”
“Thế còn bây giờ thì sao?”
“Cuba làm việc mà họ phải làm, không còn cách nào khác. Việt Nam cũng sẽ phải làm như vậy, chỉ còn vấn đề thời gian thôi,” anh thở dài.
Tôi thuật lại cho anh nghe về câu chuyện dù chưa dám nói thẳng ra, nhưng vài ba ẩn dụ của báo chí Việt Nam trước sự kiện bình thường hóa Cuba-Mỹ mới chỉ là phản ứng đầu tiên.
Những ngày tiếp tới, lộ trình dần triển khai việc bình thường hóa Cuba-Mỹ sẽ dẫn đến những hành động thực tiễn và có thể thú vị đến bất ngờ. Những người đã làm cuộc cách mạng năm 1959 có thể thay đổi lịch sử theo cách của họ - một phong cách rất Mỹ Latin chứ không lá mặt lá trái như Trung Quốc và Việt Nam.
Đó cũng là chất men đang và sẽ xúc tác cho hiệu ứng truyền thông của báo giới Việt Nam, khi chính giới báo chí bị “vòng kim cô” này cũng đang quá cần đến một tinh thần tự do ngôn luận đúng nghĩa để biểu thị tâm trạng số đông cán bộ công chức và đảng viên trước sự kiện “Havana 2014.”
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)