Văn Học & Nghệ Thuật
Phạm Thiên Thư và " Ngày xưa Hoàng thị "
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...
Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư và " Ngày xưa Hoàng thị "
Với nhiều người thì Ngày xưa Hoàng thị (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là
những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ”.
Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn.
“Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”.
Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời.
“Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.
Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thuở, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”.
Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng.
Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.
Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.
“Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sĩ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.
Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sĩ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sĩ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.
Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
“Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.
Nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này…
Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên.
Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…”
Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế.
========
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...
Từ tiếng hát cao vút của Thái Thanh, những ca từ của Ngày xưa Hoàng Thị chấp chới đi vào hồn người: “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Chim non lề đường, nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê...”. Phải nói rằng, dạo đó thơ Phạm Thiên Thư là hiện tượng, bởi sau thành công của Ngày xưa Hoàng Thị, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thêm liên tiếp những ca khúc từ thơ Phạm Thiên Thư: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Người ta đua nhau tìm đọc thơ Phạm Thiên Thư - một tu sĩ Phật giáo - bởi hơi hướm thơ vừa nhuốm mùi thiền vừa vương tình trần. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư quá hay mà thơ 4 chữ (như bài Ngày xưa Hoàng Thị) lại cũng tuyệt... Chẳng thế mà tập thơ Đoạn trường vô thanh (hậu Kiều) của ông được trao Giải nhất văn chương - thể loại trường ca (Sài Gòn - năm 1973)... Rồi người ta đoán già, đoán non cô Hoàng Thị Ngọ là ai mà có sức hấp dẫn đến thế, khiến cho người thơ đã nương cửa Phật vẫn phải vướng mùi tục lụy?
Bìa bản nhạc Ngày xưa Hoàng Thị và Chân dung Phạm Thiên Thư - Ảnh: H.Đ.N |
“Anh tìm theo Ngọ...”
Phải đến 40 năm sau tôi mới có dịp diện kiến nhà thơ Phạm Thiên Thư, khác với những gì tôi mường tượng: tác giả Ngày xưa Hoàng Thị không mang dáng dấp thư sinh, nho nhã mà đẹp như một... “lão ngoan đồng”. Ông hiện là chủ quán cà phê Hoa Vàng ở cư xá Bắc Hải (Q.10, TP.HCM), tên quán chắc là để nhắc nhớ đến ca khúc Đưa em tìm động hoa vàng nổi tiếng một thời?
Câu đầu tiên ông “chào” tôi là một câu lục bát: “Dễ gì được một vần thơ / Mà nghe nghiệp chướng, lại ngờ tiền oan”. Rồi ông kể về Ngọ: “Rất đơn giản, tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô ấy đứng đầu hàng bên nữ, tôi đứng cuối hàng bên nam, tha hồ ngắm... Vào lớp, cô ấy ngồi bàn đầu, tôi bàn cuối. Ngọ học rất giỏi, còn tôi chỉ giỏi... đánh lộn (gia đình tôi vốn có truyền thống võ thuật). Có lần thầy giáo gọi tôi lên trả bài, tôi không thuộc nhưng thay vì lên tận bàn thầy giáo trên bục giảng, tôi chỉ đi đến ngang chỗ Ngọ ngồi thì dừng lại. Ngọ biết ý, mở cuốn tập ra cho tôi... liếc, đọc vanh vách!
Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng... thở mạnh còn không dám, nói chi là...
Đậu tú tài xong tôi vào Đại học Vạn Hạnh”... “Tại sao ông lại trở thành tu sĩ Phật giáo?”. “À, như đã nói, gia đình tôi vốn có truyền thống con nhà võ, từng lập “Học hội Hồ Quý Ly” quy tụ cả trăm người, khiến chính quyền miền Nam lúc ấy nghi ngờ, phải giải tán. Năm 1964 tôi “trôi dạt” vào “ăn cơm chay” ở các chùa: Vạn Thọ (Q.1), Kỳ Quang, Bà Đầm (Q.Phú Nhuận), rồi Đại học Vạn Hạnh... Cho dù đã nương thân vào cửa chùa nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây... Và rồi những tứ thơ tràn về: “Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Chim non giấu mỏ/Dưới cội hoa vàng/Bước em thênh thang/Áo tà nguyệt bạch/Ôm nghiêng cặp sách/Vai nhỏ tóc dài... Em tan trường về/Cuối đường mây đỏ/Anh tìm theo Ngọ/Dáng lau lách buồn... Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Trao vội chùm hoa/Ép vào cuối vở/Thương ơi vạn thuở... Ôi mối tình đầu/Như đi trên cát/Bước nhẹ mà sâu... Mười năm rồi Ngọ/Tình cờ qua đây/Cây xưa vẫn gầy/Phơi nghiêng dáng đỏ/Áo em ngày nọ/Phai nhạt mấy màu/Chân theo tìm nhau/Còn là vang vọng... Dáng ai nho nhỏ/Trong cõi xa vời/Tình ơi... Tình ơi!”...
“Tại sao nhạc sĩ Phạm Duy biết thơ ông để phổ nhạc?”. “Là thế này, năm 1968, tôi có ra tập thơ đượm mùi thiền Phật giáo, in rất ít, chỉ để tặng bạn bè. Cụ Nguyễn Đức Quỳnh (nhà văn) đọc thấy thích mới giới thiệu với nhạc sĩ Phạm Duy, và nhạc sĩ đã phổ 10 bài đạo ca của tôi. Đó là cái duyên để đến năm 1971, nhạc sĩ Phạm Duy lại phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng Thị. Lạ một điều là bà xã tôi bây giờ lại rất giống Ngọ, có thể nói là một chín, một mười”.
Người viết tuy ngồi trong (động) Hoa Vàng nhưng tiếc ngẩn ngơ vì không được may mắn diện kiến nữ chủ nhân để ít ra cũng có thể hình dung được một nhan sắc thuở nào…
LMC:
Như đã từng kể tôi có may mắn diện kiến thật tinh cờ thi sĩ và bà vợ ông ở quãng đường Trần Khát Chân, gần nhà ông vào một buổi trưa nắng gắt hồi đầu thập niên 80.
Trưa ấy tôi cùng cô bạn gái dắt xe đạp qua cây cầu gỗ về nhà cô ở bên Gia Định, nằm tiếp giáp với Tân Định thuộc quận 1, đụng mặt với hai ông bà cũng dắt xe đạp qua cầu.
Cô bạn cho biết đó là nhà thơ và vợ ông làm tôi sửng sốt. Bởi tôi thật không ngờ nhà thơ ... cục mịch quá, trông như một anh lực điền. Ngược lại bà vợ trông trẻ đẹp như một nàng tiên. Vâng bà ấy trông như tây lai, với nước da trắng như trứng gà bóc. Còn Phạm thi sĩ miệng rộng răng hô và thô, trán gồ, vai u thịt bắp (đúng là nòi con nhà võ như ông thú nhận).
Thập niên 90 tình cờ đọc Giai thoại hồng của Hồ Trường An viết vể nữ thi sĩ TRẦN THỊ TUỆ MAI (1928-1982) (sách đã dẫn trg 53-70), tôi mới rõ về cuộc đời tình ái của Phạm Thiên Thư (trg 63-70).
Hồ Trường Anh tả về thi sĩ như sau:
Phạm Thiên Thư có khuôn mặt thô nặng, dù có vóc dáng cục mịch, nhưng anh thật hiền, thật hiếu khách, sắc mặt và cử chỉ rất điềm đạm, lời nói khiêm tốn, dịu ngọt hương vị cam hồng mật.
Hồ Trường An còn xác nhận rõ là nhà thi sĩ ở khu Bà Chiểu, Gia Định, chứ không phải ở khu Đa Kao. Chính tôi cũng nghĩ thế, bởi khu này là khu nhà cô bạn gái tôi, nên tôi rành rẽ phong thổ. Chỉ có ở nơi này nữ sĩ Tuệ Mai mới có thể góp công góp ý xây dựng nhà thi sĩ thành "Động Hoa Vàng" cùng lều cỏ và lầu thơ, để hai thi nhân chung sống với nhau trong vài năm thật hạnh phúc (sđd, trg 66).
Khi biết mình không thể sinh nở được, bà để thi sĩ kết hôn với Mai Trinh, cô con gái trẻ đẹp của nhà văn Hoàng Ly (1915-1981; tác giả truyện dài Giặc Cái, thể loại đường rừng với kiếm hiệp thời hiện đại bắn súng như cao bồi miền Viễn Tây). Kết cục bà là kẻ chiến bại thật "tồi tệ" trong tình trường.
Bà đã đóng góp công sức rất nhiều để nhuận sắc cho những tác phẩm lớn của thi sĩ.
Mõ
Bàn ra tán vào (0)
Phạm Thiên Thư và " Ngày xưa Hoàng thị "
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...
Phạm Thiên Thư và " Ngày xưa Hoàng thị "
Với nhiều người thì Ngày xưa Hoàng thị (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là
những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ”.
Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn.
“Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”.
Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời.
“Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.
Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.
Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thuở, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”.
Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng.
Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.
Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.
“Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sĩ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.
Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sĩ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sĩ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.
Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...
“Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.
Nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này…
Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên.
Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư.
Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…”
Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế.
========
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất tuyệt vời...
Từ tiếng hát cao vút của Thái Thanh, những ca từ của Ngày xưa Hoàng Thị chấp chới đi vào hồn người: “Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ. Chim non lề đường, nằm im giấu mỏ. Anh theo Ngọ về, gót giày lặng lẽ đường quê...”. Phải nói rằng, dạo đó thơ Phạm Thiên Thư là hiện tượng, bởi sau thành công của Ngày xưa Hoàng Thị, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thêm liên tiếp những ca khúc từ thơ Phạm Thiên Thư: Đưa em tìm động hoa vàng, Em lễ chùa này, Gọi em là đóa hoa sầu... Người ta đua nhau tìm đọc thơ Phạm Thiên Thư - một tu sĩ Phật giáo - bởi hơi hướm thơ vừa nhuốm mùi thiền vừa vương tình trần. Thơ lục bát của Phạm Thiên Thư quá hay mà thơ 4 chữ (như bài Ngày xưa Hoàng Thị) lại cũng tuyệt... Chẳng thế mà tập thơ Đoạn trường vô thanh (hậu Kiều) của ông được trao Giải nhất văn chương - thể loại trường ca (Sài Gòn - năm 1973)... Rồi người ta đoán già, đoán non cô Hoàng Thị Ngọ là ai mà có sức hấp dẫn đến thế, khiến cho người thơ đã nương cửa Phật vẫn phải vướng mùi tục lụy?
Bìa bản nhạc Ngày xưa Hoàng Thị và Chân dung Phạm Thiên Thư - Ảnh: H.Đ.N |
“Anh tìm theo Ngọ...”
Phải đến 40 năm sau tôi mới có dịp diện kiến nhà thơ Phạm Thiên Thư, khác với những gì tôi mường tượng: tác giả Ngày xưa Hoàng Thị không mang dáng dấp thư sinh, nho nhã mà đẹp như một... “lão ngoan đồng”. Ông hiện là chủ quán cà phê Hoa Vàng ở cư xá Bắc Hải (Q.10, TP.HCM), tên quán chắc là để nhắc nhớ đến ca khúc Đưa em tìm động hoa vàng nổi tiếng một thời?
Câu đầu tiên ông “chào” tôi là một câu lục bát: “Dễ gì được một vần thơ / Mà nghe nghiệp chướng, lại ngờ tiền oan”. Rồi ông kể về Ngọ: “Rất đơn giản, tôi tuổi Thìn (1940), còn cô ấy tuổi Ngọ (1942) cho nên được bố mẹ đặt luôn tên là Ngọ. Cách nhau 2 tuổi nhưng học cùng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ) ở trường Trung học Văn Lang (khu Tân Định). Ngọ có dáng người thanh mảnh với mái tóc dài thả ngang vai. Mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô ấy đứng đầu hàng bên nữ, tôi đứng cuối hàng bên nam, tha hồ ngắm... Vào lớp, cô ấy ngồi bàn đầu, tôi bàn cuối. Ngọ học rất giỏi, còn tôi chỉ giỏi... đánh lộn (gia đình tôi vốn có truyền thống võ thuật). Có lần thầy giáo gọi tôi lên trả bài, tôi không thuộc nhưng thay vì lên tận bàn thầy giáo trên bục giảng, tôi chỉ đi đến ngang chỗ Ngọ ngồi thì dừng lại. Ngọ biết ý, mở cuốn tập ra cho tôi... liếc, đọc vanh vách!
Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân, nhà Ngọ ở Trần Quang Khải, cũng cùng khu Tân Định nên đi về chung đường. Mỗi lần tan trường, cô ấy ôm cặp đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau. Tóc Ngọ bay bay trên đôi vai gầy nhỏ nhắn. Có những hôm trời mưa lất phất, cô ấy đưa cặp lên che ngang đầu. Tôi thấy thương quá, muốn làm một cử chỉ gì đó như là để chở che nhưng... thở mạnh còn không dám, nói chi là...
Đậu tú tài xong tôi vào Đại học Vạn Hạnh”... “Tại sao ông lại trở thành tu sĩ Phật giáo?”. “À, như đã nói, gia đình tôi vốn có truyền thống con nhà võ, từng lập “Học hội Hồ Quý Ly” quy tụ cả trăm người, khiến chính quyền miền Nam lúc ấy nghi ngờ, phải giải tán. Năm 1964 tôi “trôi dạt” vào “ăn cơm chay” ở các chùa: Vạn Thọ (Q.1), Kỳ Quang, Bà Đầm (Q.Phú Nhuận), rồi Đại học Vạn Hạnh... Cho dù đã nương thân vào cửa chùa nhưng mỗi lần đi ngang qua con đường cũ, hình ảnh cô học trò ôm cặp, tóc dài bay bay trong gió vẫn thấp thoáng đâu đây... Và rồi những tứ thơ tràn về: “Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Chim non giấu mỏ/Dưới cội hoa vàng/Bước em thênh thang/Áo tà nguyệt bạch/Ôm nghiêng cặp sách/Vai nhỏ tóc dài... Em tan trường về/Cuối đường mây đỏ/Anh tìm theo Ngọ/Dáng lau lách buồn... Em tan trường về/Đường mưa nho nhỏ/Trao vội chùm hoa/Ép vào cuối vở/Thương ơi vạn thuở... Ôi mối tình đầu/Như đi trên cát/Bước nhẹ mà sâu... Mười năm rồi Ngọ/Tình cờ qua đây/Cây xưa vẫn gầy/Phơi nghiêng dáng đỏ/Áo em ngày nọ/Phai nhạt mấy màu/Chân theo tìm nhau/Còn là vang vọng... Dáng ai nho nhỏ/Trong cõi xa vời/Tình ơi... Tình ơi!”...
“Tại sao nhạc sĩ Phạm Duy biết thơ ông để phổ nhạc?”. “Là thế này, năm 1968, tôi có ra tập thơ đượm mùi thiền Phật giáo, in rất ít, chỉ để tặng bạn bè. Cụ Nguyễn Đức Quỳnh (nhà văn) đọc thấy thích mới giới thiệu với nhạc sĩ Phạm Duy, và nhạc sĩ đã phổ 10 bài đạo ca của tôi. Đó là cái duyên để đến năm 1971, nhạc sĩ Phạm Duy lại phổ nhạc bài Ngày xưa Hoàng Thị. Lạ một điều là bà xã tôi bây giờ lại rất giống Ngọ, có thể nói là một chín, một mười”.
Người viết tuy ngồi trong (động) Hoa Vàng nhưng tiếc ngẩn ngơ vì không được may mắn diện kiến nữ chủ nhân để ít ra cũng có thể hình dung được một nhan sắc thuở nào…
LMC:
Như đã từng kể tôi có may mắn diện kiến thật tinh cờ thi sĩ và bà vợ ông ở quãng đường Trần Khát Chân, gần nhà ông vào một buổi trưa nắng gắt hồi đầu thập niên 80.
Trưa ấy tôi cùng cô bạn gái dắt xe đạp qua cây cầu gỗ về nhà cô ở bên Gia Định, nằm tiếp giáp với Tân Định thuộc quận 1, đụng mặt với hai ông bà cũng dắt xe đạp qua cầu.
Cô bạn cho biết đó là nhà thơ và vợ ông làm tôi sửng sốt. Bởi tôi thật không ngờ nhà thơ ... cục mịch quá, trông như một anh lực điền. Ngược lại bà vợ trông trẻ đẹp như một nàng tiên. Vâng bà ấy trông như tây lai, với nước da trắng như trứng gà bóc. Còn Phạm thi sĩ miệng rộng răng hô và thô, trán gồ, vai u thịt bắp (đúng là nòi con nhà võ như ông thú nhận).
Thập niên 90 tình cờ đọc Giai thoại hồng của Hồ Trường An viết vể nữ thi sĩ TRẦN THỊ TUỆ MAI (1928-1982) (sách đã dẫn trg 53-70), tôi mới rõ về cuộc đời tình ái của Phạm Thiên Thư (trg 63-70).
Hồ Trường Anh tả về thi sĩ như sau:
Phạm Thiên Thư có khuôn mặt thô nặng, dù có vóc dáng cục mịch, nhưng anh thật hiền, thật hiếu khách, sắc mặt và cử chỉ rất điềm đạm, lời nói khiêm tốn, dịu ngọt hương vị cam hồng mật.
Hồ Trường An còn xác nhận rõ là nhà thi sĩ ở khu Bà Chiểu, Gia Định, chứ không phải ở khu Đa Kao. Chính tôi cũng nghĩ thế, bởi khu này là khu nhà cô bạn gái tôi, nên tôi rành rẽ phong thổ. Chỉ có ở nơi này nữ sĩ Tuệ Mai mới có thể góp công góp ý xây dựng nhà thi sĩ thành "Động Hoa Vàng" cùng lều cỏ và lầu thơ, để hai thi nhân chung sống với nhau trong vài năm thật hạnh phúc (sđd, trg 66).
Khi biết mình không thể sinh nở được, bà để thi sĩ kết hôn với Mai Trinh, cô con gái trẻ đẹp của nhà văn Hoàng Ly (1915-1981; tác giả truyện dài Giặc Cái, thể loại đường rừng với kiếm hiệp thời hiện đại bắn súng như cao bồi miền Viễn Tây). Kết cục bà là kẻ chiến bại thật "tồi tệ" trong tình trường.
Bà đã đóng góp công sức rất nhiều để nhuận sắc cho những tác phẩm lớn của thi sĩ.
Mõ