Kinh Đời
Phận người 27 năm gắn với sạp báo giữa Sài Gòn
Bài và ảnh: Luke Bùi/Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Một ly cà phê Starbucks tại Sài Gòn bây giờ giá khoảng 100,000 đồng ($5), nhưng có những người dân thành phố này chỉ kiếm được vỏn vẹn 50,000-70,000 đồng ($2.5-$3.5) mỗi ngày như hai chị em người bán báo với cái sạp đã tồn tại được 27 năm qua.
|
Con đường Lý Chính Thắng (tên trước năm 1975 là Yên Ðổ) khá quen
thuộc với người dân Sài Gòn vì hai tòa báo lớn, Tuổi Trẻ và Phụ Nữ từng
đóng ở đây từ thập niên 1970 đến năm 2000. Ăn theo hai tòa báo là hàng
chục sạp báo lớn nhỏ nằm trên lề đường, nằm cách nhau không xa nhưng
nườm nượp khách mua báo vào những năm trước.
Trong số các sạp
báo này, nổi bật là sạp báo của hai chị em Trần Chi Mai, 60 tuổi và Trần
Chi Lý, 48 tuổi vì yếu tố đắc địa: nằm ngay trước địa chỉ 161 Lý Chính
Thắng, nơi từng là tòa soạn tờ Tuổi Trẻ, mà nay là một xưởng in.
Thật
ra, những người Sài Gòn trước năm 1975 không thể quên nơi này vốn là
Trung Tâm Ðắc Lộ, thuộc Dòng Tên Việt Nam. Do đối diện tòa báo Tuổi Trẻ
là Phụ Nữ, hai trong số những tờ báo có lượt phát hành lớn tại Việt Nam
trong những thập niên trước, sạp của hai chị em được nhiều người mua báo
quen mặt, quen tên.
Ngược dòng thời gian, năm 1987, khi các tờ
báo lớn tại Việt Nam chưa có khái niệm về thị trường và bạn đọc mà chỉ
phân phối qua các đoàn thể, việc kê sạp bán báo ngoài đường gần như chỉ
có thương binh, hưu trí mới được phép làm.
Thời điểm đó, do
trong nhà có người bác bị bệnh nặng, chị Mai đành nghỉ việc để tiện chăm
sóc bác và tìm một công việc linh hoạt về giờ giấc hơn. Từng là hiệu
trưởng một trường mầm non nhưng chị Mai không nề hà chuyện từ đây mình
sẽ phải kiếm kế sinh nhai dưới nắng mưa ngoài đường.
Do có người
chị làm trong phòng phát hành của báo Tuổi Trẻ, chị nhận mấy chục tờ
Tuổi Trẻ để bán thêm ngoài giờ phát hành chính thức của báo. Chị còn nhớ
một tờ báo ngày ấy giá vỏn vẹn 75 đồng, nay giá đã lên 5,000 đồng (25
cent). Hai năm sau, 1989, chị Mai và cô em tên Lý mới sắm được một cái
sạp tương đối tươm tất và bán nhiều loại báo hơn. Hai chị em tự hào rằng
sạp báo của họ là sạp đầu tiên tại cung đường này.
|
* Thời hoàng kim
Trong giọng của chị Lý có chút tiếc nuối khi nhớ lại thời bán báo đếm
tiền mỏi tay, mỗi tuần họ có thể mua một chỉ vàng để dành từ tiền lời,
thời đó một chỉ vàng khoảng 400,000 đồng. Và cũng nhờ bán báo mà hai chị
em mua được chiếc xe Chaly, một loại xe gắn máy thấp, nhỏ giờ hiếm thấy
ai chạy trên phố, với giá hơn ba lượng vàng vào thời điểm đó.
Cũng
cần nói ngay là vào thời kỳ hưng thịnh của báo giấy, giai đoạn
1993-1995 và từ 2000-2005, người Sài Gòn có thói quen mua báo giấy như
là một điều không thể thiếu vào mỗi buổi sáng ra đường đi làm. Dáng vẻ
chất phác, gần gũi của hai chị em làm nên cái duyên khác biệt cho sạp
báo của họ.
Mỗi khi ghé sạp, những khách quen không cần phải lên
tiếng yêu cầu, họ cũng biết sở thích đọc loại báo nào của khách. Có
những người đã từng mua báo tại sạp này vào mười, hai mươi năm trước,
sau đó đi xuất cảnh sang Mỹ, nay gặp lại.
Chị Mai nhắc đến thời
cực thịnh của nghề bán báo gắn liền với một cột mốc dễ nhớ: vụ án Năm
Cam, phiên tòa diễn ra vào đầu năm 2003 tại Sài Gòn. Thời điểm ấy, các
báo tập trung khai thác nhiều tình tiết ly kỳ về cuộc đời của “bố già
Việt Nam” và đàn em, thu hút bạn đọc mong chờ mua báo mỗi ngày. Việc một
sạp báo bán khoảng 1,200 tờ Tuổi Trẻ mỗi ngày là chuyện nhỏ. Một yếu tố
khách quan khác là trong những năm đó, báo điện tử, mạng xã hội và các
thiết bị như iPad, iPhone vẫn còn là một khái niệm xa lạ với người Việt.
Ngẫu nhiên mà từ khi phiên tòa xử Năm Cam kết thúc, lượng báo bán ra
mỗi ngày giảm dần đều đến hôm nay.
* Báo phai màu, người bạc mặt
Một buổi sáng giữa tháng 9, 2014, khi ghé sạp báo đường Lý Chính
Thắng thực hiện ký sự này, chúng tôi nhận thấy sạp báo của hai chị em
Mai, Lý đã nép vào sát cổng, nằm khuất sau một tấm bảng lớn ghi địa chỉ
của xưởng in.
Chị Lý thở phào cho biết họ vừa kịp đẩy sạp báo
tránh đội quản lý trật tự lề đường. Cách đây mấy hôm, do không kịp đẩy
sạp vào sát cổng, họ đã bị phạt 150,000 đồng (khoảng $7). Những người
thường xuyên ghé mua báo ở đây không còn lạ gì cảnh thỉnh thoảng, các
sạp báo, xe bán nước trên lền đường cấp tập báo động cho nhau từ đầu
đường đến cuối đường.
Trên sạp, các loại báo, tạp chí chất ê hề,
có cả những tạp chí thời trang in giấy tốt, mua măng-sét ngoại quốc như
Bazaar, Her World, Cosmopolitan... nhưng bìa đã bạc phếch do nắng. Trong
khi đó, lượng người ghé lại mua báo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cạnh sạp
là một thùng đầy báo, tạp chí bán ế chất đống sau nhiều tháng.
“Bây
giờ, gần như chỉ có những người lớn tuổi mới còn giữ thói quen mua báo
hàng ngày. Giới trẻ chủ yếu đọc tin tức trên mạng chứ ít khi đoái hoài
đến những sạp báo như thế này. Những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên
mà bây giờ sạp của tôi chỉ bán được 10, 15 tờ mỗi ngày, trong lúc các
tạp chí thời trang ra hàng tháng bán được một, hai cuốn là mừng. Do vậy,
thu nhập bán báo mỗi ngày chỉ 50,000-70,000 đồng cũng không có gì lạ.
Sợ nhất là những ngày mưa, người đi đường vội vã đến sở làm, về nhà,
không đoái hoài gì đến những sạp báo. Có điều, cuộc sống không đến nỗi
khốn đốn vì chúng tôi đã có thói quen tích cóp, tiết kiệm, từ khi di cư
vào Nam năm 1954 đến nay,” chị Mai nói.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, “Là người bán báo lâu năm, chị nghĩ báo hay có phải là báo bán chạy và ngược lại?”
Chị
Mai đáp rằng ở thời điểm bây giờ, khó có tờ báo nào gọi là bán chạy
thật sự ngoài sạp. Chị giải thích rằng việc bán báo gắn liền với bối
cảnh kinh tế. Do đời sống ngày càng khó khăn, mọi thứ đều tăng giá chóng
mặt, người ta phải cắt giảm những khoản “không thiết thực” như việc mua
báo cũng là lẽ đương nhiên.
Cũng có thể do tế nhị vì biết chúng
tôi là nhà báo, chị Mai không đả động đến chuyện liệu báo chí ở Việt
Nam có thật sự đáp ứng được sự kỳ vọng của người đọc và cung cấp những
tin tức sốt dẻo, khiến họ chịu bỏ tiền ra mua.
Có thể thấy, sau
mỗi vụ báo chí trong nước im hơi lặng tiếng trước những vấn đề nóng bỏng
của xã hội, lượng người đọc online và báo giấy của các báo tại Việt Nam
sụt giảm trầm trọng. Tại các công ty truyền thông ở Sài Gòn, lời cảnh
báo đóng cửa thương hiệu báo này, báo kia, hoặc tuần báo trở thành
nguyệt san, tạp chí dày hơn 100 trang thu gọn thành 70 trang...đang trở
thành viễn cảnh sớm sủa.
Người mua ngày càng ít, báo giấy bán
ngày càng ế ẩm, vậy thì tại sao những người như chị em Mai, Lý vẫn ngày
ngày bám trụ với cái sạp báo thô sơ của họ?
|
Chị Lý, cười nhẹ, “Chẳng ai chọn làm giàu với nghề bán báo trên lề đường cả. Nếu không yêu con chữ, thích trao gởi cho người mua những trang giấy trắng mực đen, chị em tôi đã không thể duy trì cái sạp báo này lâu đến vậy. Dù thu nhập ngày càng ít ỏi sau mỗi năm, chúng tôi cũng không định là khi nào sẽ dẹp sạp báo, bỏ nghề. Có thể là chúng tôi đã quen với cái nhịp dậy thật sớm để nhận báo và kịp mở sạp vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày cũng như câu hỏi quen thuộc của người mua: ‘Báo bữa nay có tin gì hấp dẫn không?’ Người làm báo chắc cũng hiểu người đọc mong chờ cảm giác gì khi đọc báo của mình, phải không?”
Khi chúng tôi phụ hai chị em thu dọn sạp báo thay cho lời chào tạm biệt, cô em ý nhị nhắc khéo: “Ðã vào nghề báo, anh nhớ đừng bao giờ làm cho những tờ báo chuyên đăng tin câu khách theo kiểu cướp-giết-hiếp hoặc chuyên nói sai sự thật nhé. Chúng tôi cảm thấy ngượng và phần nào cảm thấy có lỗi khi bán những tờ báo như thế cho khách hàng.”
* Việt kiều về nước hay mua báo gì?
Theo hai chị em Trần Chi Mai, Trần Chi Lý, Việt kiều về quê ăn Tết hàng năm thường ghé sạp chọn nhiều nhất là các tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Tuổi Trẻ Cười, Tiếp Thị & Gia Ðình và Thế Giới Phụ Nữ. Chị Mai giải thích rằng, ở Mỹ không thiếu báo tiếng Việt, nhưng các tờ báo nêu trên nhắc nhớ họ về những ngày tháng cầm báo trên tay tại Việt Nam như một kỷ niệm khó phai.
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phận người 27 năm gắn với sạp báo giữa Sài Gòn
Bài và ảnh: Luke Bùi/Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Một ly cà phê Starbucks tại Sài Gòn bây giờ giá khoảng 100,000 đồng ($5), nhưng có những người dân thành phố này chỉ kiếm được vỏn vẹn 50,000-70,000 đồng ($2.5-$3.5) mỗi ngày như hai chị em người bán báo với cái sạp đã tồn tại được 27 năm qua.
|
Con đường Lý Chính Thắng (tên trước năm 1975 là Yên Ðổ) khá quen
thuộc với người dân Sài Gòn vì hai tòa báo lớn, Tuổi Trẻ và Phụ Nữ từng
đóng ở đây từ thập niên 1970 đến năm 2000. Ăn theo hai tòa báo là hàng
chục sạp báo lớn nhỏ nằm trên lề đường, nằm cách nhau không xa nhưng
nườm nượp khách mua báo vào những năm trước.
Trong số các sạp
báo này, nổi bật là sạp báo của hai chị em Trần Chi Mai, 60 tuổi và Trần
Chi Lý, 48 tuổi vì yếu tố đắc địa: nằm ngay trước địa chỉ 161 Lý Chính
Thắng, nơi từng là tòa soạn tờ Tuổi Trẻ, mà nay là một xưởng in.
Thật
ra, những người Sài Gòn trước năm 1975 không thể quên nơi này vốn là
Trung Tâm Ðắc Lộ, thuộc Dòng Tên Việt Nam. Do đối diện tòa báo Tuổi Trẻ
là Phụ Nữ, hai trong số những tờ báo có lượt phát hành lớn tại Việt Nam
trong những thập niên trước, sạp của hai chị em được nhiều người mua báo
quen mặt, quen tên.
Ngược dòng thời gian, năm 1987, khi các tờ
báo lớn tại Việt Nam chưa có khái niệm về thị trường và bạn đọc mà chỉ
phân phối qua các đoàn thể, việc kê sạp bán báo ngoài đường gần như chỉ
có thương binh, hưu trí mới được phép làm.
Thời điểm đó, do
trong nhà có người bác bị bệnh nặng, chị Mai đành nghỉ việc để tiện chăm
sóc bác và tìm một công việc linh hoạt về giờ giấc hơn. Từng là hiệu
trưởng một trường mầm non nhưng chị Mai không nề hà chuyện từ đây mình
sẽ phải kiếm kế sinh nhai dưới nắng mưa ngoài đường.
Do có người
chị làm trong phòng phát hành của báo Tuổi Trẻ, chị nhận mấy chục tờ
Tuổi Trẻ để bán thêm ngoài giờ phát hành chính thức của báo. Chị còn nhớ
một tờ báo ngày ấy giá vỏn vẹn 75 đồng, nay giá đã lên 5,000 đồng (25
cent). Hai năm sau, 1989, chị Mai và cô em tên Lý mới sắm được một cái
sạp tương đối tươm tất và bán nhiều loại báo hơn. Hai chị em tự hào rằng
sạp báo của họ là sạp đầu tiên tại cung đường này.
|
* Thời hoàng kim
Trong giọng của chị Lý có chút tiếc nuối khi nhớ lại thời bán báo đếm
tiền mỏi tay, mỗi tuần họ có thể mua một chỉ vàng để dành từ tiền lời,
thời đó một chỉ vàng khoảng 400,000 đồng. Và cũng nhờ bán báo mà hai chị
em mua được chiếc xe Chaly, một loại xe gắn máy thấp, nhỏ giờ hiếm thấy
ai chạy trên phố, với giá hơn ba lượng vàng vào thời điểm đó.
Cũng
cần nói ngay là vào thời kỳ hưng thịnh của báo giấy, giai đoạn
1993-1995 và từ 2000-2005, người Sài Gòn có thói quen mua báo giấy như
là một điều không thể thiếu vào mỗi buổi sáng ra đường đi làm. Dáng vẻ
chất phác, gần gũi của hai chị em làm nên cái duyên khác biệt cho sạp
báo của họ.
Mỗi khi ghé sạp, những khách quen không cần phải lên
tiếng yêu cầu, họ cũng biết sở thích đọc loại báo nào của khách. Có
những người đã từng mua báo tại sạp này vào mười, hai mươi năm trước,
sau đó đi xuất cảnh sang Mỹ, nay gặp lại.
Chị Mai nhắc đến thời
cực thịnh của nghề bán báo gắn liền với một cột mốc dễ nhớ: vụ án Năm
Cam, phiên tòa diễn ra vào đầu năm 2003 tại Sài Gòn. Thời điểm ấy, các
báo tập trung khai thác nhiều tình tiết ly kỳ về cuộc đời của “bố già
Việt Nam” và đàn em, thu hút bạn đọc mong chờ mua báo mỗi ngày. Việc một
sạp báo bán khoảng 1,200 tờ Tuổi Trẻ mỗi ngày là chuyện nhỏ. Một yếu tố
khách quan khác là trong những năm đó, báo điện tử, mạng xã hội và các
thiết bị như iPad, iPhone vẫn còn là một khái niệm xa lạ với người Việt.
Ngẫu nhiên mà từ khi phiên tòa xử Năm Cam kết thúc, lượng báo bán ra
mỗi ngày giảm dần đều đến hôm nay.
* Báo phai màu, người bạc mặt
Một buổi sáng giữa tháng 9, 2014, khi ghé sạp báo đường Lý Chính
Thắng thực hiện ký sự này, chúng tôi nhận thấy sạp báo của hai chị em
Mai, Lý đã nép vào sát cổng, nằm khuất sau một tấm bảng lớn ghi địa chỉ
của xưởng in.
Chị Lý thở phào cho biết họ vừa kịp đẩy sạp báo
tránh đội quản lý trật tự lề đường. Cách đây mấy hôm, do không kịp đẩy
sạp vào sát cổng, họ đã bị phạt 150,000 đồng (khoảng $7). Những người
thường xuyên ghé mua báo ở đây không còn lạ gì cảnh thỉnh thoảng, các
sạp báo, xe bán nước trên lền đường cấp tập báo động cho nhau từ đầu
đường đến cuối đường.
Trên sạp, các loại báo, tạp chí chất ê hề,
có cả những tạp chí thời trang in giấy tốt, mua măng-sét ngoại quốc như
Bazaar, Her World, Cosmopolitan... nhưng bìa đã bạc phếch do nắng. Trong
khi đó, lượng người ghé lại mua báo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cạnh sạp
là một thùng đầy báo, tạp chí bán ế chất đống sau nhiều tháng.
“Bây
giờ, gần như chỉ có những người lớn tuổi mới còn giữ thói quen mua báo
hàng ngày. Giới trẻ chủ yếu đọc tin tức trên mạng chứ ít khi đoái hoài
đến những sạp báo như thế này. Những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên
mà bây giờ sạp của tôi chỉ bán được 10, 15 tờ mỗi ngày, trong lúc các
tạp chí thời trang ra hàng tháng bán được một, hai cuốn là mừng. Do vậy,
thu nhập bán báo mỗi ngày chỉ 50,000-70,000 đồng cũng không có gì lạ.
Sợ nhất là những ngày mưa, người đi đường vội vã đến sở làm, về nhà,
không đoái hoài gì đến những sạp báo. Có điều, cuộc sống không đến nỗi
khốn đốn vì chúng tôi đã có thói quen tích cóp, tiết kiệm, từ khi di cư
vào Nam năm 1954 đến nay,” chị Mai nói.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, “Là người bán báo lâu năm, chị nghĩ báo hay có phải là báo bán chạy và ngược lại?”
Chị
Mai đáp rằng ở thời điểm bây giờ, khó có tờ báo nào gọi là bán chạy
thật sự ngoài sạp. Chị giải thích rằng việc bán báo gắn liền với bối
cảnh kinh tế. Do đời sống ngày càng khó khăn, mọi thứ đều tăng giá chóng
mặt, người ta phải cắt giảm những khoản “không thiết thực” như việc mua
báo cũng là lẽ đương nhiên.
Cũng có thể do tế nhị vì biết chúng
tôi là nhà báo, chị Mai không đả động đến chuyện liệu báo chí ở Việt
Nam có thật sự đáp ứng được sự kỳ vọng của người đọc và cung cấp những
tin tức sốt dẻo, khiến họ chịu bỏ tiền ra mua.
Có thể thấy, sau
mỗi vụ báo chí trong nước im hơi lặng tiếng trước những vấn đề nóng bỏng
của xã hội, lượng người đọc online và báo giấy của các báo tại Việt Nam
sụt giảm trầm trọng. Tại các công ty truyền thông ở Sài Gòn, lời cảnh
báo đóng cửa thương hiệu báo này, báo kia, hoặc tuần báo trở thành
nguyệt san, tạp chí dày hơn 100 trang thu gọn thành 70 trang...đang trở
thành viễn cảnh sớm sủa.
Người mua ngày càng ít, báo giấy bán
ngày càng ế ẩm, vậy thì tại sao những người như chị em Mai, Lý vẫn ngày
ngày bám trụ với cái sạp báo thô sơ của họ?
|
Chị Lý, cười nhẹ, “Chẳng ai chọn làm giàu với nghề bán báo trên lề đường cả. Nếu không yêu con chữ, thích trao gởi cho người mua những trang giấy trắng mực đen, chị em tôi đã không thể duy trì cái sạp báo này lâu đến vậy. Dù thu nhập ngày càng ít ỏi sau mỗi năm, chúng tôi cũng không định là khi nào sẽ dẹp sạp báo, bỏ nghề. Có thể là chúng tôi đã quen với cái nhịp dậy thật sớm để nhận báo và kịp mở sạp vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày cũng như câu hỏi quen thuộc của người mua: ‘Báo bữa nay có tin gì hấp dẫn không?’ Người làm báo chắc cũng hiểu người đọc mong chờ cảm giác gì khi đọc báo của mình, phải không?”
Khi chúng tôi phụ hai chị em thu dọn sạp báo thay cho lời chào tạm biệt, cô em ý nhị nhắc khéo: “Ðã vào nghề báo, anh nhớ đừng bao giờ làm cho những tờ báo chuyên đăng tin câu khách theo kiểu cướp-giết-hiếp hoặc chuyên nói sai sự thật nhé. Chúng tôi cảm thấy ngượng và phần nào cảm thấy có lỗi khi bán những tờ báo như thế cho khách hàng.”
* Việt kiều về nước hay mua báo gì?
Theo hai chị em Trần Chi Mai, Trần Chi Lý, Việt kiều về quê ăn Tết hàng năm thường ghé sạp chọn nhiều nhất là các tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Tuổi Trẻ Cười, Tiếp Thị & Gia Ðình và Thế Giới Phụ Nữ. Chị Mai giải thích rằng, ở Mỹ không thiếu báo tiếng Việt, nhưng các tờ báo nêu trên nhắc nhớ họ về những ngày tháng cầm báo trên tay tại Việt Nam như một kỷ niệm khó phai.
Người Việt