Kinh Đời
Phán quyết PCA: Ván cờ Biển Đông bỏ mặc một Hà Nội hèn nhát
Sau những căng thẳng chờ đợi “giờ G” đếm ngược, cuối cùng thì Tòa Trọng tài quốc tế về Luật biển (PCA) đã ra phán quyết đúng như dự đoán và dư luận mong chờ. Hàng tỷ người trên thế giới trút được một phần cảm giá
Đối với Việt Nam, thông điệp của Philipin không chỉ là “rút củi đáy
nồi” mà sẽ khiến chính quyền Hà Nội vốn hèn nhát, do dự sẽ lại thêm mất
bình tĩnh khi cân nhắc có tiến hành khởi kiện Trung Quốc như Philipin
hay không.
Ván cờ Biển Đông chính thức bắt đầu
Sau những căng thẳng chờ đợi “giờ G” đếm ngược, cuối cùng thì Tòa Trọng
tài quốc tế về Luật biển (PCA) đã ra phán quyết đúng như dự đoán và dư
luận mong chờ. Hàng tỷ người trên thế giới trút được một phần cảm giác
nặng nề nhưng sẽ thêm hàng tỷ người bắt đầu cảm xúc căng thẳng mới để
theo dõi tình hình Biển Đông khi ván cờ chính trị chính thức khỏi chiến
sau những bước dàn quân của nhiều phía.
Sau phán quyết của PCA, Hoa Kỳ - từ vị trí là một bên đóng vai trò
quan trọng chính thức bước vào vị trí cầm quan của một bên trên bàn cờ
với tâm thế ung dung đầy ngụ ý khi các phát ngôn vẫn điềm tĩnh ở mức
kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của PCA.
Phía bên kia, Trung Quốc - là tác nhân đặt ra thách thức buộc các bên
liên quan Biển Đông phải ngồi vào để tiếp nhận cuộc đấu đã lộ rõ tình
thế phải lựa chọn chiến lược tấn công sau những tuyên bố của nhiều quan
chức hàng đầu mang đầy “sát khí” và bộc lộ khả năng khó kiềm chế dù đã
biết trước kết quả mà PCA sẽ đưa ra. Phản ứng tiêu cực từ phía Trung
quốc không có gì lạ vì nó là đương nhiên với những gì mà Trung Quốc đã
thể hiện trước đó nhiều năm. Nhưng vấn đề là sau phán quyết của PCA,
cuộc chơi trên bàn cờ Biển Đông sẽ đi theo những kịch bản nào và khả
năng thắng bại ra sao, ảnh hưởng tới các nước nhỏ liên quan Biển Đông
thế nào trong những đánh giá các giả thuyết từ trước tới nay?
Nếu chú ý kỹ, thực ra phán quyết của PCA có vai trò như phát súng hiệu
cho cuộc cờ Mỹ-Trung nhiều hơn chứ không mấy liên quan các nước có tranh
chấp vùng biển với Trung Quốc trên Biển Đông. Người ta vội vã mừng rỡ
khi chỉ nhìn thấy phán quyết của PCA là cơ sở pháp lý có tính quốc tế để
hạn chế Trung Quốc mà quên rằng: Phán quyết này áp dụng cho qui chuẩn
quốc tế và loại trừ các thực thể là các đảo chìm, các đảo đá tôn tạo
nhân tạo trong phạm vi phán quyết. Điều đó đồng nghĩa mọi can thiệp hay
chanh chấp phải tuân thủ theo Công ước về Luật biển (UNCLOS) 1982 và bỏ
ngỏ tranh chấp phát sinh từ các thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp
theo hai ý nghĩa lựa chọn: Hoặc các bên tranh chấp phải tự dàn xếp hoặc
phải tuân thủ phương pháp qui nạp về quốc gia ven biển theo UNCLOS,
phần còn lại là quốc tế hóa. Trong khi đây mới chính là mấu chốt nảy
sinh căng thẳng và là vấn đề quyết định phạm vi tranh chấp giữa các
nước trên Biển Đông. Đặt Biển Đông lên bàn cờ trong tay các cường quốc
cấp quốc tế - cụ thể là Hoa Kỳ và Trung Quốc - chứ không mấy đề cao vai
trò các nước nhỏ đang gánh chịu áp lực trực tiếp bởi các tranh chấp do
Trung Quốc đặt ra.
Phán quyết của PCA đối với Mỹ vừa là phát pháo hiệu vừa là tấm giáp
phòng thủ vững chắc về mặt chính trị, ngoại giao. Ý nghĩa “tấn công”
không phải ở những lực lượng và khí tài hiện đại được Mỹ dồn về trong
thời gian qua mà chính là các bước đi để Mỹ đạt được mong muốn ở khu vực
hàng hải có giá trị thương mại lớn nhất thế giới này. Đồng thời đặt ý
nghĩa “phòng thủ” đối với Trung Quốc cũng không phải ở năng lực quân sự
để đối đầu với Mỹ mà là mục tiêu đạt được từ những cố gắng tranh giành
phạm vi kiểm soát Biển Đông bấy lâu nay sau phán quyết của PCA.
Xét trên khía cạnh sức mạnh quân sự, rất dễ để nhận ra Hoa Kỳ vẫn ở thế
vượt trội dù có không ít yếu điểm trước Trung Quốc đối với kịch bản xảy
ra xung đột quân sự. Xét trên khía cạnh lợi ích thì đối với Hoa Kỳ là
chỉ cần đảm bảo an toàn cho lợi ích đã có từ trước tới nay liên quan tự
do hàng hải qua Biển Đông. Trong khi đối với Trung Quốc là lợi ích sống
còn đối với mục tiêu bành trướng, mở con đương vươn ra quốc tế và nhảy
vào tranh chiếm nguồn lợi thèm muốn từ lâu nhưng chưa có được.
Với xuất phát điểm mục tiêu như vậy, không khó để kết luận rằng Mỹ-Trung
không hề mong muốn xảy ra một cuộc chiến toàn diện nếu xảy ra xung đột
quân sự ở đây, mặc dù cả hai bên đều có lợi ích lớn nếu một bên bị đánh
bại hay sụp đổ hoàn toàn. Mặt khác, Hoa Kỳ chắc chắn không cho phép
Trung Quốc độc chiếm Biển Đông để có thể gây khó khăn hoặc chọc ngoáy
vào lợi ích đã và đang có. Trung Quốc cũng không thể không giành được
chút nào khi gắn liền với yếu tố tìm con đường huyết mạch cho sự phát
triển cả hiện tại lẫn tương lai.
Sau những động thái mạnh mẽ khi tăng cường một lực lượng hùng mạnh tới
Biển Đông, thái độ ung dung của Mỹ vừa qua không có gì khác hơn là mục
đích chờ cho thông điệp của PCA lan rộng, thấm sâu hơn ngay chính trong
dư luận ở Trung Quốc. Đây mới chính là sức mạnh bẻ gãy sức phản công có
yếu tố mang tính chính trị, ngoại giao và dập tắt ngọn lửa trong những
cái đầu nóng nhưng còn chút tỉnh táo của Trung Nam Hải. Chỉ cần vài ba
tháng, những tranh cãi và thông điệp của PCA lan tỏa khắp Trung Quốc thì
việc tập trung sức mạnh cho kịch bản một cuộc xung đột mang tính quyết
định của Trung Quốc sẽ suy giảm đi rất nhiều.
Về phía Trung Quốc, dù chưa có xác nhận chính thức, nhưng luồng dư
luận về việc Tập Cận Bình đặt các đơn vị quân đội then chốt vào trạng
thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn có thể khả tín vì cơ sở của nó không
khó để nhận định như một điều đương nhiên. Trung Nam Hải thừa biết bất
lợi thế nào khi phán quyết của PCA nên đã sớm ra thông điệp không công
nhận từ lâu. Các động thái di chuyển chiến thuận đã xuất hiện đối với
các đơn vị Hải quân thuộc khu vực phía nam. Số lượng quân số các đơn vị
đồn trú tại vùng biên giới giáp ranh với Việt Nam và khu vực quần đảo
Nam Hải đều cho thấy đã tăng lên cách đây vài tháng. Tất cả đều cho
thấy Trung Nam Hải đã chuẩn bị cho những kịch bản ở nhiều cấp độ xung
đột khác nhau một khi Washington không giành cho Bắc Kinh phần “giá trị
cốt lõi” mà Trung Nam Hải mong đợi.
Về phía Việt Nam thì sao ?
Hèn nhát và bị bỏ mặc
Mặc dù là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất và dễ tổn thương nhất khi
xảy ra xung đột trên Biển Đông, nhưng sẽ khó nói tới một kịch bản tối ưu
nào cho Việt Nam sau phán quyết của PCA. Thái độ nhún nhường quá mức
của chính quyền Hà Nội trước Trung Quốc kể từ sau khi bình thường hóa
quan hệ năm 1990 gây nhiều tranh cãi đến mức bị cho là hèn và thậm chí
cả đồn đoán về một “thỏa hiệp bán nước”.
Có những thời điểm, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm rất sâu vào lãnh
hải của Việt Nam, chính quyền vẫn im lặng và không có bất cứ động thái
rõ ràng nào. Một nghị quyết về Biển Đông từ tổ chức quyền lực nhất về
danh nghĩa là Quốc hội đã chỉ là lời hứa suông suốt mấy năm qua. Tổ chức
lãnh đạo cao nhất thật sự là Đảng CSVN cũng im hơi lặng tiếng trong lúc
ngư dân Việt Nam ngày càng chịu thiệt hại nhiều hơn cả về sinh mạng lẫn
vật chất bởi các hành vi xâm lược núp sau danh nghĩa hoạt động dân sự.
Ngay các lực lượng tuần duyên, kiểm ngư của Hải quân Việt Nam cũng bị
tấn công một cách trắng trợn mà không có bất kỳ hình thức tự vệ đúng
nghĩa.
Trước sức ép dư luận về việc khởi kiện Trung Quốc, chính quyền Hà Nội
cũng phớt lờ bằng một thông điệp mơ hồ là “đã chuẩn bị” nhưng không có
bất cứ động thái nào cho thấy sự chuẩn bị thật sự. Cũng không có chỉ dấu
nào từ thông điệp được phát đi từ những quan chức mà vị trí khả dĩ đủ
để xác nhận việc chuẩn bị có độ khả tín cần thiết.
Những ngày cuối tháng 5/2016 vừa qua, một hoạt động chính trị được dư
luận đặc biệt quan tâm là chuyến thăm của đương kim Tổng thống Mỹ Obama
tới Việt Nam. Lệnh dỡ bỏ hoàn toàn vũ khí sát thương và lời hứa giúp
Việt Nam hơn hai chục chiến đấu cơ F16 đấy lên một đồn đoán có thỏa
thuận bí mật nào đó về mặt quân sự Mỹ-Việt. Nhưng các diễn biến tiếp
theo lại cho thấy có vẻ như không có gì đặc biệt trong quan hệ Việt-Mỹ
khả dĩ liên quan tới vấn đề Biển Đông khi mà Việt Nam chỉ là quân cờ rất
nhỏ trong cục diện quan hệ Mỹ-Trung.
Hành động trấn áp người biểu tình vì môi trường liên quan vụ Formosa xả
độc tại miền Trung, các vụ, đánh đập, bắt giữ những người bất mãn chính
sách, lên tiếng phản đối chính quyền và mới nhất là hành động cưỡng chế
cơ sở tôn giáo tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.. cho thấy chính quyền
Hà Nôi không coi trọng các cam kết cũng như đặt nặng vấn đề nhân quyền,
tôn giáo là những điều kiện mang tính then chốt trong quan hệ với Mỹ.
Về phía Mỹ, cũng không có chuyến ghé thăm nào của quan chức quan trọng
lẫn tàu Hải quân Mỹ ghé thăm sau chuyến thăm của Obama như các thông
điệp đưa ra trước đó, mặc dù Hải quân Mỹ đã đưa một lực lượng lớn dồn về
Biển Đông trong thời gian qua.
Một vài động thái khác đáng chú ý nổi lên là ngay trước thời điểm PCA
ra phán quyết không lâu, Đài Loan bất ngờ đưa ra thông điệp từ bỏ yêu
sách “đường 10 đoạn” và Philippin, nước khởi kiện đồng thời biết có thể
thắng kiện lại ra tuyên bố “sẵn sàng đàm phán, chia sẻ lợi ích tài
nguyên ở Biển Đông với Trung Quốc” (!?).
Nếu nói thông điệp của Đài Loan là cú “thêm dầu vào lửa” đối với Trung
Quốc khi nó cho thấy Đài Loan từ bỏ yêu sách của mình nhưng mở đường
cho Mỹ có điều kiện tốt hơn để đối phó Trung Quốc. Tuyên bố của Philipin
gần như quay ngược lại tinh thần kiên quyết trước Trung Quốc mà nước
này thể hiện bấy lâu nay lại gây nhiều bất ngờ cho giới quan sát. Phải
chăng Đài Loan và Philipin - cả hai đều là đồng minh của Mỹ - đã sớm
nhận ra thông điệp nào đó ?
Về tuyên bố của Đài Loan, rất dễ nhận thấy khi PCA ra phán quyết không
công nhận “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra thì đương nhiên yêu sách
“đường 10 đoạn” của Đài Loan cũng chung số phận. Thông điệp của Đài
Loan sẽ giúp hoản đảo đang cố vùng vẫy thoát khỏi móng vuốt sát nhập với
đại lục ghi được một điểm thiện chí trong nỗ lực tìm phương án chính
trị trong tương lai. Mặt khác, đặt giả thuyết xảy ra xung đột Mỹ-Trung
thì Đài Loan khó thoát khỏi trở thành bãi chiến trường cho “một mũi tên
trúng hai mục đích” mà chắc chắn Trung Nam Hải không dễ bỏ qua mà
không tính tới. Đài Loan không ngả hẳn theo Mỹ thì nguy hại càng lớn hơn
khi khu vực tác chiến sẽ gần như phủ khắp toàn bộ Đài Loan vì hạm đội
Mỹ không được đồn trú trong hải phận của Đài Loan, buộc phải tập trung
ở vùng biển của Philipin và ngoài khơi phía sau Đài Loan.
Đặt giả thuyết trong thông điệp này có tác động phía sau từ Mỹ thì
nguyên nhân chắc chắn không ngoài lý do là Mỹ đã hết kiên nhẫn và thời
gian cho phương án Việt Nam trong ván cờ Biển Đông với Trung Quốc.
Còn tuyên bố của Philipin thì sao? Mặc dù PCA xử Philipin thắng kiện,
nhưng vấn đề giải quyết khu vực tranh chấp với Trung Quốc vẫn còn
nguyên những khó khăn khi mà Trung Quốc đã tỏ rõ quyết tâm chiếm giữ
bằng được. Ở đây, vấn đề của Philipin là giành lại cái đã mất và với
Trung Quốc là giữ bằng được cái đã chiếm được. Nếu xung đột Mỹ-Trung
không xảy ra thì việc thu hồi lại vùng bị Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn
toàn không hề dễ dàng.
Đối với Việt Nam, thông điệp của Philipin không chỉ là “rút củi đáy
nồi” mà sẽ khiến chính quyền Hà Nội vốn hèn nhát, do dự sẽ lại thêm mất
bình tĩnh khi cân nhắc có tiến hành khởi kiện Trung Quốc như Philipin
hay không.
Có thể nói: Việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế là cơ hội và
chỉ dấu duy nhất mà bây giờ chính quyền Hà Nội có thể làm để ghi dấu lên
bàn cờ Biển Đông, khi mà mọi yếu tố quyết định đã hoàn toàn phụ thuộc
bởi ý đồ dẫn dắt bởi hai siêu cường Mỹ-Trung.
Các giả thuyết, kịch bản về chính trị xã hội, vai trò Việt Nam cụ thể ra
sao xin được thảo luận cùng quý vị trong bài tiếp theo: Những kịch bản đen tối cho chính trị Việt Nam hậu phán quyết của PCA.
Thiên Điểu
(Việt Nam Thời Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Phán quyết PCA: Ván cờ Biển Đông bỏ mặc một Hà Nội hèn nhát
Sau những căng thẳng chờ đợi “giờ G” đếm ngược, cuối cùng thì Tòa Trọng tài quốc tế về Luật biển (PCA) đã ra phán quyết đúng như dự đoán và dư luận mong chờ. Hàng tỷ người trên thế giới trút được một phần cảm giá
Đối với Việt Nam, thông điệp của Philipin không chỉ là “rút củi đáy
nồi” mà sẽ khiến chính quyền Hà Nội vốn hèn nhát, do dự sẽ lại thêm mất
bình tĩnh khi cân nhắc có tiến hành khởi kiện Trung Quốc như Philipin
hay không.
Ván cờ Biển Đông chính thức bắt đầu
Sau những căng thẳng chờ đợi “giờ G” đếm ngược, cuối cùng thì Tòa Trọng
tài quốc tế về Luật biển (PCA) đã ra phán quyết đúng như dự đoán và dư
luận mong chờ. Hàng tỷ người trên thế giới trút được một phần cảm giác
nặng nề nhưng sẽ thêm hàng tỷ người bắt đầu cảm xúc căng thẳng mới để
theo dõi tình hình Biển Đông khi ván cờ chính trị chính thức khỏi chiến
sau những bước dàn quân của nhiều phía.
Sau phán quyết của PCA, Hoa Kỳ - từ vị trí là một bên đóng vai trò
quan trọng chính thức bước vào vị trí cầm quan của một bên trên bàn cờ
với tâm thế ung dung đầy ngụ ý khi các phát ngôn vẫn điềm tĩnh ở mức
kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của PCA.
Phía bên kia, Trung Quốc - là tác nhân đặt ra thách thức buộc các bên
liên quan Biển Đông phải ngồi vào để tiếp nhận cuộc đấu đã lộ rõ tình
thế phải lựa chọn chiến lược tấn công sau những tuyên bố của nhiều quan
chức hàng đầu mang đầy “sát khí” và bộc lộ khả năng khó kiềm chế dù đã
biết trước kết quả mà PCA sẽ đưa ra. Phản ứng tiêu cực từ phía Trung
quốc không có gì lạ vì nó là đương nhiên với những gì mà Trung Quốc đã
thể hiện trước đó nhiều năm. Nhưng vấn đề là sau phán quyết của PCA,
cuộc chơi trên bàn cờ Biển Đông sẽ đi theo những kịch bản nào và khả
năng thắng bại ra sao, ảnh hưởng tới các nước nhỏ liên quan Biển Đông
thế nào trong những đánh giá các giả thuyết từ trước tới nay?
Nếu chú ý kỹ, thực ra phán quyết của PCA có vai trò như phát súng hiệu
cho cuộc cờ Mỹ-Trung nhiều hơn chứ không mấy liên quan các nước có tranh
chấp vùng biển với Trung Quốc trên Biển Đông. Người ta vội vã mừng rỡ
khi chỉ nhìn thấy phán quyết của PCA là cơ sở pháp lý có tính quốc tế để
hạn chế Trung Quốc mà quên rằng: Phán quyết này áp dụng cho qui chuẩn
quốc tế và loại trừ các thực thể là các đảo chìm, các đảo đá tôn tạo
nhân tạo trong phạm vi phán quyết. Điều đó đồng nghĩa mọi can thiệp hay
chanh chấp phải tuân thủ theo Công ước về Luật biển (UNCLOS) 1982 và bỏ
ngỏ tranh chấp phát sinh từ các thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp
theo hai ý nghĩa lựa chọn: Hoặc các bên tranh chấp phải tự dàn xếp hoặc
phải tuân thủ phương pháp qui nạp về quốc gia ven biển theo UNCLOS,
phần còn lại là quốc tế hóa. Trong khi đây mới chính là mấu chốt nảy
sinh căng thẳng và là vấn đề quyết định phạm vi tranh chấp giữa các
nước trên Biển Đông. Đặt Biển Đông lên bàn cờ trong tay các cường quốc
cấp quốc tế - cụ thể là Hoa Kỳ và Trung Quốc - chứ không mấy đề cao vai
trò các nước nhỏ đang gánh chịu áp lực trực tiếp bởi các tranh chấp do
Trung Quốc đặt ra.
Phán quyết của PCA đối với Mỹ vừa là phát pháo hiệu vừa là tấm giáp
phòng thủ vững chắc về mặt chính trị, ngoại giao. Ý nghĩa “tấn công”
không phải ở những lực lượng và khí tài hiện đại được Mỹ dồn về trong
thời gian qua mà chính là các bước đi để Mỹ đạt được mong muốn ở khu vực
hàng hải có giá trị thương mại lớn nhất thế giới này. Đồng thời đặt ý
nghĩa “phòng thủ” đối với Trung Quốc cũng không phải ở năng lực quân sự
để đối đầu với Mỹ mà là mục tiêu đạt được từ những cố gắng tranh giành
phạm vi kiểm soát Biển Đông bấy lâu nay sau phán quyết của PCA.
Xét trên khía cạnh sức mạnh quân sự, rất dễ để nhận ra Hoa Kỳ vẫn ở thế
vượt trội dù có không ít yếu điểm trước Trung Quốc đối với kịch bản xảy
ra xung đột quân sự. Xét trên khía cạnh lợi ích thì đối với Hoa Kỳ là
chỉ cần đảm bảo an toàn cho lợi ích đã có từ trước tới nay liên quan tự
do hàng hải qua Biển Đông. Trong khi đối với Trung Quốc là lợi ích sống
còn đối với mục tiêu bành trướng, mở con đương vươn ra quốc tế và nhảy
vào tranh chiếm nguồn lợi thèm muốn từ lâu nhưng chưa có được.
Với xuất phát điểm mục tiêu như vậy, không khó để kết luận rằng Mỹ-Trung
không hề mong muốn xảy ra một cuộc chiến toàn diện nếu xảy ra xung đột
quân sự ở đây, mặc dù cả hai bên đều có lợi ích lớn nếu một bên bị đánh
bại hay sụp đổ hoàn toàn. Mặt khác, Hoa Kỳ chắc chắn không cho phép
Trung Quốc độc chiếm Biển Đông để có thể gây khó khăn hoặc chọc ngoáy
vào lợi ích đã và đang có. Trung Quốc cũng không thể không giành được
chút nào khi gắn liền với yếu tố tìm con đường huyết mạch cho sự phát
triển cả hiện tại lẫn tương lai.
Sau những động thái mạnh mẽ khi tăng cường một lực lượng hùng mạnh tới
Biển Đông, thái độ ung dung của Mỹ vừa qua không có gì khác hơn là mục
đích chờ cho thông điệp của PCA lan rộng, thấm sâu hơn ngay chính trong
dư luận ở Trung Quốc. Đây mới chính là sức mạnh bẻ gãy sức phản công có
yếu tố mang tính chính trị, ngoại giao và dập tắt ngọn lửa trong những
cái đầu nóng nhưng còn chút tỉnh táo của Trung Nam Hải. Chỉ cần vài ba
tháng, những tranh cãi và thông điệp của PCA lan tỏa khắp Trung Quốc thì
việc tập trung sức mạnh cho kịch bản một cuộc xung đột mang tính quyết
định của Trung Quốc sẽ suy giảm đi rất nhiều.
Về phía Trung Quốc, dù chưa có xác nhận chính thức, nhưng luồng dư
luận về việc Tập Cận Bình đặt các đơn vị quân đội then chốt vào trạng
thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn có thể khả tín vì cơ sở của nó không
khó để nhận định như một điều đương nhiên. Trung Nam Hải thừa biết bất
lợi thế nào khi phán quyết của PCA nên đã sớm ra thông điệp không công
nhận từ lâu. Các động thái di chuyển chiến thuận đã xuất hiện đối với
các đơn vị Hải quân thuộc khu vực phía nam. Số lượng quân số các đơn vị
đồn trú tại vùng biên giới giáp ranh với Việt Nam và khu vực quần đảo
Nam Hải đều cho thấy đã tăng lên cách đây vài tháng. Tất cả đều cho
thấy Trung Nam Hải đã chuẩn bị cho những kịch bản ở nhiều cấp độ xung
đột khác nhau một khi Washington không giành cho Bắc Kinh phần “giá trị
cốt lõi” mà Trung Nam Hải mong đợi.
Về phía Việt Nam thì sao ?
Hèn nhát và bị bỏ mặc
Mặc dù là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất và dễ tổn thương nhất khi
xảy ra xung đột trên Biển Đông, nhưng sẽ khó nói tới một kịch bản tối ưu
nào cho Việt Nam sau phán quyết của PCA. Thái độ nhún nhường quá mức
của chính quyền Hà Nội trước Trung Quốc kể từ sau khi bình thường hóa
quan hệ năm 1990 gây nhiều tranh cãi đến mức bị cho là hèn và thậm chí
cả đồn đoán về một “thỏa hiệp bán nước”.
Có những thời điểm, khi Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm rất sâu vào lãnh
hải của Việt Nam, chính quyền vẫn im lặng và không có bất cứ động thái
rõ ràng nào. Một nghị quyết về Biển Đông từ tổ chức quyền lực nhất về
danh nghĩa là Quốc hội đã chỉ là lời hứa suông suốt mấy năm qua. Tổ chức
lãnh đạo cao nhất thật sự là Đảng CSVN cũng im hơi lặng tiếng trong lúc
ngư dân Việt Nam ngày càng chịu thiệt hại nhiều hơn cả về sinh mạng lẫn
vật chất bởi các hành vi xâm lược núp sau danh nghĩa hoạt động dân sự.
Ngay các lực lượng tuần duyên, kiểm ngư của Hải quân Việt Nam cũng bị
tấn công một cách trắng trợn mà không có bất kỳ hình thức tự vệ đúng
nghĩa.
Trước sức ép dư luận về việc khởi kiện Trung Quốc, chính quyền Hà Nội
cũng phớt lờ bằng một thông điệp mơ hồ là “đã chuẩn bị” nhưng không có
bất cứ động thái nào cho thấy sự chuẩn bị thật sự. Cũng không có chỉ dấu
nào từ thông điệp được phát đi từ những quan chức mà vị trí khả dĩ đủ
để xác nhận việc chuẩn bị có độ khả tín cần thiết.
Những ngày cuối tháng 5/2016 vừa qua, một hoạt động chính trị được dư
luận đặc biệt quan tâm là chuyến thăm của đương kim Tổng thống Mỹ Obama
tới Việt Nam. Lệnh dỡ bỏ hoàn toàn vũ khí sát thương và lời hứa giúp
Việt Nam hơn hai chục chiến đấu cơ F16 đấy lên một đồn đoán có thỏa
thuận bí mật nào đó về mặt quân sự Mỹ-Việt. Nhưng các diễn biến tiếp
theo lại cho thấy có vẻ như không có gì đặc biệt trong quan hệ Việt-Mỹ
khả dĩ liên quan tới vấn đề Biển Đông khi mà Việt Nam chỉ là quân cờ rất
nhỏ trong cục diện quan hệ Mỹ-Trung.
Hành động trấn áp người biểu tình vì môi trường liên quan vụ Formosa xả
độc tại miền Trung, các vụ, đánh đập, bắt giữ những người bất mãn chính
sách, lên tiếng phản đối chính quyền và mới nhất là hành động cưỡng chế
cơ sở tôn giáo tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.. cho thấy chính quyền
Hà Nôi không coi trọng các cam kết cũng như đặt nặng vấn đề nhân quyền,
tôn giáo là những điều kiện mang tính then chốt trong quan hệ với Mỹ.
Về phía Mỹ, cũng không có chuyến ghé thăm nào của quan chức quan trọng
lẫn tàu Hải quân Mỹ ghé thăm sau chuyến thăm của Obama như các thông
điệp đưa ra trước đó, mặc dù Hải quân Mỹ đã đưa một lực lượng lớn dồn về
Biển Đông trong thời gian qua.
Một vài động thái khác đáng chú ý nổi lên là ngay trước thời điểm PCA
ra phán quyết không lâu, Đài Loan bất ngờ đưa ra thông điệp từ bỏ yêu
sách “đường 10 đoạn” và Philippin, nước khởi kiện đồng thời biết có thể
thắng kiện lại ra tuyên bố “sẵn sàng đàm phán, chia sẻ lợi ích tài
nguyên ở Biển Đông với Trung Quốc” (!?).
Nếu nói thông điệp của Đài Loan là cú “thêm dầu vào lửa” đối với Trung
Quốc khi nó cho thấy Đài Loan từ bỏ yêu sách của mình nhưng mở đường
cho Mỹ có điều kiện tốt hơn để đối phó Trung Quốc. Tuyên bố của Philipin
gần như quay ngược lại tinh thần kiên quyết trước Trung Quốc mà nước
này thể hiện bấy lâu nay lại gây nhiều bất ngờ cho giới quan sát. Phải
chăng Đài Loan và Philipin - cả hai đều là đồng minh của Mỹ - đã sớm
nhận ra thông điệp nào đó ?
Về tuyên bố của Đài Loan, rất dễ nhận thấy khi PCA ra phán quyết không
công nhận “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra thì đương nhiên yêu sách
“đường 10 đoạn” của Đài Loan cũng chung số phận. Thông điệp của Đài
Loan sẽ giúp hoản đảo đang cố vùng vẫy thoát khỏi móng vuốt sát nhập với
đại lục ghi được một điểm thiện chí trong nỗ lực tìm phương án chính
trị trong tương lai. Mặt khác, đặt giả thuyết xảy ra xung đột Mỹ-Trung
thì Đài Loan khó thoát khỏi trở thành bãi chiến trường cho “một mũi tên
trúng hai mục đích” mà chắc chắn Trung Nam Hải không dễ bỏ qua mà
không tính tới. Đài Loan không ngả hẳn theo Mỹ thì nguy hại càng lớn hơn
khi khu vực tác chiến sẽ gần như phủ khắp toàn bộ Đài Loan vì hạm đội
Mỹ không được đồn trú trong hải phận của Đài Loan, buộc phải tập trung
ở vùng biển của Philipin và ngoài khơi phía sau Đài Loan.
Đặt giả thuyết trong thông điệp này có tác động phía sau từ Mỹ thì
nguyên nhân chắc chắn không ngoài lý do là Mỹ đã hết kiên nhẫn và thời
gian cho phương án Việt Nam trong ván cờ Biển Đông với Trung Quốc.
Còn tuyên bố của Philipin thì sao? Mặc dù PCA xử Philipin thắng kiện,
nhưng vấn đề giải quyết khu vực tranh chấp với Trung Quốc vẫn còn
nguyên những khó khăn khi mà Trung Quốc đã tỏ rõ quyết tâm chiếm giữ
bằng được. Ở đây, vấn đề của Philipin là giành lại cái đã mất và với
Trung Quốc là giữ bằng được cái đã chiếm được. Nếu xung đột Mỹ-Trung
không xảy ra thì việc thu hồi lại vùng bị Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn
toàn không hề dễ dàng.
Đối với Việt Nam, thông điệp của Philipin không chỉ là “rút củi đáy
nồi” mà sẽ khiến chính quyền Hà Nội vốn hèn nhát, do dự sẽ lại thêm mất
bình tĩnh khi cân nhắc có tiến hành khởi kiện Trung Quốc như Philipin
hay không.
Có thể nói: Việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế là cơ hội và
chỉ dấu duy nhất mà bây giờ chính quyền Hà Nội có thể làm để ghi dấu lên
bàn cờ Biển Đông, khi mà mọi yếu tố quyết định đã hoàn toàn phụ thuộc
bởi ý đồ dẫn dắt bởi hai siêu cường Mỹ-Trung.
Các giả thuyết, kịch bản về chính trị xã hội, vai trò Việt Nam cụ thể ra
sao xin được thảo luận cùng quý vị trong bài tiếp theo: Những kịch bản đen tối cho chính trị Việt Nam hậu phán quyết của PCA.
Thiên Điểu
(Việt Nam Thời Báo)