Đoạn Đường Chiến Binh
Pháo Binh Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù Lập Trận Hỏa Công cứu Kontum
* Lược ghi về cuộc hành quân tiếp cứu căn cứ 6:
Như đã trình bày số trước, hạ tuần tháng 3/1971, Cộng quân đã huy động 2 trung đoàn chủ lực được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn súng nặng để đánh chiếm căn cứ Hỏa lực số 6 ở Tây Bắc Kontum. Để giải tỏa áp lực địch, ngày 4 tháng 4/1971, lữ đoàn 2 Nhảy Dù với các tiểu đoàn 5,6,11 và tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù đã được lệnh tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh (bộ tư lệnh Hành quân của Sư đoàn đặt tại Tân Cảnh). Sáng ngày 4/4/1971, bộ chỉ huy lữ đoàn và toán tiền trạm đã đến Pleiku, sau đó đại tá Trần Quốc Lịch, lữ đoàn trưởng, thiếu tá Bùi Đức Lạc, tiểu đoàn trưởng 2 Pháo binh đã bay về Tân Cảnh để dự cuộc họp sơ bộ với bộ tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh. Tại cuộc họp này, thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn, đã cho lệnh lữ đoàn 2 Nhảy Dù được toàn quyền về kế hoạch hành quân. Để có đủ yếu tố về trận địa, vị lữ đoàn trưởng và tiểu đoàn trưởng Pháo binh đã bay thám sát khu vực hành quân, sau đó hai sĩ quan này đã trở lại Tân Cảnh để thuyết trình chi tiết về kế hoạch tấn công cho vị tư lệnh và bộ tham mưu Sư đoàn 22 Bộ binh.
* Kế hoạch hỏa công và đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù:
Được sự ủy nhiệm của đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù, thiếu tá Bùi Đức Lạc-tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù, tạm đảm nhiệm vai trò sĩ quan Hành quân lữ đoàn, đã trình bày kế hoạch đổ quân. Theo đó, các đơn vị lữ đoàn 2 Nhảy Dù sẽ dùng phương tiện trực thăng vận để nhảy vào vòng đai căn cứ 6. Tuy nhiên để đánh lạc hướng phán đoán của địch, một đơn vị của lữ đoàn sẽ hành quân nghi binh bằng đường bộ.
Sau khi nghe đại diện lữ đoàn 2 Nhảy Dù trình bày kế hoạch đổ quân, thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 BB, đại tá Lê Đức Đạt-tư lệnh phó và các sĩ quan trọng yếu của bộ tham mưu Sư đoàn như tham mưu trưởng, trưởng phòng 3 đều tỏ ra lo ngại và cho rằng kế hoạch của lữ đoàn 2 Nhảy Dù quá tạo báo. Vị cố vấn trưởng của Sư đoàn 22 BB cũng e ngại về kế hoạch đổ quân này. Dù vậy, đại tá Lịch-lữ đoàn trưởng, đã dùng hệ thống hotline để trình bày kế hoạch với trung tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2 để xin phương tiện.
17 giờ ngày 4 tháng 4, đại tá Lịch, trung tá Peter Kama-cố vấn trưởng và thiếu tá Lạc trở về Pleiku. Vào lúc này, các đơn vị Nhảy Dù đã hoàn tất cuộc không vận. Tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, cuộc họp bàn về kế hoạch đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã diễn ra với những thuận lợi: về không vận, lữ đoàn sẽ được sử dụng trực thăng của 4 phi đoàn: 2 phi đoàn của Không quân VNCH, 2 phi đoàn của Không lực Hoa Kỳ, trong đó tổng số trực thăng tối thiểu mà lữ đoàn 2 Nhảy Dù chắc chắn được sử dụng là 45 chiếc, 2 chiếc C.N.C, một phi đội Cobra. Trong thời gian đổ quân, Không quân sẽ oanh kích liên tục để yểm trợ.
Sáng ngày 5 tháng 4/1971, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, và một số đơn vị thống thuộc lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Pleiku di chuyển bằng quân xa đến khu vực hành quân. Riêng 2 tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ứng trực tại chỗ để chờ trực thăng vận. Sau khi điều phối xong các đơn vị, bộ chỉ huy lữ đoàn 2 Nhảy Dù lên trực thăng trực chỉ Tân Cảnh. Đến nơi, thiếu tá Lạc-tiểu đoàn trưởng Pháo binh đã liên lạc với bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn 22 Bộ binh để phối hợp sử dụng ngay 4 pháo đội 105 ly trong tầm yểm trợ các đơn vị hành quân quanh, số đạn tối thiểu mà mỗi pháo đội sẽ phải sử dụng là 1 ngàn đạn nổ mạnh, kể cả pháo đội 155 ly. Sau đó, ban tham mưu chính của lữ đoàn 2 Nhảy Dù tham dự cuộc họp hành quân tại phòng họp Hành quân của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
Thành phần tham dự cuộc họp được mở rộng với sự tham dự của ban 3 lữ đoàn, các tiểu đoàn trưởng Nhảy Dù, đại diện các đơn vị Không quân Hoa Kỳ và VNCH. Khởi đầu, các phòng tham mưu chính của Sư đoàn 22 Bộ binh trình bày về tình hình khu vực hành quân, nhất là tình hình địch đã được trưởng phòng 2 Sư đoàn phân tích cặn kẽ. Tiếp đó, đại tá Trần Quốc Lịch trình bày toàn bộ kế hoạch đổ quân và tấn công của lữ đoàn Nhảy Dù. Khi thuyết trình, nhìn nét mặt của những người có mặt trong phòng hội, đại tá Lịch cảm nhận được rằng ý định điều quân của ông không được phía Việt Nam tin tưởng cho lắm, nhưng phía Hoa Kỳ thì có vẻ đồng ý, vì họ được trung tá Peter Cama trình bày sơ lược trước đó tại phòng họp của cố vấn.
Về Pháo binh, thiếu tá Lạc đã trình bày kế hoạch hỏa yểm như sau: 7 pháo đội 105 ly và 1 pháo đội 155 ly của Pháo binh Nhảy Dù và của Sư đoàn 22 Bộ binh được điều động để yểm trợ hỏa lực. Buổi chiều ngày 5/4/1971, sẽ có những tác xạ tập trung T.O.T (time on target) không điều chỉnh và những tác xạ điều chỉnh theo quan sát viên phi cơ. Sau đó là các đợt tác xạ quấy rối kéo dài tới ngày 6/4/1971 (ngày N), giờ G (giờ khởi sự cuộc đổ quân). Vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù chỉ rõ trên bản đồ những vùng tác xạ TOT và những vùng tác xạ có điều chỉnh, đó là những mục tiêu mà ông đã ghi nhận được trong chuyến bay không thám chiều ngày 4/4/1971. Thông tin về ngày N, giờ đổ quân G, các tác xạ quấy rối vào các mục tiêu có vị trí phòng không, súng cối và chỗ đóng quân của Cộng quân sẽ được thông báo chi tiết cho các đơn vị Pháo binh bởi lệnh hỏa yểm.
* Kế hoạch hỏa công phối hợp với Không quân Hoa Kỳ:
Về kế hoạch hỏa yểm để đổ quân, sau khi trình bày bằng tiếng Việt, thiếu tá Lạc được trung tá Kama-cố vấn lữ đoàn 2 Nhảy Dù, yêu cầu trình bày bằng tiếng Anh. Đây là một yêu cầu bất ngờ đối với thiếu tá Lạc, vì ông tự xếp trình độ Anh ngữ của mình chưa cao. Nhắc lại chuyện này trong một hồi ký về đời lính, vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù đã ghi lại như sau:
Tôi giật mình vì ngoài dự tính, chân tay tôi cũng khỏe mạnh to lớn đầy đủ, nếu phải thuyết trình bằng tiếng Anh, chân tay to thêm trông nó kịch cởm lắm. Nhưng mà lính, cái gì cũng phải làm và làm đúng mức. Đây là lần thứ hai tôi phải thuyết trình bằng tiếng Anh, lần đầu vào năm 1969, lúc tôi làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 Pháo binh cho thiếu tá Huỳnh Long Phi, lần đó tôi phải thuyết trình cho vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ và tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù về kế hoạch hỏa yểm cho 1 căn cứ hỏa lực tại Tây Ninh khi bị tấn công: Cùng một lúc pháo binh bắn, Không quân oanh tạc, không pháo (Cobra) bắn, trực thăng tản thương. Nhưng lần đó là lần có chuẩn bị, còn bây giờ tuy thuộc bài nhưng tiếng Anh vay mượn thật khổ sở vô cùng. Đại ý tôi phải dùng ngôn ngữ quốc tế nói như thế này: Ngày N giờ G cánh quân Nhảy Dù sẽ đáp xuống bải đáp L.Z (Landing Zone) vì bãi đáp là vị trí phòng không của địch, nên ngay từ chiều nay tôi sẽ phải bay để điều chỉnh bắn từng khẩu lên vị trí này và suốt đêm nay trung bình cứ 5 phút có 1 trái đạn nổ trên LZ đến sáng ngày mai số lượng đạn bắn sẽ nhiều hơn, và chiều nay sẽ có những tác xạ T.0.T xuống các vùng tập trung quân và súng cối của địch. Chúng tôi dự trù bắn vào 7 mục tiêu dự trù tiêu thụ 700 đạn 105 và 40 đạn 155. Từ giờ G-35 (trước giờ đổ quân 35 phút) cho đến G-25, trong thời gian này, Không quân oanh tạc các vị trí phòng không của địch ở 4 mục tiêu. Từ G-25 đến G-10, Pháo binh dã chiến tác xạ vào các LZ (bãi đáp) và các vị trí phòng không; mỗi pháo đội tiêu thụ 100 đạn, các pháo đội sẽ chấm dứt bằng đạn khói lúc G-10. Để đánh lừa địch khi lữ đoàn Nhảy Dù đang đổ quân, đối phương vẫn tin tưởng rằng Cobra tiếp tục đánh, từ G-7 trở đi, pháo binh Nhảy Dù thực sự thi hành kế hoạch hỏa yểm để đổ quân. (Ngôn ngữ quân sự gọi là kế hoạch GAP: Ground air preparation). Đúng G-0, đạn khói nổ, phi đội Cobra vào đánh để địch cứ yên trí rằng sau Cobra đánh, pháo binh tiếp tục bắn nữa. Khi người lính Nhảy Dù đầu tiên đặt chân xuốn bãi đáp, Không quân tiếp tục oanh tạc theo hướng Đông Tây, tại các mục tiêu súng cối và vùng tập trung của địch cho đến khi đổ quân xong. Sau đó pháo binh chuyển tác xạ đến các vị trí súng cối của địch.
Tôi vừa chấm dứt cuộc thao diễn võ nghệ và dĩ nhiên chấm dứt bằng một câu thòng any question " Cả chục cánh tay giơ lên, Không quân Việt Nam cho rằng đổ quân như vậy rất nguy hiểm vì chưa chắc Pháo binh đã chấm dứt đúng giờ G-0. Đại tá Griffin, chỉ huy các phi đoàn trực thăng tại vùng 2 cũng hoài nghi và hỏi:
- Kế hoạch hay, nhưng anh có chắc chúng ta phối hợp được như vậy hay không "
- Thưa đại tá, thưa quý vị. Tôi nhìn lên áo đại tá có mang huy hiệu đầu ngựa đen, huy hiệu của Sư đoàn 1 Không kỵ, cho nên nảy giờ tôi tin tưởng chúng ta phối hợp được, vì chúng tôi đã phối hợp hành quân với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ thời gian dài 2 năm trung bình 1 ngày, chúng tôi đã thi hành 6 lần kế hoạch GAP. Đại tá đã từng ở ở Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ nên chúng tôi đề nghị trực thăng của Hoa Kỳ sẽ đổ quân đúng giờ G-0.
Đại tá Griffin trả lời: Tôi đồng ý và sẵn sàng, nhưng tôi rất ngạc nhiên tại đây chưa ai áp dụng kế hoạch GAP. Các anh áp dụng nên tôi lo sợ, nếu chúng ta không phối hợp chặt chẽ sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhưng bây giờ nghe anh nói đã hành quân chung với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ nên tôi yên tâm. Tôi tin chúng ta sẽ làm được kế hoạch GAP dễ dàng. Trực thăng Hoa Kỳ đổ quân trước và tiếp theo là trực thăng Việt Nam. Tôi muốn đại tá lữ đoàn trưởng và anh sẽ bay với tôi.
- Cám ơn đại tá. Chúng tôi sẽ làm như vậy. Xin đại tá có mặt tại bộ chỉ huy Hành quân của chúng tôi tại Dak Mollop đúng G-60, để chúng tôi bắt đầu bay.
Bàn ra tán vào (0)
Pháo Binh Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù Lập Trận Hỏa Công cứu Kontum
Như đã trình bày số trước, hạ tuần tháng 3/1971, Cộng quân đã huy động 2 trung đoàn chủ lực được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn súng nặng để đánh chiếm căn cứ Hỏa lực số 6 ở Tây Bắc Kontum. Để giải tỏa áp lực địch, ngày 4 tháng 4/1971, lữ đoàn 2 Nhảy Dù với các tiểu đoàn 5,6,11 và tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù đã được lệnh tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh (bộ tư lệnh Hành quân của Sư đoàn đặt tại Tân Cảnh). Sáng ngày 4/4/1971, bộ chỉ huy lữ đoàn và toán tiền trạm đã đến Pleiku, sau đó đại tá Trần Quốc Lịch, lữ đoàn trưởng, thiếu tá Bùi Đức Lạc, tiểu đoàn trưởng 2 Pháo binh đã bay về Tân Cảnh để dự cuộc họp sơ bộ với bộ tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh. Tại cuộc họp này, thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn, đã cho lệnh lữ đoàn 2 Nhảy Dù được toàn quyền về kế hoạch hành quân. Để có đủ yếu tố về trận địa, vị lữ đoàn trưởng và tiểu đoàn trưởng Pháo binh đã bay thám sát khu vực hành quân, sau đó hai sĩ quan này đã trở lại Tân Cảnh để thuyết trình chi tiết về kế hoạch tấn công cho vị tư lệnh và bộ tham mưu Sư đoàn 22 Bộ binh.
* Kế hoạch hỏa công và đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù:
Được sự ủy nhiệm của đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù, thiếu tá Bùi Đức Lạc-tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù, tạm đảm nhiệm vai trò sĩ quan Hành quân lữ đoàn, đã trình bày kế hoạch đổ quân. Theo đó, các đơn vị lữ đoàn 2 Nhảy Dù sẽ dùng phương tiện trực thăng vận để nhảy vào vòng đai căn cứ 6. Tuy nhiên để đánh lạc hướng phán đoán của địch, một đơn vị của lữ đoàn sẽ hành quân nghi binh bằng đường bộ.
Sau khi nghe đại diện lữ đoàn 2 Nhảy Dù trình bày kế hoạch đổ quân, thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 BB, đại tá Lê Đức Đạt-tư lệnh phó và các sĩ quan trọng yếu của bộ tham mưu Sư đoàn như tham mưu trưởng, trưởng phòng 3 đều tỏ ra lo ngại và cho rằng kế hoạch của lữ đoàn 2 Nhảy Dù quá tạo báo. Vị cố vấn trưởng của Sư đoàn 22 BB cũng e ngại về kế hoạch đổ quân này. Dù vậy, đại tá Lịch-lữ đoàn trưởng, đã dùng hệ thống hotline để trình bày kế hoạch với trung tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2 để xin phương tiện.
17 giờ ngày 4 tháng 4, đại tá Lịch, trung tá Peter Kama-cố vấn trưởng và thiếu tá Lạc trở về Pleiku. Vào lúc này, các đơn vị Nhảy Dù đã hoàn tất cuộc không vận. Tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, cuộc họp bàn về kế hoạch đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã diễn ra với những thuận lợi: về không vận, lữ đoàn sẽ được sử dụng trực thăng của 4 phi đoàn: 2 phi đoàn của Không quân VNCH, 2 phi đoàn của Không lực Hoa Kỳ, trong đó tổng số trực thăng tối thiểu mà lữ đoàn 2 Nhảy Dù chắc chắn được sử dụng là 45 chiếc, 2 chiếc C.N.C, một phi đội Cobra. Trong thời gian đổ quân, Không quân sẽ oanh kích liên tục để yểm trợ.
Sáng ngày 5 tháng 4/1971, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, và một số đơn vị thống thuộc lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ Pleiku di chuyển bằng quân xa đến khu vực hành quân. Riêng 2 tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ứng trực tại chỗ để chờ trực thăng vận. Sau khi điều phối xong các đơn vị, bộ chỉ huy lữ đoàn 2 Nhảy Dù lên trực thăng trực chỉ Tân Cảnh. Đến nơi, thiếu tá Lạc-tiểu đoàn trưởng Pháo binh đã liên lạc với bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn 22 Bộ binh để phối hợp sử dụng ngay 4 pháo đội 105 ly trong tầm yểm trợ các đơn vị hành quân quanh, số đạn tối thiểu mà mỗi pháo đội sẽ phải sử dụng là 1 ngàn đạn nổ mạnh, kể cả pháo đội 155 ly. Sau đó, ban tham mưu chính của lữ đoàn 2 Nhảy Dù tham dự cuộc họp hành quân tại phòng họp Hành quân của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB.
Thành phần tham dự cuộc họp được mở rộng với sự tham dự của ban 3 lữ đoàn, các tiểu đoàn trưởng Nhảy Dù, đại diện các đơn vị Không quân Hoa Kỳ và VNCH. Khởi đầu, các phòng tham mưu chính của Sư đoàn 22 Bộ binh trình bày về tình hình khu vực hành quân, nhất là tình hình địch đã được trưởng phòng 2 Sư đoàn phân tích cặn kẽ. Tiếp đó, đại tá Trần Quốc Lịch trình bày toàn bộ kế hoạch đổ quân và tấn công của lữ đoàn Nhảy Dù. Khi thuyết trình, nhìn nét mặt của những người có mặt trong phòng hội, đại tá Lịch cảm nhận được rằng ý định điều quân của ông không được phía Việt Nam tin tưởng cho lắm, nhưng phía Hoa Kỳ thì có vẻ đồng ý, vì họ được trung tá Peter Cama trình bày sơ lược trước đó tại phòng họp của cố vấn.
Về Pháo binh, thiếu tá Lạc đã trình bày kế hoạch hỏa yểm như sau: 7 pháo đội 105 ly và 1 pháo đội 155 ly của Pháo binh Nhảy Dù và của Sư đoàn 22 Bộ binh được điều động để yểm trợ hỏa lực. Buổi chiều ngày 5/4/1971, sẽ có những tác xạ tập trung T.O.T (time on target) không điều chỉnh và những tác xạ điều chỉnh theo quan sát viên phi cơ. Sau đó là các đợt tác xạ quấy rối kéo dài tới ngày 6/4/1971 (ngày N), giờ G (giờ khởi sự cuộc đổ quân). Vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù chỉ rõ trên bản đồ những vùng tác xạ TOT và những vùng tác xạ có điều chỉnh, đó là những mục tiêu mà ông đã ghi nhận được trong chuyến bay không thám chiều ngày 4/4/1971. Thông tin về ngày N, giờ đổ quân G, các tác xạ quấy rối vào các mục tiêu có vị trí phòng không, súng cối và chỗ đóng quân của Cộng quân sẽ được thông báo chi tiết cho các đơn vị Pháo binh bởi lệnh hỏa yểm.
* Kế hoạch hỏa công phối hợp với Không quân Hoa Kỳ:
Về kế hoạch hỏa yểm để đổ quân, sau khi trình bày bằng tiếng Việt, thiếu tá Lạc được trung tá Kama-cố vấn lữ đoàn 2 Nhảy Dù, yêu cầu trình bày bằng tiếng Anh. Đây là một yêu cầu bất ngờ đối với thiếu tá Lạc, vì ông tự xếp trình độ Anh ngữ của mình chưa cao. Nhắc lại chuyện này trong một hồi ký về đời lính, vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù đã ghi lại như sau:
Tôi giật mình vì ngoài dự tính, chân tay tôi cũng khỏe mạnh to lớn đầy đủ, nếu phải thuyết trình bằng tiếng Anh, chân tay to thêm trông nó kịch cởm lắm. Nhưng mà lính, cái gì cũng phải làm và làm đúng mức. Đây là lần thứ hai tôi phải thuyết trình bằng tiếng Anh, lần đầu vào năm 1969, lúc tôi làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 Pháo binh cho thiếu tá Huỳnh Long Phi, lần đó tôi phải thuyết trình cho vị tư lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ và tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù về kế hoạch hỏa yểm cho 1 căn cứ hỏa lực tại Tây Ninh khi bị tấn công: Cùng một lúc pháo binh bắn, Không quân oanh tạc, không pháo (Cobra) bắn, trực thăng tản thương. Nhưng lần đó là lần có chuẩn bị, còn bây giờ tuy thuộc bài nhưng tiếng Anh vay mượn thật khổ sở vô cùng. Đại ý tôi phải dùng ngôn ngữ quốc tế nói như thế này: Ngày N giờ G cánh quân Nhảy Dù sẽ đáp xuống bải đáp L.Z (Landing Zone) vì bãi đáp là vị trí phòng không của địch, nên ngay từ chiều nay tôi sẽ phải bay để điều chỉnh bắn từng khẩu lên vị trí này và suốt đêm nay trung bình cứ 5 phút có 1 trái đạn nổ trên LZ đến sáng ngày mai số lượng đạn bắn sẽ nhiều hơn, và chiều nay sẽ có những tác xạ T.0.T xuống các vùng tập trung quân và súng cối của địch. Chúng tôi dự trù bắn vào 7 mục tiêu dự trù tiêu thụ 700 đạn 105 và 40 đạn 155. Từ giờ G-35 (trước giờ đổ quân 35 phút) cho đến G-25, trong thời gian này, Không quân oanh tạc các vị trí phòng không của địch ở 4 mục tiêu. Từ G-25 đến G-10, Pháo binh dã chiến tác xạ vào các LZ (bãi đáp) và các vị trí phòng không; mỗi pháo đội tiêu thụ 100 đạn, các pháo đội sẽ chấm dứt bằng đạn khói lúc G-10. Để đánh lừa địch khi lữ đoàn Nhảy Dù đang đổ quân, đối phương vẫn tin tưởng rằng Cobra tiếp tục đánh, từ G-7 trở đi, pháo binh Nhảy Dù thực sự thi hành kế hoạch hỏa yểm để đổ quân. (Ngôn ngữ quân sự gọi là kế hoạch GAP: Ground air preparation). Đúng G-0, đạn khói nổ, phi đội Cobra vào đánh để địch cứ yên trí rằng sau Cobra đánh, pháo binh tiếp tục bắn nữa. Khi người lính Nhảy Dù đầu tiên đặt chân xuốn bãi đáp, Không quân tiếp tục oanh tạc theo hướng Đông Tây, tại các mục tiêu súng cối và vùng tập trung của địch cho đến khi đổ quân xong. Sau đó pháo binh chuyển tác xạ đến các vị trí súng cối của địch.
Tôi vừa chấm dứt cuộc thao diễn võ nghệ và dĩ nhiên chấm dứt bằng một câu thòng any question " Cả chục cánh tay giơ lên, Không quân Việt Nam cho rằng đổ quân như vậy rất nguy hiểm vì chưa chắc Pháo binh đã chấm dứt đúng giờ G-0. Đại tá Griffin, chỉ huy các phi đoàn trực thăng tại vùng 2 cũng hoài nghi và hỏi:
- Kế hoạch hay, nhưng anh có chắc chúng ta phối hợp được như vậy hay không "
- Thưa đại tá, thưa quý vị. Tôi nhìn lên áo đại tá có mang huy hiệu đầu ngựa đen, huy hiệu của Sư đoàn 1 Không kỵ, cho nên nảy giờ tôi tin tưởng chúng ta phối hợp được, vì chúng tôi đã phối hợp hành quân với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ thời gian dài 2 năm trung bình 1 ngày, chúng tôi đã thi hành 6 lần kế hoạch GAP. Đại tá đã từng ở ở Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ nên chúng tôi đề nghị trực thăng của Hoa Kỳ sẽ đổ quân đúng giờ G-0.
Đại tá Griffin trả lời: Tôi đồng ý và sẵn sàng, nhưng tôi rất ngạc nhiên tại đây chưa ai áp dụng kế hoạch GAP. Các anh áp dụng nên tôi lo sợ, nếu chúng ta không phối hợp chặt chẽ sẽ vô cùng nguy hiểm. Nhưng bây giờ nghe anh nói đã hành quân chung với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ nên tôi yên tâm. Tôi tin chúng ta sẽ làm được kế hoạch GAP dễ dàng. Trực thăng Hoa Kỳ đổ quân trước và tiếp theo là trực thăng Việt Nam. Tôi muốn đại tá lữ đoàn trưởng và anh sẽ bay với tôi.
- Cám ơn đại tá. Chúng tôi sẽ làm như vậy. Xin đại tá có mặt tại bộ chỉ huy Hành quân của chúng tôi tại Dak Mollop đúng G-60, để chúng tôi bắt đầu bay.