Đoạn Đường Chiến Binh
Pháo binh Sư đoàn 22 bộ binh trận địa ở Kontum-Bình Định
* Lược ghi về vùng hoạt động của Pháo binh Sư đoàn 22 BB:
Quân đoàn 2 có 2 đại đơn vị Bộ binh, đó là là Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23.
Theo sự phối trí của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 22 BB chịu trách
nhiệm 5 tỉnh phía Bắc của Quân khu là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn,
Pleiku, Kontum; Sư đoàn 23 Bộ binh trách nhiệm 7 tỉnh: Darlac, Tuyên Đức
(tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt), Quảng Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực CQ
luôn đè nặng tại khu vực phía Tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku,
Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên
Cao nguyên. Về Pháo binh, ngoài các đơn vị Pháo binh trực thuộc bộ Chỉ
huy Pháo binh Quân đoàn, tại mỗi Sư đoàn Bộ binh đều có 1 tiểu đoàn Pháo
binh 155 ly, 3 đến 4 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly (số đơn vị Pháo binh
cấp tiểu đoàn ứng với số trung đoàn Bộ binh trực thuộc Sư đoàn).
* Trận địa pháo ở Bắc Bình Định:
Trước khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ tại Bắc Kontum vào tháng
4/1972, ngay từ đầu tháng 3/1972, lực lượng Pháo binh của Sư đoàn 22 Bộ
Binh đã được phối trí tại nhiều căn cứ hỏa lực tại Bình Định, Kontum để
yểm trợ hỏa lực cho 4 trung đoàn: 40, 41, 42 và 47 Bộ binh trong các
cuộc hành quân. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB lúc bấy giờ là đại tá Lê Đức
Đạt, nguyên là tư lệnh phó Sư đoàn này. Nhận quyền chỉ huy Sư đoàn vào
đầu tháng 3/1972 (thay thiếu tướng Lê Ngọc Triễn được cử giữ chức tham
mưu phó Hành quân bộ Tổng tham mưu), đại tá Lê Đức Đạt đã gặp khó khăn
từ phía Cố vấn Quân đoàn 2 về yểm trợ không pháo, trong khi đó tình hình
chiến sự ngày càng sôi động. Dựa vào lực lượng cơ hữu làm nỗ lực chính,
vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh đặt tin tưởng và kỳ vọng ở cường lực
Pháo binh của Sư đoàn trong kế hoạch hỏa yểm mà cho các đơn vị Bộ binh.
Trở lại chiến trường trong vùng trách nhiệm của Sư
đoàn 22 Bộ binh, tại Bình Định, áp lực CQ đè nặng vào 3 quận Hoài Ân,
Hoài Nhơn, Tam Quan, 2 tiểu đoàn Pháo binh được bộ chỉ huy Pháo binh Sư
đoàn 22 đã điều động yểm trợ cho trung đoàn 40 BB và trung đoàn 41 bảo
vệ khu vực này. Giữa tháng 4/1972, sư đoàn 3 Sao Vàng CQ từ mật khu An
Lão tung quân cắt đứt Quốc lộ 1 tại đèo Bồng Sơn và tấn công một số vị
trí thuộc 3 chi khu Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan.
Trong tình hình nguy kịch, đại tá Trần Hiếu Đức-trung đoàn trưởng trung
đoàn 40 kiêm tư lệnh chiến trường Bắc Bình Định đã trình với đại tá Lê
Đức Đạt và trung tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2, xin Không lực Hoa Kỳ
yểm trợ một số phi tuần chiến lược và chiến thuật để phối hợp với hỏa
lực Pháo binh Sư đoàn 22 BB ngăn chận các đợt tấn công của CQ. Nhưng như
đã trình bày trong loạt bài viết về Sư đoàn 22 BB, cố vấn Quân đoàn 2
lúc bấy giờ là ông Paul Vann đã gây khó khăn cho đại tá Đạt và đại tá
Đức, do đó hỏa lực yểm trợ hoàn toàn trông cậy vào các pháo đội 105 và
155 ly của Pháo binh Sư đoàn 22 BB. Khi áp lực CQ quá nặng, hai trung
đoàn 40 và 41 buộc phải triệt thoái khỏi hai căn cứ quan trọng là Bồng
Sơn và Gò Loi. Trước khi rút khỏi hai căn cứ này, các pháo đội Pháo binh
đã thực hiện nhiều đợt hỏa tập vào một số vị trí được ghi nhận là Cộng
quân tập trung, để làm giảm áp lực của đối phương, tạo thuận lợi cho đơn
vị bộ chiến trên đường di quân.
* Trận chiến bi tráng của pháo thủ Sư đoàn 22 Bộ binh tại Tân Cảnh, tháng 4/1972:
Tại Bắc Kontum, hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 22 BB cũng được tập trung
để yểm trợ cho trung đoàn 47 tại căn cứ Dakto 2 và trung đoàn 42 tại Tân
Cảnh. Cùng với hỏa lực Pháo binh của Sư đoàn 22 BB, bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2 cũng đã ra lệnh tái phối trí vài thành phần Pháo binh thống thuộc
bộ Chỉ huy Pháo binh Quân đoàn 2 về lập cụm hỏa lực ở Diên Bình (cách
Dakto khoảng 6km về hướng Đông Nam nằm trên Quốc lộ 1).
Theo pmột số sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tư lệnh Quân đoàn trong bài viết
cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, thì hệ thống phòng thủ và yểm trợ
hỏa lực của Sư đoàn 22 BB tại Tân Cảnh-Dakto đã bị nguy hiểm từ khi mặt
Bắc và Đông đã bị để trống. Những căn cứ hỏa lực trong vùng đồi chiến
lược ở phía Tây Dakto do lữ đoàn 2 Nhảy Dù và BĐQ án ngữ với hỏa lực yểm
trợ của Pháo binh Nhảy Dù và Pháo binh Quân đoàn 2 được ghi nhận là rất
vững vàng nhưng do đặt quá xa về hướng Tây Nam nên chỉ có thể yểm trợ
hữu hiệu cho thị xã Kontum hơn là Dakto-Tân Cảnh.
Hai tuần liền, pháo chiến đã diễn ra giữa các đơn vị Pháo binh Sư đoàn
22 và Pháo binh CQ thuộc B3 (lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên). Từ
những vị trí thuận lợi về địa hình, pháo CQ đã tác xạ phủ đầu lên toàn
vùng Dakto-Tân Cảnh ở mức độ ác liệt, trung bình hàng ngàn trái mỗi
ngày. Các trận địa pháo này khá chính xác, được tiền sát viên pháo binh
CQ hướng dẫn điều chỉnh từ các cao điểm ở hướng Bắc và Đông Tân Cảnh,
với đủ loại đạn từ súng cối 82 ly đến sơn pháo 130 ly. Dù bị áp lực nặng
của pháo binh CQ, các pháo đội 22 BB vẫn bình tỉnh phản pháo để hạn chế
cường lực của pháo binh đối phương.
Sáng ngày 23 tháng 4/1972, CQ mở một trận địa pháo khốc liệt vào Tân
Cảnh-bản doanh của bộ Tư lệnh hành quân Sư đoàn 22 BB. Căn cứ này do
trung đoàn 42 phòng thủ với hỏa lực yểm trợ của hai pháo đội 105 và 155
ly Pháo binh Sư đoàn 22 BB. Tiếp đó, CQ đã sử dụng hỏa tiễn AT-3 ở mức
độ lớn để làm tê liệt các công sự phòng ngự trong căn cứ. Buổi chiều,
theo lệnh của đại tá Lê Đức Đạt, các pháo đội Pháo binh Sư đoàn 22 mở
một cuộc phản pháo vào các vị trí tình nghi là có các ổ súng đại bác của
CQ đặt, hai pháo đội 105 và 155 tác xạ tập trung vào mục tiêu cùng thời
điểm (phương pháp TOT: Target-on-time).
Phối hợp với hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 22 BB, toán cố vấn Hoa Kỳ đã
hướng dẫn các phi vụ không trợ chiến thuật vào mục tiêu CQ, nhưng vì
thời tiết quá xấu và hệ thống phòng không của CQ quá dày dặc nên các
hoạt động không yểm rất khó khăn. Trong những giờ còn lại, hỏa lực chống
trả CQ trông cậy vào hai pháo đội 105 và 155 ly. 2 giờ sáng ngày 24
tháng 4/1975, 15 chiến xa Cộng quân bao vây căn cứ, đến sáng địch quân
tấn công cường tập vào Tân Cảnh, một số pháo thủ và binh sĩ trú phòng bị
tử thương. 10 giờ sáng cùng ngày, căn cứ bị tràn ngập, đại tá Lê Đức
Đạt-quyền tư lệnh Sư đoàn 22 tự sát. Trước đó, vào 2 giờ sáng, đại tá
Đạt đã từ chối lên trực thăng tiếp cứu của Hoa Kỳ, ông ra lệnh cho tất
cả sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách ra ngoài trước khi trời sáng, còn
vị tư lệnh chiến trường vĩnh viễn ở lại Tân Cảnh cùng với những người
lính binh nhì, hạ sĩ, trung sĩ, sĩ quan cấp úy rất trẻ, trong đó có cả
anh em pháo thủ.
* Trận địa pháo cuối ở Dakto 2:
Vào cùng thời gian mở cuộc tấn công vào Tân Cảnh, Cộng quân cũng đã áp
lực nặng lên phòng tuyến Dakto 2 cách Tân Cảnh vài cây số về hướng Tây,
phòng tuyến này do trung đoàn 47 BB và 1 thành phần Pháo binh Sư đoàn
22, 1 chi đội chiến xa phối hợp phòng ngự. Khoảng 10 giờ đêm, một đơn vị
Địa phương quân phòng thủ chi khu Dakto-cách Tân Cảnh 2 km về hướng
Bắc, quan sát thấy đèn của 11 chiến xa CQ đang di chuyển về hướng Chi
khu. Một phi tuần Pháo đài Hỏa long Không kích Specter 130 được điều
động vào vùng, phi hành đoàn đếm được tất cả 18 chiến xa địch, trong đó
có 11 chiếc dàn đội hình hàng dọc di chuyển gần nhau. Đợt oanh tạc của
phi tuần này chỉ ngăn chận được đối phương với kết quả nhỏ.
Đến nửa đêm, báo cáo của toán tiền đồn chi khu Dakto cho biết đoàn chiến
xa của CQ đang di chuyển về hướng Nam về Tân Cảnh. Trong tình hình nguy
biến, các pháo đội Pháo binh Sư đoàn 22 tại Dakto 2 cố mở một trận pháo
tập, các khẩu đội đã tác xạ dữ dội dọc theo lộ trình di chuyển của đoàn
chiến xa CQ, nhưng vẫn không cản được cuộc tiến quân của đối phương.
Cũng trong thời gian này, Pháo binh CQ đã phản pháo nhưng không hữu
hiệu.
Không còn hy vọng để cố thủ căn cứ Dakto 2, bộ chỉ huy trung đoàn 47 BB
và các đơn vị trú phòng, trong đó có các pháo đội Pháo binh, tất cả đã
phải rời căn cứ theo từng toán nhỏ. Trước khi triệt thoái, các pháo thủ
đã hủy sự khả dụng của các khẩu pháo. Tiếp đến, ngày 25/4/1972, trung
tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2 đã quyết định di tản căn cứ hỏa lực 5
và 6 bởi vì các vị trí này không thể bảo vệ. Với cụm căn cứ hỏa lực
phòng ngự cuối cùng đã bị rút bỏ, toàn khu vực hướng Tây sông Poko đã bị
bỏ trống, thị xã Cộng quân trở thành mục tiêu pháo của các đơn vị đại
pháo CQ.
Dù bị tổn thất nặng tại chiến trường Dakto-Tân Cảnh với 30 khẩu pháo 105
và 155 ly bỏ lại trận địa trong điều kiện bất khả kháng khi phải mở
đường máu triệt thoái khỏi căn cứ hỏa lực, nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn, các tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn đã được tái chỉnh trang, và với
hào khí của binh chủng Pháo binh, những khẩu đội Pháo binh 105, 155 ly
lại ngẩng cao nòng súng ngước chào chiến trận để yểm trợ hỏa lực cho các
đơn vị thuộc Sư đoàn 22 BB nỗ lực tổng phản công tái chiếm 3 quận Bắc
Bình Định trong mùa thu 1972.
https://vietbao.com/a76339/phao-binh-su-doan-22-bo-binh-tran-dia-o-kontum-binh-dinh
Bàn ra tán vào (0)
Pháo binh Sư đoàn 22 bộ binh trận địa ở Kontum-Bình Định
* Lược ghi về vùng hoạt động của Pháo binh Sư đoàn 22 BB:
Quân đoàn 2 có 2 đại đơn vị Bộ binh, đó là là Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23.
Theo sự phối trí của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 22 BB chịu trách
nhiệm 5 tỉnh phía Bắc của Quân khu là Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn,
Pleiku, Kontum; Sư đoàn 23 Bộ binh trách nhiệm 7 tỉnh: Darlac, Tuyên Đức
(tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt), Quảng Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Trong suốt 10 năm dài, từ 1965 đến 1975, áp lực CQ
luôn đè nặng tại khu vực phía Tây các tỉnh Quảng Đức, Darlac, Pleiku,
Kontum và một số khu vực thuộc hai tỉnh duyên hải Bình Định và Phú Yên
Cao nguyên. Về Pháo binh, ngoài các đơn vị Pháo binh trực thuộc bộ Chỉ
huy Pháo binh Quân đoàn, tại mỗi Sư đoàn Bộ binh đều có 1 tiểu đoàn Pháo
binh 155 ly, 3 đến 4 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly (số đơn vị Pháo binh
cấp tiểu đoàn ứng với số trung đoàn Bộ binh trực thuộc Sư đoàn).
* Trận địa pháo ở Bắc Bình Định:
Trước khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ tại Bắc Kontum vào tháng
4/1972, ngay từ đầu tháng 3/1972, lực lượng Pháo binh của Sư đoàn 22 Bộ
Binh đã được phối trí tại nhiều căn cứ hỏa lực tại Bình Định, Kontum để
yểm trợ hỏa lực cho 4 trung đoàn: 40, 41, 42 và 47 Bộ binh trong các
cuộc hành quân. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB lúc bấy giờ là đại tá Lê Đức
Đạt, nguyên là tư lệnh phó Sư đoàn này. Nhận quyền chỉ huy Sư đoàn vào
đầu tháng 3/1972 (thay thiếu tướng Lê Ngọc Triễn được cử giữ chức tham
mưu phó Hành quân bộ Tổng tham mưu), đại tá Lê Đức Đạt đã gặp khó khăn
từ phía Cố vấn Quân đoàn 2 về yểm trợ không pháo, trong khi đó tình hình
chiến sự ngày càng sôi động. Dựa vào lực lượng cơ hữu làm nỗ lực chính,
vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh đặt tin tưởng và kỳ vọng ở cường lực
Pháo binh của Sư đoàn trong kế hoạch hỏa yểm mà cho các đơn vị Bộ binh.
Trở lại chiến trường trong vùng trách nhiệm của Sư
đoàn 22 Bộ binh, tại Bình Định, áp lực CQ đè nặng vào 3 quận Hoài Ân,
Hoài Nhơn, Tam Quan, 2 tiểu đoàn Pháo binh được bộ chỉ huy Pháo binh Sư
đoàn 22 đã điều động yểm trợ cho trung đoàn 40 BB và trung đoàn 41 bảo
vệ khu vực này. Giữa tháng 4/1972, sư đoàn 3 Sao Vàng CQ từ mật khu An
Lão tung quân cắt đứt Quốc lộ 1 tại đèo Bồng Sơn và tấn công một số vị
trí thuộc 3 chi khu Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan.
Trong tình hình nguy kịch, đại tá Trần Hiếu Đức-trung đoàn trưởng trung
đoàn 40 kiêm tư lệnh chiến trường Bắc Bình Định đã trình với đại tá Lê
Đức Đạt và trung tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2, xin Không lực Hoa Kỳ
yểm trợ một số phi tuần chiến lược và chiến thuật để phối hợp với hỏa
lực Pháo binh Sư đoàn 22 BB ngăn chận các đợt tấn công của CQ. Nhưng như
đã trình bày trong loạt bài viết về Sư đoàn 22 BB, cố vấn Quân đoàn 2
lúc bấy giờ là ông Paul Vann đã gây khó khăn cho đại tá Đạt và đại tá
Đức, do đó hỏa lực yểm trợ hoàn toàn trông cậy vào các pháo đội 105 và
155 ly của Pháo binh Sư đoàn 22 BB. Khi áp lực CQ quá nặng, hai trung
đoàn 40 và 41 buộc phải triệt thoái khỏi hai căn cứ quan trọng là Bồng
Sơn và Gò Loi. Trước khi rút khỏi hai căn cứ này, các pháo đội Pháo binh
đã thực hiện nhiều đợt hỏa tập vào một số vị trí được ghi nhận là Cộng
quân tập trung, để làm giảm áp lực của đối phương, tạo thuận lợi cho đơn
vị bộ chiến trên đường di quân.
* Trận chiến bi tráng của pháo thủ Sư đoàn 22 Bộ binh tại Tân Cảnh, tháng 4/1972:
Tại Bắc Kontum, hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 22 BB cũng được tập trung
để yểm trợ cho trung đoàn 47 tại căn cứ Dakto 2 và trung đoàn 42 tại Tân
Cảnh. Cùng với hỏa lực Pháo binh của Sư đoàn 22 BB, bộ Tư lệnh Quân
đoàn 2 cũng đã ra lệnh tái phối trí vài thành phần Pháo binh thống thuộc
bộ Chỉ huy Pháo binh Quân đoàn 2 về lập cụm hỏa lực ở Diên Bình (cách
Dakto khoảng 6km về hướng Đông Nam nằm trên Quốc lộ 1).
Theo pmột số sĩ quan cao cấp thuộc bộ Tư lệnh Quân đoàn trong bài viết
cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, thì hệ thống phòng thủ và yểm trợ
hỏa lực của Sư đoàn 22 BB tại Tân Cảnh-Dakto đã bị nguy hiểm từ khi mặt
Bắc và Đông đã bị để trống. Những căn cứ hỏa lực trong vùng đồi chiến
lược ở phía Tây Dakto do lữ đoàn 2 Nhảy Dù và BĐQ án ngữ với hỏa lực yểm
trợ của Pháo binh Nhảy Dù và Pháo binh Quân đoàn 2 được ghi nhận là rất
vững vàng nhưng do đặt quá xa về hướng Tây Nam nên chỉ có thể yểm trợ
hữu hiệu cho thị xã Kontum hơn là Dakto-Tân Cảnh.
Hai tuần liền, pháo chiến đã diễn ra giữa các đơn vị Pháo binh Sư đoàn
22 và Pháo binh CQ thuộc B3 (lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên). Từ
những vị trí thuận lợi về địa hình, pháo CQ đã tác xạ phủ đầu lên toàn
vùng Dakto-Tân Cảnh ở mức độ ác liệt, trung bình hàng ngàn trái mỗi
ngày. Các trận địa pháo này khá chính xác, được tiền sát viên pháo binh
CQ hướng dẫn điều chỉnh từ các cao điểm ở hướng Bắc và Đông Tân Cảnh,
với đủ loại đạn từ súng cối 82 ly đến sơn pháo 130 ly. Dù bị áp lực nặng
của pháo binh CQ, các pháo đội 22 BB vẫn bình tỉnh phản pháo để hạn chế
cường lực của pháo binh đối phương.
Sáng ngày 23 tháng 4/1972, CQ mở một trận địa pháo khốc liệt vào Tân
Cảnh-bản doanh của bộ Tư lệnh hành quân Sư đoàn 22 BB. Căn cứ này do
trung đoàn 42 phòng thủ với hỏa lực yểm trợ của hai pháo đội 105 và 155
ly Pháo binh Sư đoàn 22 BB. Tiếp đó, CQ đã sử dụng hỏa tiễn AT-3 ở mức
độ lớn để làm tê liệt các công sự phòng ngự trong căn cứ. Buổi chiều,
theo lệnh của đại tá Lê Đức Đạt, các pháo đội Pháo binh Sư đoàn 22 mở
một cuộc phản pháo vào các vị trí tình nghi là có các ổ súng đại bác của
CQ đặt, hai pháo đội 105 và 155 tác xạ tập trung vào mục tiêu cùng thời
điểm (phương pháp TOT: Target-on-time).
Phối hợp với hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 22 BB, toán cố vấn Hoa Kỳ đã
hướng dẫn các phi vụ không trợ chiến thuật vào mục tiêu CQ, nhưng vì
thời tiết quá xấu và hệ thống phòng không của CQ quá dày dặc nên các
hoạt động không yểm rất khó khăn. Trong những giờ còn lại, hỏa lực chống
trả CQ trông cậy vào hai pháo đội 105 và 155 ly. 2 giờ sáng ngày 24
tháng 4/1975, 15 chiến xa Cộng quân bao vây căn cứ, đến sáng địch quân
tấn công cường tập vào Tân Cảnh, một số pháo thủ và binh sĩ trú phòng bị
tử thương. 10 giờ sáng cùng ngày, căn cứ bị tràn ngập, đại tá Lê Đức
Đạt-quyền tư lệnh Sư đoàn 22 tự sát. Trước đó, vào 2 giờ sáng, đại tá
Đạt đã từ chối lên trực thăng tiếp cứu của Hoa Kỳ, ông ra lệnh cho tất
cả sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách ra ngoài trước khi trời sáng, còn
vị tư lệnh chiến trường vĩnh viễn ở lại Tân Cảnh cùng với những người
lính binh nhì, hạ sĩ, trung sĩ, sĩ quan cấp úy rất trẻ, trong đó có cả
anh em pháo thủ.
* Trận địa pháo cuối ở Dakto 2:
Vào cùng thời gian mở cuộc tấn công vào Tân Cảnh, Cộng quân cũng đã áp
lực nặng lên phòng tuyến Dakto 2 cách Tân Cảnh vài cây số về hướng Tây,
phòng tuyến này do trung đoàn 47 BB và 1 thành phần Pháo binh Sư đoàn
22, 1 chi đội chiến xa phối hợp phòng ngự. Khoảng 10 giờ đêm, một đơn vị
Địa phương quân phòng thủ chi khu Dakto-cách Tân Cảnh 2 km về hướng
Bắc, quan sát thấy đèn của 11 chiến xa CQ đang di chuyển về hướng Chi
khu. Một phi tuần Pháo đài Hỏa long Không kích Specter 130 được điều
động vào vùng, phi hành đoàn đếm được tất cả 18 chiến xa địch, trong đó
có 11 chiếc dàn đội hình hàng dọc di chuyển gần nhau. Đợt oanh tạc của
phi tuần này chỉ ngăn chận được đối phương với kết quả nhỏ.
Đến nửa đêm, báo cáo của toán tiền đồn chi khu Dakto cho biết đoàn chiến
xa của CQ đang di chuyển về hướng Nam về Tân Cảnh. Trong tình hình nguy
biến, các pháo đội Pháo binh Sư đoàn 22 tại Dakto 2 cố mở một trận pháo
tập, các khẩu đội đã tác xạ dữ dội dọc theo lộ trình di chuyển của đoàn
chiến xa CQ, nhưng vẫn không cản được cuộc tiến quân của đối phương.
Cũng trong thời gian này, Pháo binh CQ đã phản pháo nhưng không hữu
hiệu.
Không còn hy vọng để cố thủ căn cứ Dakto 2, bộ chỉ huy trung đoàn 47 BB
và các đơn vị trú phòng, trong đó có các pháo đội Pháo binh, tất cả đã
phải rời căn cứ theo từng toán nhỏ. Trước khi triệt thoái, các pháo thủ
đã hủy sự khả dụng của các khẩu pháo. Tiếp đến, ngày 25/4/1972, trung
tướng Ngô Du-tư lệnh Quân đoàn 2 đã quyết định di tản căn cứ hỏa lực 5
và 6 bởi vì các vị trí này không thể bảo vệ. Với cụm căn cứ hỏa lực
phòng ngự cuối cùng đã bị rút bỏ, toàn khu vực hướng Tây sông Poko đã bị
bỏ trống, thị xã Cộng quân trở thành mục tiêu pháo của các đơn vị đại
pháo CQ.
Dù bị tổn thất nặng tại chiến trường Dakto-Tân Cảnh với 30 khẩu pháo 105
và 155 ly bỏ lại trận địa trong điều kiện bất khả kháng khi phải mở
đường máu triệt thoái khỏi căn cứ hỏa lực, nhưng chỉ trong một thời gian
ngắn, các tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn đã được tái chỉnh trang, và với
hào khí của binh chủng Pháo binh, những khẩu đội Pháo binh 105, 155 ly
lại ngẩng cao nòng súng ngước chào chiến trận để yểm trợ hỏa lực cho các
đơn vị thuộc Sư đoàn 22 BB nỗ lực tổng phản công tái chiếm 3 quận Bắc
Bình Định trong mùa thu 1972.
https://vietbao.com/a76339/phao-binh-su-doan-22-bo-binh-tran-dia-o-kontum-binh-dinh