Văn Học & Nghệ Thuật

Pháp: 70 năm huyền thoại Cannes

Là bệ phóng cho những đạo diễn trẻ, Liên hoan phim quốc tế Cannes cũng là đấu trường giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh. Trong 70 năm, festival danh tiếng này, đôi khi lỡ hẹn với một vài bậc thầy trong làng điện ảnh.


mediaCành Cọ Vàng năm 1979Ảnh : Wikipedia

Là bệ phóng cho những đạo diễn trẻ, Liên hoan phim quốc tế Cannes cũng là đấu trường giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh. Trong 70 năm, festival danh tiếng này, đôi khi lỡ hẹn với một vài bậc thầy trong làng điện ảnh.

Năm 1989, đạo diễn người Mỹ, Steven Soderbergh được trao tặng Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes. Đáng bất ngờ hơn cả, bộ phim được giải là tác phẩm đầu tay của nhà làm phim trẻ tuổi này.

Tương tự như vậy, Quentin Tarantino, năm 32 tuổi cũng có tên trên bảng vàng nhờ « Pulp Fiction » (1994). Đây là lần thứ nhì Tarantino thử lửa. Nhìn lại chặng đường lịch sử đó, Tarantino thừa nhận nhờ có Liên hoan Cannes, ông đã đốt giai đoạn được 10 năm.

Cannes là bệ phóng cho những tài năng trẻ : không chỉ riêng với Tarantino hay Soderbergh, mà còn phải kể đến những trường hợp như đạo diễn Canada Xavier Dolan, Đan Mạch Lars Von Trier…

Thanh Hà (Cannes) 17/05/2017 Nghe

Ống Kính Vàng

Sứ mệnh đi tìm những tài năng mới ấy của liên hoan Cannes càng rõ nét với giải thưởng Ống Kính Vàng, được trao tặng lần đầu năm 1978. Đây là phần thưởng dành cho những tác phẩm đầu tay, mà đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng là một trong những người đã để lại dấu ấn trên bảng vàng của Liên hoan Cannes qua « Mùi Đu Đủ Xanh » năm 1993.

Một đóng góp rất lớn khác của Liên hoan Cannes là tạo sân chơi cho các nhà làm phim vươn ra thế giới : từ hai anh em nhà Dardenne đến Vương Gia Vệ, từ David Lynch đến Francis Ford Coppola… đều phải đi qua cánh cổng của cung Liên hoan Cannes bên bờ biển xanh biếc.

Cuộc vui chưa nở đã tàn

Trong ấn bản đầu tiên, năm 1946, ban tổ chức đã đề ra mục tiêu « phát triến công nghệ điện ảnh thế giới ». Một sứ mệnh mà Cannes luôn làm tròn. Cho dù, trong 70 năm hoạt động, Liên hoan uy tín này đôi khi cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội : trong lúc mà các Liên hoan Venise và Berlin vinh danh những gương mặt tiêu biểu của « làn sóng mới » trong nghệ thuật thứ bảy, thì không một ai trong số ấy được vinh dự nhận Cành Cọ Vàng.

Nhiều tên tuổi bậc thầy như Alfred Hitchcock hay đạo diễn Ấn Độ Satyajit Say đã bị lãng quên. Thậm chí, Stanley Kubrik còn chưa từng được mời đến Cannes ở bất kỳ hạng mục nào.

Ngược dòng thời gian để cùng nhìn lại lịch sử của Liên hoan Cannes : 1946 là điểm khởi đầu viết nên huyền thoại Cannes. Sau bảy năm thai nghén, Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes ấn bản đầu tiên mới được chào đời. Được dự trù khai mạc lần đầu vào tháng 9 năm 1939. Khi thảm đỏ và cung liên hoan đã sẵn sàng, khi một số những ngôi sao điện ảnh Hollywood bắt đầu « đổ bộ » đến thành phố Cannes nắng ấm thì cũng là lúc Đại Chiến Thế Giới lần thứ Hai mở màn. Cuộc vui chưa nở đã tàn.

Liên hoan sinh muộn

Một năm sau chiến tranh, những người khởi xướng dự án cạnh tranh với Liên hoan Venise, quay trở lại với ý tưởng ban đầu. Sau những năm tháng chiến tranh, bức rèm sắt đang từng bước manh nha, Festival Cannes ngoài góc độ nghệ thuật, vô hình chung còn mang ý nghĩa chính trị và ngoại giao.

Vào thời điểm đó những bộ phim được mời tham gia là những vị « khách mời của Nhà nước Pháp », như lời nhà phê bình phim Robert Chazal kể lại.

Liên hoan khi đó cho phép rút lại những tác phẩm « có thể làm tổn hại đến tinh thần dân tộc của những nước được mời đến Cannes ». Chính điều khoản ấy khiến một bộ phim của Liên Xô khi đó đã ba lần bị gián đoạn trong buổi công chiếu ra mắt ban giám khảo.

Phái đoàn Liên Xô tố cáo ban tổ chức « cố tình phá hoại » và dọa bỏ ra về. Cuối cùng, trong ấn bản đầu tiên này, để làm vừa lòng tất cả mọi người, ban giám khảo đã trao tặng 11 giải thưởng đủ loại cho 11 bộ phim tranh tài, đại diện cho nghệ thuật thứ bảy của 11 quốc gia.

Cũng trong ấn bản đầu tiên của Liên hoan Cannes năm đó, thay vì tuyên bố « khai mạc Liên Hoan Điện Ảnh », thì bộ trưởng Công Nghiệp và Thương Mại lại nói nhầm là ông « tuyên bố khai mạc Liên hoan Nông Nghiệp ».

Vạn sự khởi đầu nan

Nước Pháp sau những năm tháng chiến tranh, điện ảnh cũng vất vả. Năm 1948, do không có đủ phương tiện tài chính, Liên hoan Cannes không thể khai mạc. Chính vì thế mà 2017 mới là năm Festival Cannes mừng sinh nhật 70 tuổi.

Phải đợi đến năm 1951, Liên hoan Cannes mới bắt đầu cất cánh. Cung liên hoan sau bốn năm xây dựng mới thực sự hoàn tất chỉnh tề, xứng đáng là tủ kính của nghệ thuật thứ bảy.

Không thể nói đến Liên hoan Cannes mà không nhắc đến « chiến tranh giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh ».

Nữ diễn viên đầu tiên được giải thưởng của liên hoan Cannes là cô đào Michèle Morgan với đôi mắt xanh lơ đến làm xiêu lòng những pho tượng đá. Đến cuối thập niên 1950, hai minh tinh của làng điện ảnh Ý với thân hình nẩy lửa là Sophia Loren và Gina Lollobrigida lao vào một cuộc chiến bất phân thắng bại trước ống kính truyền hình và của các nhà nhiếp ảnh tên tuổi thế giới đến Cannes « săn ảnh ».

Năm 1961, Sophia Loren ghi một bàn thắng, khi bà đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất nhờ thủ vai người vợ góa trong tác phẩm « La Ciociara » của Victorio de Sica.

Năm 1953, khi cô đào Brigite Bardot còn chưa nổi tiếng, trên bãi biển của thành phố Cannes, cô duỗi đôi chân dài trong bộ áo tắm hai mảnh bikini, để cho tài tử người Mỹ Kirk Douglas đùa vui với mái tóc dài, vàng óng đã khiến công luận Cannes lên cơn sốt. 14 năm sau, Bardot viết nên huyền thoại BB.

70 tuổi, Liên hoan Cannes vẫn tiếp tục đi tìm những chân trời mới. 70 tuổi, Liên hoan Cannes không một nếp nhăn.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Pháp: 70 năm huyền thoại Cannes

Là bệ phóng cho những đạo diễn trẻ, Liên hoan phim quốc tế Cannes cũng là đấu trường giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh. Trong 70 năm, festival danh tiếng này, đôi khi lỡ hẹn với một vài bậc thầy trong làng điện ảnh.


mediaCành Cọ Vàng năm 1979Ảnh : Wikipedia

Là bệ phóng cho những đạo diễn trẻ, Liên hoan phim quốc tế Cannes cũng là đấu trường giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh. Trong 70 năm, festival danh tiếng này, đôi khi lỡ hẹn với một vài bậc thầy trong làng điện ảnh.

Năm 1989, đạo diễn người Mỹ, Steven Soderbergh được trao tặng Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes. Đáng bất ngờ hơn cả, bộ phim được giải là tác phẩm đầu tay của nhà làm phim trẻ tuổi này.

Tương tự như vậy, Quentin Tarantino, năm 32 tuổi cũng có tên trên bảng vàng nhờ « Pulp Fiction » (1994). Đây là lần thứ nhì Tarantino thử lửa. Nhìn lại chặng đường lịch sử đó, Tarantino thừa nhận nhờ có Liên hoan Cannes, ông đã đốt giai đoạn được 10 năm.

Cannes là bệ phóng cho những tài năng trẻ : không chỉ riêng với Tarantino hay Soderbergh, mà còn phải kể đến những trường hợp như đạo diễn Canada Xavier Dolan, Đan Mạch Lars Von Trier…

Thanh Hà (Cannes) 17/05/2017 Nghe

Ống Kính Vàng

Sứ mệnh đi tìm những tài năng mới ấy của liên hoan Cannes càng rõ nét với giải thưởng Ống Kính Vàng, được trao tặng lần đầu năm 1978. Đây là phần thưởng dành cho những tác phẩm đầu tay, mà đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng là một trong những người đã để lại dấu ấn trên bảng vàng của Liên hoan Cannes qua « Mùi Đu Đủ Xanh » năm 1993.

Một đóng góp rất lớn khác của Liên hoan Cannes là tạo sân chơi cho các nhà làm phim vươn ra thế giới : từ hai anh em nhà Dardenne đến Vương Gia Vệ, từ David Lynch đến Francis Ford Coppola… đều phải đi qua cánh cổng của cung Liên hoan Cannes bên bờ biển xanh biếc.

Cuộc vui chưa nở đã tàn

Trong ấn bản đầu tiên, năm 1946, ban tổ chức đã đề ra mục tiêu « phát triến công nghệ điện ảnh thế giới ». Một sứ mệnh mà Cannes luôn làm tròn. Cho dù, trong 70 năm hoạt động, Liên hoan uy tín này đôi khi cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội : trong lúc mà các Liên hoan Venise và Berlin vinh danh những gương mặt tiêu biểu của « làn sóng mới » trong nghệ thuật thứ bảy, thì không một ai trong số ấy được vinh dự nhận Cành Cọ Vàng.

Nhiều tên tuổi bậc thầy như Alfred Hitchcock hay đạo diễn Ấn Độ Satyajit Say đã bị lãng quên. Thậm chí, Stanley Kubrik còn chưa từng được mời đến Cannes ở bất kỳ hạng mục nào.

Ngược dòng thời gian để cùng nhìn lại lịch sử của Liên hoan Cannes : 1946 là điểm khởi đầu viết nên huyền thoại Cannes. Sau bảy năm thai nghén, Liên hoan điện ảnh quốc tế Cannes ấn bản đầu tiên mới được chào đời. Được dự trù khai mạc lần đầu vào tháng 9 năm 1939. Khi thảm đỏ và cung liên hoan đã sẵn sàng, khi một số những ngôi sao điện ảnh Hollywood bắt đầu « đổ bộ » đến thành phố Cannes nắng ấm thì cũng là lúc Đại Chiến Thế Giới lần thứ Hai mở màn. Cuộc vui chưa nở đã tàn.

Liên hoan sinh muộn

Một năm sau chiến tranh, những người khởi xướng dự án cạnh tranh với Liên hoan Venise, quay trở lại với ý tưởng ban đầu. Sau những năm tháng chiến tranh, bức rèm sắt đang từng bước manh nha, Festival Cannes ngoài góc độ nghệ thuật, vô hình chung còn mang ý nghĩa chính trị và ngoại giao.

Vào thời điểm đó những bộ phim được mời tham gia là những vị « khách mời của Nhà nước Pháp », như lời nhà phê bình phim Robert Chazal kể lại.

Liên hoan khi đó cho phép rút lại những tác phẩm « có thể làm tổn hại đến tinh thần dân tộc của những nước được mời đến Cannes ». Chính điều khoản ấy khiến một bộ phim của Liên Xô khi đó đã ba lần bị gián đoạn trong buổi công chiếu ra mắt ban giám khảo.

Phái đoàn Liên Xô tố cáo ban tổ chức « cố tình phá hoại » và dọa bỏ ra về. Cuối cùng, trong ấn bản đầu tiên này, để làm vừa lòng tất cả mọi người, ban giám khảo đã trao tặng 11 giải thưởng đủ loại cho 11 bộ phim tranh tài, đại diện cho nghệ thuật thứ bảy của 11 quốc gia.

Cũng trong ấn bản đầu tiên của Liên hoan Cannes năm đó, thay vì tuyên bố « khai mạc Liên Hoan Điện Ảnh », thì bộ trưởng Công Nghiệp và Thương Mại lại nói nhầm là ông « tuyên bố khai mạc Liên hoan Nông Nghiệp ».

Vạn sự khởi đầu nan

Nước Pháp sau những năm tháng chiến tranh, điện ảnh cũng vất vả. Năm 1948, do không có đủ phương tiện tài chính, Liên hoan Cannes không thể khai mạc. Chính vì thế mà 2017 mới là năm Festival Cannes mừng sinh nhật 70 tuổi.

Phải đợi đến năm 1951, Liên hoan Cannes mới bắt đầu cất cánh. Cung liên hoan sau bốn năm xây dựng mới thực sự hoàn tất chỉnh tề, xứng đáng là tủ kính của nghệ thuật thứ bảy.

Không thể nói đến Liên hoan Cannes mà không nhắc đến « chiến tranh giữa các vì sao trên bầu trời điện ảnh ».

Nữ diễn viên đầu tiên được giải thưởng của liên hoan Cannes là cô đào Michèle Morgan với đôi mắt xanh lơ đến làm xiêu lòng những pho tượng đá. Đến cuối thập niên 1950, hai minh tinh của làng điện ảnh Ý với thân hình nẩy lửa là Sophia Loren và Gina Lollobrigida lao vào một cuộc chiến bất phân thắng bại trước ống kính truyền hình và của các nhà nhiếp ảnh tên tuổi thế giới đến Cannes « săn ảnh ».

Năm 1961, Sophia Loren ghi một bàn thắng, khi bà đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất nhờ thủ vai người vợ góa trong tác phẩm « La Ciociara » của Victorio de Sica.

Năm 1953, khi cô đào Brigite Bardot còn chưa nổi tiếng, trên bãi biển của thành phố Cannes, cô duỗi đôi chân dài trong bộ áo tắm hai mảnh bikini, để cho tài tử người Mỹ Kirk Douglas đùa vui với mái tóc dài, vàng óng đã khiến công luận Cannes lên cơn sốt. 14 năm sau, Bardot viết nên huyền thoại BB.

70 tuổi, Liên hoan Cannes vẫn tiếp tục đi tìm những chân trời mới. 70 tuổi, Liên hoan Cannes không một nếp nhăn.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm