Nhân Vật
Pháp : Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy khẳng định tham vọng tái tranh cử
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016. Thông qua quyển sách này, cựu tổng thống Pháp thông báo chính thức tham gia tranh cử sơ bộ trong đảng Những Người Cộng Hòa để ra tranh cử tổng thống, diễn ra vào năm 2017. Đây là chủ đề nổi bật trên trang nhất các báo Pháp số ra ngày 23/08/2016.
Hầu hết các báo Pháp đều đồng tình một điểm chủ đề ra tranh chức ứng viên tổng thống của ông Sarkozy lần này tập trung vào « bản sắc Pháp ». « Sarkozy, dưới dấu hiệu bản sắc Pháp »
là hàng tít lớn của tờ thiên hữu Le Figaro. Bài xã luận của tờ báo cho
rằng đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử nền Đệ ngũ cộng hòa
Pháp, một cựu tổng thống từng bị đánh bại tuyên bố quyết tâm trở lại
chính trường.
Đương nhiên là ông Sarkozy đang đánh liều vì các thăm dò đều đưa ra kết
quả bất lợi cho ông. Nhưng điều đó không quan trọng. Chính các ý tưởng,
dự án, các giải pháp của ông Sarkzy để vực dậy một đất nước đang có một « tinh thần ủ dột » mới là điều đáng nói.
Tờ báo trích dẫn lại năm thách thức mà cựu tổng thống Pháp cho rằng cần
phải gấp rút vực dậy : nói sự thật, bảo vệ bản sắc, khôi phục tính cạnh
tranh, hồi phục uy quyền và bảo đảm quyền tự do. Le Figaro nhận thấy
những đề xuất của ông Sarkozy cũng khá là năng động, nhưng không đến mức
quá « tự do » như nhiều ứng viên khác mong muốn, mà vẫn có sự điều phối của chính phủ.
« Bản sắc, kinh tế : kế hoạch cho năm 2017 của ông Sarkozy », nhật báo kinh tế Les Echos thông báo. « Sức mạnh »
là thuật ngữ chủ đạo của ông Sarkozy để đối lập với sự yếu kém của
Alain Juppé, đối thủ chính và đang được dư luận đánh giá cao.
Bài xã luận của Les Echos nhận định với « sức mạnh », cựu tổng
thống Pháp đang tìm cách vượt qua một trong những chỉ trích quan trọng
mà ông sẽ phải đối phó trong chiến dịch vận động tranh cử. Đó là : Tại
sao khi còn cầm quyền, ông đã không làm những gì mà ông đang đề nghị
ngày hôm nay ?
Đương nhiên, đây là câu hỏi không có câu trả lời, nhưng đó cũng là câu
hỏi mà ông đang tìm cách tránh né bằng cách chuyển dịch sang một lĩnh
vực khác : Đó là ông mới chính là người có khả năng lãnh đạo.
Ngoài vấn đề bản sắc, Le Monde nhận thấy chủ đề « Hồi Giáo » cũng
được ông Sarkozy đưa vào trong chương trình vận động. Trước các rủi ro
khủng bố, cựu tổng thống Pháp tập trung xoáy vào các vấn đề an ninh, bản
sắc, nhập cư và thế tục.
Thế nhưng, đối với tờ báo thiên tả Libération, « Điều tệ hại là ông ta có thể thắng »,
như hàng tít lớn trên trang nhất của nhật báo. Xã luận của Libération
nhận định một phần lớn chương trình do Sarkozy đưa ra không có gì là mới
mẻ, được nhặt nhạnh từ những ý tưởng của bà Marine Le Pen, chủ tịch
đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN) hay từ ông Pierre Gattaz, chủ tịch
Hiệp Hội Doanh Nhân của Pháp.
Cựu tổng thống sẽ nỗ lực thuyết phục cử tri là mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp
hơn nếu như giảm được dòng người nhập cư, buộc người Hồi giáo phá dỡ các
rào cản cách biệt và hủy bỏ hoàn toàn hệ thống an sinh xã hội.
Từ những phân tích trên, Libération khẳng định thách thức cho cuộc bầu
cử tổng thống năm tới đã hiện rõ : bảo tồn hay không các giá trị xã hội
mà nền Cộng hòa đã kế thừa được từ một nền lịch sử lâu đời. Và nên hay
không dùng người nhập cư và con cái của họ như là những vật tế thần để
giải quyết cho những khó khăn mà nước Pháp đang phải đương đầu.
Lý do Nhật Hoàng thoái vị
Thời sự châu Á khá hiếm hoi trên các mặt báo Pháp. Le Monde trở lại chủ
đề mong muốn thoái vị của Nhật Hoàng Akihito. Philippe Pons, phóng viên
thường trú của Le Monde tại Tokyo có bài phân tích « các lý do của sự thoái vị ».
Trong thông điệp được đưa ra nhân lễ kỷ niệm Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, hôm 15/08/2016, Nhật Hoàng Akihito đã bày tỏ nỗi « ân hận sâu sắc » về một cuộc xung đột dẫn đến cái chết cho hàng triệu người dân khắp vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Một sự hối tiếc đã từng được bày tỏ, nhưng lần này mang một sắc thái đặc
biệt. Không phải vì chuyện ông vừa thông báo ý định thoái vị mà là vì
Nhật Hoàng muốn tỏ ra dứt khoát với định hướng chính trị do thủ tướng
Shinzo Abe đưa ra. Theo đó, chính phủ Nhật Bản không những không muốn
nhắc lại thảm kịch chiến tranh, mà còn không muốn bày tỏ một sự hối tiếc
nào.
Ông Abe có ý định « không vạch sẵn trước cho các thế hệ tiếp nối việc phải xin lỗi »
và phủ nhận mọi trách nhiệm. Quan điểm này không được Nhật Hoàng đồng
chia sẻ. Do đó, theo Philippe Pons, thông báo ý định thoái vị còn mang
đậm tính chất chính trị. Một ý định có nguy cơ mang một tác động chồng
chéo : Đó là cản trở dự án xem xét lại Hiến Pháp.
Về mặt pháp lý, cho phép Nhật Hoàng thoái vị không có tác động tới việc
xem xét lại Hiến Pháp, nhưng nếu tính đến vị trí của hoàng tộc trong
cuộc sống quốc gia, nguyện vọng của ông vượt lên trên mọi dự án khác.
Vấn đề là, sau cuộc bầu cử nghị viện hồi tháng 7 vừa qua, thủ tướng Abe
đã có được 2/3 đa số trong Nghị viện, đủ để cho ông tiến hành xem xét
lại Hiến pháp và đưa vào thực hiện trong vòng hai năm tới, vì ông Abe
không chắc là kết quả kỳ bầu cử lập pháp 2018 sẽ có lợi cho ông.
Brexit : Phải chăng các chuyên gia kinh tế đã sai lầm ?
Trở lại Châu Âu với đề tài Brexit. « Phải chăng các chuyên gia kinh tế đã sai lầm ? », là câu hỏi do một nữ ký giả của tờ Libé đặt ra trong một bản tổng kết sơ bộ đầu tiên đề tựa « Hậu Brexit : cho tới lúc này, mọi thứ đều tốt cả ».
Tờ báo nhắc lại là 80% chuyên gia dự đoán có sự xáo trộn trong trường
hợp phe ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu thắng. Thế nhưng, theo quan sát
của cô ký giả này, « thị trường lao động vẫn bình lặng. Điều ngạc nhiên là mức bán lẻ đã tăng thêm 1,4% trong tháng 7 ».
Trả lời câu hỏi của phóng viên tờ Libé, một chuyên gia kinh tế cho rằng : « tác
động của vụ Brexit chỉ sẽ thấy được trong nhiều tháng nữa. Trong lúc
chờ, đồng bảng Anh rớt giá chẳng dự đoán được điều gì tốt cho người dân
Anh. Điều đó chỉ có lợi cho du khách nước ngoài. »
Du lịch Pháp mất mùa
Trong khi lĩnh vực du lịch tại Anh hiện đang vận hành tốt kể từ sau vụ Brexit, theo như nhận định của Libération, thì tại Pháp, « Đây là một mùa hè nóng bỏng nhất cho ngành du lịch ». Đó cũng là một tít lớn trên phụ trang kinh tế của Le Figaro.
Le Figaro trích dữ liệu do Ủy Ban về Du Lịch vùng Ile de France thống kê
cho biết kể từ đầu năm 2016, lượng du khách tụt giảm đã gây thiệt hại
cho các cơ sở dịch vụ tại Paris thất thu đến một tỷ euro.
Có nhiều nguyên nhân : tấn công khủng bố, các đợt biểu tình, thời tiết thất thường… Nhưng Le Figaro nhấn mạnh : « Các
vụ hành hung du khách châu Á tại vùng Ile-de-France đã làm sứt mẻ
nghiêm trọng hình ảnh của nước Pháp bên cạnh đối tượng khách hàng thích
tiêu xài ».
Bà Valérie Pécresse, chủ tịch Hội đồng vùng Île-de-France, khi trả lời phỏng vấn Le Figaro, còn lên tiếng báo động : «
Chất lượng dịch vụ của nước Pháp đang bị xuống cấp, cần khẩn cấp nhìn
thẳng vào thực tế. Năm nay, tỷ lệ du khách châu Á hài lòng về phương
diện an ninh đã tụt giảm xuống còn có 50%.
Những du khách này, cho dù vì lý do gì, cứ hai người thì có một
cho biết họ không hài lòng. .. Vụ hành hung du khách Trung Quốc mùa hè
này đã được truyền tải trên mạng Internet. Các vụ cướp đó đã trở thành
tít lớn trên các mặt báo châu Á. »
Nhưng điều đó cũng chưa đủ để giải thích. Theo bà Valérie Pécresse, vệ
sinh đang là vấn đề gây bức xúc cho người dân từ nhiều năm nay. Bà cho
biết : « Một hiệp hội người Nhật đã đưa ra các chiến dịch quét dọn và làm đẹp các khu vườn tại điểm du lịch Trocadero » !
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Pháp : Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy khẳng định tham vọng tái tranh cử
« Tất cả vì nước Pháp » là tựa đề quyển sách mà ông Nicolas Sarkozy sẽ cho phát hành vào ngày mai, 24/08/2016. Thông qua quyển sách này, cựu tổng thống Pháp thông báo chính thức tham gia tranh cử sơ bộ trong đảng Những Người Cộng Hòa để ra tranh cử tổng thống, diễn ra vào năm 2017. Đây là chủ đề nổi bật trên trang nhất các báo Pháp số ra ngày 23/08/2016.
Hầu hết các báo Pháp đều đồng tình một điểm chủ đề ra tranh chức ứng viên tổng thống của ông Sarkozy lần này tập trung vào « bản sắc Pháp ». « Sarkozy, dưới dấu hiệu bản sắc Pháp »
là hàng tít lớn của tờ thiên hữu Le Figaro. Bài xã luận của tờ báo cho
rằng đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử nền Đệ ngũ cộng hòa
Pháp, một cựu tổng thống từng bị đánh bại tuyên bố quyết tâm trở lại
chính trường.
Đương nhiên là ông Sarkozy đang đánh liều vì các thăm dò đều đưa ra kết
quả bất lợi cho ông. Nhưng điều đó không quan trọng. Chính các ý tưởng,
dự án, các giải pháp của ông Sarkzy để vực dậy một đất nước đang có một « tinh thần ủ dột » mới là điều đáng nói.
Tờ báo trích dẫn lại năm thách thức mà cựu tổng thống Pháp cho rằng cần
phải gấp rút vực dậy : nói sự thật, bảo vệ bản sắc, khôi phục tính cạnh
tranh, hồi phục uy quyền và bảo đảm quyền tự do. Le Figaro nhận thấy
những đề xuất của ông Sarkozy cũng khá là năng động, nhưng không đến mức
quá « tự do » như nhiều ứng viên khác mong muốn, mà vẫn có sự điều phối của chính phủ.
« Bản sắc, kinh tế : kế hoạch cho năm 2017 của ông Sarkozy », nhật báo kinh tế Les Echos thông báo. « Sức mạnh »
là thuật ngữ chủ đạo của ông Sarkozy để đối lập với sự yếu kém của
Alain Juppé, đối thủ chính và đang được dư luận đánh giá cao.
Bài xã luận của Les Echos nhận định với « sức mạnh », cựu tổng
thống Pháp đang tìm cách vượt qua một trong những chỉ trích quan trọng
mà ông sẽ phải đối phó trong chiến dịch vận động tranh cử. Đó là : Tại
sao khi còn cầm quyền, ông đã không làm những gì mà ông đang đề nghị
ngày hôm nay ?
Đương nhiên, đây là câu hỏi không có câu trả lời, nhưng đó cũng là câu
hỏi mà ông đang tìm cách tránh né bằng cách chuyển dịch sang một lĩnh
vực khác : Đó là ông mới chính là người có khả năng lãnh đạo.
Ngoài vấn đề bản sắc, Le Monde nhận thấy chủ đề « Hồi Giáo » cũng
được ông Sarkozy đưa vào trong chương trình vận động. Trước các rủi ro
khủng bố, cựu tổng thống Pháp tập trung xoáy vào các vấn đề an ninh, bản
sắc, nhập cư và thế tục.
Thế nhưng, đối với tờ báo thiên tả Libération, « Điều tệ hại là ông ta có thể thắng »,
như hàng tít lớn trên trang nhất của nhật báo. Xã luận của Libération
nhận định một phần lớn chương trình do Sarkozy đưa ra không có gì là mới
mẻ, được nhặt nhạnh từ những ý tưởng của bà Marine Le Pen, chủ tịch
đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia (FN) hay từ ông Pierre Gattaz, chủ tịch
Hiệp Hội Doanh Nhân của Pháp.
Cựu tổng thống sẽ nỗ lực thuyết phục cử tri là mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp
hơn nếu như giảm được dòng người nhập cư, buộc người Hồi giáo phá dỡ các
rào cản cách biệt và hủy bỏ hoàn toàn hệ thống an sinh xã hội.
Từ những phân tích trên, Libération khẳng định thách thức cho cuộc bầu
cử tổng thống năm tới đã hiện rõ : bảo tồn hay không các giá trị xã hội
mà nền Cộng hòa đã kế thừa được từ một nền lịch sử lâu đời. Và nên hay
không dùng người nhập cư và con cái của họ như là những vật tế thần để
giải quyết cho những khó khăn mà nước Pháp đang phải đương đầu.
Lý do Nhật Hoàng thoái vị
Thời sự châu Á khá hiếm hoi trên các mặt báo Pháp. Le Monde trở lại chủ
đề mong muốn thoái vị của Nhật Hoàng Akihito. Philippe Pons, phóng viên
thường trú của Le Monde tại Tokyo có bài phân tích « các lý do của sự thoái vị ».
Trong thông điệp được đưa ra nhân lễ kỷ niệm Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, hôm 15/08/2016, Nhật Hoàng Akihito đã bày tỏ nỗi « ân hận sâu sắc » về một cuộc xung đột dẫn đến cái chết cho hàng triệu người dân khắp vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Một sự hối tiếc đã từng được bày tỏ, nhưng lần này mang một sắc thái đặc
biệt. Không phải vì chuyện ông vừa thông báo ý định thoái vị mà là vì
Nhật Hoàng muốn tỏ ra dứt khoát với định hướng chính trị do thủ tướng
Shinzo Abe đưa ra. Theo đó, chính phủ Nhật Bản không những không muốn
nhắc lại thảm kịch chiến tranh, mà còn không muốn bày tỏ một sự hối tiếc
nào.
Ông Abe có ý định « không vạch sẵn trước cho các thế hệ tiếp nối việc phải xin lỗi »
và phủ nhận mọi trách nhiệm. Quan điểm này không được Nhật Hoàng đồng
chia sẻ. Do đó, theo Philippe Pons, thông báo ý định thoái vị còn mang
đậm tính chất chính trị. Một ý định có nguy cơ mang một tác động chồng
chéo : Đó là cản trở dự án xem xét lại Hiến Pháp.
Về mặt pháp lý, cho phép Nhật Hoàng thoái vị không có tác động tới việc
xem xét lại Hiến Pháp, nhưng nếu tính đến vị trí của hoàng tộc trong
cuộc sống quốc gia, nguyện vọng của ông vượt lên trên mọi dự án khác.
Vấn đề là, sau cuộc bầu cử nghị viện hồi tháng 7 vừa qua, thủ tướng Abe
đã có được 2/3 đa số trong Nghị viện, đủ để cho ông tiến hành xem xét
lại Hiến pháp và đưa vào thực hiện trong vòng hai năm tới, vì ông Abe
không chắc là kết quả kỳ bầu cử lập pháp 2018 sẽ có lợi cho ông.
Brexit : Phải chăng các chuyên gia kinh tế đã sai lầm ?
Trở lại Châu Âu với đề tài Brexit. « Phải chăng các chuyên gia kinh tế đã sai lầm ? », là câu hỏi do một nữ ký giả của tờ Libé đặt ra trong một bản tổng kết sơ bộ đầu tiên đề tựa « Hậu Brexit : cho tới lúc này, mọi thứ đều tốt cả ».
Tờ báo nhắc lại là 80% chuyên gia dự đoán có sự xáo trộn trong trường
hợp phe ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu thắng. Thế nhưng, theo quan sát
của cô ký giả này, « thị trường lao động vẫn bình lặng. Điều ngạc nhiên là mức bán lẻ đã tăng thêm 1,4% trong tháng 7 ».
Trả lời câu hỏi của phóng viên tờ Libé, một chuyên gia kinh tế cho rằng : « tác
động của vụ Brexit chỉ sẽ thấy được trong nhiều tháng nữa. Trong lúc
chờ, đồng bảng Anh rớt giá chẳng dự đoán được điều gì tốt cho người dân
Anh. Điều đó chỉ có lợi cho du khách nước ngoài. »
Du lịch Pháp mất mùa
Trong khi lĩnh vực du lịch tại Anh hiện đang vận hành tốt kể từ sau vụ Brexit, theo như nhận định của Libération, thì tại Pháp, « Đây là một mùa hè nóng bỏng nhất cho ngành du lịch ». Đó cũng là một tít lớn trên phụ trang kinh tế của Le Figaro.
Le Figaro trích dữ liệu do Ủy Ban về Du Lịch vùng Ile de France thống kê
cho biết kể từ đầu năm 2016, lượng du khách tụt giảm đã gây thiệt hại
cho các cơ sở dịch vụ tại Paris thất thu đến một tỷ euro.
Có nhiều nguyên nhân : tấn công khủng bố, các đợt biểu tình, thời tiết thất thường… Nhưng Le Figaro nhấn mạnh : « Các
vụ hành hung du khách châu Á tại vùng Ile-de-France đã làm sứt mẻ
nghiêm trọng hình ảnh của nước Pháp bên cạnh đối tượng khách hàng thích
tiêu xài ».
Bà Valérie Pécresse, chủ tịch Hội đồng vùng Île-de-France, khi trả lời phỏng vấn Le Figaro, còn lên tiếng báo động : «
Chất lượng dịch vụ của nước Pháp đang bị xuống cấp, cần khẩn cấp nhìn
thẳng vào thực tế. Năm nay, tỷ lệ du khách châu Á hài lòng về phương
diện an ninh đã tụt giảm xuống còn có 50%.
Những du khách này, cho dù vì lý do gì, cứ hai người thì có một
cho biết họ không hài lòng. .. Vụ hành hung du khách Trung Quốc mùa hè
này đã được truyền tải trên mạng Internet. Các vụ cướp đó đã trở thành
tít lớn trên các mặt báo châu Á. »
Nhưng điều đó cũng chưa đủ để giải thích. Theo bà Valérie Pécresse, vệ
sinh đang là vấn đề gây bức xúc cho người dân từ nhiều năm nay. Bà cho
biết : « Một hiệp hội người Nhật đã đưa ra các chiến dịch quét dọn và làm đẹp các khu vườn tại điểm du lịch Trocadero » !