Nhân Vật

Phe Dũng Xà Mâu Bốc Thơm Vẹm Cái : Chuyện về “Nữ kiệt xứ dừa” Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà trở thành nữ Uỷ viên Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu kín bầu tại Hội nghị Trung ương 7, trở thành một chính trị
 

Bà trở thành nữ Uỷ viên Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu kín bầu tại Hội nghị Trung ương 7, trở thành một chính trị gia được dư luận dành nhiều ưu ái nhất có học vị kinh tế tài chính, có 3 khóa là ủy viên Trung ương và sở hữu khuôn mặt khả ái nhất trong hàng ngũ chính trị gia cao cấp hiện nay. Lúc này bà đương kiêm Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, còn những câu chuyện về bà thuộc về những năm tháng khi còn làm Bí thư tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH. Những câu chuyện rất cảm động về một nữ cán bộ cao cấp mang đậm phong cách và tâm hồn Nam Bộ và xứ dừa Bến Tre quê hương của bà.


1. Lội sình vào vùng sâu Đồng Tháp Mười thăm mẹ VNAH 119 tuổi

 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân lội sình vào vùng sâu Đồng Tháp Mười thăm mẹ VNAH 119 tuổi
Hôm đó là ngày 11/03/2011, Bộ trưởng Kim Ngân dành hết buổi sáng làm việc với Tập đoàn Khang Thông tại dự án khu phức hợp giải trí Happy Land thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An. Lúc này gần 12 ngàn người lao động Việt Nam tại đất nước Libya xảy ra nội chiến nên buộc phải si tản về nước, dẫn đến nguy cơ không có việc làm rất nan giải. Đặc biệt hơn, số lao động này vừa mới sang chưa lâu đã xảy ra sự cố.
Dự án Khu phức hợp giải trí Happy Land của Tổng Giám đốc Phan Thị Phương Thảo lên tiếng với Bộ LĐTB&XH về việc sẵn sàng đón nhận toàn bộ lao động tại Libya trở về, vào đây làm việc. Dáng nhanh nhẹn và rắn rỏi, Bộ trưởng Kim Ngân chỉ dành chút ít thời gian để tham quan dự án và nghe giới thiệu vắn tắt với vẻ sốt ruột hiện ra sau nụ cười tươi đẹp rất kinh điển thường trực. Cái bà đang cần nhìn thấy, kiểm tra lúc này là khu nhà ở vừa xây cất với các điều kiện ăn ở, sinh hoạt, vệ sinh dành cho công nhân.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ra máy bay đón lao động VN từ Libya về nước vào tối 1/3
Nắng tháng 3 chát chúa như hắt lửa vào mặt, bà lấy tay che trán để quan sát xung quanh và thoăn thoắt sãi những bước chân đến khu nhà ở công nhân mới xây dựng còn ngổn ngang sắt thép và cát đất mịt mù. Từ nhà bếp, nhà ăn, giường tầng bà xem xét rất kỹ lưỡng và cho báo giới biết : mọi thứ khá ổn, nhưng tầng trên giường ngủ sát nóc nhà sẽ rất nóng và mật độ bố trí giường hơi chật…Đến lượt báo chí phỏng vấn về tính khả thi của sự kiện đón nhận lao động từ Libya về bố trí làm việc tại Happy Land, Bộ trưởng Kim Ngân cười rất tươi và chỉnh câu hỏi phỏng vấn. Theo Bộ trưởng, đây mới chỉ là ‘kiểm tra” điều kiện đón nhận lao động của doanh nghiệp, còn lao động chưa về, chưa biết có chịu vào đây làm việc hay không, còn phải có sự thỏa thuận về hợp đồng lao động về mức lương, công việc theo ngành nghề cụ thể…Bà tỏ ra rất chặt chẽ trong phát ngôn và rất thực tế và cũng rất nhẹ nhàng, tình cảm dễ gần. Nữ kiệt xứ dừa phương Nam gây ấn tượng rất thân thiện với báo chí khu vực đồng bằng ngay buổi gặp gỡ đầu tiên.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và mẹ VNAH Trần Thị Viết
 

Chẳng thế mà buổi chiều cùng ngày, cánh báo chí hết mình tháp tùng Bộ trưởng vào vùng sâu Đồng Tháp Mười để thăm mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết có 7 con và 1 rể là liệt sĩ, sống ở ấp Cả Gừa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, Long An. Là phụ nữ sinh ra và lớn lên tại miệt vườn, nên khi xuồng máy vừa cập bờ đất, Bộ trưởng Kim Ngân đã nhanh nhẹn bước lên nhẹ nhàng và thoăn thoắt đôi châm giẫm lên sình lầy để vào nhà mẹ Viết. Ngày đó, mẹ Viết đã 119 tuổi (sinh năm 1892), còn lấy tay vịn theo bộ ván để đi lại và ngồi nói chuyện được. Nghe tin có lãnh đạo Trung ương đến thăm, mấy đứa con cháu của mẹ thay đồ mới từ rất sớm rồi ra chiếc nằm võng bên chái hiện nhà đợi chờ. Ngồi bên mẹ, Bộ trưởng Kim Ngân đôn hậu và ân cần như một đứa con gái đi xa lâu ngày về thăm mẹ. Buồn vui phút chốc tràn ngập căn nhà của mẹ giữa vùng sâu Đồng Tháp Mười bốn bề là ruộng, rừng tràm và sông nước.



 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thăm mẹ VNAH 119 tuổi
Mẹ kể về cuộc đời thấm đẫm thăng trầm dâu bể của một kiếp người. Năm 16 tuổi, được một người làm mai mối, một mình mẹ Viết bơi xuồng mất mấy ngày đêm vào tận vùng sâu hun hút của Đồng Tháp Mười theo chồng. Biền biệt suốt 80 năm từ dạo đó, dù sống cách quê nhà xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức chưa đầy 80 cây số, mà mẹ vẫn chưa được một lần về thăm. Chồng mẹ Viết là nghĩa quân kháng Pháp trong phong trào Cần Vương bị giặc truy nã gắt gao nên sống ẩn dật không liên lạc bên ngoài. Rồi chồng mất, các con noi gương chiến đấu chống giặc lần lượt hy sinh. Mẹ một mình ngồi hàng ngàn đêm yên lặng nhai trầu trong bóng đêm. Mẹ nói chuyện với Bộ trưởng Kim Ngân theo dòng ký ức xa lắc, xa lơ nào đó cứ ngồn ngộn chảy về theo những câu hò điệu hát ngày xưa khiến Bộ trưởng rưng rưng nước mắt. Ngày đó, cả vùng Đồng Tháp Mười xôn xao dư âm lan truyền khắp các nơi từ bến đò, xóm chợ, ngoài đồng về một phụ nữ xứ dừa Bến Tre là Bộ trưởng rất hiền lành, dễ mến đã vào tận vùng sâu thăm mẹ VNAH Trần Thị Viết.

2. Nữ Bí thư tỉnh ủy xứ Đông là người xứ dừa Bến Tre

Chuyện vào tháng 9/2002, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Kim Ngân được Trung ương điều về làm Bí thư tỉnh ủy Hải Dương (xứ Đông). Hình như vào thời điểm đó, bà là nữ Bí thư tỉnh ủy duy nhất cả nước và cũng là “quan đầu tỉnh” đầu tiên, duy nhất là nữ tại Hải Dương quê hương đặc sản vải thiều, mà lại là một phụ nữ Nam bộ, một nữ kiệt của xứ dừa Đồng Khởi, Bến Tre. Những thông tin sơ bộ về nữ Bí thư tỉnh ủy “con cháu nữ tướng Ba Định” đã dấy lên thành vấn đề thời sự nóng của xứ Đông, khiến cho mọi giới, mọi ngành, mọi người của đất Hải Dương hồi hộp, bàn tán đủ điều, hy vọng đợi chờ cũng có và hoài nghi thiếu tin tưởng cũng nhiều.
Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương trao tặng cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm” (1999 – 2003).
Bà sinh năm Giáp Ngọ 1954, tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng. Từ nhỏ Kim Ngân đã biết phụ giúp mẹ mua thuốc men gởi ra vùng căn cứ cho cách mạng để chữa trị thương binh. Nói gan liều thì trong gia đình ai cũng nể Kim Ngân, nhưng lớn lên cô lại mê văn chương, nghệ thuật nên thi vào trường Đai học Văn khoa Sài Gòn. Chưa hết năm học thứ  2 thì miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, đất nước hòa bình, thống nhất. Kim Ngân gác lại chuyện văn chương quay về Bến Tre làm việc tại sở Tài chính. Thời gian này, Kim Ngân tiếp tục vừa học, vừa làm để hoàn thiện chương trình Đại học Tài chính. Sau đó, bà được làm chuyên viên, trưởng phòng Ngân sách và đề bạt làm Giám đốc sở Tài chính tỉnh Bến Tre, được rút ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Tài Chính. Rời Hà Nội về Hải Dương, lạ đất, lạ người và biết bao tâm sự bời bời. Cha mẹ đang sinh sống ở Bến Tre, chồng ở thành phố Hồ Chí Minh, con trai đang ở Khánh Hòa, còn bà thì ở Hải Dương. Dẫu có đầy đủ đến mấy cũng không thể nào khỏa lấp được sự trống trải trong đời sống tinh thần. Nhưng việc nước, việc dân, việc nhà, chuyện chung, chuyện riêng tư  xưa nay có ai hoàn thiện như mong ước bao giờ, càng trở nên hoàn cảnh hơn với một phụ nữ. Là mẫu người phụ nữ năng động, nhiệt huyết nên bà đã chọn lấy công việc làm niềm vui không để có nhiều thời gian trống vắng để nổi buồn xen lấn tâm trí. Loáng một cái, 40 tháng công tác với vai trò Bí thư tỉnh ủy Hải Dương mãn nhiệm, nhưng bà đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp. Bà trở về Trung ương làm Thứ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 1/2006, nhưng câu chuyện tốt đẹp và đầy ấn tượng về bà còn âm vang khá lâu trên vùng đất văn hiến xứ Đông.

 

Người dân vẫn nhớ như in hình ảnh bà Bí thư xắn quần lội ruộng, mặc áo bà ba Nam bộ, đội nón lá ra đồng cùng dân và cán bộ, các nhà khoa học tìm hiểu về lúa, cây trồng, sôi nổi bàn bạc cách làm giàu hiệu quả, lâu bền và mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Biết phát huy trí tinh thần đoàn kết, trí tuệ của tập thể, trọng dụng tài năng, trí thức tập hợp được sức mạnh để thúc đẩy sự phát trển kinh tế xã hội của tỉnh và tánh cương trực, dịu dàng đầy nhân ái của bà đã thuyết phục mọi người xung quanh. Khi rời khỏi Hải Dương, bà để lại một sự thay đổi khác biệt về hạ tầng cơ sở, hạ tầng nông thôn mới, các khu công nghiệp quy hoạch bài bản hiện đại, các khu dân cư đô thị văn minh và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên khá cao trong từng năm. Nhiều câu chuyện về nữ Bí thư tỉnh ủy Kim Ngân được người dân Hải Dương kể lại rất cảm động, chân tình và gần gũi, dung dị còn lưu truyền mãi đến hôm nay.


3. Thực hiện di nguyện của mẹ: Tìm ân nhân bên kia chiến tuyến

 

Cho đến nay, êkíp thực hiện chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của nhà báo Thu Uyên vẫn không một ai có thể ngờ rằng câu chuyện gia đình Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng nhờ chương trình để tìm ân nhân theo di nguyện của mẹ bà về bác sĩ quân đội Sài Gòn tên Phạm Văn Đề đã thất lạc tin tức sau ngày giải phóng đến nay. Năm 2006, bà Nguyễn Thị Sang (thường gọi má Sáu Sanh) là mẹ ruột của bà Kim Ngân qua đời có để lại lời trăn trối : “Các con cố gắng đi tìm ông Đề xem ông ở đâu ? cuộc sống ra sao để trả ơn thay má”. Chuyện là vào thời chiến tranh, má Sáu Sanh là cơ sở cách mạng được bác sĩ Phạm Văn Đề, thuộc bệnh viện dã chiến Định Tường của quân đội Việt Nam Cộng hòa giúp đỡ, để mua các loại thuốc kháng sinh, sốt rét, bông băng y tế, thuốc đỏ sát trùng để má Sáu bí mật chuyển ra căn cứ cho cách mạng phục vụ thương binh. Nhất là từ sau chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 trên các chiến trường Nam bộ đánh nhau rất ác liệt. Mỗi tuần sau khi thu gom các loại thuốc men cần có, bác sĩ Đề lấy xe Vespa hoặc xe Honda chở Kim Ngân lúc ấy 16 tuổi và cô em Kim Hữu khoảng 13 tuổi, ôm túi thuốc được ngụy trang cẩn thận bằng hũ mắm đi qua các bót canh phòng, lục soát rất gắt gao của địch đặt tại Cầu Quay để xuống bến phà Mỹ Tho sang Bến Tre giao cho má Sáu Sanh. Từ đây, má Sáu nhờ cơ sở đường dây liên lạc đưa ra căn cứ khu phục vụ cách mạng chưa một lần bị địch phát hiện cho đến ngày giải phóng. Hồi năm 1970, má Sáu bị địch bắt do bọn chiêu hồi khai báo, chỉ điểm, chúng tra tấn, thẩm vấn đủ mọi cực hình nhưng không khai thác được gì nên thả má ra sau 6 tháng giam giữ. Lúc này cũng có tin bác sĩ Đề cũng bị địch chỉ điểm bắt bỏ tù một thời gian nghĩ làm việc quân y đưa cả gia đình sang Bến Tre sống bằng nghề chạy xe ôm.

 

Nhiều năm sau ngày hòa bình thống nhất, gia đình má Sáu Sanh đã tìm dò, hỏi thăm khắp nơi về bác sĩ Đề nhưng vẫn bặt âm vô tín. Nhiều người cho rằng, có thể gia đình bác sĩ đã vượt biên ra nước ngoài. Nhưng linh cảm của má Sáu Sanh thì dường như họ vẫn còn sống đâu đây thôi. Vào tháng 10/2008, chị Nguyễn Thị Kim Hữu sinh sống tại phường 4, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang là người liên hệ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để đăng ký tìm ân nhân bác sĩ Phạm Văn Đề theo di huấn của mẹ. Mẩu thông tin ngày đó, được bà Kim Ngân cho biết nội dung: bác sĩ Đề là đại úy, quân y Sài Gòn. Người miền Bắc di cư vào Nam, nói tiếng Bắc, theo đạo Công giáo. Khoảng năm 1969-1970, bác sĩ Đề làm việc tại quân y Định Tường cũ, trung tâm Mỹ Tho ngày nay, gia đình ông sống trong khu trại gia binh. Bác sĩ Đề có người con trai tên Huấn và Lạng sinh khoảng 1953-1954 học Trường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân (bìa trái) gặp lại hai người con của ông Đệ sau 35 năm

 

 

Bằng chừng ấy thông tin, nhiều anh chị em biên tập viên, phóng viên chương trình đã tìm về các tỉnh Long An, Tiền Giang và TP Cần Thơ để tìm bác sĩ Đề. Có lần phóng viên đã tìm gặp một bác sĩ tên Đề có đặc điểm giống như mô tả, cũng từng làm việc tại bệnh viện quân y dã chiến Định Tường 3 nhưng thất vọng vì ông là bác sĩ Lâm Thanh Đề. Trải qua 20 địa chỉ tìm kiếm khác nhau tại các tỉnh thành, vào tháng 11/2008 cuối cùng gia đình Bộ trưởng Kim Ngân đã tìm được gia đình của ân nhân theo lời di huấn của mẹ trước lúc lâm chung. Rời Bến Tre, gia đình bác sĩ Phạm Văn Đề đổi tiên thành Đệ chuyển đến xã Bình Minh (Hố Nai 4)- Thống Nhất- Đồng Nai nơi có đông đúc đồng bào giáo dân để sinh sống và duy trì nghề trị bệnh cho dân nghèo tại Hội Chữ thập đỏ của xã cho đến khi qua đời. Phát biểu trong ngày hội ngộ với ân nhân trong chương trình “như chưa hề có cuộc chia ly” lúc đó Bộ trưởng Kim Ngân rất xúc động cho biết: “Đất nước chịu nhiều đau thương qua chiến tranh, hầu như gia đình nào cũng có chia ly. Bất cứ cuộc chia ly nào cũng đều mất mát, không thể nào quên…”.


Nguyễn Trần Châu

Nguồn:
Nguyễn Tấn Dũng

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phe Dũng Xà Mâu Bốc Thơm Vẹm Cái : Chuyện về “Nữ kiệt xứ dừa” Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà trở thành nữ Uỷ viên Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu kín bầu tại Hội nghị Trung ương 7, trở thành một chính trị
 

Bà trở thành nữ Uỷ viên Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu kín bầu tại Hội nghị Trung ương 7, trở thành một chính trị gia được dư luận dành nhiều ưu ái nhất có học vị kinh tế tài chính, có 3 khóa là ủy viên Trung ương và sở hữu khuôn mặt khả ái nhất trong hàng ngũ chính trị gia cao cấp hiện nay. Lúc này bà đương kiêm Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, còn những câu chuyện về bà thuộc về những năm tháng khi còn làm Bí thư tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH. Những câu chuyện rất cảm động về một nữ cán bộ cao cấp mang đậm phong cách và tâm hồn Nam Bộ và xứ dừa Bến Tre quê hương của bà.


1. Lội sình vào vùng sâu Đồng Tháp Mười thăm mẹ VNAH 119 tuổi

 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân lội sình vào vùng sâu Đồng Tháp Mười thăm mẹ VNAH 119 tuổi
Hôm đó là ngày 11/03/2011, Bộ trưởng Kim Ngân dành hết buổi sáng làm việc với Tập đoàn Khang Thông tại dự án khu phức hợp giải trí Happy Land thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An. Lúc này gần 12 ngàn người lao động Việt Nam tại đất nước Libya xảy ra nội chiến nên buộc phải si tản về nước, dẫn đến nguy cơ không có việc làm rất nan giải. Đặc biệt hơn, số lao động này vừa mới sang chưa lâu đã xảy ra sự cố.
Dự án Khu phức hợp giải trí Happy Land của Tổng Giám đốc Phan Thị Phương Thảo lên tiếng với Bộ LĐTB&XH về việc sẵn sàng đón nhận toàn bộ lao động tại Libya trở về, vào đây làm việc. Dáng nhanh nhẹn và rắn rỏi, Bộ trưởng Kim Ngân chỉ dành chút ít thời gian để tham quan dự án và nghe giới thiệu vắn tắt với vẻ sốt ruột hiện ra sau nụ cười tươi đẹp rất kinh điển thường trực. Cái bà đang cần nhìn thấy, kiểm tra lúc này là khu nhà ở vừa xây cất với các điều kiện ăn ở, sinh hoạt, vệ sinh dành cho công nhân.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân ra máy bay đón lao động VN từ Libya về nước vào tối 1/3
Nắng tháng 3 chát chúa như hắt lửa vào mặt, bà lấy tay che trán để quan sát xung quanh và thoăn thoắt sãi những bước chân đến khu nhà ở công nhân mới xây dựng còn ngổn ngang sắt thép và cát đất mịt mù. Từ nhà bếp, nhà ăn, giường tầng bà xem xét rất kỹ lưỡng và cho báo giới biết : mọi thứ khá ổn, nhưng tầng trên giường ngủ sát nóc nhà sẽ rất nóng và mật độ bố trí giường hơi chật…Đến lượt báo chí phỏng vấn về tính khả thi của sự kiện đón nhận lao động từ Libya về bố trí làm việc tại Happy Land, Bộ trưởng Kim Ngân cười rất tươi và chỉnh câu hỏi phỏng vấn. Theo Bộ trưởng, đây mới chỉ là ‘kiểm tra” điều kiện đón nhận lao động của doanh nghiệp, còn lao động chưa về, chưa biết có chịu vào đây làm việc hay không, còn phải có sự thỏa thuận về hợp đồng lao động về mức lương, công việc theo ngành nghề cụ thể…Bà tỏ ra rất chặt chẽ trong phát ngôn và rất thực tế và cũng rất nhẹ nhàng, tình cảm dễ gần. Nữ kiệt xứ dừa phương Nam gây ấn tượng rất thân thiện với báo chí khu vực đồng bằng ngay buổi gặp gỡ đầu tiên.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và mẹ VNAH Trần Thị Viết
 

Chẳng thế mà buổi chiều cùng ngày, cánh báo chí hết mình tháp tùng Bộ trưởng vào vùng sâu Đồng Tháp Mười để thăm mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết có 7 con và 1 rể là liệt sĩ, sống ở ấp Cả Gừa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, Long An. Là phụ nữ sinh ra và lớn lên tại miệt vườn, nên khi xuồng máy vừa cập bờ đất, Bộ trưởng Kim Ngân đã nhanh nhẹn bước lên nhẹ nhàng và thoăn thoắt đôi châm giẫm lên sình lầy để vào nhà mẹ Viết. Ngày đó, mẹ Viết đã 119 tuổi (sinh năm 1892), còn lấy tay vịn theo bộ ván để đi lại và ngồi nói chuyện được. Nghe tin có lãnh đạo Trung ương đến thăm, mấy đứa con cháu của mẹ thay đồ mới từ rất sớm rồi ra chiếc nằm võng bên chái hiện nhà đợi chờ. Ngồi bên mẹ, Bộ trưởng Kim Ngân đôn hậu và ân cần như một đứa con gái đi xa lâu ngày về thăm mẹ. Buồn vui phút chốc tràn ngập căn nhà của mẹ giữa vùng sâu Đồng Tháp Mười bốn bề là ruộng, rừng tràm và sông nước.



 

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân thăm mẹ VNAH 119 tuổi
Mẹ kể về cuộc đời thấm đẫm thăng trầm dâu bể của một kiếp người. Năm 16 tuổi, được một người làm mai mối, một mình mẹ Viết bơi xuồng mất mấy ngày đêm vào tận vùng sâu hun hút của Đồng Tháp Mười theo chồng. Biền biệt suốt 80 năm từ dạo đó, dù sống cách quê nhà xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức chưa đầy 80 cây số, mà mẹ vẫn chưa được một lần về thăm. Chồng mẹ Viết là nghĩa quân kháng Pháp trong phong trào Cần Vương bị giặc truy nã gắt gao nên sống ẩn dật không liên lạc bên ngoài. Rồi chồng mất, các con noi gương chiến đấu chống giặc lần lượt hy sinh. Mẹ một mình ngồi hàng ngàn đêm yên lặng nhai trầu trong bóng đêm. Mẹ nói chuyện với Bộ trưởng Kim Ngân theo dòng ký ức xa lắc, xa lơ nào đó cứ ngồn ngộn chảy về theo những câu hò điệu hát ngày xưa khiến Bộ trưởng rưng rưng nước mắt. Ngày đó, cả vùng Đồng Tháp Mười xôn xao dư âm lan truyền khắp các nơi từ bến đò, xóm chợ, ngoài đồng về một phụ nữ xứ dừa Bến Tre là Bộ trưởng rất hiền lành, dễ mến đã vào tận vùng sâu thăm mẹ VNAH Trần Thị Viết.

2. Nữ Bí thư tỉnh ủy xứ Đông là người xứ dừa Bến Tre

Chuyện vào tháng 9/2002, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Kim Ngân được Trung ương điều về làm Bí thư tỉnh ủy Hải Dương (xứ Đông). Hình như vào thời điểm đó, bà là nữ Bí thư tỉnh ủy duy nhất cả nước và cũng là “quan đầu tỉnh” đầu tiên, duy nhất là nữ tại Hải Dương quê hương đặc sản vải thiều, mà lại là một phụ nữ Nam bộ, một nữ kiệt của xứ dừa Đồng Khởi, Bến Tre. Những thông tin sơ bộ về nữ Bí thư tỉnh ủy “con cháu nữ tướng Ba Định” đã dấy lên thành vấn đề thời sự nóng của xứ Đông, khiến cho mọi giới, mọi ngành, mọi người của đất Hải Dương hồi hộp, bàn tán đủ điều, hy vọng đợi chờ cũng có và hoài nghi thiếu tin tưởng cũng nhiều.
Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương trao tặng cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm” (1999 – 2003).
Bà sinh năm Giáp Ngọ 1954, tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng. Từ nhỏ Kim Ngân đã biết phụ giúp mẹ mua thuốc men gởi ra vùng căn cứ cho cách mạng để chữa trị thương binh. Nói gan liều thì trong gia đình ai cũng nể Kim Ngân, nhưng lớn lên cô lại mê văn chương, nghệ thuật nên thi vào trường Đai học Văn khoa Sài Gòn. Chưa hết năm học thứ  2 thì miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, đất nước hòa bình, thống nhất. Kim Ngân gác lại chuyện văn chương quay về Bến Tre làm việc tại sở Tài chính. Thời gian này, Kim Ngân tiếp tục vừa học, vừa làm để hoàn thiện chương trình Đại học Tài chính. Sau đó, bà được làm chuyên viên, trưởng phòng Ngân sách và đề bạt làm Giám đốc sở Tài chính tỉnh Bến Tre, được rút ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Tài Chính. Rời Hà Nội về Hải Dương, lạ đất, lạ người và biết bao tâm sự bời bời. Cha mẹ đang sinh sống ở Bến Tre, chồng ở thành phố Hồ Chí Minh, con trai đang ở Khánh Hòa, còn bà thì ở Hải Dương. Dẫu có đầy đủ đến mấy cũng không thể nào khỏa lấp được sự trống trải trong đời sống tinh thần. Nhưng việc nước, việc dân, việc nhà, chuyện chung, chuyện riêng tư  xưa nay có ai hoàn thiện như mong ước bao giờ, càng trở nên hoàn cảnh hơn với một phụ nữ. Là mẫu người phụ nữ năng động, nhiệt huyết nên bà đã chọn lấy công việc làm niềm vui không để có nhiều thời gian trống vắng để nổi buồn xen lấn tâm trí. Loáng một cái, 40 tháng công tác với vai trò Bí thư tỉnh ủy Hải Dương mãn nhiệm, nhưng bà đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp. Bà trở về Trung ương làm Thứ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 1/2006, nhưng câu chuyện tốt đẹp và đầy ấn tượng về bà còn âm vang khá lâu trên vùng đất văn hiến xứ Đông.

 

Người dân vẫn nhớ như in hình ảnh bà Bí thư xắn quần lội ruộng, mặc áo bà ba Nam bộ, đội nón lá ra đồng cùng dân và cán bộ, các nhà khoa học tìm hiểu về lúa, cây trồng, sôi nổi bàn bạc cách làm giàu hiệu quả, lâu bền và mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Biết phát huy trí tinh thần đoàn kết, trí tuệ của tập thể, trọng dụng tài năng, trí thức tập hợp được sức mạnh để thúc đẩy sự phát trển kinh tế xã hội của tỉnh và tánh cương trực, dịu dàng đầy nhân ái của bà đã thuyết phục mọi người xung quanh. Khi rời khỏi Hải Dương, bà để lại một sự thay đổi khác biệt về hạ tầng cơ sở, hạ tầng nông thôn mới, các khu công nghiệp quy hoạch bài bản hiện đại, các khu dân cư đô thị văn minh và tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên khá cao trong từng năm. Nhiều câu chuyện về nữ Bí thư tỉnh ủy Kim Ngân được người dân Hải Dương kể lại rất cảm động, chân tình và gần gũi, dung dị còn lưu truyền mãi đến hôm nay.


3. Thực hiện di nguyện của mẹ: Tìm ân nhân bên kia chiến tuyến

 

Cho đến nay, êkíp thực hiện chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của nhà báo Thu Uyên vẫn không một ai có thể ngờ rằng câu chuyện gia đình Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng nhờ chương trình để tìm ân nhân theo di nguyện của mẹ bà về bác sĩ quân đội Sài Gòn tên Phạm Văn Đề đã thất lạc tin tức sau ngày giải phóng đến nay. Năm 2006, bà Nguyễn Thị Sang (thường gọi má Sáu Sanh) là mẹ ruột của bà Kim Ngân qua đời có để lại lời trăn trối : “Các con cố gắng đi tìm ông Đề xem ông ở đâu ? cuộc sống ra sao để trả ơn thay má”. Chuyện là vào thời chiến tranh, má Sáu Sanh là cơ sở cách mạng được bác sĩ Phạm Văn Đề, thuộc bệnh viện dã chiến Định Tường của quân đội Việt Nam Cộng hòa giúp đỡ, để mua các loại thuốc kháng sinh, sốt rét, bông băng y tế, thuốc đỏ sát trùng để má Sáu bí mật chuyển ra căn cứ cho cách mạng phục vụ thương binh. Nhất là từ sau chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 trên các chiến trường Nam bộ đánh nhau rất ác liệt. Mỗi tuần sau khi thu gom các loại thuốc men cần có, bác sĩ Đề lấy xe Vespa hoặc xe Honda chở Kim Ngân lúc ấy 16 tuổi và cô em Kim Hữu khoảng 13 tuổi, ôm túi thuốc được ngụy trang cẩn thận bằng hũ mắm đi qua các bót canh phòng, lục soát rất gắt gao của địch đặt tại Cầu Quay để xuống bến phà Mỹ Tho sang Bến Tre giao cho má Sáu Sanh. Từ đây, má Sáu nhờ cơ sở đường dây liên lạc đưa ra căn cứ khu phục vụ cách mạng chưa một lần bị địch phát hiện cho đến ngày giải phóng. Hồi năm 1970, má Sáu bị địch bắt do bọn chiêu hồi khai báo, chỉ điểm, chúng tra tấn, thẩm vấn đủ mọi cực hình nhưng không khai thác được gì nên thả má ra sau 6 tháng giam giữ. Lúc này cũng có tin bác sĩ Đề cũng bị địch chỉ điểm bắt bỏ tù một thời gian nghĩ làm việc quân y đưa cả gia đình sang Bến Tre sống bằng nghề chạy xe ôm.

 

Nhiều năm sau ngày hòa bình thống nhất, gia đình má Sáu Sanh đã tìm dò, hỏi thăm khắp nơi về bác sĩ Đề nhưng vẫn bặt âm vô tín. Nhiều người cho rằng, có thể gia đình bác sĩ đã vượt biên ra nước ngoài. Nhưng linh cảm của má Sáu Sanh thì dường như họ vẫn còn sống đâu đây thôi. Vào tháng 10/2008, chị Nguyễn Thị Kim Hữu sinh sống tại phường 4, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang là người liên hệ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để đăng ký tìm ân nhân bác sĩ Phạm Văn Đề theo di huấn của mẹ. Mẩu thông tin ngày đó, được bà Kim Ngân cho biết nội dung: bác sĩ Đề là đại úy, quân y Sài Gòn. Người miền Bắc di cư vào Nam, nói tiếng Bắc, theo đạo Công giáo. Khoảng năm 1969-1970, bác sĩ Đề làm việc tại quân y Định Tường cũ, trung tâm Mỹ Tho ngày nay, gia đình ông sống trong khu trại gia binh. Bác sĩ Đề có người con trai tên Huấn và Lạng sinh khoảng 1953-1954 học Trường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân (bìa trái) gặp lại hai người con của ông Đệ sau 35 năm

 

 

Bằng chừng ấy thông tin, nhiều anh chị em biên tập viên, phóng viên chương trình đã tìm về các tỉnh Long An, Tiền Giang và TP Cần Thơ để tìm bác sĩ Đề. Có lần phóng viên đã tìm gặp một bác sĩ tên Đề có đặc điểm giống như mô tả, cũng từng làm việc tại bệnh viện quân y dã chiến Định Tường 3 nhưng thất vọng vì ông là bác sĩ Lâm Thanh Đề. Trải qua 20 địa chỉ tìm kiếm khác nhau tại các tỉnh thành, vào tháng 11/2008 cuối cùng gia đình Bộ trưởng Kim Ngân đã tìm được gia đình của ân nhân theo lời di huấn của mẹ trước lúc lâm chung. Rời Bến Tre, gia đình bác sĩ Phạm Văn Đề đổi tiên thành Đệ chuyển đến xã Bình Minh (Hố Nai 4)- Thống Nhất- Đồng Nai nơi có đông đúc đồng bào giáo dân để sinh sống và duy trì nghề trị bệnh cho dân nghèo tại Hội Chữ thập đỏ của xã cho đến khi qua đời. Phát biểu trong ngày hội ngộ với ân nhân trong chương trình “như chưa hề có cuộc chia ly” lúc đó Bộ trưởng Kim Ngân rất xúc động cho biết: “Đất nước chịu nhiều đau thương qua chiến tranh, hầu như gia đình nào cũng có chia ly. Bất cứ cuộc chia ly nào cũng đều mất mát, không thể nào quên…”.


Nguyễn Trần Châu

Nguồn:
Nguyễn Tấn Dũng

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm