Cà Kê Dê Ngỗng
Phi kiện Trung Quốc: Lợi ích và kinh nghiệm nào cho phía Việt Nam ?
1/ Phi kiện Trung Quốc về các điều gì ?
Ngày 23 tháng giêng năm 2013, trên trang web của của Bộ Ngoại giao Phi (DFA), có đăng văn bản giải thích, qua hình thức câu hỏi và trả lời, các thủ tục và nguyên nhân vì sao Phi kiện Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp tại biển Tây Phi. Theo văn bản này, bộ Ngoại giao Phi đã chuyển công hàm đến tòa Đại sứ Trung quốc tại Manille vào chiều ngày 22-1-2013, cho biết Phi đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc Tế về Biển 1982. Ngoại trưởng Albert del Rosario sau đó họp báo và giải thích, sở dĩ Phi đã phải dùng tới giải pháp này vì đã cạn kiệt mọi giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp hòa bình với Trung quốc tại Biển Tây Phi (WPS).
Theo công hàm gởi Tòa và Đại sứ TQ tại Manille, nội dung hồ sơ của Phi gồm có 10 điểm yêu cầu Tòa, tóm lược như sau:
1. Các quyền của TQ và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. (Các quyền được xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo phần V đối với vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục địa).
2. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị.
3. Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.
4. Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xi Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ, việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?
5. Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
6. Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
7. TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.
8. Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi.
9. TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
10. TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS.
2/ Ý nghĩ pháp lý các yêu cầu:
Điểm 1, Phi yêu cầu Tòa phán rằng các quyền của các bên ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. Ở đây nên phân biệt quyền chủ quyền về kinh tế tại vùng độc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa 200 hải lý và các quyền chủ quyền khác (như trên đất liền) tại vùng lãnh hải (12 hải lý) và tiếp cận lãnh hải (12 hải lý), phù hợp với nội dung các phần V, VI và II của UNCLOS. Điểm này Tòa có thể tuyên bố chấp thuận dễ dàng, vì nó thuộc thẩm quyền của tòa và vì nó phản ảnh nội dung của UNCLOS. Lợi ích ở điều này là đặt các yêu sách về quyền của Trung Quốc vào trong khuôn khổ của Luật quốc tế. Trường hợp các tàu vũ trang của TQ đột lốt “hải giám” (mà hành sử như “hải tặc”) ở vùng biển của VN trong vài năm nay, từ nay phải hành sử trong khuôn khổ của Luật quốc tế cho phép.
Điểm hai, Phi yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách của TQ qua bản đồ đường 9 đoạn là vô giá trị. Điểm này Tòa có thể tuyên bố thuận, vì vẫn nằm trong thẩm quyền của tòa, do hai lý do : 1/ bản đồ 9 đoạn không có giá trị ràng buộc vì không phải là bản đồ phân định ranh giới, chưa hề được nhìn nhận bởi các bên liên quan như kết quả của một (hay nhiều) kết ước phân định ranh giới biển. 2/ TQ không chứng minh được “quyền lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” của họ tại vùng biển giới hạn trong đường 9 đoạn. (TQ chưa bao giờ thể hiện thẩm quyền chủ tể của họ tại vùng biển này. Giả sử có, thì thẩm quyền này đã không thể hiện một cách liên tục. Trong khi các nước trong khu vực chưa bao giờ, ám thị hay minh thị, chấp nhận thẩm quyền của TQ trong vùng biển).
Nếu Tòa tuyên bố thuận, việc này sẽ buộc phía TQ làm sáng tỏ các luận cứ của mình, nếu muốn duy trì đòi hỏi các quyền chủ quyền ở biển Đông. Phía TQ, có lẽ đã ý thức sự phi lý của bản đồ chữ U, do đó trong thời gian gần đây có khuynh hướng tuyên bố « TQ có chủ quyền không thể chối cãi các đảo HS và HS và vùng biển chung quanh » chứ không nhắc tới “quyền lịch sử” hay vùng “nước lịch sử” tại vùng biển này nữa. Phía TQ phải đưa các chứng cớ cụ thể để chứng minh « chủ quyền không thể chối cãi tại các đảo » và giải thích « vùng biển chung quanh » là vùng biển được xác định theo tiêu chuẩn nào ?
Điểm 3, yêu cầu của Phi, về các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI của UNCLOS.
Ở điểm này chưa biết chắc Tòa sẽ tuyên bố ra sao. Phi vịn vào phần VI của UNCLOS để yêu cầu nhưng không có điều nào trong bộ Luật Quốc tế về Biển xác định về tình trạng pháp lý của các cấu tạo lúc chìm lúc nổi.
Trong vụ kiện giữa Qatar và Bahreïn (Qatar đơn phương kiện Bahreïn lên CIJ), Tòa có nói về việc này như sau:
“luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.
Tức UNCLOS không nói gì về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi.
Vấn đề đặt ra, do kẻ hở pháp lý này, phía TQ có thể chiếm hữu các cấu tạo địa lý này đồng thời tuyên bố các quyền thuộc chủ quyền của họ (về lãnh hải, EEZ, thềm lục địa...), như trường hợp đá Hoàng Nham.
Tuy nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua phán quyết của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008, ta thấy trường hợp tương tự. South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều thấp. Trường hợp này, tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về pháp lý của các cấu trúc địa lý này trong vụ án dẫn trên, nhưng Tòa phán rằng South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.
Nếu phán quyết này trở thành một “án lệ”, (và các bãi lúc nổi lúc chìm không được chiếm hữu), yêu cầu của Phi có thể được Tòa chấp thuận.
Dầu vậy, yêu cầu của Phi ở điểm này rất chính đáng và hữu ích, vì nó có thể làm sáng tỏ một điểm mờ từ nhiều năm nay trong Luật quốc tế về Biển. Nó sẽ loại bỏ được các đòi hỏi phi lý của TQ về các quyền chủ quyền tại các cấu trúc địa lý lúc nổi lúc chìm đã cưỡng chiếm bằng vũ lực trong vùng Biển của VN năm 1988.
Điểm 4, về tình trạng pháp lý của các cấu tạo địa lý mang tên Vành Khăn, Mc Kennan, Xi Bi và Gaven, là các cấu tạo chìm thường trực dưới mặt nước, không thuộc qui chế đảo theo qui định của điều 121 UCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ. Phi yêu cầu Tòa xác định việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?
Yêu cầu của Phi cũng rất chính đáng, có thể được Tòa chấp thuận, vì thuộc thẩm quyền của tòa.
Các cấu tạo địa lý chìm dưới mặt nước dĩ nhiên không phải là « một lãnh thổ ». Nếu không phải là lãnh thổ thì làm sao có thể chiếm hữu, sau đó đòi hỏi các quyền chủ quyền ?
Điểm 5, Phi yêu cầu Tòa tuyên bố bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
Điểm này phụ thuộc vào điểm 4 ở trên. Nếu Tòa phán thuận ở điểm 4, hệ quả tất nhiên cũng sẽ phán thuận ở điểm 5.
Điểm 6, bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
Ở điểm này dường như Phi, một cách ám thị, đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại các cấu tạo địa lý này. Mà điều này không đúng. Bởi vì các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập… là các cấu trúc địa lý của VN, vì chúng là một thành phần không thể tách rời của các đảo cận bên mà các đảo này thuộc về VN. Yêu cầu điều này, có lẽ mục tiêu của Phi nhằm “khoanh vùng tranh chấp” với Trung Quốc. Vì Tòa không có thẩm quyền phân xử tranh chấp chủ quyền, do đó ý kiến của Phi có thể “vô hại”. Vùng tranh chấp giữa Phi và TQ như vậy được xác định không quá 12 hải lý chung quanh các bãi đá Hoàng Nham, Châu Viên, Gạc Ma và Chữ Thập.
Tuy nhiên, ngoài việc bảo lưu các đá trên thuộc VN, yêu cầu của Phi là chính đáng. Vì, các đá này nếu thuộc về VN hay của nước nào khác, thì cũng chỉ là “đá” đúng như định nghĩa ở điều 121, khoản 3 của UNCLOS, không thể đòi vùng biển quá 12 hải lý. Ở yêu cầu này Tòa có thể thỏa mãn cho Phi vì nó thuộc thẩm quyền của Tòa và phù hợp với Luật quốc tế.
Điểm 7, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma. Yêu cầu này của Phi liên quan đến điều 6 ở trên. Nhưng ở điểm này Tòa sẽ khó tuyên bố chấp thuận cho Phi, vì nếu các đá đó thuộc chủ quyền của TQ, các tàu bè của các nước khác, kể cả Phi, không được đi vào trong vòng 12 hải lý tính từ các đá đó để khai thác về kinh tế.
Điểm 8, Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi. Tòa có thể tuyên bố chấp thuận cho Phi sau khi xem xét ít nhứt hai điều: a) đường cơ bản quần đảo của Phi phù hợp với UNCLOS đồng thời không bị các nước khác phản đối. b) không bị chồng lấn bởi hiệu lực của các đảo thuộc về một nước khác.
Trên thực tế, các đảo thuộc Trường Sa của VN, là các đảo có thể có người sinh sống và có thể có nền kinh tế tự túc, do đó có thể có một hiệu lực nhứt định về lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, chiếu theo điều 121 của UNCLOS. Việc này có thể tạo vùng chồng lấn với vùng EEZ của Phi.
Yêu cầu của Phi ở điều này có thể nhằm mục đích “cắt cỏ dưới chân” các nước có yêu sách đòi quyền chủ quyền ở các đảo Trường Sa, nếu yêu cầu của Phi được Tòa chấp thuận. Việc chấp thuận hàm ý các đảo thuộc Trường Sa quá nhỏ để có thể có xếp vào khoản 3 của điều 121 UNCLOS.
Điểm 9, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này, cũng như đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
Điểm này có liên quan đến điểm 6 và điểm 8.
Nếu Tòa đáp ứng yêu cầu của Phi ở điểm 8, tức các cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa chỉ là đá, theo khoản 3 điều 121 UNCLOS, thì đương nhiên Tòa sẽ chấp thuận yêu cầu của Phi ở điểm 9, ngoại trừ các vùng biển bán kính không quá 12 hải lý (điểm 6), tính từ các cấu trúc địa lý nằm trong vùng EEZ của Phi, nếu các cấu trúc này thuộc chủ quyền của nước khác.
Điểm 10, Phi yêu cầu Tòa lên án TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS. Điểm này Phi cần đưa chứng cớ là TQ đã cản trở quyền tự do hàng hải của nước này khi nào ? ở đâu ? trường hợp nào ? Tùy thuộc địa điểm, tùy thuộc vùng biển (lãnh hải hay vùng EEZ) mà Tòa có thể tuyên bố thuận hay không.
Điểm này Phi cũng có mục tiêu nhắm tới các tàu hải giám của TQ, đã hoạt động một cách ngang ngược trong vùng biển giới hạn bởi tấm bản đồ 9 đoạn.
3/ VN Có lợi ích gì từ vụ kiện này?
Vụ kiện TQ của Phi, dầu VN không can dự, nhưng cũng là một bên liên quan, như Phi, đối với Trung Quốc. Có điều quan hệ giữa VN và TQ phức tạp vì tròng tréo nhiều điều như văn hóa, lịch sử, chính trị, ơn nghĩa, ý thức hệ… trong khi quan hệ Trung-Phi đơn giản hơn nhiều. Tuy vậy, VN có thể hưởng lợi ở một số điều như sau:
Điểm 1, lợi ích là đặt tất cả các bên Trung Quốc, Phi và VN vào trong khuôn khổ của Luật quốc tế. Vùng kinh tế độc quyền của TQ (Phi và VN) do đó phải được xác định rõ rệt theo UNCLOS. Việc này sẽ giúp VN tránh được các tàu vũ trang TQ, đột lốt “hải giám” (mà hành sử như “hải tặc”), cắt cáp các tàu nghiên cứu của VN, cho đấu thầu khai thác trên thềm lục địa của VN…. trong vùng biển EEZ của VN, vào các năm qua, ở vùng biển của VN.
Điểm hai, Phi yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách của TQ qua bản đồ đường 9 đoạn là vô giá trị. Điểm này có nhiều sác xuất Tòa sẽ tuyên bố theo yêu cầu của Phi. Và đây cũng là điều mà VN mong muốn TQ dẹp bỏ từ bấy lâu nay mà không được.
Các điểm 3, 4, và 6 về tình trạng pháp lý các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, hay các cấu tạo thường xuyên bị chìm, cũng rất có thể Tòa sẽ chấp thuận các yêu cầu của Phi, vì nó phù hợp với UNCLOS và tập quán quốc tế. Nếu vậy, điều này sẽ giúp ích cho VN lý lẽ để đối phó với những ngang ngược của TQ, khi họ dành quyền chủ quyền (về kinh tế) của VN tại các bãi Tư Chính, Vũng Mây... (mà TQ gọi là Vạn An Bắc) vốn là các bãi chìm dưới nước. Việc này cũng sẽ khiến TQ từ bỏ chủ quyền tại cái gọi là « quần đảo » Trung Sa, vốn là một bãi ngầm dưới 50m mặt nước.
Điểm 7, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma. Điều này cũng có lợi cho VN, vì yêu sách của TQ đối với Phi không khác đối với VN ở một số bãi cạn.
Điểm 8, VN nên cân nhắc, có nên lên tiếng hay không về việc hồng lấn vùng biển thuộc các đảo TS của VN với vùng EEZ của Phi ? Cũng như ở điểm 4, có nên bảo lưu chủ quyền của VN ở các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập…?
Điểm 9, yêu cầu của Phi có mục tiêu nhắm đến các “luật cấm biển” của TQ và các tàu hải giám của TQ. Các tàu này đã lộng hành trong vùng biển TS, bất chấp luật lệ quốc tế đồng thời trắng trợn xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Phi (cũng như VN) tại vùng biển này. Yêu cầu này của Phi rất có thể sẽ được Tòa chấp thuận. Việc này cũng đem lại lợi ích cho VN.
4/ Thái độ của Trung Quốc:
Phản ứng việc này, phát ngôn nhân Hồng Lỗi thuộc bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp rằng : “Phi hiện đang chiếm giữ một số đảo của Trung quốc” và “Trung quốc kiên quyết phản đối việc chiếm giữ trái phép của Phi”. Trung Quốc cũng cảnh cáo rằng Phi “chớ làm phức tạp” thêm vấn đề.
Thái độ của Trung Quốc, xét qua tuyên bố trên, có thể nước này sẽ không màng đến việc kiện cáo này. Theo ý kiến của các chuyên gia quốc tế, vụ kiện dầu vậy cũng có thể tiếp diễn, cho dầu TQ không có mặt. Quyết định của Phi đưa TQ ra Tòa quốc tế, theo nội dung các điểm khiếu kiện, cũng được các chuyên gia này đánh giá là đúng đắn. Thái độ của Trung Quốc đối với vụ kiện sẽ là thuốc thử để thế giới đánh giá về tư cách cường quốc của Trung Quốc : một nước lớn có trách nhiệm với cộng đồng thế giới hay là một nước hành sử ỷ mạnh hiếp yếu, tự cho phép đứng trên mọi luật lệ, mọi giá trị cơ bản của cộng đồng các nước văn minh trên thế giới.
Việc TQ tuyên bố “Phi hiện đang chiếm giữ một số đảo của Trung quốc” và “Trung quốc kiên quyết phản đối việc chiếm giữ trái phép của Phi”, có thể hiểu rằng có thể TQ sẽ sử dụng các phương pháp khác (không hòa bình) để lấy lại các đảo này.
Trương NHân Tuấn
http://nhantuantruong.blogspot.com/2013/01/phi-quyet-inh-kien-trung-quoc-ra-toa.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Phi kiện Trung Quốc: Lợi ích và kinh nghiệm nào cho phía Việt Nam ?
1/ Phi kiện Trung Quốc về các điều gì ?
Ngày 23 tháng giêng năm 2013, trên trang web của của Bộ Ngoại giao Phi (DFA), có đăng văn bản giải thích, qua hình thức câu hỏi và trả lời, các thủ tục và nguyên nhân vì sao Phi kiện Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp tại biển Tây Phi. Theo văn bản này, bộ Ngoại giao Phi đã chuyển công hàm đến tòa Đại sứ Trung quốc tại Manille vào chiều ngày 22-1-2013, cho biết Phi đã nộp hồ sơ đưa Trung Quốc ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Quốc Tế về Biển 1982. Ngoại trưởng Albert del Rosario sau đó họp báo và giải thích, sở dĩ Phi đã phải dùng tới giải pháp này vì đã cạn kiệt mọi giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp hòa bình với Trung quốc tại Biển Tây Phi (WPS).
Theo công hàm gởi Tòa và Đại sứ TQ tại Manille, nội dung hồ sơ của Phi gồm có 10 điểm yêu cầu Tòa, tóm lược như sau:
1. Các quyền của TQ và Phi ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. (Các quyền được xác định theo phần II đối với lãnh hải và vùng tiếp giáp, theo phần V đối với vùng ZEE và theo phần VI đối với thềm lục địa).
2. Yêu sách đường 9 đoạn của TQ là vô giá trị.
3. Các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thuộc đáy biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI UNCLOS.
4. Các bãi Vành Khăn, Mc Kennan, Xi Bi và Gaven là các cấu tạo chìm khi thủy triều lên, không phải là đảo theo qui định của điều 121 UCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ, việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?
5. Bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
6. Bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
7. TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma.
8. Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi.
9. TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này và cũng đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
10. TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS.
2/ Ý nghĩ pháp lý các yêu cầu:
Điểm 1, Phi yêu cầu Tòa phán rằng các quyền của các bên ở biển Đông phải tuân thủ theo UNCLOS. Ở đây nên phân biệt quyền chủ quyền về kinh tế tại vùng độc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa 200 hải lý và các quyền chủ quyền khác (như trên đất liền) tại vùng lãnh hải (12 hải lý) và tiếp cận lãnh hải (12 hải lý), phù hợp với nội dung các phần V, VI và II của UNCLOS. Điểm này Tòa có thể tuyên bố chấp thuận dễ dàng, vì nó thuộc thẩm quyền của tòa và vì nó phản ảnh nội dung của UNCLOS. Lợi ích ở điều này là đặt các yêu sách về quyền của Trung Quốc vào trong khuôn khổ của Luật quốc tế. Trường hợp các tàu vũ trang của TQ đột lốt “hải giám” (mà hành sử như “hải tặc”) ở vùng biển của VN trong vài năm nay, từ nay phải hành sử trong khuôn khổ của Luật quốc tế cho phép.
Điểm hai, Phi yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách của TQ qua bản đồ đường 9 đoạn là vô giá trị. Điểm này Tòa có thể tuyên bố thuận, vì vẫn nằm trong thẩm quyền của tòa, do hai lý do : 1/ bản đồ 9 đoạn không có giá trị ràng buộc vì không phải là bản đồ phân định ranh giới, chưa hề được nhìn nhận bởi các bên liên quan như kết quả của một (hay nhiều) kết ước phân định ranh giới biển. 2/ TQ không chứng minh được “quyền lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” của họ tại vùng biển giới hạn trong đường 9 đoạn. (TQ chưa bao giờ thể hiện thẩm quyền chủ tể của họ tại vùng biển này. Giả sử có, thì thẩm quyền này đã không thể hiện một cách liên tục. Trong khi các nước trong khu vực chưa bao giờ, ám thị hay minh thị, chấp nhận thẩm quyền của TQ trong vùng biển).
Nếu Tòa tuyên bố thuận, việc này sẽ buộc phía TQ làm sáng tỏ các luận cứ của mình, nếu muốn duy trì đòi hỏi các quyền chủ quyền ở biển Đông. Phía TQ, có lẽ đã ý thức sự phi lý của bản đồ chữ U, do đó trong thời gian gần đây có khuynh hướng tuyên bố « TQ có chủ quyền không thể chối cãi các đảo HS và HS và vùng biển chung quanh » chứ không nhắc tới “quyền lịch sử” hay vùng “nước lịch sử” tại vùng biển này nữa. Phía TQ phải đưa các chứng cớ cụ thể để chứng minh « chủ quyền không thể chối cãi tại các đảo » và giải thích « vùng biển chung quanh » là vùng biển được xác định theo tiêu chuẩn nào ?
Điểm 3, yêu cầu của Phi, về các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, không nằm trong lãnh hải các quốc gia ven biển, thì không thể chiếm hữu, ngoại trừ cấu tạo đó nằm trên thềm lục địa của quốc gia theo phần VI của UNCLOS.
Ở điểm này chưa biết chắc Tòa sẽ tuyên bố ra sao. Phi vịn vào phần VI của UNCLOS để yêu cầu nhưng không có điều nào trong bộ Luật Quốc tế về Biển xác định về tình trạng pháp lý của các cấu tạo lúc chìm lúc nổi.
Trong vụ kiện giữa Qatar và Bahreïn (Qatar đơn phương kiện Bahreïn lên CIJ), Tòa có nói về việc này như sau:
“luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.
Tức UNCLOS không nói gì về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi.
Vấn đề đặt ra, do kẻ hở pháp lý này, phía TQ có thể chiếm hữu các cấu tạo địa lý này đồng thời tuyên bố các quyền thuộc chủ quyền của họ (về lãnh hải, EEZ, thềm lục địa...), như trường hợp đá Hoàng Nham.
Tuy nhiên, trong vụ tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua phán quyết của Tòa án Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008, ta thấy trường hợp tương tự. South Ledge là một đảo đá lúc chìm lúc nổi, chỉ thấy khi thủy triều thấp. Trường hợp này, tòa có nhắc lại tình trạng mơ hồ về pháp lý của các cấu trúc địa lý này trong vụ án dẫn trên, nhưng Tòa phán rằng South Ledge nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.
Nếu phán quyết này trở thành một “án lệ”, (và các bãi lúc nổi lúc chìm không được chiếm hữu), yêu cầu của Phi có thể được Tòa chấp thuận.
Dầu vậy, yêu cầu của Phi ở điểm này rất chính đáng và hữu ích, vì nó có thể làm sáng tỏ một điểm mờ từ nhiều năm nay trong Luật quốc tế về Biển. Nó sẽ loại bỏ được các đòi hỏi phi lý của TQ về các quyền chủ quyền tại các cấu trúc địa lý lúc nổi lúc chìm đã cưỡng chiếm bằng vũ lực trong vùng Biển của VN năm 1988.
Điểm 4, về tình trạng pháp lý của các cấu tạo địa lý mang tên Vành Khăn, Mc Kennan, Xi Bi và Gaven, là các cấu tạo chìm thường trực dưới mặt nước, không thuộc qui chế đảo theo qui định của điều 121 UCLOS, cũng không nằm trên thềm lục địa TQ. Phi yêu cầu Tòa xác định việc TQ chiếm đóng có trái phép hay không và việc xây dựng trên các bãi cạn này có trái phép hay không ?
Yêu cầu của Phi cũng rất chính đáng, có thể được Tòa chấp thuận, vì thuộc thẩm quyền của tòa.
Các cấu tạo địa lý chìm dưới mặt nước dĩ nhiên không phải là « một lãnh thổ ». Nếu không phải là lãnh thổ thì làm sao có thể chiếm hữu, sau đó đòi hỏi các quyền chủ quyền ?
Điểm 5, Phi yêu cầu Tòa tuyên bố bãi Vành Khăn và McKennan thuộc thềm lục địa của Phi theo phần VI của UNCLOS.
Điểm này phụ thuộc vào điểm 4 ở trên. Nếu Tòa phán thuận ở điểm 4, hệ quả tất nhiên cũng sẽ phán thuận ở điểm 5.
Điểm 6, bãi Hoàng Ngam và các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập là các bãi chìm, ngoài trừ vài mỏm đá nhô trên nước khi thủy triều lên. Chúng chỉ là « đá » theo điều 121 khoản 3 của UNCLOS, vì thế chỉ có thể có lãnh hải không quá 12 hải lý. Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã đòi hỏi một cách phi lý quyền mở rộng các vùng biển quá 12 hải lý tại các cấu tạo này.
Ở điểm này dường như Phi, một cách ám thị, đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại các cấu tạo địa lý này. Mà điều này không đúng. Bởi vì các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập… là các cấu trúc địa lý của VN, vì chúng là một thành phần không thể tách rời của các đảo cận bên mà các đảo này thuộc về VN. Yêu cầu điều này, có lẽ mục tiêu của Phi nhằm “khoanh vùng tranh chấp” với Trung Quốc. Vì Tòa không có thẩm quyền phân xử tranh chấp chủ quyền, do đó ý kiến của Phi có thể “vô hại”. Vùng tranh chấp giữa Phi và TQ như vậy được xác định không quá 12 hải lý chung quanh các bãi đá Hoàng Nham, Châu Viên, Gạc Ma và Chữ Thập.
Tuy nhiên, ngoài việc bảo lưu các đá trên thuộc VN, yêu cầu của Phi là chính đáng. Vì, các đá này nếu thuộc về VN hay của nước nào khác, thì cũng chỉ là “đá” đúng như định nghĩa ở điều 121, khoản 3 của UNCLOS, không thể đòi vùng biển quá 12 hải lý. Ở yêu cầu này Tòa có thể thỏa mãn cho Phi vì nó thuộc thẩm quyền của Tòa và phù hợp với Luật quốc tế.
Điểm 7, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma. Yêu cầu này của Phi liên quan đến điều 6 ở trên. Nhưng ở điểm này Tòa sẽ khó tuyên bố chấp thuận cho Phi, vì nếu các đá đó thuộc chủ quyền của TQ, các tàu bè của các nước khác, kể cả Phi, không được đi vào trong vòng 12 hải lý tính từ các đá đó để khai thác về kinh tế.
Điểm 8, Phi có quyền về lãnh hải 12 hải lý, ZEE 200 hải lý và thềm lục địa, theo các phần II, V và VI của UNCLOS, tính theo đường cơ bản quần đảo của Phi. Tòa có thể tuyên bố chấp thuận cho Phi sau khi xem xét ít nhứt hai điều: a) đường cơ bản quần đảo của Phi phù hợp với UNCLOS đồng thời không bị các nước khác phản đối. b) không bị chồng lấn bởi hiệu lực của các đảo thuộc về một nước khác.
Trên thực tế, các đảo thuộc Trường Sa của VN, là các đảo có thể có người sinh sống và có thể có nền kinh tế tự túc, do đó có thể có một hiệu lực nhứt định về lãnh hải, vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, chiếu theo điều 121 của UNCLOS. Việc này có thể tạo vùng chồng lấn với vùng EEZ của Phi.
Yêu cầu của Phi ở điều này có thể nhằm mục đích “cắt cỏ dưới chân” các nước có yêu sách đòi quyền chủ quyền ở các đảo Trường Sa, nếu yêu cầu của Phi được Tòa chấp thuận. Việc chấp thuận hàm ý các đảo thuộc Trường Sa quá nhỏ để có thể có xếp vào khoản 3 của điều 121 UNCLOS.
Điểm 9, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã yêu sách một cách bất hợp pháp các quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật và đã khai thác phi pháp các tài nguyên này, cũng như đã vi phạm pháp luật khi không cho Phi khai thác các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình.
Điểm này có liên quan đến điểm 6 và điểm 8.
Nếu Tòa đáp ứng yêu cầu của Phi ở điểm 8, tức các cấu trúc địa lý thuộc Trường Sa chỉ là đá, theo khoản 3 điều 121 UNCLOS, thì đương nhiên Tòa sẽ chấp thuận yêu cầu của Phi ở điểm 9, ngoại trừ các vùng biển bán kính không quá 12 hải lý (điểm 6), tính từ các cấu trúc địa lý nằm trong vùng EEZ của Phi, nếu các cấu trúc này thuộc chủ quyền của nước khác.
Điểm 10, Phi yêu cầu Tòa lên án TQ đã can thiệp một cách bất hợp pháp quyền tự do hàng hải của Phi được xác định theo UNCLOS. Điểm này Phi cần đưa chứng cớ là TQ đã cản trở quyền tự do hàng hải của nước này khi nào ? ở đâu ? trường hợp nào ? Tùy thuộc địa điểm, tùy thuộc vùng biển (lãnh hải hay vùng EEZ) mà Tòa có thể tuyên bố thuận hay không.
Điểm này Phi cũng có mục tiêu nhắm tới các tàu hải giám của TQ, đã hoạt động một cách ngang ngược trong vùng biển giới hạn bởi tấm bản đồ 9 đoạn.
3/ VN Có lợi ích gì từ vụ kiện này?
Vụ kiện TQ của Phi, dầu VN không can dự, nhưng cũng là một bên liên quan, như Phi, đối với Trung Quốc. Có điều quan hệ giữa VN và TQ phức tạp vì tròng tréo nhiều điều như văn hóa, lịch sử, chính trị, ơn nghĩa, ý thức hệ… trong khi quan hệ Trung-Phi đơn giản hơn nhiều. Tuy vậy, VN có thể hưởng lợi ở một số điều như sau:
Điểm 1, lợi ích là đặt tất cả các bên Trung Quốc, Phi và VN vào trong khuôn khổ của Luật quốc tế. Vùng kinh tế độc quyền của TQ (Phi và VN) do đó phải được xác định rõ rệt theo UNCLOS. Việc này sẽ giúp VN tránh được các tàu vũ trang TQ, đột lốt “hải giám” (mà hành sử như “hải tặc”), cắt cáp các tàu nghiên cứu của VN, cho đấu thầu khai thác trên thềm lục địa của VN…. trong vùng biển EEZ của VN, vào các năm qua, ở vùng biển của VN.
Điểm hai, Phi yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách của TQ qua bản đồ đường 9 đoạn là vô giá trị. Điểm này có nhiều sác xuất Tòa sẽ tuyên bố theo yêu cầu của Phi. Và đây cũng là điều mà VN mong muốn TQ dẹp bỏ từ bấy lâu nay mà không được.
Các điểm 3, 4, và 6 về tình trạng pháp lý các cấu tạo lúc chìm lúc nổi, hay các cấu tạo thường xuyên bị chìm, cũng rất có thể Tòa sẽ chấp thuận các yêu cầu của Phi, vì nó phù hợp với UNCLOS và tập quán quốc tế. Nếu vậy, điều này sẽ giúp ích cho VN lý lẽ để đối phó với những ngang ngược của TQ, khi họ dành quyền chủ quyền (về kinh tế) của VN tại các bãi Tư Chính, Vũng Mây... (mà TQ gọi là Vạn An Bắc) vốn là các bãi chìm dưới nước. Việc này cũng sẽ khiến TQ từ bỏ chủ quyền tại cái gọi là « quần đảo » Trung Sa, vốn là một bãi ngầm dưới 50m mặt nước.
Điểm 7, Phi yêu cầu Tòa phán rằng TQ đã vi phạm luật pháp khi ngăn cấm các tàu của Phi khai thác các vùng biển cận Hoàng Nham và đá Gạc Ma. Điều này cũng có lợi cho VN, vì yêu sách của TQ đối với Phi không khác đối với VN ở một số bãi cạn.
Điểm 8, VN nên cân nhắc, có nên lên tiếng hay không về việc hồng lấn vùng biển thuộc các đảo TS của VN với vùng EEZ của Phi ? Cũng như ở điểm 4, có nên bảo lưu chủ quyền của VN ở các đá Châu Viên, Gạc Ma, Chữ Thập…?
Điểm 9, yêu cầu của Phi có mục tiêu nhắm đến các “luật cấm biển” của TQ và các tàu hải giám của TQ. Các tàu này đã lộng hành trong vùng biển TS, bất chấp luật lệ quốc tế đồng thời trắng trợn xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Phi (cũng như VN) tại vùng biển này. Yêu cầu này của Phi rất có thể sẽ được Tòa chấp thuận. Việc này cũng đem lại lợi ích cho VN.
4/ Thái độ của Trung Quốc:
Phản ứng việc này, phát ngôn nhân Hồng Lỗi thuộc bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp rằng : “Phi hiện đang chiếm giữ một số đảo của Trung quốc” và “Trung quốc kiên quyết phản đối việc chiếm giữ trái phép của Phi”. Trung Quốc cũng cảnh cáo rằng Phi “chớ làm phức tạp” thêm vấn đề.
Thái độ của Trung Quốc, xét qua tuyên bố trên, có thể nước này sẽ không màng đến việc kiện cáo này. Theo ý kiến của các chuyên gia quốc tế, vụ kiện dầu vậy cũng có thể tiếp diễn, cho dầu TQ không có mặt. Quyết định của Phi đưa TQ ra Tòa quốc tế, theo nội dung các điểm khiếu kiện, cũng được các chuyên gia này đánh giá là đúng đắn. Thái độ của Trung Quốc đối với vụ kiện sẽ là thuốc thử để thế giới đánh giá về tư cách cường quốc của Trung Quốc : một nước lớn có trách nhiệm với cộng đồng thế giới hay là một nước hành sử ỷ mạnh hiếp yếu, tự cho phép đứng trên mọi luật lệ, mọi giá trị cơ bản của cộng đồng các nước văn minh trên thế giới.
Việc TQ tuyên bố “Phi hiện đang chiếm giữ một số đảo của Trung quốc” và “Trung quốc kiên quyết phản đối việc chiếm giữ trái phép của Phi”, có thể hiểu rằng có thể TQ sẽ sử dụng các phương pháp khác (không hòa bình) để lấy lại các đảo này.
Trương NHân Tuấn
http://nhantuantruong.blogspot.com/2013/01/phi-quyet-inh-kien-trung-quoc-ra-toa.html