Nhân Vật
Phiên tòa Ba Sàm: Làm nhục công dân bằng sự ngu dốt
Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm ph
Có một chi
tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba
Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán
Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt
về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...
Họ thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc
được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành “GỜ MAI”. Còn từ “wordpress”
với họ thì quả là một thử thách.
Một nhân viên an ninh, trong buổi “làm việc” hôm qua với tôi, còn cho
biết, cơ quan an ninh đã đến gặp và “làm việc” kỹ với ông Nguyễn Văn Phổ
- thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. “Ông ấy kêu ‘tôi chả biết mạng mẽo gì
đâu, chả dùng Facebook, chả bao giờ lên mạng’. Thế càng tốt, đỡ rác tai”
- nhân viên an ninh nọ nói và cười hì hì.
Đúng, thẩm phán Phổ không biết dùng mạng nên đỡ phải rác tai nghe
blogger réo tên ông mà chửi. Thế là tốt cho ông. Nhưng đối với phiên tòa
ngày hôm qua, đối với hai bị cáo hay nói đúng hơn là hai bị hại, đối
với công lý, thì những gì ông và cái tòa án của công an kia thể hiện đã
là một sự nhạo báng rất khốn nạn.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên
phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những
thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc
nổi cả từ “gmail”. Điều đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và
các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước
những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp, quyền quản trị, chứng cứ điện
tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền riêng tư trên mạng...
tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?
Họ đã nghe như vịt nghe sấm.
Dùng kẻ ngu để vô hiệu hóa, tầm thường hóa trí thức - đó là chiến thuật
mà chính quyền công an trị vẫn sử dụng suốt nửa thế kỷ nay. Chúng ta vẫn
còn nhớ Chuyện kể năm 2000, trong đó, nhân viên công an hỏi cung một
nhà văn về tác phẩm của ông ta, đã hí hoáy viết: “CON RẾ trong căn buồng
ông thuyền trưởng”.
Nhà văn rầu rĩ: “Tao thật sự chán ngán. Lấy cung một người viết văn mà những chữ bình thường nhất cũng viết sai chính tả”.
Công an thật là biết làm nhục dân quá.
Cuốn sách "Anh Ba Sàm" (song ngữ Anh-Việt, 412 trang),
NXB Trẻ Hà Nội, 3/2016.
NXB Trẻ Hà Nội, 3/2016.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Phiên tòa Ba Sàm: Làm nhục công dân bằng sự ngu dốt
Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm ph
Có một chi
tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử Anh Ba
Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán
Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt
về CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội...
Họ thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc
được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành “GỜ MAI”. Còn từ “wordpress”
với họ thì quả là một thử thách.
Một nhân viên an ninh, trong buổi “làm việc” hôm qua với tôi, còn cho
biết, cơ quan an ninh đã đến gặp và “làm việc” kỹ với ông Nguyễn Văn Phổ
- thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. “Ông ấy kêu ‘tôi chả biết mạng mẽo gì
đâu, chả dùng Facebook, chả bao giờ lên mạng’. Thế càng tốt, đỡ rác tai”
- nhân viên an ninh nọ nói và cười hì hì.
Đúng, thẩm phán Phổ không biết dùng mạng nên đỡ phải rác tai nghe
blogger réo tên ông mà chửi. Thế là tốt cho ông. Nhưng đối với phiên tòa
ngày hôm qua, đối với hai bị cáo hay nói đúng hơn là hai bị hại, đối
với công lý, thì những gì ông và cái tòa án của công an kia thể hiện đã
là một sự nhạo báng rất khốn nạn.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên
phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những
thẩm phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc
nổi cả từ “gmail”. Điều đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và
các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước
những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp, quyền quản trị, chứng cứ điện
tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền riêng tư trên mạng...
tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?
Họ đã nghe như vịt nghe sấm.
Dùng kẻ ngu để vô hiệu hóa, tầm thường hóa trí thức - đó là chiến thuật
mà chính quyền công an trị vẫn sử dụng suốt nửa thế kỷ nay. Chúng ta vẫn
còn nhớ Chuyện kể năm 2000, trong đó, nhân viên công an hỏi cung một
nhà văn về tác phẩm của ông ta, đã hí hoáy viết: “CON RẾ trong căn buồng
ông thuyền trưởng”.
Nhà văn rầu rĩ: “Tao thật sự chán ngán. Lấy cung một người viết văn mà những chữ bình thường nhất cũng viết sai chính tả”.
Công an thật là biết làm nhục dân quá.
Cuốn sách "Anh Ba Sàm" (song ngữ Anh-Việt, 412 trang),
NXB Trẻ Hà Nội, 3/2016.
NXB Trẻ Hà Nội, 3/2016.