Thân Hữu Tiếp Tay...
Philippines “bắt tay” với Australia đối phó Trung Quốc
Hiệp ước này đã bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, cuối cùng, nó đã được thông qua bởi Manila hiện giờ đang rất lo ngại về Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines-Australia, cho biết, hiệp ước này đã được thông qua với số phiếu ủng hộ là 17/23. Bà Legarda tin rằng, đây là hiệp ước sẽ giúp củng cố quốc phòng cho Philippines. Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đang leo thang liên tục trong thời gian gần đây vì cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước.
Sự hiện diện của quân đội nước ngoài vốn là một vấn đề gây tranh cãi rất lớn ở Philippines – một nước từng là thuộc địa của Mỹ. Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài đóng thường trú tại nước này và Thượng viện đã phải phê chuẩn những thỏa thuận quy định rõ hoạt động của các binh lính nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Philippines.
Manila cũng đã ký một hiệp ước quân sự tương tự với Mỹ năm 1999 và hiệp ước đó cho phép lực lượng Mỹ ở lại Philippines từ năm 2002 để đào tạo và huấn luyện cho binh lính Philippines chống lại lực lượng khủng bố.
Thượng nghị sĩ Legarda cho biết, bà đã từng bỏ phiếu phản đối hiệp ước như trên với Mỹ vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, lần này, bà Legarda quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt.
“Hiện tại, những thách thức an ninh đòi hỏi chúng tôi phải củng cố khả năng phòng vệ qua mối quan hệ hợp tác với các đồng minh”, bà Legarda phát biểu.
Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”.
Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ khác có tên là Teofisto Guingona III, cho biết, hiệp ước quân sự Philippines-Australia sẽ chỉ cho phép quân đội hai nước tiến hành các hoạt động huấn luyện chung và sẽ không ràng buộc hai nước phải bảo vệ nhau trong trường hợp có xung đột. Ông Guingona cho biết, ông ủng hộ hiệp ước này bởi vì nó có lợi cho cả hai bên và nó có chứa những điều khoản cho phép Philippines kiểm soát các hoạt động của binh lính Australia ở nước này.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
theo vnm
Philippines “bắt tay” với Australia đối phó Trung Quốc
Hiệp ước này đã bị các thượng nghị sĩ Philippines cản trở suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, cuối cùng, nó đã được thông qua bởi Manila hiện giờ đang rất lo ngại về Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Loren Legarda – người ủng hộ tích cực cho hiệp ước quân sự Philippines-Australia, cho biết, hiệp ước này đã được thông qua với số phiếu ủng hộ là 17/23. Bà Legarda tin rằng, đây là hiệp ước sẽ giúp củng cố quốc phòng cho Philippines. Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đang leo thang liên tục trong thời gian gần đây vì cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa hai nước.
Sự hiện diện của quân đội nước ngoài vốn là một vấn đề gây tranh cãi rất lớn ở Philippines – một nước từng là thuộc địa của Mỹ. Hiến pháp Philippines cấm quân đội nước ngoài đóng thường trú tại nước này và Thượng viện đã phải phê chuẩn những thỏa thuận quy định rõ hoạt động của các binh lính nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Philippines.
Manila cũng đã ký một hiệp ước quân sự tương tự với Mỹ năm 1999 và hiệp ước đó cho phép lực lượng Mỹ ở lại Philippines từ năm 2002 để đào tạo và huấn luyện cho binh lính Philippines chống lại lực lượng khủng bố.
Thượng nghị sĩ Legarda cho biết, bà đã từng bỏ phiếu phản đối hiệp ước như trên với Mỹ vào cuối những năm 1990. Tuy nhiên, lần này, bà Legarda quyết định ủng hộ hiệp ước đã bị trì hoãn 4 năm nay với Australia vì lo ngại những môi đe dọa an ninh mà Philippines đang phải đối mặt.
“Hiện tại, những thách thức an ninh đòi hỏi chúng tôi phải củng cố khả năng phòng vệ qua mối quan hệ hợp tác với các đồng minh”, bà Legarda phát biểu.
Thượng nghị sĩ Eduardo Angara cũng cho biết, ông ủng hộ hiệp ước quân sự với Australia bởi Philippines cần “một mạng lưới bạn bè bảo vệ” trong bối cảnh nước này đang phải “đối mặt với mối đe dọa từ một nước rất mạnh và nước đó đang đòi chủ quyền lãnh thổ sang đến tận cửa ngõ lãnh thổ của chúng ta”.
Tuy nhiên, một thượng nghị sĩ khác có tên là Teofisto Guingona III, cho biết, hiệp ước quân sự Philippines-Australia sẽ chỉ cho phép quân đội hai nước tiến hành các hoạt động huấn luyện chung và sẽ không ràng buộc hai nước phải bảo vệ nhau trong trường hợp có xung đột. Ông Guingona cho biết, ông ủng hộ hiệp ước này bởi vì nó có lợi cho cả hai bên và nó có chứa những điều khoản cho phép Philippines kiểm soát các hoạt động của binh lính Australia ở nước này.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
theo vnm