Văn Học & Nghệ Thuật
Phim Bụi đời Chợ Lớn
Bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.
Hệ thống kiểm duyệt phim ảnh Việt Nam
Phim Bụi đời Chợ Lớn thuộc thể loại hành động và mô típ không khác mấy với nhiều phim xã hội đen do Hồng Kong sản xuất. Bụi đời Chợ lớn mô tả băng nhóm mafia ở Sài Gòn tranh chấp với các nhóm khác do muốn muốn mở rộng phạm vi hoạt động buôn bán ma túy. Nhóm mafia này gây chiến với nhóm bụi đời ở Chợ Lớn để chiếm lấy địa bàn và các cảnh chém giết diễn ra hầu hết thời lượng của phim. Những hình ảnh chém giết bằng dao kiếm hỗn loạn mang đầy tính bạo lực trong phim là nguyên nhân để hội đồng xét duyệt không cho phép phim trình chiếu ngoại trừ phải chỉnh sửa kịch bản cũng như những đoạn phim đã được quay.
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi dành cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về sự kiểm duyệt trước đây ra sao trong giai đoạn chuyển mình của nền điện ảnh vẫn còn phôi thai của Việt Nam, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết:
Hồi xưa khi chưa có luật điện ảnh thì các tác phẩm bị duyệt rất nhiều lần, có phim kịch bản bị duyệt tới 9 lần lý do nói chung là họ bắt sửa chữ nhưng khi ra hiện trường thì tôi cứ quay theo cách của tôi mặc dù trước đó tôi chữa rất nghiêm chỉnh và kết quả hầu như tôi mang về bộ phim khác với kịch bản duyệt rất nhiều
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Có thể nói quá trình duyệt phim từ xưa tới nay nó hình thành hai giai đoạn. Giai đoạn trước khi có luật điện ảnh và giai đoạn sau khi có luật điện ảnh. Hồi xưa khi chưa có luật điện ảnh thì các tác phẩm của chúng tôi bị duyệt rất nhiều lần, có phim kịch bản bị duyệt tới 9 lần lý do nói chung là họ bắt sửa chữ nhưng khi ra hiện trường thì tôi cứ quay theo cách của tôi mặc dù trước đó tôi chữa rất nghiêm chỉnh và kết quả hầu như tôi mang về bộ phim khác với kịch bản duyệt rất nhiều lần.
Họ sửa rất khắc nghiệt, nhưng vào thời đấy đại loại vẫn vượt qua được. Khi chưa có luật điện ảnh thì chúng tôi lách được bằng nhiều biện pháp nhưng khi có luật điện ảnh thì nó có những cái chuẩn và hoạt động trong một cơ chế nó khác ngày xưa một tí. Hội đồng này họ hoạt đồng theo quy trình ABCD…Tôi không rõ các nghệ sĩ hiện tại họ hoạt động như thế nào vì thời kỳ sau này tôi ít làm phim nhựa nhưng tôi nghĩ rằng nếu bộ máy quản lý họ co dãn trong quá khứ nhưng bây giờ họ lại quá rắn thì có thể đây là sự thay dổi của cả một xã hội, hoặc theo cách thị trường hoặc chính sách mới trong quản lý điện ảnh.
Đạo diễn Lê Hoàng bổ xung thêm chi tiết về ba luật quan trọng của Cục điện ảnh đưa ra để làm rõ hơn việc kiểm duyệt của phim Bụi đời Chợ Lớn:
Trong luật điện ảnh Việt Nam có ba vấn đề mà người ta quy định nói thẳng ra phải rất thận trọng. Trong luật, vấn đề thứ nhất là không được kích động chống phá chế độ. Luật thứ hai là không được quảng bá tình dục và thứ ba là không được kích động bạo lực. Vấn đề là tôi chưa xem phim Bụi Đời Chợ Lớn công bằng mà nói chưa ai được xem. Nhưng khi xem trailer của nó chiếu ở các rạp thì tôi phải công nhận rằng những cảnh đó quá bạo lực, đấy là điều thứ nhất tôi muốn nói. Điều thứ hai, phải nói thực thế này, ở Việt Nam tuy rằng có nhiều hạn chế nhưng nó hoàn toàn không có tính băng đảng thanh toán nhau một cách ồ ạt như thế. Ở Việt Nam lưu manh không thề nào hình thành những tổ chức lớn như vậy được cho nên nếu mà xem trailer không thôi - tôi xin nhắc đi nhắc lại là tôi chỉ được xem trailer - thì tôi thấy rằng một thành phố mà lưu manh tụ tập hàng trăm người thanh toán nhau như vậy thì đúng là không có thật. Mà phim này nếu tôi không nhầm thì lại không phải là phim giả tưởng mà là một bộ phim xã hội. Người ta cũng có quyền nói rằng cái gì phản ảnh sai hiện thực xã hội thì người ta có quyền ngăn cản. Tôi cho là hợp lý chứ không phải không.
Trong luật điện ảnh Việt Nam có ba vấn đề mà người ta quy định nói thẳng ra phải rất thận trọng. Trong luật, vấn đề thứ nhất là không được kích động chống phá chế độ. Luật thứ hai là không được quảng bá tình dục và thứ ba là không được kích động bạo lực
Đạo diễn Lê Hoàng
Nên hay không nên cứng rắn trong kiểm duyệt
Theo báo chí thì nhiều phản ứng đối với ý kiến của hội đồng xét duyệt cho rằng bộ phim có những cảnh chém giết rùng rợn mà không thấy bóng dáng một công an nào xuất hiện, phải chăng đây là sự áp đặt có tính hiện thực hóa phim ảnh một cách thô bạo có thể triệt tiêu sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn chia sẻ:
Tôi cho rằng khái niệm về công an ở đây nó không hoàn toàn thuyết phục. Có những bộ phim toàn bộ là công an không có tí bạo lực nào nhưng cũng có những bộ phim người ta trình bày bạo lực dưới dạng cảnh báo, yếu tính xã hội nó lên cao như thế này hàng ngày, những con người ngày xưa hiền lành nhưng cũng có thể chém giết nhau, đó là những cảnh báo sâu sắc nếu như hình tượng có tính thẩm mỹ. Nếu nó làm cho con người sau khi xem phim cảm thấy bạo lực hơn thì nó không có hình tượng thẩm mỹ, nó chỉ là một phim dở mà không nói được toàn bộ xã hộ. Nếu hình tượng đó nó gây cho người ta ấn tượng xấu, khiến người ta trở thành ứng xử xấu thì phải xem lại tư tưởng thẩm mỹ và văn hóa ở đây. Theo tôi, có thể có một phim toàn bộ bạo lực nhưng nó vẫn hướng thiện.
Đạo diễn Lê Hoàng lại hoàn toàn không thừa nhận quan điểm này:
Cũng có những bộ phim người ta trình bày bạo lực dưới dạng cảnh báo, yếu tính xã hội nó lên cao như thế này hàng ngày, những con người ngày xưa hiền lành nhưng cũng có thể chém giết nhau, đó là những cảnh báo sâu sắc nếu như hình tượng có tính thẩm mỹ
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Anh muốn nói rằng có sự can thiệp của công an nếu đưa vào nhiều quá nó sẽ làm giảm tính sáng tạo của người nghệ sĩ thì tôi cho rằng tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng phải cân nhắc trong sự lành mạnh của xã hội. Ngay cả một nước như nước Mỹ tự do tuyệt đối, nhưng nói thật tôi xem nhiều phim bạo lực của nó trong lòng tôi cũng không đồng ý. Nước Mỹ là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ thanh toàn nhau bằng súng. Năm vừa rồi nước Mỹ có 53 ngàn vụ giết người bằng súng trong khi cả nước Đức chí có mấy chục vụ thôi cho nên không phải không có lý khi người ta ngăn cản hành vi bạo lực đâu, đặc biệt với một tầng lớp trẻ mà nói thật ra là còn thiếu nhận thức. Ở đâu có sự thiếu nhận thức thì ở đấy sự cứng rắn hơi quá trong mặt kiểm duyệt thì vẫn tốt hơn là thả lỏng nó.
Từ hình ảnh bạo lực trong phim dẫn tới khả năng người xem phim có thể ảnh hưởng vào hành động của mình ở ngoài đời, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét:
Tôi quan niệm bộ phim này nó là chỉ một phía thôi chứ còn giải pháp thế nào thì xã hội phải xem nó nói về bạo lực như thế nào. Bạo lực vẫn đầy dẫy trên báo chí, chiếu trên TV cũng như ngoài rạp những bộ phim của Mỹ của Trung Quốc…cho nên nếu chỉ căn cứ về bạo lực không thôi, bạo lực một phía thôi thì phải xét cách phản ảnh của người nghệ sĩ người ta muốn có những giải pháp để làm cho xã hội nó nhân ái hơn. Tùy theo hiện trường chứ không phải cứ bạo lực là xấu. Nếu mà bạo lực thì tác phẩm của Trung Quốc hay của Mỹ đang chiếu ở rạp thì chúng rất bạo lực.
Đạo diễn Lê Hoàng một lần nữa không đồng ý rằng so sánh phim Mỹ, Trung quốc khi chiếu tại Việt Nam với phim của Việt Nam nói về Việt Nam là không đúng, ông cho biết:
Suy cho cùng sự mất công bằng đó thì cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Ví dụ như là Iran, hay Trung Quốc những nước rất hòa bình nhưng họ chiếu những phim như “Chiến tranh giữa các vì sao” hay những phim “Rambo” của Mỹ thì họ vẫn cho chiếu vì người ta có cơ sở vững chắc rằng thứ nhất sự bạo lực đó trong một số phim của Mỹ chỉ là bạo lực tưởng tượng, không nằm trong hiên thực nào cả. Thứ hai người ta cho rằng đấy là lối hành động của người Mỹ, không có nghĩa là ai xem phim bạo lực của Mỹ thì sẽ có hành động như vậy. Cho nên chuyện so sánh phim Mỹ đứng cạnh sự kiểm duyệt của phim Việt Nam tôi nghĩ rằng nghe thì có vẻ công bằng nhưng thật ra là không đúng.
Bộ phim có tựa tiếng Anh là China Town cũng là một vấn đề gây tranh cãi, đạo diễn Lê Hoàng cho biết nhận xét của ông:
Ở Việt Nam có những địa danh cũng bình thường nhưng có những địa danh nói lên ý nghĩa nào đấy. Khi mình dùng một địa danh có ý nghĩa mà mình lạm dụng nó thì phải hết sức cẩn trọng. Vùng Chợ Lớn là nơi tập trung của người Hoa, nơi tương đối nhạy cảm và khi dịch sang tiếng Anh là China Town thì đây là một sự nhạy cảm bởi nó là vùng đất nhạy cảm của người Hoa và có nhiều ý nghĩa phức tạp. Cái địa danh thì có vẻ nó là quyền của tất cả mọi người, đúng là như vậy, nhưng mà sử dụng nó như thế nào thì là trách nhiệm của tất cả mọi người. Địa danh nó không hề có ý nghĩa vô tội vạ ai dùng cũng được.
Không phải không có lý khi người ta ngăn cản hành vi bạo lực đâu, đặc biệt với một tầng lớp trẻ mà nói thật ra là còn thiếu nhận thức. Ở đâu có sự thiếu nhận thức thì ở đấy sự cứng rắn hơi quá trong mặt kiểm duyệt thì vẫn tốt hơn là thả lỏng nó.
Đạo diễn Lê Hoàng
Cũng phải công bằng mà nói những đạo diễn Việt kiều thì thứ nhất tay nghề họ rất vững, hai nữa phần lớn anh em họ rất tốt họ không có gì xấu chỉ có điều họ lớn lên trong nền văn hóa Mỹ họ có tư tưởng là làm sao cho hấp dẫn thôi chứ họ không hề có suy nghĩ gì sâu xa. Không phải là họ non kém nhưng họ quen như vậy rồi.
Thực ra mà nói trước đây họ đã từng làm những phim mà tôi nghĩ rằng sự cho phép ở Việt Nam rất là tiến bộ, ví dụ như phim “Bẫy rồng” chẳng hạn. Nói thực rằng trong phim ấy băng đảng cầm súng AK bắn nhau như mưa. Nói thật ở thành phố này tôi lớn lên từ bấy đến giờ chưa thấy có cảnh nào như thế. Phim “Bẫy rồng” cũng được mua chiếu trên đài TV có sao đâu? Có nghĩa là không phải hễ ló cái gì ra là người ta cắt, công bằng mà nói như thế. Đã từng lọt ra những phim nếu xét về mặt hiện thực thì rất là ghê, không thể nào có cảnh thanh toán nhau theo kiểu như vậy được nhưng vẫn lọt qua chứ không phải là lịch sử phim Việt Nam cứ dính đến bạo lực là thò tay vào cắt
Tâm lý của một số người cứ nghe cái gì kiểm duyệt cắt xén thì người ta hay phản ứng nhưng hãy bình tĩnh lại nhìn xã hội Việt Nam là một xã hội rất phức tạp và tầng lớp thanh thiếu niên còn thiếu học thức rất đông nên chuyện đó phải có trách nhiệm mới được. Giữa sự dễ dàng quá và khó khăn quá thì trong một đất nước như thế này có lẽ nên nghiêng về sự khó khăn thì tốt hơn.
Quý vị vừa nghe vài nhận xét của hai đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và Lê Hoàng qua sự rắc rối mà bộ phim Bụi đời Chợ Lớn gặp phải khi không được hội đồng kiểm duyệt thông qua. Hy vọng những thông tin này giúp soi sáng thêm một vài góc cạnh của vấn đề qua cái nhìn của hai đạo diễn rất nổi tiếng của Việt Nam này, hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình VHNT tuần tới cũng do Mặc Lâm phụ trách.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/too-muc-violen-film-04262013082742.html
Bàn ra tán vào (0)
Phim Bụi đời Chợ Lớn
Bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.
Hệ thống kiểm duyệt phim ảnh Việt Nam
Phim Bụi đời Chợ Lớn thuộc thể loại hành động và mô típ không khác mấy với nhiều phim xã hội đen do Hồng Kong sản xuất. Bụi đời Chợ lớn mô tả băng nhóm mafia ở Sài Gòn tranh chấp với các nhóm khác do muốn muốn mở rộng phạm vi hoạt động buôn bán ma túy. Nhóm mafia này gây chiến với nhóm bụi đời ở Chợ Lớn để chiếm lấy địa bàn và các cảnh chém giết diễn ra hầu hết thời lượng của phim. Những hình ảnh chém giết bằng dao kiếm hỗn loạn mang đầy tính bạo lực trong phim là nguyên nhân để hội đồng xét duyệt không cho phép phim trình chiếu ngoại trừ phải chỉnh sửa kịch bản cũng như những đoạn phim đã được quay.
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi dành cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về sự kiểm duyệt trước đây ra sao trong giai đoạn chuyển mình của nền điện ảnh vẫn còn phôi thai của Việt Nam, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết:
Hồi xưa khi chưa có luật điện ảnh thì các tác phẩm bị duyệt rất nhiều lần, có phim kịch bản bị duyệt tới 9 lần lý do nói chung là họ bắt sửa chữ nhưng khi ra hiện trường thì tôi cứ quay theo cách của tôi mặc dù trước đó tôi chữa rất nghiêm chỉnh và kết quả hầu như tôi mang về bộ phim khác với kịch bản duyệt rất nhiều
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Có thể nói quá trình duyệt phim từ xưa tới nay nó hình thành hai giai đoạn. Giai đoạn trước khi có luật điện ảnh và giai đoạn sau khi có luật điện ảnh. Hồi xưa khi chưa có luật điện ảnh thì các tác phẩm của chúng tôi bị duyệt rất nhiều lần, có phim kịch bản bị duyệt tới 9 lần lý do nói chung là họ bắt sửa chữ nhưng khi ra hiện trường thì tôi cứ quay theo cách của tôi mặc dù trước đó tôi chữa rất nghiêm chỉnh và kết quả hầu như tôi mang về bộ phim khác với kịch bản duyệt rất nhiều lần.
Họ sửa rất khắc nghiệt, nhưng vào thời đấy đại loại vẫn vượt qua được. Khi chưa có luật điện ảnh thì chúng tôi lách được bằng nhiều biện pháp nhưng khi có luật điện ảnh thì nó có những cái chuẩn và hoạt động trong một cơ chế nó khác ngày xưa một tí. Hội đồng này họ hoạt đồng theo quy trình ABCD…Tôi không rõ các nghệ sĩ hiện tại họ hoạt động như thế nào vì thời kỳ sau này tôi ít làm phim nhựa nhưng tôi nghĩ rằng nếu bộ máy quản lý họ co dãn trong quá khứ nhưng bây giờ họ lại quá rắn thì có thể đây là sự thay dổi của cả một xã hội, hoặc theo cách thị trường hoặc chính sách mới trong quản lý điện ảnh.
Đạo diễn Lê Hoàng bổ xung thêm chi tiết về ba luật quan trọng của Cục điện ảnh đưa ra để làm rõ hơn việc kiểm duyệt của phim Bụi đời Chợ Lớn:
Trong luật điện ảnh Việt Nam có ba vấn đề mà người ta quy định nói thẳng ra phải rất thận trọng. Trong luật, vấn đề thứ nhất là không được kích động chống phá chế độ. Luật thứ hai là không được quảng bá tình dục và thứ ba là không được kích động bạo lực. Vấn đề là tôi chưa xem phim Bụi Đời Chợ Lớn công bằng mà nói chưa ai được xem. Nhưng khi xem trailer của nó chiếu ở các rạp thì tôi phải công nhận rằng những cảnh đó quá bạo lực, đấy là điều thứ nhất tôi muốn nói. Điều thứ hai, phải nói thực thế này, ở Việt Nam tuy rằng có nhiều hạn chế nhưng nó hoàn toàn không có tính băng đảng thanh toán nhau một cách ồ ạt như thế. Ở Việt Nam lưu manh không thề nào hình thành những tổ chức lớn như vậy được cho nên nếu mà xem trailer không thôi - tôi xin nhắc đi nhắc lại là tôi chỉ được xem trailer - thì tôi thấy rằng một thành phố mà lưu manh tụ tập hàng trăm người thanh toán nhau như vậy thì đúng là không có thật. Mà phim này nếu tôi không nhầm thì lại không phải là phim giả tưởng mà là một bộ phim xã hội. Người ta cũng có quyền nói rằng cái gì phản ảnh sai hiện thực xã hội thì người ta có quyền ngăn cản. Tôi cho là hợp lý chứ không phải không.
Trong luật điện ảnh Việt Nam có ba vấn đề mà người ta quy định nói thẳng ra phải rất thận trọng. Trong luật, vấn đề thứ nhất là không được kích động chống phá chế độ. Luật thứ hai là không được quảng bá tình dục và thứ ba là không được kích động bạo lực
Đạo diễn Lê Hoàng
Nên hay không nên cứng rắn trong kiểm duyệt
Theo báo chí thì nhiều phản ứng đối với ý kiến của hội đồng xét duyệt cho rằng bộ phim có những cảnh chém giết rùng rợn mà không thấy bóng dáng một công an nào xuất hiện, phải chăng đây là sự áp đặt có tính hiện thực hóa phim ảnh một cách thô bạo có thể triệt tiêu sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn chia sẻ:
Tôi cho rằng khái niệm về công an ở đây nó không hoàn toàn thuyết phục. Có những bộ phim toàn bộ là công an không có tí bạo lực nào nhưng cũng có những bộ phim người ta trình bày bạo lực dưới dạng cảnh báo, yếu tính xã hội nó lên cao như thế này hàng ngày, những con người ngày xưa hiền lành nhưng cũng có thể chém giết nhau, đó là những cảnh báo sâu sắc nếu như hình tượng có tính thẩm mỹ. Nếu nó làm cho con người sau khi xem phim cảm thấy bạo lực hơn thì nó không có hình tượng thẩm mỹ, nó chỉ là một phim dở mà không nói được toàn bộ xã hộ. Nếu hình tượng đó nó gây cho người ta ấn tượng xấu, khiến người ta trở thành ứng xử xấu thì phải xem lại tư tưởng thẩm mỹ và văn hóa ở đây. Theo tôi, có thể có một phim toàn bộ bạo lực nhưng nó vẫn hướng thiện.
Đạo diễn Lê Hoàng lại hoàn toàn không thừa nhận quan điểm này:
Cũng có những bộ phim người ta trình bày bạo lực dưới dạng cảnh báo, yếu tính xã hội nó lên cao như thế này hàng ngày, những con người ngày xưa hiền lành nhưng cũng có thể chém giết nhau, đó là những cảnh báo sâu sắc nếu như hình tượng có tính thẩm mỹ
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
Anh muốn nói rằng có sự can thiệp của công an nếu đưa vào nhiều quá nó sẽ làm giảm tính sáng tạo của người nghệ sĩ thì tôi cho rằng tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng phải cân nhắc trong sự lành mạnh của xã hội. Ngay cả một nước như nước Mỹ tự do tuyệt đối, nhưng nói thật tôi xem nhiều phim bạo lực của nó trong lòng tôi cũng không đồng ý. Nước Mỹ là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ thanh toàn nhau bằng súng. Năm vừa rồi nước Mỹ có 53 ngàn vụ giết người bằng súng trong khi cả nước Đức chí có mấy chục vụ thôi cho nên không phải không có lý khi người ta ngăn cản hành vi bạo lực đâu, đặc biệt với một tầng lớp trẻ mà nói thật ra là còn thiếu nhận thức. Ở đâu có sự thiếu nhận thức thì ở đấy sự cứng rắn hơi quá trong mặt kiểm duyệt thì vẫn tốt hơn là thả lỏng nó.
Từ hình ảnh bạo lực trong phim dẫn tới khả năng người xem phim có thể ảnh hưởng vào hành động của mình ở ngoài đời, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét:
Tôi quan niệm bộ phim này nó là chỉ một phía thôi chứ còn giải pháp thế nào thì xã hội phải xem nó nói về bạo lực như thế nào. Bạo lực vẫn đầy dẫy trên báo chí, chiếu trên TV cũng như ngoài rạp những bộ phim của Mỹ của Trung Quốc…cho nên nếu chỉ căn cứ về bạo lực không thôi, bạo lực một phía thôi thì phải xét cách phản ảnh của người nghệ sĩ người ta muốn có những giải pháp để làm cho xã hội nó nhân ái hơn. Tùy theo hiện trường chứ không phải cứ bạo lực là xấu. Nếu mà bạo lực thì tác phẩm của Trung Quốc hay của Mỹ đang chiếu ở rạp thì chúng rất bạo lực.
Đạo diễn Lê Hoàng một lần nữa không đồng ý rằng so sánh phim Mỹ, Trung quốc khi chiếu tại Việt Nam với phim của Việt Nam nói về Việt Nam là không đúng, ông cho biết:
Suy cho cùng sự mất công bằng đó thì cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Ví dụ như là Iran, hay Trung Quốc những nước rất hòa bình nhưng họ chiếu những phim như “Chiến tranh giữa các vì sao” hay những phim “Rambo” của Mỹ thì họ vẫn cho chiếu vì người ta có cơ sở vững chắc rằng thứ nhất sự bạo lực đó trong một số phim của Mỹ chỉ là bạo lực tưởng tượng, không nằm trong hiên thực nào cả. Thứ hai người ta cho rằng đấy là lối hành động của người Mỹ, không có nghĩa là ai xem phim bạo lực của Mỹ thì sẽ có hành động như vậy. Cho nên chuyện so sánh phim Mỹ đứng cạnh sự kiểm duyệt của phim Việt Nam tôi nghĩ rằng nghe thì có vẻ công bằng nhưng thật ra là không đúng.
Bộ phim có tựa tiếng Anh là China Town cũng là một vấn đề gây tranh cãi, đạo diễn Lê Hoàng cho biết nhận xét của ông:
Ở Việt Nam có những địa danh cũng bình thường nhưng có những địa danh nói lên ý nghĩa nào đấy. Khi mình dùng một địa danh có ý nghĩa mà mình lạm dụng nó thì phải hết sức cẩn trọng. Vùng Chợ Lớn là nơi tập trung của người Hoa, nơi tương đối nhạy cảm và khi dịch sang tiếng Anh là China Town thì đây là một sự nhạy cảm bởi nó là vùng đất nhạy cảm của người Hoa và có nhiều ý nghĩa phức tạp. Cái địa danh thì có vẻ nó là quyền của tất cả mọi người, đúng là như vậy, nhưng mà sử dụng nó như thế nào thì là trách nhiệm của tất cả mọi người. Địa danh nó không hề có ý nghĩa vô tội vạ ai dùng cũng được.
Không phải không có lý khi người ta ngăn cản hành vi bạo lực đâu, đặc biệt với một tầng lớp trẻ mà nói thật ra là còn thiếu nhận thức. Ở đâu có sự thiếu nhận thức thì ở đấy sự cứng rắn hơi quá trong mặt kiểm duyệt thì vẫn tốt hơn là thả lỏng nó.
Đạo diễn Lê Hoàng
Cũng phải công bằng mà nói những đạo diễn Việt kiều thì thứ nhất tay nghề họ rất vững, hai nữa phần lớn anh em họ rất tốt họ không có gì xấu chỉ có điều họ lớn lên trong nền văn hóa Mỹ họ có tư tưởng là làm sao cho hấp dẫn thôi chứ họ không hề có suy nghĩ gì sâu xa. Không phải là họ non kém nhưng họ quen như vậy rồi.
Thực ra mà nói trước đây họ đã từng làm những phim mà tôi nghĩ rằng sự cho phép ở Việt Nam rất là tiến bộ, ví dụ như phim “Bẫy rồng” chẳng hạn. Nói thực rằng trong phim ấy băng đảng cầm súng AK bắn nhau như mưa. Nói thật ở thành phố này tôi lớn lên từ bấy đến giờ chưa thấy có cảnh nào như thế. Phim “Bẫy rồng” cũng được mua chiếu trên đài TV có sao đâu? Có nghĩa là không phải hễ ló cái gì ra là người ta cắt, công bằng mà nói như thế. Đã từng lọt ra những phim nếu xét về mặt hiện thực thì rất là ghê, không thể nào có cảnh thanh toán nhau theo kiểu như vậy được nhưng vẫn lọt qua chứ không phải là lịch sử phim Việt Nam cứ dính đến bạo lực là thò tay vào cắt
Tâm lý của một số người cứ nghe cái gì kiểm duyệt cắt xén thì người ta hay phản ứng nhưng hãy bình tĩnh lại nhìn xã hội Việt Nam là một xã hội rất phức tạp và tầng lớp thanh thiếu niên còn thiếu học thức rất đông nên chuyện đó phải có trách nhiệm mới được. Giữa sự dễ dàng quá và khó khăn quá thì trong một đất nước như thế này có lẽ nên nghiêng về sự khó khăn thì tốt hơn.
Quý vị vừa nghe vài nhận xét của hai đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và Lê Hoàng qua sự rắc rối mà bộ phim Bụi đời Chợ Lớn gặp phải khi không được hội đồng kiểm duyệt thông qua. Hy vọng những thông tin này giúp soi sáng thêm một vài góc cạnh của vấn đề qua cái nhìn của hai đạo diễn rất nổi tiếng của Việt Nam này, hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình VHNT tuần tới cũng do Mặc Lâm phụ trách.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/too-muc-violen-film-04262013082742.html