Văn Học & Nghệ Thuật
Phim về Kim Jong-un không đáng xem? -BBC
Cái đầu đầy ắp những ý nghĩ về chính trị của tôi khi háo hức xem “The Interview” đã ngay lập tức chuyển sang tư duy hài hước khi nhìn thấy hai diễn viên James Franco và Seth Rogan
Có lẽ người ta chỉ để ý đến cái tên Kim Jong Un và những ồn ào chính trị xung quanh nó mà quên rằng, đạo diễn và diễn viên chính của “The Interview” chính là bộ 3 đã làm nên phim hài “nhảm” và “tục” nhất năm ngoái: “This is the end” (Có tựa tiếng Việt là “Sống nốt ngày mai”).
Cái đầu đầy ắp những ý nghĩ về chính trị của tôi khi háo hức xem “The Interview” đã ngay lập tức chuyển sang tư duy hài hước khi nhìn thấy hai diễn viên James Franco và Seth Rogan.
Mở đầu bằng cuộc phỏng vấn ca sỹ nhạc Rap Eminem, người xem đã phải ôm bụng cười với những lời ca “thô thiển” và màn tự nhận mình là Gay của ca sỹ vốn luôn đi châm biếm dân đồng tính này.
Nhìn chung thì phim bê nguyên những gì “tục” nhất trong cuộc sống hàng ngày, y như trong một cuộc trò chuyện giữa hai cậu con trai mới lớn. Cái hài của bộ phim chủ yếu là ở chỗ ấy chứ không phải hài thâm thúy sâu sắc.
Ai đã quen xem kiểu hài đơn giản trong từng câu thoại như những show kiểu như “How i met your mother” thì sẽ thích, còn ngược lại thì không. Có thể đoán rằng các bạn trẻ xem sẽ thấy khoái hơn là những người ở tuổi trung niên.
Tất nhiên, đây là một bộ phim hài chứ không phải phim hành động như 007 nên cũng đừng chú ý đến tính hợp lý của nó, bởi đơn giản là ngay từ ý tưởng đến Triều Tiên để phỏng vấn trên kênh truyền hình trực tiếp lãnh tụ hay một tay nghiệp dư chịu nhận nhiệm vụ “chết người” của CIA đã là điều không tưởng rồi.
Không chỉ là phim hài
Phim hài, nhưng là mượn cái chất hài đó để châm biếm đất nước bí ẩn nhất thế giới. Lãnh tụ của đất nước hà khắc cấm đoán mọi thứ văn hóa tư bản, như chúng ta đã biết: Kim Jong Un du học Thụy Sỹ (một nước tư bản) từ bé.
Phim cũng khai thác khía cạnh này: hai anh chàng người Mỹ được mời đến Triều Tiên vì lãnh tụ nước này là một fan hâm mộ cuồng nhiệt chương trình truyền hình mà chính họ phải thừa nhận là “nhảm nhí”. Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong phim cũng là người đam mê văn hóa phương Tây: Bóng rổ, rượu Tây, xe hơi hạng sang, tiệc tùng…
Phim cũng tạo ra những đấu tranh về tâm lý của chàng trai dẫn chương trình người Mỹ. Sau khi được đãi một chầu và tâm sự với Kim Jong Un, anh chàng đã nghĩ Triều Tiên không thật sự xấu như thế, tất cả là vì “nước Mỹ lúc nào cũng nhét mũi vào đủ chuyện rồi làm loạn cả lên”.
Nhưng khi khám phá được cửa hàng sầm uất nhìn thấy trên phố hóa ra chỉ toàn là đồ giả, anh chàng đã hiểu rằng: Chỉ những siêu xe được lãnh tụ khoe sáng nay là thật, còn cuộc sống sung túc của người dân chỉ là giả tạo.
Bộ phim được giới thiệu với nội dung là ám sát lãnh tụ Triều Tiên, nhưng mục đích chính của 2 chàng trai cuối cùng không phải vậy. “Giết Kim không thay đổi gì hết. Vì sẽ có kẻ thay hắn. Nhân dân cần phải biết hắn không phải là thánh mà là người. Thế thì họ sẽ sẵn sàng thay đổi”.
Nghe theo lời “cố vấn” của cô gái Triều Tiên, chàng Dave đã quyết định tấn công theo cách hòa bình.
“Cuộc phỏng vấn” diễn ra hết sức công bằng đúng với tinh thần dân chủ kiểu Mỹ. Anh chàng Dave không ngại hỏi cả những câu không có lợi cho đất nước Mỹ: “Hoa Kỳ có cả đống vũ khí hạt nhân nhưng cứ khăng khăng bắt mấy nước như nước anh không được có. Anh có thấy đó là đạo đức giả không?”.
Tất nhiên những câu hỏi này thì nhà lãnh đạo trẻ đều trả lời được, nhưng đến khi nói về vấn đề của Triều Tiên, bản chất thực sự mới được lộ ra:
“2/3 dân số nước anh đang đói khát, tại sao anh không cho họ cơm? Anh xài tới 800 triệu Đôla vào hạt nhân mỗi năm trong khi có 16 triệu người đang đói khát? Anh không thấy nhục nhã khi anh là người duy nhất mà họ coi là thần thánh?”
Bộ mặt của lãnh tụ lập tức thay đổi với những câu trả lời đặc chất “Cộng sản”: “Anh nên hỏi rằng tôi đã làm thế nào để đất nước tôi được nuôi dưỡng tốt như vậy bất kể bao biện pháp trừng phạt kinh tế khắt khe và bất công do chính Hoa Kỳ áp đặt vào Triều Tiên”, “Anh không biết Hoa Kỳ có số người bị tống giam còn nhiều hơn cả số đầu người ở Bắc Triều Tiên…”.
Đến đây thì Dave đã thua trước lý lẽ của những người không cần biết lẽ phải.
Nếu xem đoạn này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam chắc cũng phải giật mình, thậm chí sung sướng không biết chừng vì thấy lập luận của Kim Jong Un giống mình quá: Lấy cái chưa hoàn hảo của đất nước phát triển gấp hàng trăm lần nước mình để chứng tỏ đất nước đó không bằng nước mình và đòi những bằng chứng cụ thể để chứng minh người dân nước mình không có chuyện nghèo đói hay bị bóc lột.
Chàng dẫn chương trình cuối cùng phải dùng đến biện pháp đánh vào tâm lý để Kim Jong Un phải bật khóc và “xì hơi”, chứng tỏ với cả nhân dân Triều Tiên rằng nhà lãnh đạo của họ cũng là người bình thường, cũng biết đi vệ sinh chứ hoàn toàn không phải vì “làm việc vất vả nên đốt cháy năng lượng ngay từ bên trong” như được tuyên truyền.
Cách xử lý vấn đề của phim nhìn chung là chấp nhận được, nhất là đối với một bộ phim hài, đặc biệt là ởmột đất nước mà đến tận bây giờ quốc tế vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.
Nhân tiện đây cũng bàn thêm về cách tiếp cận một bộ phim. Điều này rất cũng rất quan trọng để cảm nhận và đánh giá bộ phim đó.
Nếu bạn là một người nghiêm túc, xem “The Interview” để hiểu thêm về chính trị hay mong đợi những triết lý cao xa thì đừng mong thỏa mãn.
Còn ai có thể bỏ qua nhưng đoạn “thô tục” để thưởng thức cái chất hài của nó thì cũng thấy không đến nỗi đâu, thú vị là đằng khác.
Hơn nữa, hài mà vẫn truyền tải được thông điệp tương đối sâu sắc thì không phải phim nào cũng làm được. Thậm chí, nhiều người Việt Nam xem xong còn ước có một ngày được Hollywood làm một bộ phim giống vậy về đất nước mình ấy chứ!
Bàn ra tán vào (0)
Phim về Kim Jong-un không đáng xem? -BBC
Cái đầu đầy ắp những ý nghĩ về chính trị của tôi khi háo hức xem “The Interview” đã ngay lập tức chuyển sang tư duy hài hước khi nhìn thấy hai diễn viên James Franco và Seth Rogan
Có lẽ người ta chỉ để ý đến cái tên Kim Jong Un và những ồn ào chính trị xung quanh nó mà quên rằng, đạo diễn và diễn viên chính của “The Interview” chính là bộ 3 đã làm nên phim hài “nhảm” và “tục” nhất năm ngoái: “This is the end” (Có tựa tiếng Việt là “Sống nốt ngày mai”).
Cái đầu đầy ắp những ý nghĩ về chính trị của tôi khi háo hức xem “The Interview” đã ngay lập tức chuyển sang tư duy hài hước khi nhìn thấy hai diễn viên James Franco và Seth Rogan.
Mở đầu bằng cuộc phỏng vấn ca sỹ nhạc Rap Eminem, người xem đã phải ôm bụng cười với những lời ca “thô thiển” và màn tự nhận mình là Gay của ca sỹ vốn luôn đi châm biếm dân đồng tính này.
Nhìn chung thì phim bê nguyên những gì “tục” nhất trong cuộc sống hàng ngày, y như trong một cuộc trò chuyện giữa hai cậu con trai mới lớn. Cái hài của bộ phim chủ yếu là ở chỗ ấy chứ không phải hài thâm thúy sâu sắc.
Ai đã quen xem kiểu hài đơn giản trong từng câu thoại như những show kiểu như “How i met your mother” thì sẽ thích, còn ngược lại thì không. Có thể đoán rằng các bạn trẻ xem sẽ thấy khoái hơn là những người ở tuổi trung niên.
Tất nhiên, đây là một bộ phim hài chứ không phải phim hành động như 007 nên cũng đừng chú ý đến tính hợp lý của nó, bởi đơn giản là ngay từ ý tưởng đến Triều Tiên để phỏng vấn trên kênh truyền hình trực tiếp lãnh tụ hay một tay nghiệp dư chịu nhận nhiệm vụ “chết người” của CIA đã là điều không tưởng rồi.
Không chỉ là phim hài
Hài mà vẫn truyền tải được thông điệp tương đối sâu sắc thì không phải phim nào cũng làm được
Phim hài, nhưng là mượn cái chất hài đó để châm biếm đất nước bí ẩn nhất thế giới. Lãnh tụ của đất nước hà khắc cấm đoán mọi thứ văn hóa tư bản, như chúng ta đã biết: Kim Jong Un du học Thụy Sỹ (một nước tư bản) từ bé.
Phim cũng khai thác khía cạnh này: hai anh chàng người Mỹ được mời đến Triều Tiên vì lãnh tụ nước này là một fan hâm mộ cuồng nhiệt chương trình truyền hình mà chính họ phải thừa nhận là “nhảm nhí”. Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong phim cũng là người đam mê văn hóa phương Tây: Bóng rổ, rượu Tây, xe hơi hạng sang, tiệc tùng…
Phim cũng tạo ra những đấu tranh về tâm lý của chàng trai dẫn chương trình người Mỹ. Sau khi được đãi một chầu và tâm sự với Kim Jong Un, anh chàng đã nghĩ Triều Tiên không thật sự xấu như thế, tất cả là vì “nước Mỹ lúc nào cũng nhét mũi vào đủ chuyện rồi làm loạn cả lên”.
Nhưng khi khám phá được cửa hàng sầm uất nhìn thấy trên phố hóa ra chỉ toàn là đồ giả, anh chàng đã hiểu rằng: Chỉ những siêu xe được lãnh tụ khoe sáng nay là thật, còn cuộc sống sung túc của người dân chỉ là giả tạo.
Bộ phim được giới thiệu với nội dung là ám sát lãnh tụ Triều Tiên, nhưng mục đích chính của 2 chàng trai cuối cùng không phải vậy. “Giết Kim không thay đổi gì hết. Vì sẽ có kẻ thay hắn. Nhân dân cần phải biết hắn không phải là thánh mà là người. Thế thì họ sẽ sẵn sàng thay đổi”.
Nghe theo lời “cố vấn” của cô gái Triều Tiên, chàng Dave đã quyết định tấn công theo cách hòa bình.
“Cuộc phỏng vấn” diễn ra hết sức công bằng đúng với tinh thần dân chủ kiểu Mỹ. Anh chàng Dave không ngại hỏi cả những câu không có lợi cho đất nước Mỹ: “Hoa Kỳ có cả đống vũ khí hạt nhân nhưng cứ khăng khăng bắt mấy nước như nước anh không được có. Anh có thấy đó là đạo đức giả không?”.
Tất nhiên những câu hỏi này thì nhà lãnh đạo trẻ đều trả lời được, nhưng đến khi nói về vấn đề của Triều Tiên, bản chất thực sự mới được lộ ra:
“2/3 dân số nước anh đang đói khát, tại sao anh không cho họ cơm? Anh xài tới 800 triệu Đôla vào hạt nhân mỗi năm trong khi có 16 triệu người đang đói khát? Anh không thấy nhục nhã khi anh là người duy nhất mà họ coi là thần thánh?”
Bộ mặt của lãnh tụ lập tức thay đổi với những câu trả lời đặc chất “Cộng sản”: “Anh nên hỏi rằng tôi đã làm thế nào để đất nước tôi được nuôi dưỡng tốt như vậy bất kể bao biện pháp trừng phạt kinh tế khắt khe và bất công do chính Hoa Kỳ áp đặt vào Triều Tiên”, “Anh không biết Hoa Kỳ có số người bị tống giam còn nhiều hơn cả số đầu người ở Bắc Triều Tiên…”.
Đến đây thì Dave đã thua trước lý lẽ của những người không cần biết lẽ phải.
Nếu xem đoạn này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam chắc cũng phải giật mình, thậm chí sung sướng không biết chừng vì thấy lập luận của Kim Jong Un giống mình quá: Lấy cái chưa hoàn hảo của đất nước phát triển gấp hàng trăm lần nước mình để chứng tỏ đất nước đó không bằng nước mình và đòi những bằng chứng cụ thể để chứng minh người dân nước mình không có chuyện nghèo đói hay bị bóc lột.
Chàng dẫn chương trình cuối cùng phải dùng đến biện pháp đánh vào tâm lý để Kim Jong Un phải bật khóc và “xì hơi”, chứng tỏ với cả nhân dân Triều Tiên rằng nhà lãnh đạo của họ cũng là người bình thường, cũng biết đi vệ sinh chứ hoàn toàn không phải vì “làm việc vất vả nên đốt cháy năng lượng ngay từ bên trong” như được tuyên truyền.
Cách xử lý vấn đề của phim nhìn chung là chấp nhận được, nhất là đối với một bộ phim hài, đặc biệt là ởmột đất nước mà đến tận bây giờ quốc tế vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.
Nhân tiện đây cũng bàn thêm về cách tiếp cận một bộ phim. Điều này rất cũng rất quan trọng để cảm nhận và đánh giá bộ phim đó.
Nếu bạn là một người nghiêm túc, xem “The Interview” để hiểu thêm về chính trị hay mong đợi những triết lý cao xa thì đừng mong thỏa mãn.
Còn ai có thể bỏ qua nhưng đoạn “thô tục” để thưởng thức cái chất hài của nó thì cũng thấy không đến nỗi đâu, thú vị là đằng khác.
Hơn nữa, hài mà vẫn truyền tải được thông điệp tương đối sâu sắc thì không phải phim nào cũng làm được. Thậm chí, nhiều người Việt Nam xem xong còn ước có một ngày được Hollywood làm một bộ phim giống vậy về đất nước mình ấy chứ!