Nhân Vật
Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất.
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.
Trương Dưỡng
Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.
Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.
Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!
[...]
Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.
Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác…hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội “Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch”!
[...]
Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ý là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài Gòn, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.
Nhưng một tấm hình in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại “nói” hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đã quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Đó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có tình thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với mình như thế hàng chục chỗ cho cả gia đình ung dung ra đi.
Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác “con côi”, chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.
Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.
Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp…Nhưng cũng trong tập ký sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Điên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.
Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là…ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đã “trả về” trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.
Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đaòn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!
Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.
Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.
Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đã mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.
Trong thượng tuần tháng 4/54, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ còn 3000 quân khiển dụng vì ông không thèm tính tới các phần tử đã mất hết tinh thần chiến đấu. — đoạn này trong sách Điện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TĐ6ND và TĐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đã nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.
Hôm sau, ngày 15/4, Đại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.
Ngày 19/4/54, Đại Úy Phú được thay thế bởi Đại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Đại Đội I gồm 200 chỉ còn có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Đại Đội II, rồi Đại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Đoàn Phó ngày 26/4.
Vào thời điểm ấy, tình hình ở Điện Biên Phủ rõ ràng là vô phương cứu vãn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Đoàn địch đã phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Đại Úy Phú đã giao lại cho Đại Úy Bizzard 5 ngày trước.
TĐ5NDVN chỉ còn ngót hơn 200 chiến sĩ, vì ngoài Đại Đội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người còn lại của 3 đại đội đã tan vỡ. Quân số đã hao hụt quá nửa, nhưng TĐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một mình trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TĐ6ND (Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Để làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TĐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ còn lại của Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Đại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tròn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TĐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ còn không quá 20 chiến sĩ!
Đến hừng sáng, Đại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi thì mũi xung phá ấy bị bẻ gãy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Đại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Đại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngã. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất còn đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TĐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam. Địch chùn bước vì mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều nòng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TĐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.
Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TĐ5NDVN, và về Đại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ của Đại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ trong thời gian TĐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Đại Tá Langlais đã đích thân ra lệnh, đã chính mắt nhìn thấy, hay đã được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Đại Tá Pháp đó đã từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ý nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TĐ5NDVN nói chung, và viên Đại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi ký Điện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê gì nhân vật Phạm Văn Phú.
Cũng như Đại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho vì dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Điện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đã đưa ra khá nhiều hình ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn vì viết dài hơn) về các chiến tích của TĐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Đoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:
Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Đoàn 98. Bộ chỉ Huy TĐ5NDVN chỉ còn sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rõ rệt, Trung Đoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Đoàn!
Chiến sĩ TĐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Đại Úy Phạm Văn Phú chỉ còn có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đã chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nã vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Đoàn Phó vừa bị đốn ngã.
Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn còn cầm cự. Theo lệnh Đại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Đoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. Vì trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ý xin bắn lên đầu mình và hơn 10 người còn vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!
Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt…ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.
Nguyễn Đông Thành
(trích trong Đời Chiến Binh – Trương Dưỡng)
ongvove.wordpress.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.
Trương Dưỡng
Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.
Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.
Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!
[...]
Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.
Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác…hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội “Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch”!
[...]
Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ý là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài Gòn, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.
Nhưng một tấm hình in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại “nói” hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đã quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Đó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có tình thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với mình như thế hàng chục chỗ cho cả gia đình ung dung ra đi.
Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác “con côi”, chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.
Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.
Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp…Nhưng cũng trong tập ký sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Điên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.
Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là…ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đã “trả về” trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.
Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đaòn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!
Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.
Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.
Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đã mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.
Trong thượng tuần tháng 4/54, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ còn 3000 quân khiển dụng vì ông không thèm tính tới các phần tử đã mất hết tinh thần chiến đấu. — đoạn này trong sách Điện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TĐ6ND và TĐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đã nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.
Hôm sau, ngày 15/4, Đại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.
Ngày 19/4/54, Đại Úy Phú được thay thế bởi Đại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Đại Đội I gồm 200 chỉ còn có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Đại Đội II, rồi Đại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Đoàn Phó ngày 26/4.
Vào thời điểm ấy, tình hình ở Điện Biên Phủ rõ ràng là vô phương cứu vãn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Đoàn địch đã phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Đại Úy Phú đã giao lại cho Đại Úy Bizzard 5 ngày trước.
TĐ5NDVN chỉ còn ngót hơn 200 chiến sĩ, vì ngoài Đại Đội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người còn lại của 3 đại đội đã tan vỡ. Quân số đã hao hụt quá nửa, nhưng TĐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một mình trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TĐ6ND (Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Để làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TĐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ còn lại của Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Đại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tròn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TĐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ còn không quá 20 chiến sĩ!
Đến hừng sáng, Đại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi thì mũi xung phá ấy bị bẻ gãy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Đại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Đại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngã. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất còn đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TĐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam. Địch chùn bước vì mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều nòng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TĐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.
Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TĐ5NDVN, và về Đại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ của Đại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ trong thời gian TĐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Đại Tá Langlais đã đích thân ra lệnh, đã chính mắt nhìn thấy, hay đã được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Đại Tá Pháp đó đã từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ý nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TĐ5NDVN nói chung, và viên Đại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi ký Điện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê gì nhân vật Phạm Văn Phú.
Cũng như Đại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho vì dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Điện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đã đưa ra khá nhiều hình ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn vì viết dài hơn) về các chiến tích của TĐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Đoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:
Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Đoàn 98. Bộ chỉ Huy TĐ5NDVN chỉ còn sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rõ rệt, Trung Đoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Đoàn!
Chiến sĩ TĐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Đại Úy Phạm Văn Phú chỉ còn có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đã chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nã vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Đoàn Phó vừa bị đốn ngã.
Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn còn cầm cự. Theo lệnh Đại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Đoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. Vì trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ý xin bắn lên đầu mình và hơn 10 người còn vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!
Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt…ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.
Nguyễn Đông Thành
(trích trong Đời Chiến Binh – Trương Dưỡng)
ongvove.wordpress.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất.
Từ 1975 tới nay, có một số người viết về Tướng Phạm Văn Phú, một cấp chỉ huy trong ngành LLĐB và Nhảy Dù cũ. — San Jose có tờ báo cũng cho đăng bài của một sĩ quan cấp Tá, nặng lời với một chiến hữu đã mất. Các cấp bậc của Tướng Phú đều được gắn tại mặt trận, và ông cũng đã nhiều lần nếm mùi thất bại, cắt lon, giáng chức, để cho có đủ…”khi vinh lúc nhục” của một đời binh nghiệp. Huyền thoại Phạm Văn Phú đã được mỗi người nhắc tới một cách khác nhau. Ông đã chết nên…ngoại trừ nhà văn Phạm Huấn, người cũng đeo bằng Dù trên ngực áo như Tướng Phú, và đã sống cạnh ông trong những ngày cuối của 1974-1975, là hơn một lần lên tiếng bênh vực cho cấp chỉ huy cũ khi ông Phú bị chỉ trích. Nhà văn tiền bối Nguyễn Đông Thành, đeo cấp Trung Úy từ năm 1947 và là một cây viết chủ lực của cơ quan truyền thông thời Đệ Nhị Cộng Hòa và các tờ báo đứng đắn tại hải ngoại hiện nay. Ông đã đúc kết về Tướng Phạm Văn Phú (Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù năm 1953 tại Điện Biên Phủ) qua tài liệu khách quan nhất của những người ngoại quốc có thẩm quyền và tiếng nói của họ có đủ giá trị để chúng ta suy nghĩ.
Trương Dưỡng
Dù rằng có nhiệm vụ không thể thiếu xót là làm theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8ĐL, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2, vẫn không chối được trách nhiệm về việc bỏ mất miền Tây Nguyên và do thế tạo ra điều kiện thuận lợi cho Cộng quân tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa một cách mau chóng và để dâng hơn cả dự liệu hoang đường nhất của bọn Chóp Bu CSBV. Đó là nhận định nhất trí của người Việt Nam tị nạn Cộng Sản ở nước ngoài, trong vào năm đầu hạ bán thập niên 1970. Nhận định như thế quả là rất thuận lý vào hồi đó, tức là trong khi người ta chỉ biết rất mù mờ về phần đóng góp của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vào cuộc rút quân khỏi vùng Tây Nguyên, một cuộc hành binh đã bị ghi nhận là thiếu kế hoạch, thiếu chuẩn bị, và thiếu chỉ huy.
Nhưng rồi thì từng phần sự thực dần dần được phơi ra. Người ta chưa biết thật đầy đủ, thật chính xác, nhưng cũng đã biết rõ được vài ba sự việc có thể chứng minh rằng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế không có trách nhiệm gì hết trong cuộc rút quân khởi sự ngày 13/3/75 ở Pleiku. Cuộc rút quân ấy do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định với tư cách và quyền hạn của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Trung Tướng Thiệu đã đích thân ra Nha Trang gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, mang theo Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham Mưu Trưởng, để đích thân truyền đạt quyết định rút quân cho Tướng Phú thi hành.
Với tư cách là Tư Lệnh của một Quân Đoàn trong QLVNCH, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú dĩ nhiên không được phép chống lại mệnh lệnh của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng không tuân hành: hoặc là vì chính ông từ khước; hoặc vì Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng Viên ngại rằng Tướng Phú sẽ không ngoan ngoãn vâng lời. Người đứng ra thi hành lệnh rút quân khỏi vùng Tây Nguyên là một Đại Tá mới được thăng cấp Chuẩn Tướng, Đại Tá BĐQ Phạm Duy Tất, để lãnh chức Tư Lệnh Phó Quân Khu 2, và Tướng Tư Lệnh được đặt trong tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe, từ ngày 14/3/75 đến ngày bị Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trướng Quốc Phòng mới nhận chức, bắt giam vì tội bỏ mất vùng Tây Nguyên!
[...]
Như vậy khi cuộc rút quân khỏi miền Tây Nguyên được thực hiện theo lệnh trên, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú trên thực tế chẳng còn là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, nên không có trách nhiệm gì về cuộc hành binh tự sát mà Thiếu Tướng tuyệt nhiên không tham dự vào bất cứ một giai đoạn nào, từ quyết định, thiết kế, đến việc chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên dù không dự phần trách nhiệm trong việc bỏ mất vào tay địch một phần lãnh thổ Quốc Gia, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú vẫn khẳng khái tự xử khi thấy rõ là đại cuộc đã tạm thời không còn cách nào cứu vãn nữa, vì Tướng Dương Văn Minh đã lạm dụng quyền Tổng Tư Lệnh mà bắt toàn quân phải buông súng, nộp mình cho giặc Cộng.
Người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú tự sát chẳng phải là vì sợ giặc Cộng bắt được và hành hạ trả thù. Nếu muốn, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú cũng có đủ khả năng để đào thoát ra nước ngoài một một cách ung dung như một số đông các vị cựu Tướng Lãnh khác, chứ không đến nỗi phải chịu nhục trong tòa Đại Sứ Hoa Kỳ như một số người khác…hay phải đạp lên đầu đồng bào mà tranh lấy một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đáp trên một mái nhà như ông Bộ Trưởng Quốc Phòng, kẻ mới tuần trước còn tống giam Tướng Phú vì tội “Không dám hy sinh chiến đấu và bỏ chạy trước quân địch”!
[...]
Việc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đến cơ quan D.A.O. gặp Tướng Mỹ Smith để chỉ xin độc một chỗ trong một chuyến bay di tản cho một người con ông, tác giả sách Decent Interval không khen các Tướng khác là thức thời, và cũng không chê Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là gàn dở. Ông chỉ viết thêm một câu ngắn, đại ý là Tướng Phú tự sát ngay sau khi Cộng sản tràn vào Sài Gòn, và thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Grall.
Nhưng một tấm hình in trong tập ảnh kẹp ở giữa quyển Sauve Qui Peut (bản tiếng Pháp của sách Decent Interval) lại “nói” hộ ông Frank Snepp những điều ông cần viết ra mà vẫn nói lên được, về tiết tháo và tinh thần trách nhiệm cao độ của một Phạm Văn Phú đã quyết tâm tự sát để được chết với lương tâm thanh thản chứ không đành chạy thoát lấy thân khi đất nước lâm nguy. Đó là bức ảnh kỷ niệm mà Tướng Smith chụp với Tướng Phú tại cơ quan D.A.O. ngày 27/4/1975. Tướng Smith lúc đó phụ trách việc xếp hạng ưu tiên cho những người được coi là có liên hệ với Hoa Kỳ cùng với việc ấn định giờ giấc, lần lượt của các phi vụ di tản. Ông ta bận đến mực không có thời giờ đi ăn, nên sự kiện Tướng Smith bỏ ra vài chục phút để tiếp chuyện và chụp ảnh lưu niệm với Tướng Phú, chứng tỏ hai người có tình thân thiết lắm. Nếu cũng tham sống sợ chết, Tướng Phú có thể xin ở một người thân với mình như thế hàng chục chỗ cho cả gia đình ung dung ra đi.
Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác “con côi”, chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.
Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.
Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp…Nhưng cũng trong tập ký sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Điên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.
Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là…ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhát là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đã “trả về” trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.
Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đaòn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!
Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.
Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.
Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đã mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.
Trong thượng tuần tháng 4/54, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Ngày 14/4/54, Langlais báo cáo là chỉ còn 3000 quân khiển dụng vì ông không thèm tính tới các phần tử đã mất hết tinh thần chiến đấu. — đoạn này trong sách Điện Biên Phủ, tác giả nhấn mạnh rằng lực lượng đóng cứ điểm Éliane IV (TĐ6ND và TĐ5NDVN) vẫn giữ vững tinh thần, và họ đã nhất quyết sống chết với nhiệm vụ.
Hôm sau, ngày 15/4, Đại Tá De Castries được thăng Thiếu Tướng, hai Trung Tá Langlais và Ladande cũng được thăng một cấp, cũng như mười sĩ quan khác trong số có Trung Úy Phạm Văn Phú.
Ngày 19/4/54, Đại Úy Phú được thay thế bởi Đại Úy Bizzard, ông này được lệnh rút khỏi cứ điểm H.6 đêm hôm trước, Đại Đội I gồm 200 chỉ còn có 80 người đứng vững để tới điểm tựa Opéra thay thế Đại Đội II, rồi Đại Úy Phạm Văn Phú được đề bạt lên chức Tiểu Đoàn Phó ngày 26/4.
Vào thời điểm ấy, tình hình ở Điện Biên Phủ rõ ràng là vô phương cứu vãn. Sau gần một tháng thí quân không tính đếm, 3 Trung Đoàn địch đã phá huỷ được toàn bộ phi đạo; giải quyết hết 3 điểm tựa trong số có điểm tựa Opéra, mà Đại Úy Phú đã giao lại cho Đại Úy Bizzard 5 ngày trước.
TĐ5NDVN chỉ còn ngót hơn 200 chiến sĩ, vì ngoài Đại Đội II (không toàn vẹn), Bộ Chỉ Huy chỉ sử dụng vài chục người còn lại của 3 đại đội đã tan vỡ. Quân số đã hao hụt quá nửa, nhưng TĐ5NDVN lại phụ trách nhiệm vụ nặng nề gấp bội, là một mình trấn giữ tuyến đầu, án ngữ phía trước cho TĐ6ND (Tiểu Đoàn Trưởng mới là Thiếu Tá Béchignac) giữ liên lạc vớ Bộ Chỉ Huy Trung Ương. Để làm cái việc không thể làm nổi là ngăn chận không cho địch quân (đông gấp mấy chục lần) vượt sông mà xâm nhập khi Trung Tâm, ngót 200 chiến sĩ TĐ5NDVN chỉ dược tăng cường với mấy chục chiến sĩ còn lại của Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù do Đại Úy Guillemint chỉ huy. Nhưng lực lượng tử thủ ấy vẫn làm tròn được nhiệm vụ cho tới sáng sớm ngày 7/5/54. Mấy giờ trước đó, hai đại đội lính Lê Dương gởi đến tiếp viện cho TĐ5NDVN, nhưng họ phải mất 3 giờ mới đến được Chỉ Huy Sở của Thiếu tá Botella, và chỉ còn không quá 20 chiến sĩ!
Đến hừng sáng, Đại Úy Phạm Văn Phú mở cuộc phản kích với ngót 100 tàn quân của mấy đơn vị hợp lại, đánh cận chiến ở thế 1 chọi 20, nhưng cũng giành lại được hơn 100 thước địa đạo. Nhưng rồi thì mũi xung phá ấy bị bẻ gãy, nhiều chiến sĩ và 3 sĩ quan (Đại Úy Guillemint, Thiếu Úy Lafanne, và Đại Úy Phạm Văn Phú) lần lượt bị đạn địch quật ngã. Thiếu Úy Mackowak, sĩ quan độc nhất còn đứng vững cùng vài chục chiến sĩ TĐ5NDVN tiếp tục tử chiến trong khúc địa đạo dưới sườn đồi phía Đông Nam. Địch chùn bước vì mức thương vong quá cao; nhưng mấy chục phút sau, trận đánh dứt điểm tiếp diễn, lần này với loại vũ khí đầu tiên được sử dụng trên chiến trường VN (một thứ súng cối có nhiều nòng và bắn tự động hàng loạt đạn), và căn cứ chỉ huy của TĐ5NDVN thất thủ lúc 9 giờ sáng ngày 7/5/54.
Trên đây là tóm lược các đoạn nói về TĐ5NDVN, và về Đại Úy Phạm Văn Phú trong quyển Điện Biên Phủ của Đại Tá Pierre Langlais, người thực sự chỉ huy lực lượng G.O.N.O. ở Điện Biên Phủ trong thời gian TĐ5NDVN tham chiến tại mặt trận đó. Đại Tá Langlais đã đích thân ra lệnh, đã chính mắt nhìn thấy, hay đã được báo cáo tường tận tại chỗ, nên chắc chắn là biết rất đúng sự thật. Viên Đại Tá Pháp đó đã từng mang nặng thành kiến không tốt với chiến hữu VN, nên chắc chắn không cố ý nói sai để ca tụng chiến sĩ Việt Nam trong TĐ5NDVN nói chung, và viên Đại Úy anh hùng Phạm Văn Phú nói riêng. Vả chăng, tác giả tập hồi ký Điện Biên Phủ cũng chỉ thuật lại các sự việc, như tác giả quyển Decent Interval về sau, chứ không trực tiếp khen chê gì nhân vật Phạm Văn Phú.
Cũng như Đại Tá Pierre Langlais, người viết quyển La Bataille de Dien Bien Phu (xuất bản ở Paris cuối 1963) cũng là một sĩ quan cao cấp, từng tham chiến ở mặt trận đó suốt từ đầu đến cuối. Ông Jules Roy về sau được phép trở lại Bắc Việt thu thập tài liệu để kiện toàn pho sách của ông (gọi là pho vì dầy đến 624 trang), nên vẫn bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận ở Điện Biên Phủ. Sự nghi ngờ đó không phải vu vơ, quả thật tác giả La Bataille de Dien Bien Phu đã đưa ra khá nhiều hình ảnh và luận điệu có lợi cho phe đó. Tuy nhiên trong các đoạn rải rác trên mấy chục trang nói về diễn tiến mấy trận đánh từ sau ngày các cứ điểm Béatrice I, II, và III thất thủ (đêm 13/3/54), Jules Roy cũng ghi nhận tương tự như Pierre Langlais (khá chi tiết hơn vì viết dài hơn) về các chiến tích của TĐ5NDVN, và nhất là về phong cách anh hùng của Tiểu Đoàn Phó Phạm Văn Phú. Về trận đánh dứt điểm đêm mùng 6 rạng mùng 7/5/54 nhằm vào cứ điểm Éliane IV, Jules Roy bổ túc thêm các chi tiết dưới đây:
Xế chiều ngày 6, địch pháo kích kịch liệt cứ điểm Éliane IV. Áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung, đến 18 giờ 30, địch mới tấn kích, lực lượng của cộng quân là Trung Đoàn 98. Bộ chỉ Huy TĐ5NDVN chỉ còn sử dụng được khoảng 200 chiến sĩ đã mệt nhừ sau một tuần lễ chiến đấu, đạn dược đã gần cạn mà xin tiếp tế không được. Thiếu Tá Botella ra lệnh cho chiến sĩ kháng cự bằng súng cối và đại bác không giật, nhưng xạ thủ phải tiết kiệm từng viên đạn một, nên địch quân vẫn tiến được lại gần. Trong thế ưu thắng rõ rệt, Trung Đoàn 98 vẫn phải dè dặt tối đa; đây là lần đầu tiên họ sử dụng đường điện thoại vô tuyến nối liền vác đại đội với Chỉ Huy Sở Trung Đoàn!
Chiến sĩ TĐ5NDVN chiến đấu cực kỳ dũng liệt, đến 21 giờ Đại Úy Phạm Văn Phú chỉ còn có 30 người để chỉ huy, họ bắn đến nòng súng nóng bỏng, và địch tràn vào như thác nhưng chẳng ai chùn lại. Họ tử chiến để giành giật với địch từng đoạn địa đạo; lấy súng của người đã chết để bắn về phía những tên đội nón cối đan bằng nan tre. Một loạt đạn súng cối liên châu (như Tow mà thô hơn) nã vào, đất bị cày tung lên và đổ ập xuống ông Tiểu Đoàn Phó vừa bị đốn ngã.
Trên đỉnh trời vừa rạng sáng, trận cận chiến vẫn tiếp diễn trong ruột đồi Éliane IV. Quân địch tràn ngập khắp nơi, nhưng phép lạ là cứ điểm Éliane IV vẫn còn cầm cự. Theo lệnh Đại Tá Langlais, Trung Tá Lemeunier, Tư Lệnh Bán Lữ Đoàn Lê Dương số 13, đi tiếp cứu Éliane IV nhưng không kịp. Vì trong căn cứu chỉ huy đầy nhóc thương binh. Thiếu Tá Béchignac không đồng ý xin bắn lên đầu mình và hơn 10 người còn vững tay súng bị bắt làm tù binh lúc 9 giờ sáng!
Tác giả quyển La Bataille de Dien Bien Phu bị nghi ngờ là có thiện cảm với phe thắng trận Điện Biên Phủ. Tác giả hồi ký Dien Bien Phu xác nhận vốn có thành kiến xấu với quân nhân người Việt Nam nói chung và TĐ5NDVN nói riêng. Nhưng cả hai tách giả ấy đều đã không thể không ghi nhận phong cách anh hùng của nhân vật Phạm Văn Phú, hồi ấy còn là một sĩ quan cấp Úy, tức là nhỏ cấp hơn họ nhiều. Một chiến sĩ chống Cộng có phong cách anh hùng như thế, từ thuở mới bắt đầu binh nghiệp, tất nhiên không thể chà đạp lên tiết tháo và tinh thần trách nhiệm của một Tướng Lãnh, mà cúi mặt…ở nước người này quân tan, nước mất. Việc thất bại, anh hùng Phạm Văn Phú tự sát, để được chết với lương tâm thanh thản chỉ là việc tất nhiên phải có của một nhà Tướng.
Nguyễn Đông Thành
(trích trong Đời Chiến Binh – Trương Dưỡng)
ongvove.wordpress.com
Tân Sơn Hòa chuyển