Thân Hữu Tiếp Tay...
"Phong Tục Ngày Tết Việt Nam" - by Trần Văn Giang.
Ngày Tết là một ngày Lễ lớn và quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam. Phần lớn các Phong tục, và Hủ tục (*) trong ngày Tết Việt Nam, ít hay nhiều, đều rập theo hay vay mượn từ văn hóa Tàu. Qua
thời gian dài hàng thế kỷ phong tục Tết đã được cải tiến và truyền lại
từ đời này sang đời khác. Tôi thấy có nhiều phong tục rườm rà kỳ cục đã
được ông cha ta bỏ bớt đi chỉ còn giữ lại những cái đơn giản đậm nét
văn hóa Việt Nam mà tôi lần lượt ghi lại sau đây để mời quý vị đọc cho
biết trong ba ngày Tết khá rảnh rỗi (?)
A- Các Phong Tục Trước Ngày Tết.
1. Cúng Ông Táo
Cúng Ông Táo (Thần Bếp?) về Trới được dân gian cử hành mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch). Trong ngày này, người trong gia đình dọn dẹp gọn ghẽ và lau sạch nhà bếp (nơi nấu nướng hàng ngày). Ba Vị Táo (gồm 2 ông và 1 Bà – theo một truyền thuyết của Trung Hoa; Để đơn giản hóa, tôi không nêu thêm chi tiết câu chuyện 3 Ông Táo này trong bài này) được cúng với một mâm cơm nhỏ nhưng có đủ thức ăn ngon gồm thịt cá, bánh trái và hoa cùng với vàng mã (?); Đôi khi còn có cả cá con còn sống?
Bắt đầu từ buổi trưa, gia đình bắt đầu khấn vái, thắp nhang; xong đem vàng mã ra đốt (và có thể phóng sinh cá sống ra sông, ao, hồ)… Đốt vàng mã ở đây là có ý mong được gởi quà cúng đến những người đã khuất (ai muốn tin thì tin, cứ tự nhiên nha!?) Người Việt tin là sự thịnh vượng và an lạc của gia đình trong năm mới sắp đến là tùy sự mức độ chu đáo của mâm cơm cúng ông Táo này (?)
2. Thăm Phần Mộ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã khuất
Từ ngày 23 đến 30 Tết, con cháu trong gia đình đến thăm, quét dọn sạch sẽ các phần mộ của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã khuất. Họ thường mang theo nhang đèn và hoa quả để trước hết nhớ lại nguồn gốc của mình và sau đó khấn cầu mời hương linh người chết nếu có rảnh (?) thì về thăm nhà trong vài ngày Tết.
3. Dọn Dẹp và Trang Hoàng Nhà Cửa
Trước Tết, người Việt có thói quen dọn sạch sẽ nhà cửa, vất hết những đồ vật cũ vô dụng mà họ cho là sẽ đem sự xui xẻo cho năm mới (?), đồng thời mua sắm thêm rất nhiều đồ mới, nhất là quần áo và giày dép.
Trong dịp này, các cây hoa của mùa Tết (loại có nhiều nụ - điềm phúc lợi) như Đào, Mai, Quất.. với màu sắc khác nhau tùy vùng không thể thiếu trong nội thất gia đình người Việt.
4. Làm Bánh Chưng, Bánh Tét
Từ ngày 27 Tết, các nhân vật trong gia đình Việt Nam tụ họp lại bắt đầu gói Bánh Chưng (bánh có hình vuông của miền Bắc) và Bánh Tét (hình ống tròn dài của miền Nam) với vật liệu chính là Nếp và Đậu.
Phong tục gói bánh chưng có từ thời Hùng Vương (Khoảng 700 năm TCN) và là một truyền thống thuần túy Việt. Mỗi gia đình sẽ gói vài chục cái bánh để vừa cúng / dùng trong gia đình; và số còn lại để đem tặng thân bằng quyến thuộc. Thời gian gói bánh chưng / bánh tét là lúc gia đình quây quần, nói chuyện cũ chuyện mới. Gói bánh nhìn càng đẹp thì năm mới càng may mắn! Đây là một nét đẹp của phong tục Tết người Việt.
5. Dựng Cây Nêu (?)
Tục truyền rằng cắm cây Nêu (cành tre cao 5-6 mét với nhiều cờ và giấy màu bạc, vàng, đỏ, và cả “bùa” bay phất phới) trước nhà là báo cho ma quỷ, các điều dữ biết trước đại khái là “căn nhà này đã có thần linh phù hộ phải tránh (?)”
Cây Nêu được cắm vào ngày 23 Tết (ngày đưa Ông Táo vè trời) và được nhổ đi vào ngày mồng 7 Tết. Ngày nay, tục “Cây Nêu” không còn thịnh hành, vì có ít người quan tâm cho nên sớm mai một?!
6. Đi Chợ Tết
Không giống các chợ ngày thường, chợ Tết đông đảo và nhộn nhịp hơn rất nhiều. Người ta đi chợ Tết không nhất thiết để mua sắm mà để có dịp gặp gỡ trò chuyện gẫu với nhau trong không khí Tết.
Chợ Tết thường được bày trên một khoảng đất rộng với đủ loại hàng hóa Tết. Người lớn cũng như trẻ con ai cũng mua sắm đầy giỏ…
7. Sửa Soạn Mâm Trái (Để Cúng Tổ Tiên) Ngày Tết
Tùy vùng, người Việt sẽ sửa soạn các loại mâm trái cây rất hoàn chỉnh để cúng Ông Bà Ông Vải và nhân tiện (?) xin ban Ông Bà cho Phúc Lộc Thọ…. như sau:
- Mâm 3 trái “Cầu-Đủ-Xài” gồm có 3 loại trái cây: Mãng Cầu, Đu đủ và Xoài…
- Mâm 4 trái “Cầu-Vừa-Đủ-Xài” gồm có 4 loại trái cây như: Mãng Cầu, Dừa, Đu đủ và Xoài…
- Mâm 5 trái (tùy ý lưa chọn loại trái cây). 5 trái tương trưng cho 5 điều tốt khác nhau như: Bình an (peace), May mắn (luck), Yên ổn (safety), Hạnh phúc (happiness) và Thịnh vượng (prosperity)…
8. Cúng Tổ Tiên
Mỗi gia đình Việt Nam thường có một bàn thờ “Ông Bà và Tổ Tiên.” Tùy từng gia đình, sự sửa soạn và trưng bày bàn thờ có khác biệt về các mức độ chi tiết. Điểm giống nhau là vào đêm giao thừa, bàn thờ sau khi được lau chùi sạch sẽ, thì các mâm thức ăn, hoa trái, nhang đèn được trịnh trọng lần lượt bày lên với hy vọng mời tổ tiên ông bà sẽ trở về thăm viếng và cùng con cháu vui hưởng Tết.
Đây là một thể cách nhân bản biết kính trọng tiền nhân đặc biệt của người Việt. Đây cũng là cách để người Việt dạy con cháu biết và nhớ nền tảng luân lý, đạo đức gia đình theo phương châm “Uống nước nhớ nguồn.”
B- Phong Tục Vào Những Ngày Đầu Năm Mới
1. Hái Lộc Đầu Năm (?)
Để chào mừng năm mới, người Việt có thói quen “đi hái lộc” – tức là hái những nụ cây còn non - đầu năm với hy vọng sẽ mang may mắn về nhà và đón năm mới. Giới trẻ bây giờ không làm chuyện này nữa (?)
2. Xuất Hành (?)
Trong ngày Mồng 1 Tết, người ta chọn một hướng để rời nhà lần đầu tiên trong năm (để đi lái lộc chẳng hạn!). Lần đi này có thể sẽ quyết định là có một năm mới tốt lành, nếu gặp chuyện tốt (?); hoặc một năm xấu, nếu gặp chuyện xấu (?) Phong tục này hầu như đã bị bỏ qua trong những năm gần đây vì thiếu “logic!”
3. Xông Đất
Vào lúc năm mới Tết đến, chủ nhà thường chọn (hay mời) một cá nhân mà họ tin là người này “hợp tuổi (?)” và “đã có nhiều may mắn trong năm qua (?)” bước vào nhà họ lần đầu tiên trong năm để gọi là “xông đất.” Làm như vậy chủ nhà tin là “người xông đất” sẽ mang phúc lộc đến cho gia đình.
Rất oái oăm. Riêng gia đình tôi cũng tin điều này. Vì thế cứ mỗi năm mới, bà xã tôi đều để cho con chó yêu quý của gia đình tên “Lucky” vào “xông đất” nhà tôi. Vâng! Sáng Mồng 1 Tết, mở cửa gọi “Lucky” là con “May Mắn” bước vào nhà ngay; thành thử mỗi năm gia đình tui có tiền vô như… nước sông Đà (No kidding!!!).
4. Lì Xì
Ngày Tết gia đình họp mặt và chúc mừng nhau mệt nghỉ. Con cháu thì đem quà Tết biếu và chúc mừng sức khỏe Ông Bà và Cha Mẹ; đồng thời Ông Bà và Cha Mẹ cũng “Lì Xì” – tức là tặng cho con cháu các bao thơ nhỏ màu đỏ trong đó đựng một số hiện kim đáng kể cùng cộng thêm các lời chúc mừng cho con cháu ngày thêm khỏe mạnh, may mắn và thành công. Thật tuyệt vời! The Win-Win situation… You just cannot lose here!
5. Viếng Các Cảnh Chùa
Người Việt cũng đi thăm viếng các cảnh chùa để cầu xin sự may mắn cho năm mới; đồng thời để tỏ sự cung kính với các đấng thiêng liêng và tiền nhân.
6. Vẽ / Viết Các Câu Đối Tết (?)
Thường các Ông Đồ Nho được mời (có trả tiền) để vẽ viết các câu liễn / câu đối bằng chữ Hán trên giấy đỏ vào dịp Tết. Nhưng Nho học và chữ Hán đã dần dà bị quên lãng nhường bước cho chữ Quốc Ngữ, cho nên tục vẽ / viết các câu đối Tết cũng tàn lụi theo…
Ôi màu thời gian…
________
Chú thích
(*) Hủ Tục: Các tục lệ trái với thuần phong mỹ tục như các hành vi có tính chất man rợ, dâm ô, giết chóc, tin sợ ma quỷ vớ vẩn… hay một số tuc lệ, lễ hội xa hoa, lãng phí vô nghĩa, trọng hình thức khoe trương, chú trọng danh hiệu bề ngoài... chứ không chú trọng đến sự tái hiện những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trần Văn Giang
Orange County
Mồng 5 Tết Ất Tỵ 2025
(02/02/2025)
"Phong Tục Ngày Tết Việt Nam" - by Trần Văn Giang.
Ngày Tết là một ngày Lễ lớn và quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam. Phần lớn các Phong tục, và Hủ tục (*) trong ngày Tết Việt Nam, ít hay nhiều, đều rập theo hay vay mượn từ văn hóa Tàu. Qua
thời gian dài hàng thế kỷ phong tục Tết đã được cải tiến và truyền lại
từ đời này sang đời khác. Tôi thấy có nhiều phong tục rườm rà kỳ cục đã
được ông cha ta bỏ bớt đi chỉ còn giữ lại những cái đơn giản đậm nét
văn hóa Việt Nam mà tôi lần lượt ghi lại sau đây để mời quý vị đọc cho
biết trong ba ngày Tết khá rảnh rỗi (?)
A- Các Phong Tục Trước Ngày Tết.
1. Cúng Ông Táo
Cúng Ông Táo (Thần Bếp?) về Trới được dân gian cử hành mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch). Trong ngày này, người trong gia đình dọn dẹp gọn ghẽ và lau sạch nhà bếp (nơi nấu nướng hàng ngày). Ba Vị Táo (gồm 2 ông và 1 Bà – theo một truyền thuyết của Trung Hoa; Để đơn giản hóa, tôi không nêu thêm chi tiết câu chuyện 3 Ông Táo này trong bài này) được cúng với một mâm cơm nhỏ nhưng có đủ thức ăn ngon gồm thịt cá, bánh trái và hoa cùng với vàng mã (?); Đôi khi còn có cả cá con còn sống?
Bắt đầu từ buổi trưa, gia đình bắt đầu khấn vái, thắp nhang; xong đem vàng mã ra đốt (và có thể phóng sinh cá sống ra sông, ao, hồ)… Đốt vàng mã ở đây là có ý mong được gởi quà cúng đến những người đã khuất (ai muốn tin thì tin, cứ tự nhiên nha!?) Người Việt tin là sự thịnh vượng và an lạc của gia đình trong năm mới sắp đến là tùy sự mức độ chu đáo của mâm cơm cúng ông Táo này (?)
2. Thăm Phần Mộ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã khuất
Từ ngày 23 đến 30 Tết, con cháu trong gia đình đến thăm, quét dọn sạch sẽ các phần mộ của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã khuất. Họ thường mang theo nhang đèn và hoa quả để trước hết nhớ lại nguồn gốc của mình và sau đó khấn cầu mời hương linh người chết nếu có rảnh (?) thì về thăm nhà trong vài ngày Tết.
3. Dọn Dẹp và Trang Hoàng Nhà Cửa
Trước Tết, người Việt có thói quen dọn sạch sẽ nhà cửa, vất hết những đồ vật cũ vô dụng mà họ cho là sẽ đem sự xui xẻo cho năm mới (?), đồng thời mua sắm thêm rất nhiều đồ mới, nhất là quần áo và giày dép.
Trong dịp này, các cây hoa của mùa Tết (loại có nhiều nụ - điềm phúc lợi) như Đào, Mai, Quất.. với màu sắc khác nhau tùy vùng không thể thiếu trong nội thất gia đình người Việt.
4. Làm Bánh Chưng, Bánh Tét
Từ ngày 27 Tết, các nhân vật trong gia đình Việt Nam tụ họp lại bắt đầu gói Bánh Chưng (bánh có hình vuông của miền Bắc) và Bánh Tét (hình ống tròn dài của miền Nam) với vật liệu chính là Nếp và Đậu.
Phong tục gói bánh chưng có từ thời Hùng Vương (Khoảng 700 năm TCN) và là một truyền thống thuần túy Việt. Mỗi gia đình sẽ gói vài chục cái bánh để vừa cúng / dùng trong gia đình; và số còn lại để đem tặng thân bằng quyến thuộc. Thời gian gói bánh chưng / bánh tét là lúc gia đình quây quần, nói chuyện cũ chuyện mới. Gói bánh nhìn càng đẹp thì năm mới càng may mắn! Đây là một nét đẹp của phong tục Tết người Việt.
5. Dựng Cây Nêu (?)
Tục truyền rằng cắm cây Nêu (cành tre cao 5-6 mét với nhiều cờ và giấy màu bạc, vàng, đỏ, và cả “bùa” bay phất phới) trước nhà là báo cho ma quỷ, các điều dữ biết trước đại khái là “căn nhà này đã có thần linh phù hộ phải tránh (?)”
Cây Nêu được cắm vào ngày 23 Tết (ngày đưa Ông Táo vè trời) và được nhổ đi vào ngày mồng 7 Tết. Ngày nay, tục “Cây Nêu” không còn thịnh hành, vì có ít người quan tâm cho nên sớm mai một?!
6. Đi Chợ Tết
Không giống các chợ ngày thường, chợ Tết đông đảo và nhộn nhịp hơn rất nhiều. Người ta đi chợ Tết không nhất thiết để mua sắm mà để có dịp gặp gỡ trò chuyện gẫu với nhau trong không khí Tết.
Chợ Tết thường được bày trên một khoảng đất rộng với đủ loại hàng hóa Tết. Người lớn cũng như trẻ con ai cũng mua sắm đầy giỏ…
7. Sửa Soạn Mâm Trái (Để Cúng Tổ Tiên) Ngày Tết
Tùy vùng, người Việt sẽ sửa soạn các loại mâm trái cây rất hoàn chỉnh để cúng Ông Bà Ông Vải và nhân tiện (?) xin ban Ông Bà cho Phúc Lộc Thọ…. như sau:
- Mâm 3 trái “Cầu-Đủ-Xài” gồm có 3 loại trái cây: Mãng Cầu, Đu đủ và Xoài…
- Mâm 4 trái “Cầu-Vừa-Đủ-Xài” gồm có 4 loại trái cây như: Mãng Cầu, Dừa, Đu đủ và Xoài…
- Mâm 5 trái (tùy ý lưa chọn loại trái cây). 5 trái tương trưng cho 5 điều tốt khác nhau như: Bình an (peace), May mắn (luck), Yên ổn (safety), Hạnh phúc (happiness) và Thịnh vượng (prosperity)…
8. Cúng Tổ Tiên
Mỗi gia đình Việt Nam thường có một bàn thờ “Ông Bà và Tổ Tiên.” Tùy từng gia đình, sự sửa soạn và trưng bày bàn thờ có khác biệt về các mức độ chi tiết. Điểm giống nhau là vào đêm giao thừa, bàn thờ sau khi được lau chùi sạch sẽ, thì các mâm thức ăn, hoa trái, nhang đèn được trịnh trọng lần lượt bày lên với hy vọng mời tổ tiên ông bà sẽ trở về thăm viếng và cùng con cháu vui hưởng Tết.
Đây là một thể cách nhân bản biết kính trọng tiền nhân đặc biệt của người Việt. Đây cũng là cách để người Việt dạy con cháu biết và nhớ nền tảng luân lý, đạo đức gia đình theo phương châm “Uống nước nhớ nguồn.”
B- Phong Tục Vào Những Ngày Đầu Năm Mới
1. Hái Lộc Đầu Năm (?)
Để chào mừng năm mới, người Việt có thói quen “đi hái lộc” – tức là hái những nụ cây còn non - đầu năm với hy vọng sẽ mang may mắn về nhà và đón năm mới. Giới trẻ bây giờ không làm chuyện này nữa (?)
2. Xuất Hành (?)
Trong ngày Mồng 1 Tết, người ta chọn một hướng để rời nhà lần đầu tiên trong năm (để đi lái lộc chẳng hạn!). Lần đi này có thể sẽ quyết định là có một năm mới tốt lành, nếu gặp chuyện tốt (?); hoặc một năm xấu, nếu gặp chuyện xấu (?) Phong tục này hầu như đã bị bỏ qua trong những năm gần đây vì thiếu “logic!”
3. Xông Đất
Vào lúc năm mới Tết đến, chủ nhà thường chọn (hay mời) một cá nhân mà họ tin là người này “hợp tuổi (?)” và “đã có nhiều may mắn trong năm qua (?)” bước vào nhà họ lần đầu tiên trong năm để gọi là “xông đất.” Làm như vậy chủ nhà tin là “người xông đất” sẽ mang phúc lộc đến cho gia đình.
Rất oái oăm. Riêng gia đình tôi cũng tin điều này. Vì thế cứ mỗi năm mới, bà xã tôi đều để cho con chó yêu quý của gia đình tên “Lucky” vào “xông đất” nhà tôi. Vâng! Sáng Mồng 1 Tết, mở cửa gọi “Lucky” là con “May Mắn” bước vào nhà ngay; thành thử mỗi năm gia đình tui có tiền vô như… nước sông Đà (No kidding!!!).
4. Lì Xì
Ngày Tết gia đình họp mặt và chúc mừng nhau mệt nghỉ. Con cháu thì đem quà Tết biếu và chúc mừng sức khỏe Ông Bà và Cha Mẹ; đồng thời Ông Bà và Cha Mẹ cũng “Lì Xì” – tức là tặng cho con cháu các bao thơ nhỏ màu đỏ trong đó đựng một số hiện kim đáng kể cùng cộng thêm các lời chúc mừng cho con cháu ngày thêm khỏe mạnh, may mắn và thành công. Thật tuyệt vời! The Win-Win situation… You just cannot lose here!
5. Viếng Các Cảnh Chùa
Người Việt cũng đi thăm viếng các cảnh chùa để cầu xin sự may mắn cho năm mới; đồng thời để tỏ sự cung kính với các đấng thiêng liêng và tiền nhân.
6. Vẽ / Viết Các Câu Đối Tết (?)
Thường các Ông Đồ Nho được mời (có trả tiền) để vẽ viết các câu liễn / câu đối bằng chữ Hán trên giấy đỏ vào dịp Tết. Nhưng Nho học và chữ Hán đã dần dà bị quên lãng nhường bước cho chữ Quốc Ngữ, cho nên tục vẽ / viết các câu đối Tết cũng tàn lụi theo…
Ôi màu thời gian…
________
Chú thích
(*) Hủ Tục: Các tục lệ trái với thuần phong mỹ tục như các hành vi có tính chất man rợ, dâm ô, giết chóc, tin sợ ma quỷ vớ vẩn… hay một số tuc lệ, lễ hội xa hoa, lãng phí vô nghĩa, trọng hình thức khoe trương, chú trọng danh hiệu bề ngoài... chứ không chú trọng đến sự tái hiện những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trần Văn Giang
Orange County
Mồng 5 Tết Ất Tỵ 2025
(02/02/2025)