Hình Ảnh & Sự Kiện
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn...
Chưa hết mừng với sự “hồi sinh” dòng nhạc xưa – sến, thì hầu hết các phòng trà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thời kinh tế thị trường
Chưa hết mừng với sự “hồi sinh” dòng nhạc xưa – sến, thì hầu hết các phòng trà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thời kinh tế thị trường. Với không gian thưởng thức âm nhạc ấm cúng, được nghe với những ca khúc đi vào lòng người và xem các ca sĩ tên tuổi… khiến phòng trà luôn sáng đèn vào mỗi đêm. Thế nhưng thời hoàng kim ấy có còn chăng khi mà lần lượt các phòng trà đã nối đuôi nhau… ngưng hoạt động. Ở các phòng trà còn hoạt động, theo quan sát của chúng tôi trong dịp lễ 30/4-1/5, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.
Không khí khá trầm ở phòng trà Không tên của ca sỹ Lệ Quyên
Suy thoái đi vào âm nhạc
Chúng tôi tìm tới phòng trà ATB nổi tiếng của ca sĩ Ánh Tuyết ở gần cầu Công Lý, quận 3. Địa chỉ nổi tiếng của các ca sĩ nghệ sĩ chuyên nghiệp giờ vắng hoe. Phòng trà sôi động giờ đây cửa đóng then cài. Người duy nhất tiếp chúng tôi là một người bảo vệ. “Suy thoái kinh tế! Khách vắng, nghỉ” - đó là lý do được đưa ra với khách.
Phòng trà ATB
Ca sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu với phòng trà ở đường Tú Xương từng được khai trương rầm rộ, kỳ vọng là nơi Cẩm Vân gặp gỡ người hâm mộ của mình sau một thời gian dài “đi làm kinh tế” đầu tư vào thủy sản.
Phòng trà vẫn còn đó, nhưng vợ chồng ca sĩ không xuất hiện, những hình ảnh của nữ ca sĩ đã được thay thế.
Phòng trà tràn ngập cả chục cô gái chân dài. Người quản lý cho biết: “Ca sĩ Cẩm Vân đã nhượng lại quán cho chủ khác rồi, giờ đi đâu chúng em không biết”. Vẫn còn đó những trang thiết bị âm thanh ánh sáng được nhập về từ nước ngoài rất “xịn”, nhưng không còn thấy giọng ca vàng của chủ quán nữa.
Liên lạc với ca sĩ Cẩm Vân, chúng tôi được biết gia đình ca sĩ đã tổ chức một phòng trà mới mang tên Vân’s ở phố Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TPHCM, với mặt bằng rộng và giá cả vừa phải. Ca sĩ cho biết, rất mong nhận được sự ủng hộ của khán giả, nhất là trong dịp mùa xuân mới.
Nhạc rock vắng tanh, nhạc xưa đìu hiu
Một trong những bar nhạc rock có tiếng chất lượng và nổi tiếng với chất nghệ sĩ lãng tử là bar Yoko giờ đây cũng vắng tanh.
Kim Lân, chủ quán, ca sĩ kiêm cây ghi ta nhạc đồng quê từng du học ở Úc về cho biết: “Hầu hết các phòng trà ca nhạc đều hiu hắt do suy thoái kinh tế. Khách chỉ còn bằng một phần của ngày trước”.
Lân cho biết xu hướng giải trí của lớp trẻ hiện giờ cũng thay đổi khi mà những vụ xì căng đan chiếm nhiều sự quan tâm hơn là sự ra đời của một ca khúc hay. Điều này cũng làm không ít nghệ sĩ nản lòng.
Nhiều phòng trà ca nhạc đã cắt giảm chương trình chỉ còn 1-2 tối mỗi tuần. Những ngày còn lại họ chuyển sang hát karaoke hoặc hát với nhau với phần đệm của một vài nhạc công.
Trước kia, khi phong trào phòng trà còn thịnh, ít ai lại nghĩ rằng các tụ điểm âm nhạc lại trở thành nơi biểu diễn của những nghệ sỹ… nghiệp dư.
Để kéo khách trở lại, quán nhạc rock sinh viên Acoustic ở phố Ngô Thời Nhiệm đã mời tới 3 ban nhạc phục vụ mỗi tối mà… giá không đổi! Giờ phục vụ ca nhạc của quán này đã điều chỉnh lên mức sớm kỷ lục là trước 8 giờ tối! Quán Yoko đêm thứ bảy vừa rồi cũng đua theo với hai ban nhạc rock loại “cứng” của Việt Nam và một ban nhạc nước ngoài.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.
Một tụ điểm nhạc xưa nổi tiếng là Phòng trà Ân Nam của danh ca Lan Ngọc. Với kinh nghiệm kinh doanh phòng trà từ nhiều năm, với dàn ca sĩ chất lượng và ban nhạc ổn định với sự cầm cương của cây ghi ta Quang bass, đây là điểm đến của khách xa gần muốn nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trường Sa… Khác với không khí tấp nập dập dìu vài ba năm trước, Ân Nam chỉ lấp kín được khoảng 1/3 số bàn hằng đêm. Với giá nước cộng phụ thu là 170.000 đồng, giá nhiều năm không thay đổi, nhưng lượng khách lại cứ giảm dần.
Một loạt các phòng trà phải đóng cửa, các phòng khác phải giảm giá
Thời kỳ mấy năm trước, ở Sài gòn có cả hơn chục phòng trà ca nhạc hoạt động hàng đêm, trong đó có 6 phòng trà đỉnh nhất là WE, M&Tôi, Đồng Dao, Tiếng Xưa, Không Tên và Da Vàng. Vào cuối năm 2012, phòng trà Da Vàng thông báo đóng cửa do hoạt động thua lỗ, đến cuối tháng 3 mới có chủ mới thì 10 ngày sau đã bị cháy trụi.
Cháy phòng trà Da Vàng vào ngày 16/4/2013.
Phòng trà Saigon M&Tôi mới khai trương 15/12/2011 tại địa chỉ 176 Điện Biên Phủ, Q.3. Phòng trà này chuyên dàn dựng những chương trình có chủ đề, biên tập âm nhạc khá kỹ lưỡng. Phòng trà này trình diễn cả nhạc trẻ lẫn nhạc xưa. Với phong cách sang trọng, lịch thiệp, trẻ trung. Ca sĩ phòng trà cũng thuộc nhiều đối tượng khán giả, gồm các danh ca hải ngoại như Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Phương Dung…các sao nhạc trẻ, nhạc sang trong nước. Tuy nhiên M&Tôi cũng đã đóng cửa cách đây khoảng 5 tháng.
Nghệ sĩ đối phó với… cướp
Các phòng trà ca nhạc ở TPHCM thường bắt đầu phục vụ ca nhạc từ 21 giờ 30 và kết thúc vào quãng 23 giờ. Các chủ phòng trà cho biết “Từ khi nạn cướp giật lộng hành, thậm chí chặt cả tay người dân để cướp xe thì người dân rất ngại đi chơi về khuya”.
Tuấn Anh, nhạc công kiêm ca sĩ của quán cà phê Le Petit, đường Tú Xương nói: “Em đi làm về khuya nhìn thấy cảnh cướp giật, cũng sợ, nhưng vẫn phải đi làm thôi”.
Theo một số nghệ sĩ cho biết, các phòng trà ở những khu vực phức tạp về trật tự, vấn đề giữ xe và tài sản của khách trở nên nóng. Không chỉ khách phải đề phòng mà chính các nghệ sĩ cũng trở thành nạn nhân của bọn cướp.
Có mặt tại quán cà phê ca nhạc của ca sĩ Siu Black gần sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi được ca sĩ cho biết: “Bọn cướp đã tấn công đến tận cửa quán cà phê”.
Phòng trà chúng tôi đã đóng cửa 3 tháng rồi. Chúng tôi chỉ làm một số chương trình đặc biệt thôi. Chúng tôi đang chuẩn bị cho một dự án khác .
Một ca sĩ đồng thời là giáo viên thanh nhạc thường hát tại Siu Black cà phê thảng thốt kể lại: “Em dựng xe máy ở cửa quán, mở cốp xe, cầm túi lên tay thì chúng từ đâu phi xe tới giật phăng chiếc túi và chạy đi mất”. Chị cho biết: “Chúng đi xe máy gồm 4 tên, hai tên giật đồ thì nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, còn hai tên chặn đường thì to lớn hung dữ”.
Ca sĩ Siu Black chủ quán cũng cho biết: “Cách đây hơn hai tuần, cũng ngay tại cửa quán, khi em vừa đi diễn về, vừa bước xuống tắc xi, có một người tới hỏi dăm ba câu, em tưởng là khách tìm vào quán nên đứng lại nói chuyện, không ngờ nó giật cái túi trên tay của em, nhảy lên chiếc xe máy đợi sẵn rồi chạy đi mất”.
Để bảo vệ xe cho khách, Cà phê Siu phải đưa xe máy đắt tiền vào trong sân, nơi vốn đặt các bàn cà phê ngoài trời. Nhưng dường như không thể cầm cự nổi sức “tấn công” của suy thoái lẫn mất an ninh, chừng một tuần nay Cà phê Siu Black cũng đã đóng cửa.
Việc biểu diễn ban đêm trong thời kỳ trộm cắp cuối năm khiến nhiều nghệ sĩ lo ngại. Tuy vậy, một số nghệ sĩ cho biết phải dũng cảm chống lại bọn cướp.
Ca sĩ Doãn Minh (hiện là sinh viên thanh nhạc năm thứ 2 của Nhạc viện TPHCM) cho biết cách đây một tuần, trên đường đi làm anh đã bị giật chiếc máy tính để trước xe.
Ca sĩ đã dũng cảm phóng xe đuổi theo tên cướp. Vì đường đông, tên cướp không chạy nhanh được, Doãn Minh xô ngã tên cướp và giành lại được chiếc máy tính của mình trong đó lưu trữ nhiều tác phẩm do anh mới thu thanh và sáng tác.
Hình minh họa
Ca sĩ Doãn Minh cho biết: “Khi bị ngã, tên cướp đã rút con dao ra dọa tôi, nhưng thấy tôi không run sợ nên nó không dám làm gì mà bỏ đi”.
Ca sĩ hải ngoại cũng ế
Một số bầu sô cho biết do kinh tế khó khăn nên không dám mời nhiều ca sĩ hải ngoại về diễn như trước đây. Một thành viên của phòng trà Tiếng Xưa cho biết: “Có ca sĩ hải ngoại về thì khách đông, nhưng chi phí cho chương trình lại rất lớn”.
Phòng trà WE, nơi có nhiều chương trình dành cho các danh ca trong nước và hải ngoại với mức vé 2-5 triệu đồng, nay cũng thưa thớt chương trình lớn. Những đêm không có ca sĩ nổi tiếng, giá nước uống phụ thu của WE cũng như bao phòng trà khác, tuy vậy khách cũng thưa thớt.
Ca sỹ hải ngoại không còn "hot" như trước
Một nhà đầu tư ca nhạc phòng trà về từ nước ngoài cho biết: “Sau mười năm tìm kiếm cơ hội phát triển âm nhạc phòng trà, chúng tôi thấy tình hình mỗi năm một khó khăn hơn. Khách càng ngày càng vắng. Với tình hình này, có lẽ chúng tôi lại khăn gói rời Việt Nam”.
Phòng trà chờ ....chết
Nếu chỉ lẻ tẻ một hoặc hai phòng trà hay quán cà phê nhạc đóng cửa thì chẳng có gì đáng để đem ra bàn cãi. Đằng này, con số ấy đã khiến người ta phải chú ý, không những chỉ có các phòng trà hay quán cà phê nhạc nhỏ mà đặc biệt hơn nữa đó là có cả mặt bằng kinh doanh của những tên tuổi có tiếng trong giới âm nhạc.
Đề cập đến vấn đề khó khăn của các phòng trà và hướng duy trì khán giả, nhạc sĩ Lê Quang nói: “Từ lâu, phòng trà đã định hình được những đặc trưng riêng. Khách đến phòng trà chủ yếu để thưởng thức âm nhạc. Nếu thay đổi thì chỉ có thể về mặt không gian của quán, nâng cấp chất lượng âm thanh, ánh sáng… chứ chẳng thể thay đổi nội dung được”.
Chẳng những phòng trà mà các quán cà phê nhạc nho nhỏ cũng đang cố cầm cự trong thời khắc cam go và đầy thử thách này. Phòng trà – nơi khơi nguồn, nối kết, nuôi dưỡng âm nhạc chính thống sẽ ra sao?
Chẳng ai có thể đoán trước được điều gì, chỉ còn cách chờ xem diễn tiến rồi… hạ hồi phân giải!
http://baomai.blogspot.com/2013/07/phong-tra-ca-nhac-sai-gon.html
( Báo Mai gửi HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn...
Chưa hết mừng với sự “hồi sinh” dòng nhạc xưa – sến, thì hầu hết các phòng trà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thời kinh tế thị trường
Chưa hết mừng với sự “hồi sinh” dòng nhạc xưa – sến, thì hầu hết các phòng trà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức của thời kinh tế thị trường. Với không gian thưởng thức âm nhạc ấm cúng, được nghe với những ca khúc đi vào lòng người và xem các ca sĩ tên tuổi… khiến phòng trà luôn sáng đèn vào mỗi đêm. Thế nhưng thời hoàng kim ấy có còn chăng khi mà lần lượt các phòng trà đã nối đuôi nhau… ngưng hoạt động. Ở các phòng trà còn hoạt động, theo quan sát của chúng tôi trong dịp lễ 30/4-1/5, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.
Không khí khá trầm ở phòng trà Không tên của ca sỹ Lệ Quyên
Suy thoái đi vào âm nhạc
Chúng tôi tìm tới phòng trà ATB nổi tiếng của ca sĩ Ánh Tuyết ở gần cầu Công Lý, quận 3. Địa chỉ nổi tiếng của các ca sĩ nghệ sĩ chuyên nghiệp giờ vắng hoe. Phòng trà sôi động giờ đây cửa đóng then cài. Người duy nhất tiếp chúng tôi là một người bảo vệ. “Suy thoái kinh tế! Khách vắng, nghỉ” - đó là lý do được đưa ra với khách.
Phòng trà ATB
Ca sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu với phòng trà ở đường Tú Xương từng được khai trương rầm rộ, kỳ vọng là nơi Cẩm Vân gặp gỡ người hâm mộ của mình sau một thời gian dài “đi làm kinh tế” đầu tư vào thủy sản.
Phòng trà vẫn còn đó, nhưng vợ chồng ca sĩ không xuất hiện, những hình ảnh của nữ ca sĩ đã được thay thế.
Phòng trà tràn ngập cả chục cô gái chân dài. Người quản lý cho biết: “Ca sĩ Cẩm Vân đã nhượng lại quán cho chủ khác rồi, giờ đi đâu chúng em không biết”. Vẫn còn đó những trang thiết bị âm thanh ánh sáng được nhập về từ nước ngoài rất “xịn”, nhưng không còn thấy giọng ca vàng của chủ quán nữa.
Liên lạc với ca sĩ Cẩm Vân, chúng tôi được biết gia đình ca sĩ đã tổ chức một phòng trà mới mang tên Vân’s ở phố Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TPHCM, với mặt bằng rộng và giá cả vừa phải. Ca sĩ cho biết, rất mong nhận được sự ủng hộ của khán giả, nhất là trong dịp mùa xuân mới.
Nhạc rock vắng tanh, nhạc xưa đìu hiu
Một trong những bar nhạc rock có tiếng chất lượng và nổi tiếng với chất nghệ sĩ lãng tử là bar Yoko giờ đây cũng vắng tanh.
Kim Lân, chủ quán, ca sĩ kiêm cây ghi ta nhạc đồng quê từng du học ở Úc về cho biết: “Hầu hết các phòng trà ca nhạc đều hiu hắt do suy thoái kinh tế. Khách chỉ còn bằng một phần của ngày trước”.
Lân cho biết xu hướng giải trí của lớp trẻ hiện giờ cũng thay đổi khi mà những vụ xì căng đan chiếm nhiều sự quan tâm hơn là sự ra đời của một ca khúc hay. Điều này cũng làm không ít nghệ sĩ nản lòng.
Nhiều phòng trà ca nhạc đã cắt giảm chương trình chỉ còn 1-2 tối mỗi tuần. Những ngày còn lại họ chuyển sang hát karaoke hoặc hát với nhau với phần đệm của một vài nhạc công.
Trước kia, khi phong trào phòng trà còn thịnh, ít ai lại nghĩ rằng các tụ điểm âm nhạc lại trở thành nơi biểu diễn của những nghệ sỹ… nghiệp dư.
Để kéo khách trở lại, quán nhạc rock sinh viên Acoustic ở phố Ngô Thời Nhiệm đã mời tới 3 ban nhạc phục vụ mỗi tối mà… giá không đổi! Giờ phục vụ ca nhạc của quán này đã điều chỉnh lên mức sớm kỷ lục là trước 8 giờ tối! Quán Yoko đêm thứ bảy vừa rồi cũng đua theo với hai ban nhạc rock loại “cứng” của Việt Nam và một ban nhạc nước ngoài.
Theo quan sát của chúng tôi, lượng khách không đông hơn số lượng nhạc công và ca sĩ.
Một tụ điểm nhạc xưa nổi tiếng là Phòng trà Ân Nam của danh ca Lan Ngọc. Với kinh nghiệm kinh doanh phòng trà từ nhiều năm, với dàn ca sĩ chất lượng và ban nhạc ổn định với sự cầm cương của cây ghi ta Quang bass, đây là điểm đến của khách xa gần muốn nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trường Sa… Khác với không khí tấp nập dập dìu vài ba năm trước, Ân Nam chỉ lấp kín được khoảng 1/3 số bàn hằng đêm. Với giá nước cộng phụ thu là 170.000 đồng, giá nhiều năm không thay đổi, nhưng lượng khách lại cứ giảm dần.
Một loạt các phòng trà phải đóng cửa, các phòng khác phải giảm giá
Thời kỳ mấy năm trước, ở Sài gòn có cả hơn chục phòng trà ca nhạc hoạt động hàng đêm, trong đó có 6 phòng trà đỉnh nhất là WE, M&Tôi, Đồng Dao, Tiếng Xưa, Không Tên và Da Vàng. Vào cuối năm 2012, phòng trà Da Vàng thông báo đóng cửa do hoạt động thua lỗ, đến cuối tháng 3 mới có chủ mới thì 10 ngày sau đã bị cháy trụi.
Cháy phòng trà Da Vàng vào ngày 16/4/2013.
Phòng trà Saigon M&Tôi mới khai trương 15/12/2011 tại địa chỉ 176 Điện Biên Phủ, Q.3. Phòng trà này chuyên dàn dựng những chương trình có chủ đề, biên tập âm nhạc khá kỹ lưỡng. Phòng trà này trình diễn cả nhạc trẻ lẫn nhạc xưa. Với phong cách sang trọng, lịch thiệp, trẻ trung. Ca sĩ phòng trà cũng thuộc nhiều đối tượng khán giả, gồm các danh ca hải ngoại như Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Phương Dung…các sao nhạc trẻ, nhạc sang trong nước. Tuy nhiên M&Tôi cũng đã đóng cửa cách đây khoảng 5 tháng.
Nghệ sĩ đối phó với… cướp
Các phòng trà ca nhạc ở TPHCM thường bắt đầu phục vụ ca nhạc từ 21 giờ 30 và kết thúc vào quãng 23 giờ. Các chủ phòng trà cho biết “Từ khi nạn cướp giật lộng hành, thậm chí chặt cả tay người dân để cướp xe thì người dân rất ngại đi chơi về khuya”.
Tuấn Anh, nhạc công kiêm ca sĩ của quán cà phê Le Petit, đường Tú Xương nói: “Em đi làm về khuya nhìn thấy cảnh cướp giật, cũng sợ, nhưng vẫn phải đi làm thôi”.
Theo một số nghệ sĩ cho biết, các phòng trà ở những khu vực phức tạp về trật tự, vấn đề giữ xe và tài sản của khách trở nên nóng. Không chỉ khách phải đề phòng mà chính các nghệ sĩ cũng trở thành nạn nhân của bọn cướp.
Có mặt tại quán cà phê ca nhạc của ca sĩ Siu Black gần sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi được ca sĩ cho biết: “Bọn cướp đã tấn công đến tận cửa quán cà phê”.
Phòng trà chúng tôi đã đóng cửa 3 tháng rồi. Chúng tôi chỉ làm một số chương trình đặc biệt thôi. Chúng tôi đang chuẩn bị cho một dự án khác .
Một ca sĩ đồng thời là giáo viên thanh nhạc thường hát tại Siu Black cà phê thảng thốt kể lại: “Em dựng xe máy ở cửa quán, mở cốp xe, cầm túi lên tay thì chúng từ đâu phi xe tới giật phăng chiếc túi và chạy đi mất”. Chị cho biết: “Chúng đi xe máy gồm 4 tên, hai tên giật đồ thì nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, còn hai tên chặn đường thì to lớn hung dữ”.
Ca sĩ Siu Black chủ quán cũng cho biết: “Cách đây hơn hai tuần, cũng ngay tại cửa quán, khi em vừa đi diễn về, vừa bước xuống tắc xi, có một người tới hỏi dăm ba câu, em tưởng là khách tìm vào quán nên đứng lại nói chuyện, không ngờ nó giật cái túi trên tay của em, nhảy lên chiếc xe máy đợi sẵn rồi chạy đi mất”.
Để bảo vệ xe cho khách, Cà phê Siu phải đưa xe máy đắt tiền vào trong sân, nơi vốn đặt các bàn cà phê ngoài trời. Nhưng dường như không thể cầm cự nổi sức “tấn công” của suy thoái lẫn mất an ninh, chừng một tuần nay Cà phê Siu Black cũng đã đóng cửa.
Việc biểu diễn ban đêm trong thời kỳ trộm cắp cuối năm khiến nhiều nghệ sĩ lo ngại. Tuy vậy, một số nghệ sĩ cho biết phải dũng cảm chống lại bọn cướp.
Ca sĩ Doãn Minh (hiện là sinh viên thanh nhạc năm thứ 2 của Nhạc viện TPHCM) cho biết cách đây một tuần, trên đường đi làm anh đã bị giật chiếc máy tính để trước xe.
Ca sĩ đã dũng cảm phóng xe đuổi theo tên cướp. Vì đường đông, tên cướp không chạy nhanh được, Doãn Minh xô ngã tên cướp và giành lại được chiếc máy tính của mình trong đó lưu trữ nhiều tác phẩm do anh mới thu thanh và sáng tác.
Hình minh họa
Ca sĩ Doãn Minh cho biết: “Khi bị ngã, tên cướp đã rút con dao ra dọa tôi, nhưng thấy tôi không run sợ nên nó không dám làm gì mà bỏ đi”.
Ca sĩ hải ngoại cũng ế
Một số bầu sô cho biết do kinh tế khó khăn nên không dám mời nhiều ca sĩ hải ngoại về diễn như trước đây. Một thành viên của phòng trà Tiếng Xưa cho biết: “Có ca sĩ hải ngoại về thì khách đông, nhưng chi phí cho chương trình lại rất lớn”.
Phòng trà WE, nơi có nhiều chương trình dành cho các danh ca trong nước và hải ngoại với mức vé 2-5 triệu đồng, nay cũng thưa thớt chương trình lớn. Những đêm không có ca sĩ nổi tiếng, giá nước uống phụ thu của WE cũng như bao phòng trà khác, tuy vậy khách cũng thưa thớt.
Ca sỹ hải ngoại không còn "hot" như trước
Một nhà đầu tư ca nhạc phòng trà về từ nước ngoài cho biết: “Sau mười năm tìm kiếm cơ hội phát triển âm nhạc phòng trà, chúng tôi thấy tình hình mỗi năm một khó khăn hơn. Khách càng ngày càng vắng. Với tình hình này, có lẽ chúng tôi lại khăn gói rời Việt Nam”.
Phòng trà chờ ....chết
Nếu chỉ lẻ tẻ một hoặc hai phòng trà hay quán cà phê nhạc đóng cửa thì chẳng có gì đáng để đem ra bàn cãi. Đằng này, con số ấy đã khiến người ta phải chú ý, không những chỉ có các phòng trà hay quán cà phê nhạc nhỏ mà đặc biệt hơn nữa đó là có cả mặt bằng kinh doanh của những tên tuổi có tiếng trong giới âm nhạc.
Đề cập đến vấn đề khó khăn của các phòng trà và hướng duy trì khán giả, nhạc sĩ Lê Quang nói: “Từ lâu, phòng trà đã định hình được những đặc trưng riêng. Khách đến phòng trà chủ yếu để thưởng thức âm nhạc. Nếu thay đổi thì chỉ có thể về mặt không gian của quán, nâng cấp chất lượng âm thanh, ánh sáng… chứ chẳng thể thay đổi nội dung được”.
Chẳng những phòng trà mà các quán cà phê nhạc nho nhỏ cũng đang cố cầm cự trong thời khắc cam go và đầy thử thách này. Phòng trà – nơi khơi nguồn, nối kết, nuôi dưỡng âm nhạc chính thống sẽ ra sao?
Chẳng ai có thể đoán trước được điều gì, chỉ còn cách chờ xem diễn tiến rồi… hạ hồi phân giải!
http://baomai.blogspot.com/2013/07/phong-tra-ca-nhac-sai-gon.html
( Báo Mai gửi HNPD )