Xe cán chó
Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CQVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 ( Không cái ngu nào giống nhau )
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm
Kính thưa quý độc giả,
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua,
đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh
Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn
và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam
tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996.
Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia,
ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.
Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet |
Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi
tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật
sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam
lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà
cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp
để đại diện cho họ trong vụ kiện này.
Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bình có khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền Việt
Nam đã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau:
– Ông Trịnh Vĩnh Bình đồng ý bãi nại;
– Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình
15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả những
tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”.
Kết quả là: Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhận được số tiền trên. Nhưng Nhà
Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như đã
hứa.
Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bình lại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền Việt
Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United
Nations Commission on International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye –
Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có
thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện:
NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật sư KING
& SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc
Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có đúng
không, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác!
NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh tụng cũng
đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm – Thuỵ Điển.
Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã đi đến
thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến ông kiện
Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi vụ án sắp được
xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm quyền Việt Nam và
tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải quyết ngoài toà.
Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12
tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại
toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà
cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí
mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận,
tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.
Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết.
NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam kết nên bây
giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông đã dựa vào
cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Để trả lời câu hỏi này của phóng viên, tôi xin
trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật
Sư KING & SPALDING LLP đại diện:
* Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn Khởi kiện của
mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh Bình, sau hai
thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của Việt Nam. Sự
nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam thực sự có tính
chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được ngụy tạo; sự truy
tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục trong khi bị giam
giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu được xét xử đúng
pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu chuột túi mà trên
thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản và
Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm khó hiểu
(“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp lý trong việc kết
án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà nước thu giữ tài sản
của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là việc thu giữ trên 50
bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà hiện nay có trị giá
trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh chấp này nằm tại hành
vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan sai của ông Trịnh, cũng
như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau đó.
* Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ nhất không có
hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là phán quyết chấm
dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các bên đồng ý
rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển
không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với lý lẽ của
Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực ngăn chặn
theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các phán quyết
theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và có các điều
khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai điều này đều
không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào, phán quyết
cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài Thứ nhất,
không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa thuận (ngược
lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và Phán quyết
không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí mật và
chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu riêng của
Việt Nam).
NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi chưa có thể nói con số chính xác là bao
nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn, thậm chí
là nhiều lần.
NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán trên 1,5 tỉ
USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ người, vi phạm
luật Quốc tế.
NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao?
Trịnh Vĩnh Bình: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt Nam không
thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để đạt được mục
đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã không tuân
thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn thất của
giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay và có
thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.
Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong Bản
Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP
đại diện:
* Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên của Việt Nam
được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan đến vụ án hình
sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành
vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp
quốc tế. Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay biện minh nào
cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ quan Tư pháp và
Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài ra, nhiều việc
làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu thành nên những
hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ. Sau cùng, mỗi hành
vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản thân nó đều cấu
thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không cũng là các hành
vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc FET.
NHM: Thưa ông, vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền?
Trịnh Vĩnh Bình: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền lệ đòi Nhà cầm
quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm đến quyền con
người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến nay đã có
khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số người này tập
hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào?
NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này không chỉ mang
tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về khía cạnh này,
tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn đề:
a- Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;
b- Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc họ
tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây tôi
muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ tiện
– mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù có
làm sai trái, vi phạm pháp luật – nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn
Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường
xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm
phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi
trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc
này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một
nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và
như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng
“có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay.
NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây từ những
năm 1998 – 2006, một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy dư luận
trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng có người
cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng đầu. Điều
quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công luận sự
gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói một đàng
làm một nẻo!
Ông có ý kiến gì về việc này ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:
a- Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;
b- Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả của
việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội như
thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ
phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế,
sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để
kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa
thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập
hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại.
Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó,
không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan
trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và
nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao
nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có
tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là
can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền
lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm
chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi
đã nói trên, sẽ khôn lường!
NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!
Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích, sẽ
chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá,
ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày
càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả
vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng
tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web
này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có
nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần
phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời rõ ràng hơn về câu hỏi này.
NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện:
trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi
thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị
bức hại trong nước (theo nghĩa rộng).
NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án – Nguyễn Hoàng
Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn –
chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn
này.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Nguyễn Hoàng Mơ
(FB Hoa Mai)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CQVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 ( Không cái ngu nào giống nhau )
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm
Kính thưa quý độc giả,
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua,
đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh
Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn
và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam
tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996.
Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia,
ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.
Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet |
Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi
tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật
sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam
lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà
cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp
để đại diện cho họ trong vụ kiện này.
Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bình có khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền Việt
Nam đã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau:
– Ông Trịnh Vĩnh Bình đồng ý bãi nại;
– Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình
15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả những
tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”.
Kết quả là: Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhận được số tiền trên. Nhưng Nhà
Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như đã
hứa.
Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bình lại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền Việt
Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United
Nations Commission on International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye –
Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có
thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện:
NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật sư KING
& SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc
Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có đúng
không, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác!
NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh tụng cũng
đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm – Thuỵ Điển.
Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã đi đến
thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến ông kiện
Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi vụ án sắp được
xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm quyền Việt Nam và
tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải quyết ngoài toà.
Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12
tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại
toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà
cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí
mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận,
tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.
Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết.
NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam kết nên bây
giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông đã dựa vào
cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Để trả lời câu hỏi này của phóng viên, tôi xin
trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật
Sư KING & SPALDING LLP đại diện:
* Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn Khởi kiện của
mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh Bình, sau hai
thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của Việt Nam. Sự
nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam thực sự có tính
chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được ngụy tạo; sự truy
tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục trong khi bị giam
giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu được xét xử đúng
pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu chuột túi mà trên
thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản và
Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm khó hiểu
(“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp lý trong việc kết
án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà nước thu giữ tài sản
của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là việc thu giữ trên 50
bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà hiện nay có trị giá
trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh chấp này nằm tại hành
vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan sai của ông Trịnh, cũng
như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau đó.
* Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ nhất không có
hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là phán quyết chấm
dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các bên đồng ý
rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển
không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với lý lẽ của
Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực ngăn chặn
theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các phán quyết
theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và có các điều
khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai điều này đều
không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào, phán quyết
cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài Thứ nhất,
không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa thuận (ngược
lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và Phán quyết
không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí mật và
chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu riêng của
Việt Nam).
NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi chưa có thể nói con số chính xác là bao
nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn, thậm chí
là nhiều lần.
NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán trên 1,5 tỉ
USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ người, vi phạm
luật Quốc tế.
NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao?
Trịnh Vĩnh Bình: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt Nam không
thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để đạt được mục
đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã không tuân
thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn thất của
giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay và có
thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.
Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong Bản
Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP
đại diện:
* Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên của Việt Nam
được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan đến vụ án hình
sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành
vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp
quốc tế. Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay biện minh nào
cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ quan Tư pháp và
Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài ra, nhiều việc
làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu thành nên những
hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ. Sau cùng, mỗi hành
vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản thân nó đều cấu
thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không cũng là các hành
vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc FET.
NHM: Thưa ông, vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền?
Trịnh Vĩnh Bình: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền lệ đòi Nhà cầm
quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm đến quyền con
người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến nay đã có
khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số người này tập
hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào?
NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này không chỉ mang
tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về khía cạnh này,
tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn đề:
a- Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;
b- Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc họ
tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây tôi
muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ tiện
– mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù có
làm sai trái, vi phạm pháp luật – nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn
Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường
xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm
phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi
trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc
này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một
nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và
như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng
“có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay.
NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây từ những
năm 1998 – 2006, một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy dư luận
trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng có người
cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng đầu. Điều
quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công luận sự
gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói một đàng
làm một nẻo!
Ông có ý kiến gì về việc này ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:
a- Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;
b- Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả của
việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội như
thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ
phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế,
sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để
kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa
thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập
hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại.
Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó,
không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan
trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và
nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao
nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có
tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là
can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền
lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm
chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi
đã nói trên, sẽ khôn lường!
NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông?
Trịnh Vĩnh Bình: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!
Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích, sẽ
chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá,
ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày
càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả
vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng
tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web
này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có
nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần
phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời rõ ràng hơn về câu hỏi này.
NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ?
Trịnh Vĩnh Bình: Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện:
trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi
thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị
bức hại trong nước (theo nghĩa rộng).
NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án – Nguyễn Hoàng
Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn –
chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn
này.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Nguyễn Hoàng Mơ
(FB Hoa Mai)