Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Pokemon và định kiến
Một tháng sau ngày Pokemon Go phát hành, trò chơi đình đám này cuối cùng cũng đến Việt Nam và mang lại không ít rắc rối cho người chơi và cả xã hội.
Tôi là một game thủ. Lần đầu tiên tôi được cầm chiếc máy Gameboy là năm 1999. Với một cậu bé 6 tuổi, các nhân vật ảo, các cuộc phiêu lưu, những câu chuyện… thật sự là cả một thế giới diệu kỳ.
Đến bây giờ, gần 20 năm sau, số lượng game tôi chơi đã lên đến hàng trăm, số giờ chơi lên đến hàng chục nghìn… Khi Pokemon Go ra đời, tất nhiên tôi rất quan tâm.
Nhưng tôi lấy làm buồn khi biết một cô giáo vì mải chơi mà quên chăm sóc học sinh; một số người vì mải bắt Pokemon ngoài đường mà cản trở, thậm chí là gây tai nạn giao thông. Đặc biệt, tôi rất thất vọng khi chứng kiến nhiều chơi ở Việt Nam chỉ vì lười biếng mà thực hiện một loạt hành vi gian lận, đặc biệt là sửa đổi Google Maps, gây sai lệch nghiêm trọng đến bản đồ.
Kết quả, tôi không ngạc nhiên trước bình luận của mọi người về Pokemon nói riêng và trò chơi điện tử nói chung. Hầu hết ý kiến đều cho rằng lỗi là ở bản thân trò chơi, rằng việc chơi game làm cho con người ta xấu, có những hành vi sai trái; rằng game là vô bổ, game là nguồn gốc của bạo lực.
“Cần cấm game” - định kiến này đã hình thành từ rất lâu ở Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ ông bà bố mẹ. Theo tôi, cần có cái nhìn khác. Game, suy cho cùng, chỉ là công cụ giải trí. Nó là thứ vô tri. Lợi hay hại, tuỳ vào người sử dụng.
Game có những ảnh hưởng xấu. Học sinh, sinh viên bỏ bê học hành. Bạn tôi, không chỉ một, từng bị đuổi học chỉ vì chơi game quá nhiều. Nhiều vụ cướp giật xảy ra khi thanh thiếu niên cần tiền chơi game. Nhiều vụ bạo lực xuất phát từ việc người chơi đem thực hành những kỹ năng ảo ngoài đời thực. Thậm chí nhiều người chơi dành toàn bộ thời gian chơi game, mà không làm gì khác.
Nhưng theo tôi đó là vì bản thân người chơi không tự kiểm soát được hành vi của mình. Với những người đó, liệu có gì đảm bảo họ sẽ không làm những việc sai trái khác nếu không chơi game?
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chơi các trò chơi điện tử giúp con người có phản xạ nhanh hơn, suy nghĩ tốt hơn trong những tình huống áp lực.
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ. Theo Newzoo, thị trường game toàn cầu năm 2016 sẽ đạt 99,6 tỷ $ và sẽ tiếp tục tăng trưởng đến 120 tỷ $ vào năm 2019. Không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây liên tục có những tin tức liên quan đến các game bom tấn, như Supercell - nhà phát hành game Clash of Clans - được mua lại với giá 10,2 tỷ $, hay Pokemon Go, đem lại lợi nhuận 250 triệu $ chỉ sau một tháng ra mắt…
Tại Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều công ty game chuyên nghiệp, nơi các game thủ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và được trả lương. Công việc của họ là chơi game và thi đấu ở các giải chuyên nghiệp. Game thủ ngôi sao ở các quốc gia này cũng nổi tiếng không kém gì các thần tượng âm nhạc hay phim ảnh. Ở Việt Nam, tuy muộn nhưng chúng ta cũng đang có những bước đi đầu tiên trong việc chuyên nghiệp hóa thể thao điện tử. Nhiều công ty, nhiều đội chơi chuyên nghiệp đã được thành lập và đem đến lợi nhuận không nhỏ.
Chơi game là “vô bổ” - giờ đã không còn đúng nữa. Nếu nói game tiêu tốn thời gian, vậy việc bỏ phí thời gian lướt web, mạng xã hội, hay ngồi trà đá, cà phê hàng tiếng đồng hồ là không lãng phí? Nếu nói Pokemon Go làm người chơi phá hoại hệ thống bản đồ của Google? Tại sao việc đó chỉ xảy ra ở Việt Nam, khi mà ở các nước khác, trò chơi này đã tồn tại khá lâu? Một bộ phận, không thể đại diện cho cả cộng đồng.
Ở đây, cách chơi game dường như phản ánh ý thức cộng đồng rất tồi của nhiều người Việt Nam. Điều chúng ta cần làm là hiểu và giúp mọi người hiểu tác hại cũng như lợi ích của game để tự kiểm soát được hành vi của mình.
Vì chúng ta đều hiểu: cái gì càng cấm sẽ càng tò mò. Cấm đoán, chưa bao giờ là cách tốt để giáo dục. Đặc biệt với những thứ có sức hút và phổ biến, thứ mà sớm hay muộn người ta sẽ có thể tiếp xúc.
Tôi may mắn khi gia đình không cấm tôi chơi trong những ngày còn đi học. Bố mẹ chỉ dạy tôi cách tự kiểm soát thời gian. Tôi cũng sẽ hướng dẫn con tôi sau này khi cháu đủ nhận thức, để cháu có thể chơi game một cách đúng đắn.
Vì không thể cấm game - một công cụ giải trí, một ngành kinh doanh hái ra tiền. Nên đưa việc chơi game thành đúng đắn là điều cần thiết. Nhưng trước khi có điều đó, tôi cho rằng chính người chơi phải biết fairplay - tức là sòng phẳng với chính luật chơi - để xã hội nhìn nhận đúng đắn, từ bỏ những định kiến về game.
Vũ Danh Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Pokemon và định kiến
Một tháng sau ngày Pokemon Go phát hành, trò chơi đình đám này cuối cùng cũng đến Việt Nam và mang lại không ít rắc rối cho người chơi và cả xã hội.
Tôi là một game thủ. Lần đầu tiên tôi được cầm chiếc máy Gameboy là năm 1999. Với một cậu bé 6 tuổi, các nhân vật ảo, các cuộc phiêu lưu, những câu chuyện… thật sự là cả một thế giới diệu kỳ.
Đến bây giờ, gần 20 năm sau, số lượng game tôi chơi đã lên đến hàng trăm, số giờ chơi lên đến hàng chục nghìn… Khi Pokemon Go ra đời, tất nhiên tôi rất quan tâm.
Nhưng tôi lấy làm buồn khi biết một cô giáo vì mải chơi mà quên chăm sóc học sinh; một số người vì mải bắt Pokemon ngoài đường mà cản trở, thậm chí là gây tai nạn giao thông. Đặc biệt, tôi rất thất vọng khi chứng kiến nhiều chơi ở Việt Nam chỉ vì lười biếng mà thực hiện một loạt hành vi gian lận, đặc biệt là sửa đổi Google Maps, gây sai lệch nghiêm trọng đến bản đồ.
Kết quả, tôi không ngạc nhiên trước bình luận của mọi người về Pokemon nói riêng và trò chơi điện tử nói chung. Hầu hết ý kiến đều cho rằng lỗi là ở bản thân trò chơi, rằng việc chơi game làm cho con người ta xấu, có những hành vi sai trái; rằng game là vô bổ, game là nguồn gốc của bạo lực.
“Cần cấm game” - định kiến này đã hình thành từ rất lâu ở Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ ông bà bố mẹ. Theo tôi, cần có cái nhìn khác. Game, suy cho cùng, chỉ là công cụ giải trí. Nó là thứ vô tri. Lợi hay hại, tuỳ vào người sử dụng.
Game có những ảnh hưởng xấu. Học sinh, sinh viên bỏ bê học hành. Bạn tôi, không chỉ một, từng bị đuổi học chỉ vì chơi game quá nhiều. Nhiều vụ cướp giật xảy ra khi thanh thiếu niên cần tiền chơi game. Nhiều vụ bạo lực xuất phát từ việc người chơi đem thực hành những kỹ năng ảo ngoài đời thực. Thậm chí nhiều người chơi dành toàn bộ thời gian chơi game, mà không làm gì khác.
Nhưng theo tôi đó là vì bản thân người chơi không tự kiểm soát được hành vi của mình. Với những người đó, liệu có gì đảm bảo họ sẽ không làm những việc sai trái khác nếu không chơi game?
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chơi các trò chơi điện tử giúp con người có phản xạ nhanh hơn, suy nghĩ tốt hơn trong những tình huống áp lực.
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ. Theo Newzoo, thị trường game toàn cầu năm 2016 sẽ đạt 99,6 tỷ $ và sẽ tiếp tục tăng trưởng đến 120 tỷ $ vào năm 2019. Không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây liên tục có những tin tức liên quan đến các game bom tấn, như Supercell - nhà phát hành game Clash of Clans - được mua lại với giá 10,2 tỷ $, hay Pokemon Go, đem lại lợi nhuận 250 triệu $ chỉ sau một tháng ra mắt…
Tại Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều công ty game chuyên nghiệp, nơi các game thủ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và được trả lương. Công việc của họ là chơi game và thi đấu ở các giải chuyên nghiệp. Game thủ ngôi sao ở các quốc gia này cũng nổi tiếng không kém gì các thần tượng âm nhạc hay phim ảnh. Ở Việt Nam, tuy muộn nhưng chúng ta cũng đang có những bước đi đầu tiên trong việc chuyên nghiệp hóa thể thao điện tử. Nhiều công ty, nhiều đội chơi chuyên nghiệp đã được thành lập và đem đến lợi nhuận không nhỏ.
Chơi game là “vô bổ” - giờ đã không còn đúng nữa. Nếu nói game tiêu tốn thời gian, vậy việc bỏ phí thời gian lướt web, mạng xã hội, hay ngồi trà đá, cà phê hàng tiếng đồng hồ là không lãng phí? Nếu nói Pokemon Go làm người chơi phá hoại hệ thống bản đồ của Google? Tại sao việc đó chỉ xảy ra ở Việt Nam, khi mà ở các nước khác, trò chơi này đã tồn tại khá lâu? Một bộ phận, không thể đại diện cho cả cộng đồng.
Ở đây, cách chơi game dường như phản ánh ý thức cộng đồng rất tồi của nhiều người Việt Nam. Điều chúng ta cần làm là hiểu và giúp mọi người hiểu tác hại cũng như lợi ích của game để tự kiểm soát được hành vi của mình.
Vì chúng ta đều hiểu: cái gì càng cấm sẽ càng tò mò. Cấm đoán, chưa bao giờ là cách tốt để giáo dục. Đặc biệt với những thứ có sức hút và phổ biến, thứ mà sớm hay muộn người ta sẽ có thể tiếp xúc.
Tôi may mắn khi gia đình không cấm tôi chơi trong những ngày còn đi học. Bố mẹ chỉ dạy tôi cách tự kiểm soát thời gian. Tôi cũng sẽ hướng dẫn con tôi sau này khi cháu đủ nhận thức, để cháu có thể chơi game một cách đúng đắn.
Vì không thể cấm game - một công cụ giải trí, một ngành kinh doanh hái ra tiền. Nên đưa việc chơi game thành đúng đắn là điều cần thiết. Nhưng trước khi có điều đó, tôi cho rằng chính người chơi phải biết fairplay - tức là sòng phẳng với chính luật chơi - để xã hội nhìn nhận đúng đắn, từ bỏ những định kiến về game.
Vũ Danh Việt