Nhân Vật
Putin và Tập Cận Bình: Một núi không thể có hai hổ
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
The Diplomat ngày 2/3 đăng bài phân tích của học giả Huiyun Feng, một nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, Phó giáo sư Khoa học chính trị đại học bang Utah bình luận về mối quan hệ Trung - Nga. Việc gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng Ukraine tưởng chừng có thể thúc đẩy Moscow và Bắc Kinh hình thành liên minh chống Washington.
Một số nhà phân tích cho rằng tương lai mối quan hệ Trung - Nga sẽ phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 nước này với phương Tây, nếu Mỹ gây sức ép về giá dầu, vấn đề Ukraine và mở rộng NATO về phía Nga, cân bằng quá xa với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, 2 nước có thể trở thành một liên minh chính thức.
Tuy nhiên cả Tập Cận Bình và Vladimir Putin đều là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với những khát vọng lấy lại vinh quang trong quá khứ. Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình tập trung theo đuổi yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) ở Hoa Đông cũng như Biển Đông, trong khi thế giới đã chứng kiến Putin "tích cực hoạt động" tại Crimea và miền Đông Ukraine. Tập Cận Bình và Putin đều tin rằng đất nước của họ đã bị đối xử bất công trong quá khứ và không thấy thoải mái với trật tự quốc tế hiện nay.
Có điều những điểm tương đồng này không đủ để 2 nhà lãnh đạo Trung - Nga có thể đứng cùng chiến tuyến. Người Trung Quốc có câu, một núi không thể có hai hổ, mặc dù cả Putin và Tập Cận Bình đều theo đuổi phục hưng quốc gia mình, nhưng hai dân tộc này trong lịch sử đã không đi cùng nhau. Dù cả Putin và Tập Cận Bình không thích trật tự thế giới do phương Tây và Mỹ làm chủ, nhưng hai nhà lãnh đạo này không chia sẻ một tầm nhìn chung về một cái gọi là trật tự thế giới mới.
Đặc biệt Bắc Kinh đã không theo Moscow ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn kinh tế to lớn do lệnh trừng phạt của phương Tây sau khủng hoảng Ukraine, Nga đã khẳng định rõ rằng Moscow chỉ cần Bắc Kinh ủng hộ ngoại giao, không cần Trung Quốc giúp đỡ gì về kinh tế. Cả hai phải đối mặt với những thách thức về các vấn đề đối nội, Chechnya ở Nga và Tân Cương - Trung Quốc tương tự nhau, nhưng khi nói đến chiến tranh Georgia năm 2008 Trung Quốc không lên tiếng ủng hộ Nga vì lo ngại Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng khiến Moscow không thoải mái.
Tập Cận Bình và Putin có thể "cùng nằm trên chiếc giường chống phương Tây, nhưng giấc mơ của họ hoàn toàn khác nhau", Huiyun Feng bình luận. Quan hệ kinh tế là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ Trung - Nga, thương mại song phương tăng trưởng đều đặn, đạt mức 95 tỉ USD trong năm 2014 và rất gần mục tiêu 100 tỉ USD cho năm 2015. Trong năm ngoái Nga đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm, từ 2018 đến 2047 với tổng trị giá 400 tỉ USD.
Trong khi ông Tập Cận Bình đang tiếp chuyện Tổng thống Obama, bà Bành Lệ Viện - Đệ nhất phu nhân Trung Quốc trò chuyện với Tổng thống Nga tại hội nghị APEC năm 2014 ở Bắc Kinh. |
Nhưng mối quan hệ giữa 2 cường quốc này vẫn có những vấn đề, đầu tiên là cán cân thương mại Trung - Nga mất cân bằng vì nó giới hạn chủ yếu trong 3 mặt hàng: dầu, khí đốt và vũ khí. EU vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong khi Mỹ là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga, những Moscow chỉ xếp vị trí đối tác số 8 của Bắc Kinh với 2% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Nói cách khác, mặc dù cả Trung Quốc và Nga có thể "khinh" phương Tây, Bắc Kinh không thể hy sinh thị trường Mỹ, còn Moscow thì không thể bỏ châu Âu.
Thứ hai, giao dịch năng lượng giữa 2 quốc gia này hoàn toàn không phải tình huống cùng có lợi, hay nói như Bắc Kinh là hai bên cùng thắng, vì các mối quan tâm chung trên lợi ích tương đối. Có vẻ như lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga đã buộc Moscow phải chấp nhận thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc. Cả hai nước đều hiểu rằng quá phụ thuộc có nghĩa là dễ bị tổn thương. Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hóa các nguồn cung dầu mỏ bằng cách đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Trung Á - sân sau truyền thống của Nga.
Nga thì tìm cách mở rộng thị trường năng lượng tới các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Mông Cổ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam, thậm chí cả Bắc Triều Tiên. Dù sao hoạt động hợp tác năng lượng của Nga với một số nước châu Á ở phương diện nào đó cũng làm Trung Quốc khó chịu về chiến lược. Ví dụ thỏa thuận năm 2012 giữa Nga và Việt Nam về khai thác dầu khí ở Biển Đông bị Bắc Kinh coi như "đâm sau lưng"?! Trong bối cảnh đó, Nga có một mối quan tâm sâu sắc về vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa của Trung Quốc ở Trung Á sẽ làm suy yếu ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở châu Âu - châu Á.
Cuối cùng nhân tố không kém phần quan trọng là hoạt động giao dịch vũ khí Nga - Trung. Chắc chắn Nga là nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng hợp tác quân sự của Nga với các nước láng giềng Trung Quốc chẳng hạn như Việt Nam, đòi hỏi răn đe và cân bằng quân sự với hoạt động ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông khiến Trung Nam Hải phật ý. Ví dụ Nga đã bán 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam là những phiên bản nâng cao hơn so với tàu Nga bán cho Trung Quốc.
Trung Quốc là một cường quốc châu Á với tham vọng toàn cầu còn Nga có lịch sử định nghĩa chính mình là một cường quốc châu Âu, mặc dù Moscow vừa mới bắt đầu chiến lược trục châu Á. Hai quốc gia chia sẻ một lịch sử cay đắng và đẫm máu. Nhưng sau Chiến tranh Lạnh dường như họ tìm thấy điểm chung mới trong việc chống lại Mỹ.
Trung - Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong những năm cuối thập niên 1990, tuy nhiên quan hệ chỉ mang những cử chỉ tượng trưng vì cả hai đều muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ngay cả khi công khai cam kết chống "bá quyền". Nói cách khác, quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga chỉ đơn giản là một công cụ ngoại giao để cả hai cạnh tranh tìm kiếm sự chú ý hơn từ Hoa Kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Ngay cả trong những thời điểm hậu thế giới đơn cực, Trung Quốc và Nga vẫn là đối thủ cạnh tranh nhiều hơn là đối tác thực sự. Là một cường quốc đang lên, Bắc Kinh đang giành tiếng nói và ảnh hưởng quốc tế, trong khi dường như Nga đang mất đi những điều này.
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Putin và Tập Cận Bình: Một núi không thể có hai hổ
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
The Diplomat ngày 2/3 đăng bài phân tích của học giả Huiyun Feng, một nhà nghiên cứu cấp cao từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch, Phó giáo sư Khoa học chính trị đại học bang Utah bình luận về mối quan hệ Trung - Nga. Việc gia tăng căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng Ukraine tưởng chừng có thể thúc đẩy Moscow và Bắc Kinh hình thành liên minh chống Washington.
Một số nhà phân tích cho rằng tương lai mối quan hệ Trung - Nga sẽ phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 nước này với phương Tây, nếu Mỹ gây sức ép về giá dầu, vấn đề Ukraine và mở rộng NATO về phía Nga, cân bằng quá xa với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, 2 nước có thể trở thành một liên minh chính thức.
Tuy nhiên cả Tập Cận Bình và Vladimir Putin đều là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ với những khát vọng lấy lại vinh quang trong quá khứ. Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình tập trung theo đuổi yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) ở Hoa Đông cũng như Biển Đông, trong khi thế giới đã chứng kiến Putin "tích cực hoạt động" tại Crimea và miền Đông Ukraine. Tập Cận Bình và Putin đều tin rằng đất nước của họ đã bị đối xử bất công trong quá khứ và không thấy thoải mái với trật tự quốc tế hiện nay.
Có điều những điểm tương đồng này không đủ để 2 nhà lãnh đạo Trung - Nga có thể đứng cùng chiến tuyến. Người Trung Quốc có câu, một núi không thể có hai hổ, mặc dù cả Putin và Tập Cận Bình đều theo đuổi phục hưng quốc gia mình, nhưng hai dân tộc này trong lịch sử đã không đi cùng nhau. Dù cả Putin và Tập Cận Bình không thích trật tự thế giới do phương Tây và Mỹ làm chủ, nhưng hai nhà lãnh đạo này không chia sẻ một tầm nhìn chung về một cái gọi là trật tự thế giới mới.
Đặc biệt Bắc Kinh đã không theo Moscow ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn kinh tế to lớn do lệnh trừng phạt của phương Tây sau khủng hoảng Ukraine, Nga đã khẳng định rõ rằng Moscow chỉ cần Bắc Kinh ủng hộ ngoại giao, không cần Trung Quốc giúp đỡ gì về kinh tế. Cả hai phải đối mặt với những thách thức về các vấn đề đối nội, Chechnya ở Nga và Tân Cương - Trung Quốc tương tự nhau, nhưng khi nói đến chiến tranh Georgia năm 2008 Trung Quốc không lên tiếng ủng hộ Nga vì lo ngại Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng khiến Moscow không thoải mái.
Tập Cận Bình và Putin có thể "cùng nằm trên chiếc giường chống phương Tây, nhưng giấc mơ của họ hoàn toàn khác nhau", Huiyun Feng bình luận. Quan hệ kinh tế là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ Trung - Nga, thương mại song phương tăng trưởng đều đặn, đạt mức 95 tỉ USD trong năm 2014 và rất gần mục tiêu 100 tỉ USD cho năm 2015. Trong năm ngoái Nga đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm, từ 2018 đến 2047 với tổng trị giá 400 tỉ USD.
Trong khi ông Tập Cận Bình đang tiếp chuyện Tổng thống Obama, bà Bành Lệ Viện - Đệ nhất phu nhân Trung Quốc trò chuyện với Tổng thống Nga tại hội nghị APEC năm 2014 ở Bắc Kinh. |
Nhưng mối quan hệ giữa 2 cường quốc này vẫn có những vấn đề, đầu tiên là cán cân thương mại Trung - Nga mất cân bằng vì nó giới hạn chủ yếu trong 3 mặt hàng: dầu, khí đốt và vũ khí. EU vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong khi Mỹ là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga, những Moscow chỉ xếp vị trí đối tác số 8 của Bắc Kinh với 2% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Nói cách khác, mặc dù cả Trung Quốc và Nga có thể "khinh" phương Tây, Bắc Kinh không thể hy sinh thị trường Mỹ, còn Moscow thì không thể bỏ châu Âu.
Thứ hai, giao dịch năng lượng giữa 2 quốc gia này hoàn toàn không phải tình huống cùng có lợi, hay nói như Bắc Kinh là hai bên cùng thắng, vì các mối quan tâm chung trên lợi ích tương đối. Có vẻ như lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga đã buộc Moscow phải chấp nhận thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc. Cả hai nước đều hiểu rằng quá phụ thuộc có nghĩa là dễ bị tổn thương. Trung Quốc đã cố gắng đa dạng hóa các nguồn cung dầu mỏ bằng cách đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Trung Á - sân sau truyền thống của Nga.
Nga thì tìm cách mở rộng thị trường năng lượng tới các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Mông Cổ, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam, thậm chí cả Bắc Triều Tiên. Dù sao hoạt động hợp tác năng lượng của Nga với một số nước châu Á ở phương diện nào đó cũng làm Trung Quốc khó chịu về chiến lược. Ví dụ thỏa thuận năm 2012 giữa Nga và Việt Nam về khai thác dầu khí ở Biển Đông bị Bắc Kinh coi như "đâm sau lưng"?! Trong bối cảnh đó, Nga có một mối quan tâm sâu sắc về vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa của Trung Quốc ở Trung Á sẽ làm suy yếu ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở châu Âu - châu Á.
Cuối cùng nhân tố không kém phần quan trọng là hoạt động giao dịch vũ khí Nga - Trung. Chắc chắn Nga là nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng hợp tác quân sự của Nga với các nước láng giềng Trung Quốc chẳng hạn như Việt Nam, đòi hỏi răn đe và cân bằng quân sự với hoạt động ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông khiến Trung Nam Hải phật ý. Ví dụ Nga đã bán 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam là những phiên bản nâng cao hơn so với tàu Nga bán cho Trung Quốc.
Trung Quốc là một cường quốc châu Á với tham vọng toàn cầu còn Nga có lịch sử định nghĩa chính mình là một cường quốc châu Âu, mặc dù Moscow vừa mới bắt đầu chiến lược trục châu Á. Hai quốc gia chia sẻ một lịch sử cay đắng và đẫm máu. Nhưng sau Chiến tranh Lạnh dường như họ tìm thấy điểm chung mới trong việc chống lại Mỹ.
Trung - Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong những năm cuối thập niên 1990, tuy nhiên quan hệ chỉ mang những cử chỉ tượng trưng vì cả hai đều muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ ngay cả khi công khai cam kết chống "bá quyền". Nói cách khác, quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga chỉ đơn giản là một công cụ ngoại giao để cả hai cạnh tranh tìm kiếm sự chú ý hơn từ Hoa Kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Ngay cả trong những thời điểm hậu thế giới đơn cực, Trung Quốc và Nga vẫn là đối thủ cạnh tranh nhiều hơn là đối tác thực sự. Là một cường quốc đang lên, Bắc Kinh đang giành tiếng nói và ảnh hưởng quốc tế, trong khi dường như Nga đang mất đi những điều này.
MM chuyển