Kinh Đời

QUAY MẶT VÀO ĐÂU CŨNG PHẢI GHÌM CƠN MỮA - Ls Lê Đức Minh

Cộng sản hô hào một xã hội vô giai cấp, nhưng thực sự dưới chế độ cộng sản, sự phân chia giai cấp còn nặng nề hơn cả dưới chế độ phong kiến.

Khi tôi còn làm việc cho Cao ủy LHQ tại Hong Kong, tôi từng được nghe những câu chuyện kinh hoàng về chế độ cộng sản của những người Việt đến từ miền Bắc.

Vào dạo đó những người Việt từ miền Nam tin rằng chỉ có họ mới có đủ tư cách là người tị nạn cộng sản, còn người miền Bắc thì là cộng sản nòi, cho nên không thể là dân tị nạn được. Quan điểm đó hoàn toàn sai. Thật ra miền Bắc chính là nơi đảng cộng sản và đàn anh Trung quốc thí nghiệm về đấu tranh giai cấp và thử nghiệm các mô hình xã hội chủ nghĩa đầu tiên của họ. Cho nên có thể nói người Việt ở miền Bắc đã phải sống qua những giai đoạn kinh hoàng nhất của chế độ cộng sản.

Từ năm 1945 sau khi dành được độc lập cho đến mãi những năm bắt đầu chính sách đổi mới trong thập niên 1980, chính quyền và quốc hội cộng sản chỉ thông qua được một đạo luật duy nhất. Đó chính là đạo luật Cải cách ruộng đất năm 1953 mở màn cho một đợt tranh trừng đẫm máu giết hại hàng chục ngàn, hay thậm chí hàng trăm ngàn đồng bào, bị gán cho nhãn hiệu kẻ thù giai cấp. Bộ Tư Pháp bị đóng cửa và miền Bắc coi như là một quốc gia không có pháp luật. Mọi cái đều được điều hành bởi các chính sách và nghị quyết của đảng cộng sản.
Trong bối cảnh đó biết bao nhiêu đồng bào miền Bắc đã trở thành nạn nhân của chế độ mà công lý không bao giờ tìm thấy. Chế độ phân biệt giai cấp bằng lý lịch đã khiến cho con cháu của những người bị gán cho danh hiệu kẻ thù của chế độ, sống dỡ chết dỡ và hoàn toàn không có tương lai.

Sự phân biệt giai cấp này trầm trọng đến nỗi, con em của những gia đình nói trên muốn đi bộ đội cũng không được, dù biết rằng đi bộ đội Nam tiến thì biết chắc không có ngày về. Ở lại địa phương thì đói khát, bị kỳ thị. Nhiều gia đình đã phải đút lót quan chức địa phương cho con đi bộ đội để giảm bớt miệng ăn và thái độ kỳ thị của hàng xóm láng giềng.

Trong giai đoạn chiến tranh với Trung quốc, những người Việt gốc Hoa ở miền Bắc đã chịu sự kỳ thị khắc nghiệt, bị xua đuổi phải rời bỏ Việt Nam để về Trung quốc, làm cho không biết bao nhiêu gia đình tan tác. Thậm chí những người Việt Nam mang những cái họ lạ, hơi có vẻ “Tàu” một chút, cũng gánh phải sự đối xử kỳ thị, bị đuổi việc, bị quản chế…

Cộng sản hô hào một xã hội vô giai cấp, nhưng thực sự dưới chế độ cộng sản, sự phân chia giai cấp còn nặng nề hơn cả dưới chế độ phong kiến. Cán bộ dân sự, sĩ quan quân đội đều được phân chia thành sơ cấp, trung cấp, cao cấp và mỗi cấp như thế đều có những chế độ hưởng thụ rất rõ ràng. Những cán bộ trung ương của đảng được chu cấp toàn những thứ xa xỉ được nhập riêng để các ngài dùng và dân đen chẳng bao giờ biết những cán bộ cao cấp đó toàn dùng hàng hóa thượng hạng sản xuất từ các nước tư bản. Chính vì thế người dân miền Bắc đã truyền tụng với nhau rằng:

Tôn Đản là chợ vua quan.
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân.
Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng
(Ca dao XNCH)

Dưới cái mỹ từ “nhân dân anh hùng” người dân miền Bắc đã sống một giai đoạn lịch sử dài trong cực kỳ nghèo đói về vật chất lẫn tinh thần. Nỗi đau khổ của nhân dân miền Bắc về mặt tinh thần dưới chế độ cộng sản được miêu tả thấm thía qua những dòng thơ của Nguyễn Chí Thiện:

Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng đến là tan nát cả
(Vì ấu trĩ-Nguyễn Chí Thiện)

Tuy nhiên bất chấp sự đàn áp, đồng bào miền Bắc, đặc biệt là những đồng bào Thiên Chúa Giáo đã ngấm ngầm đề kháng chủ nghĩa cộng sản, vượt qua được nỗi sợ hãi mà đồng bào miền Nam đã kinh qua sau năm 1975.

Trong khi đồng bào miền Nam sợ cộng sản hơn sợ quỹ sa tăng, thì đồng bào miền Bắc hiểu cộng sản hơn ai hết, hiểu như đi từ trong bụng đi ra, và rồi không còn sợ hãi nữa. Mặc dầu bị tẩy não, nhồi sọ, đồng bào miền Bắc vẫn cười nhạo chính các lãnh tụ cộng sản (mặc dầu phải thừa nhận là họ có một chút ít tôn trọng cho một số lãnh tụ sừng sõ như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng…).

Chính một nhân vật nổi bật như Võ Nguyên Giáp, cũng bị đồng bào miền Bắc cười nhạo. Người miền Nam có thể không hiểu nhiều về tướng Giáp, nhưng người Bắc thì biết rõ ông ta. Là một công thần của chế độ, tướng Giáp rất khoái sưu tầm những lời ca ngợi về thiên tài quân sự của ông ta trong nước cũng như ở nước ngoài. Sợ mất ngôi vị công thần chế độ trong lịch sử, tướng Giáp tìm cách đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng, và chấp nhận bị làm nhục để bảo vệ vị thế của mình trong lịch sử. Người Bắc không ai là không biết câu vè như sau:

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cấm quần chị em
(Ca dao XNCN)

Nhiều cán bộ tìm cách giải thích vì sao tướng Giáp, một ông tướng thiên tài, công thần của chế độ lại bị phân công phụ trách vấn đề sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, để biện minh cho ông ta. Tuy nhiên người dân miền Bắc chẳng hề bị lừa. Họ biết rõ ông Giáp, một người tránh đấu tranh vì không biết sẽ tránh vào đâu. Trong những cuộc chuyện trò thân tình và dĩ nhiên khi không bị ai nghe lén để đi báo công an, người Bắc vẫn vô tư gọi các lãnh tụ đảng và chính phủ là thằng này, thằng nọ. Chuyện bí mật cung đình, đấu đá nội bộ của đảng cộng sản, đồng bào miền Bắc biết hết và vì thế chẳng có lãnh tụ cộng sản nào thực sự “vĩ đại”.

Nhà báo Huy Đức trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” đã cho rằng thực sự miền Nam đã giải phóng miền Bắc, chứ không phải miền Bắc giải phóng miền Nam. Từ miền Nam đồng bào miền Bắc bắt đầu hít thở chút không khí phóng khoáng tự do, từ miền Nam đồng bào miền Bắc đã biết vượt biển đi tìm tự do. Hóa ra hàng triệu người miền Bắc đã rên siết, ngậm đắng nuốt cay sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa hàng chục năm trước khi có cơ hội vượt thoát.

Tuy nhiên những tháng năm dài sống dưới chế độ cộng sản đã để lại những dấu ấn của chế độ trong những người đồng bào miền Bắc. Tôi đã tận tai nghe những câu chuyện kinh dị về sự tha hóa tận cùng của đạo đức ở miền Bắc.

Nhiều người Việt từ miền Bắc nói với tôi rằng trong chiến tranh quan hệ giữa người với người rất tốt đẹp, nhưng sau chiến tranh quan hệ giữa người và người ở miền Bắc trở nên hết sức xấu xí.
Không có gì khó hiểu cả. Đảng cộng sản kêu gọi xây dựng một chế độ vô sản và trong chiến tranh 1955-1975 tất cả người miền Bắc đều vô sản, kể cả đa số cán bộ, đảng viên. Bị nhồi sọ, tuyên truyền, một số cán bộ đảng viên đã nêu gương anh hùng, chiến đấu hy sinh không màng lợi ích cá nhân. Điển hình của những người này là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vào thời điểm đó ít có ai tin rằng họ đã bị đảng lừa dối và cái mà họ gọi là hy sinh vì tổ quốc chẳng có ý nghĩa gì, vì thực ra họ đã hy sinh cho tham vọng điên cuồng của những lãnh tụ cộng sản, chứ không phải hy sinh vì tổ quốc.

Khi hòa bình, các cán bộ đảng viên may mắn còn sống rất tự mãn, đã tự thưởng công cho mình bằng chức quyền, bỗng lộc vật chất khiến sự phân chia giai cấp càng lúc càng trầm trọng, sự bất công ngày càng thấy rõ. Trong con mắt của người Việt Nam, cách mạng đã lật đổ một giai cấp chỉ để thay thế bằng một giai cấp khác. Giai cấp ‘tư bản đỏ’ này lên cầm quyền khi còn nghèo rớt mồng tơi và vì thế như một kẻ khát nước trên sa mạc, sự vơ vét tích lũy được sự hổ trợ của quyền lực, đã diễn ra với một mức độ kinh khủng. Trong bối cảnh đó dĩ nhiên quan hệ giữa người với người không còn là đồng chí, mà cũng chẳng còn là anh em gì ráo trọi.

Là một xã hội mà kỷ cương của xã hội đó dựa trên sự sợ hãi đưa đến phục tùng của mọi người, người Việt Nam sống quen che giấu sự thật, quen nói điều giã dối. Sự nghi ngờ lẫn nhau, cảm nhận bấp bênh của đời sống cho bản thân lẫn gia đình, biến người Việt trở nên vô cảm và nền tảng văn hóa nhân bản của người Việt bị phá hũy hoàn toàn.
Khi bất thần vợ ông tử thương trên chiến trường, nhà thơ Bùi Minh Quốc nói:

Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai.
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống
(Bài thơ hạnh phúc –Bùi Minh Quốc)

Thế nhưng chỉ vài thập niên sau, Bùi Minh Quốc đã cay đắng nhận ra rằng máu của vợ anh không đáng giá hơn một bát nước lã, và cái chết đó chỉ giúp tạo ra một xã hội mà:

Xã hội này trâu ngựa sống không yên
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
(Thơ Nguyễn Chí Thiện)

và niềm hạnh phúc, hy vọng về một ngày mai tươi đẹp của nhà thơ sau chiến tranh “chống Mỹ”đã trở thành cơn ác mộng. Bùi Minh Quốc rên siết:

Quay mặt vào đâu cũng phải gờm cơn mữa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.

Cái xấu xa trong quan hệ giữa người với người xảy ra cả trong quan hệ của chính những thành viên của đảng, những người từng gọi nhau là đồng chí, đồng đội. Mặc dầu chưa dám nói lên tiếng nói phản kháng chính thức, nhà thơ Mai Hữu Phước (đồng thời là bác sĩ y khoa) đã viết nhân ngày thương binh liệt sĩ của chế độ như sau:

Họ đến đây vội vàng
Nhưng ngồi rất lâu trong quán nhậu.
Đồng đội các anh xưa
Nay đã khác xa rồi.
Đẹp mặt thế gian cũng khói hương bùi ngùi thương tiếc
Nhưng cái tình khác thuở đạn bom rơi!
(Trong nghĩa trang liệt sĩ – Mai Hữu Phước)

Rồi choáng váng khi biết chính các lãnh tụ cộng sản đã bán đứng sinh mạng của đồng chí, đồng đội cho kẻ thù ngoại bang, Mai Hữu Phước đã than:

Cấp trên lặng im,
Không viên chỉ huy nào ra lệnh
Các anh mỉm cười,
Bạn bè đâu nở bắn…
Gạc Ma ơi,
Máu thắm một phương trời!
Mòn mỏi mẹ già
26 năm trôi…
(Vì anh là lính- Mai Hữu Phước)

Còn điều gì tốt đẹp về chế độ cộng sản ở Việt Nam mà tôi đã quên không nhắc đến hay không?

Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (1)

dean vu
doc bai tren quy vi thay tui v+ cho de cam quyen bao nam roi ? cai cung la cua dan v.v. ma dan chung tin chung noi xin hoi cung quy vi co phai nhan dan chung ta ngu toi ben khong ? va dau oc ba dau dan chung kong biet doan ket lai keo co chung xuong .

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

QUAY MẶT VÀO ĐÂU CŨNG PHẢI GHÌM CƠN MỮA - Ls Lê Đức Minh

Cộng sản hô hào một xã hội vô giai cấp, nhưng thực sự dưới chế độ cộng sản, sự phân chia giai cấp còn nặng nề hơn cả dưới chế độ phong kiến.

Khi tôi còn làm việc cho Cao ủy LHQ tại Hong Kong, tôi từng được nghe những câu chuyện kinh hoàng về chế độ cộng sản của những người Việt đến từ miền Bắc.

Vào dạo đó những người Việt từ miền Nam tin rằng chỉ có họ mới có đủ tư cách là người tị nạn cộng sản, còn người miền Bắc thì là cộng sản nòi, cho nên không thể là dân tị nạn được. Quan điểm đó hoàn toàn sai. Thật ra miền Bắc chính là nơi đảng cộng sản và đàn anh Trung quốc thí nghiệm về đấu tranh giai cấp và thử nghiệm các mô hình xã hội chủ nghĩa đầu tiên của họ. Cho nên có thể nói người Việt ở miền Bắc đã phải sống qua những giai đoạn kinh hoàng nhất của chế độ cộng sản.

Từ năm 1945 sau khi dành được độc lập cho đến mãi những năm bắt đầu chính sách đổi mới trong thập niên 1980, chính quyền và quốc hội cộng sản chỉ thông qua được một đạo luật duy nhất. Đó chính là đạo luật Cải cách ruộng đất năm 1953 mở màn cho một đợt tranh trừng đẫm máu giết hại hàng chục ngàn, hay thậm chí hàng trăm ngàn đồng bào, bị gán cho nhãn hiệu kẻ thù giai cấp. Bộ Tư Pháp bị đóng cửa và miền Bắc coi như là một quốc gia không có pháp luật. Mọi cái đều được điều hành bởi các chính sách và nghị quyết của đảng cộng sản.
Trong bối cảnh đó biết bao nhiêu đồng bào miền Bắc đã trở thành nạn nhân của chế độ mà công lý không bao giờ tìm thấy. Chế độ phân biệt giai cấp bằng lý lịch đã khiến cho con cháu của những người bị gán cho danh hiệu kẻ thù của chế độ, sống dỡ chết dỡ và hoàn toàn không có tương lai.

Sự phân biệt giai cấp này trầm trọng đến nỗi, con em của những gia đình nói trên muốn đi bộ đội cũng không được, dù biết rằng đi bộ đội Nam tiến thì biết chắc không có ngày về. Ở lại địa phương thì đói khát, bị kỳ thị. Nhiều gia đình đã phải đút lót quan chức địa phương cho con đi bộ đội để giảm bớt miệng ăn và thái độ kỳ thị của hàng xóm láng giềng.

Trong giai đoạn chiến tranh với Trung quốc, những người Việt gốc Hoa ở miền Bắc đã chịu sự kỳ thị khắc nghiệt, bị xua đuổi phải rời bỏ Việt Nam để về Trung quốc, làm cho không biết bao nhiêu gia đình tan tác. Thậm chí những người Việt Nam mang những cái họ lạ, hơi có vẻ “Tàu” một chút, cũng gánh phải sự đối xử kỳ thị, bị đuổi việc, bị quản chế…

Cộng sản hô hào một xã hội vô giai cấp, nhưng thực sự dưới chế độ cộng sản, sự phân chia giai cấp còn nặng nề hơn cả dưới chế độ phong kiến. Cán bộ dân sự, sĩ quan quân đội đều được phân chia thành sơ cấp, trung cấp, cao cấp và mỗi cấp như thế đều có những chế độ hưởng thụ rất rõ ràng. Những cán bộ trung ương của đảng được chu cấp toàn những thứ xa xỉ được nhập riêng để các ngài dùng và dân đen chẳng bao giờ biết những cán bộ cao cấp đó toàn dùng hàng hóa thượng hạng sản xuất từ các nước tư bản. Chính vì thế người dân miền Bắc đã truyền tụng với nhau rằng:

Tôn Đản là chợ vua quan.
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần.
Đồng Xuân là chợ thương nhân.
Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng
(Ca dao XNCH)

Dưới cái mỹ từ “nhân dân anh hùng” người dân miền Bắc đã sống một giai đoạn lịch sử dài trong cực kỳ nghèo đói về vật chất lẫn tinh thần. Nỗi đau khổ của nhân dân miền Bắc về mặt tinh thần dưới chế độ cộng sản được miêu tả thấm thía qua những dòng thơ của Nguyễn Chí Thiện:

Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng đến là tan nát cả
(Vì ấu trĩ-Nguyễn Chí Thiện)

Tuy nhiên bất chấp sự đàn áp, đồng bào miền Bắc, đặc biệt là những đồng bào Thiên Chúa Giáo đã ngấm ngầm đề kháng chủ nghĩa cộng sản, vượt qua được nỗi sợ hãi mà đồng bào miền Nam đã kinh qua sau năm 1975.

Trong khi đồng bào miền Nam sợ cộng sản hơn sợ quỹ sa tăng, thì đồng bào miền Bắc hiểu cộng sản hơn ai hết, hiểu như đi từ trong bụng đi ra, và rồi không còn sợ hãi nữa. Mặc dầu bị tẩy não, nhồi sọ, đồng bào miền Bắc vẫn cười nhạo chính các lãnh tụ cộng sản (mặc dầu phải thừa nhận là họ có một chút ít tôn trọng cho một số lãnh tụ sừng sõ như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng…).

Chính một nhân vật nổi bật như Võ Nguyên Giáp, cũng bị đồng bào miền Bắc cười nhạo. Người miền Nam có thể không hiểu nhiều về tướng Giáp, nhưng người Bắc thì biết rõ ông ta. Là một công thần của chế độ, tướng Giáp rất khoái sưu tầm những lời ca ngợi về thiên tài quân sự của ông ta trong nước cũng như ở nước ngoài. Sợ mất ngôi vị công thần chế độ trong lịch sử, tướng Giáp tìm cách đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng, và chấp nhận bị làm nhục để bảo vệ vị thế của mình trong lịch sử. Người Bắc không ai là không biết câu vè như sau:

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cấm quần chị em
(Ca dao XNCN)

Nhiều cán bộ tìm cách giải thích vì sao tướng Giáp, một ông tướng thiên tài, công thần của chế độ lại bị phân công phụ trách vấn đề sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình, để biện minh cho ông ta. Tuy nhiên người dân miền Bắc chẳng hề bị lừa. Họ biết rõ ông Giáp, một người tránh đấu tranh vì không biết sẽ tránh vào đâu. Trong những cuộc chuyện trò thân tình và dĩ nhiên khi không bị ai nghe lén để đi báo công an, người Bắc vẫn vô tư gọi các lãnh tụ đảng và chính phủ là thằng này, thằng nọ. Chuyện bí mật cung đình, đấu đá nội bộ của đảng cộng sản, đồng bào miền Bắc biết hết và vì thế chẳng có lãnh tụ cộng sản nào thực sự “vĩ đại”.

Nhà báo Huy Đức trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” đã cho rằng thực sự miền Nam đã giải phóng miền Bắc, chứ không phải miền Bắc giải phóng miền Nam. Từ miền Nam đồng bào miền Bắc bắt đầu hít thở chút không khí phóng khoáng tự do, từ miền Nam đồng bào miền Bắc đã biết vượt biển đi tìm tự do. Hóa ra hàng triệu người miền Bắc đã rên siết, ngậm đắng nuốt cay sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa hàng chục năm trước khi có cơ hội vượt thoát.

Tuy nhiên những tháng năm dài sống dưới chế độ cộng sản đã để lại những dấu ấn của chế độ trong những người đồng bào miền Bắc. Tôi đã tận tai nghe những câu chuyện kinh dị về sự tha hóa tận cùng của đạo đức ở miền Bắc.

Nhiều người Việt từ miền Bắc nói với tôi rằng trong chiến tranh quan hệ giữa người với người rất tốt đẹp, nhưng sau chiến tranh quan hệ giữa người và người ở miền Bắc trở nên hết sức xấu xí.
Không có gì khó hiểu cả. Đảng cộng sản kêu gọi xây dựng một chế độ vô sản và trong chiến tranh 1955-1975 tất cả người miền Bắc đều vô sản, kể cả đa số cán bộ, đảng viên. Bị nhồi sọ, tuyên truyền, một số cán bộ đảng viên đã nêu gương anh hùng, chiến đấu hy sinh không màng lợi ích cá nhân. Điển hình của những người này là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vào thời điểm đó ít có ai tin rằng họ đã bị đảng lừa dối và cái mà họ gọi là hy sinh vì tổ quốc chẳng có ý nghĩa gì, vì thực ra họ đã hy sinh cho tham vọng điên cuồng của những lãnh tụ cộng sản, chứ không phải hy sinh vì tổ quốc.

Khi hòa bình, các cán bộ đảng viên may mắn còn sống rất tự mãn, đã tự thưởng công cho mình bằng chức quyền, bỗng lộc vật chất khiến sự phân chia giai cấp càng lúc càng trầm trọng, sự bất công ngày càng thấy rõ. Trong con mắt của người Việt Nam, cách mạng đã lật đổ một giai cấp chỉ để thay thế bằng một giai cấp khác. Giai cấp ‘tư bản đỏ’ này lên cầm quyền khi còn nghèo rớt mồng tơi và vì thế như một kẻ khát nước trên sa mạc, sự vơ vét tích lũy được sự hổ trợ của quyền lực, đã diễn ra với một mức độ kinh khủng. Trong bối cảnh đó dĩ nhiên quan hệ giữa người với người không còn là đồng chí, mà cũng chẳng còn là anh em gì ráo trọi.

Là một xã hội mà kỷ cương của xã hội đó dựa trên sự sợ hãi đưa đến phục tùng của mọi người, người Việt Nam sống quen che giấu sự thật, quen nói điều giã dối. Sự nghi ngờ lẫn nhau, cảm nhận bấp bênh của đời sống cho bản thân lẫn gia đình, biến người Việt trở nên vô cảm và nền tảng văn hóa nhân bản của người Việt bị phá hũy hoàn toàn.
Khi bất thần vợ ông tử thương trên chiến trường, nhà thơ Bùi Minh Quốc nói:

Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai.
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống
(Bài thơ hạnh phúc –Bùi Minh Quốc)

Thế nhưng chỉ vài thập niên sau, Bùi Minh Quốc đã cay đắng nhận ra rằng máu của vợ anh không đáng giá hơn một bát nước lã, và cái chết đó chỉ giúp tạo ra một xã hội mà:

Xã hội này trâu ngựa sống không yên
Sài lang đã dựng xong nền thống trị
(Thơ Nguyễn Chí Thiện)

và niềm hạnh phúc, hy vọng về một ngày mai tươi đẹp của nhà thơ sau chiến tranh “chống Mỹ”đã trở thành cơn ác mộng. Bùi Minh Quốc rên siết:

Quay mặt vào đâu cũng phải gờm cơn mữa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.

Cái xấu xa trong quan hệ giữa người với người xảy ra cả trong quan hệ của chính những thành viên của đảng, những người từng gọi nhau là đồng chí, đồng đội. Mặc dầu chưa dám nói lên tiếng nói phản kháng chính thức, nhà thơ Mai Hữu Phước (đồng thời là bác sĩ y khoa) đã viết nhân ngày thương binh liệt sĩ của chế độ như sau:

Họ đến đây vội vàng
Nhưng ngồi rất lâu trong quán nhậu.
Đồng đội các anh xưa
Nay đã khác xa rồi.
Đẹp mặt thế gian cũng khói hương bùi ngùi thương tiếc
Nhưng cái tình khác thuở đạn bom rơi!
(Trong nghĩa trang liệt sĩ – Mai Hữu Phước)

Rồi choáng váng khi biết chính các lãnh tụ cộng sản đã bán đứng sinh mạng của đồng chí, đồng đội cho kẻ thù ngoại bang, Mai Hữu Phước đã than:

Cấp trên lặng im,
Không viên chỉ huy nào ra lệnh
Các anh mỉm cười,
Bạn bè đâu nở bắn…
Gạc Ma ơi,
Máu thắm một phương trời!
Mòn mỏi mẹ già
26 năm trôi…
(Vì anh là lính- Mai Hữu Phước)

Còn điều gì tốt đẹp về chế độ cộng sản ở Việt Nam mà tôi đã quên không nhắc đến hay không?

Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm