Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
QUÊ MÌNH _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Ông cụ Fugitive hiếm khi khen thằng em kết nghĩa, đó là đặc tính của cụ, chỉ toàn là chê! Cụ luôn chê mỗ tôi thưa chuyện không vừa ý cụ, cụ chê vì lời nói không đủ nặng khi đập bọn vẹm, mỗ tôi chỉ biết cười hì hì cùng cụ, vì biết lắm cái thâm thù cộng sản đã làm cho cụ nhà tan cửa nát, mang thân xứ người đã khiến cụ nên thế. Khó có cách gì làm cho cụ vừa ý, chỉ mỗi chuyện chắc chắc làm cho cụ vừa ý, đó là được nhìn thấy chúng chui ống cống, tuổi càng ngày càng cao cụ chỉ mong chuyện đó đến sớm trước ngày cụ ra đi.
Chờ lâu sốt ruột đâm bực! Chắc hôm nay cũng thế, nghe chuyện nói cùng ông Tư, cụ gọi mỗ tôi mà mắng té tát trong phôn, cụ nói sao lại có ý khiến làm nản lòng những người đấu tranh nhân quyền (cái này oan cho mỗ tôi quá), ông cụ kết thúc bằng câu dạy thằng em –Chú mày nên nhớ, đông tay vỗ nên bộp... Ông cụ Bắc kỳ hai lần trốn chạy này, có lần ông Tư Bến Nghé nhận xét khá chính xác về cụ, là cứ thấy thiên hạ nổi lên chống đối tá lả cái thằng nhà nước xã nghĩa, là ông cụ như thêm sức, đôi lúc cái vui đã khiến cụ như mâu thuẫn với chính mình. Cụ khoái chí khi thấy thiên hạ ồn ào đòi nhà cầm quyền cộng sản cải tổ cái chế độ chết tiệt của chúng, trong khi thực lòng cụ là mong muốn xóa sổ cái đảng này, cụ quên mất nó mà cải đổi cho khá thì lại sẽ như bắt thêm vít vào ghế chúng đang ngồi mà thôi.
Chưa muốn nói bản chất bịp bợm, vẹm mượn chuyện thay đổi cuội để lập lờ đánh lận con đen, nên trong cái nhìn mỗ tôi, đấu tranh nào làm cho chúng bị lật đổ thì đó là cái cần, con đường đấu tranh không biết được thời gian dài ngắn. Nhưng không một ai muốn chúng sống dai, mọi vấn nạn của đất nước cùng người dân hôm nay là từ chúng, nên chỉ có con đường dứt nọc chúng mà thôi, không cách nào khác hơn được. Tuổi trẻ hãy giúp dân đen cùng nắm tay nhau đối đầu bọn quỉ đỏ, tập hợp đông với lý do chính đáng là cái làm chúng sợ, trong những cái chính đáng đó khiếu kiện đất dai là cái tử huyệt của chế độ này. Chúng đã chỉ thị các địa phương có đoàn dân oan đông người, phải phối hợp để thu thập tài liệu chứng cứ xử lý dứt điểm.
Ngày 18/04 tên tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã tuyên bố, cần phải có biện pháp cưỡng chế những đoàn khiếu kiện tập thể vì nó mang màu sắc chính trị, hắn chỉ đích danh người dân khiếu kiện tại Hà Nội và thành Hồ. Đừng chần chờ gì nữa! Chúng cũng đã thấy cái nguy cơ sinh ra lớn chuyện là từ đây, chúng đã sợ khi dân làm tới, vì người dân có lý do chính đáng, bị cướp đất thì đi đòi, lại biết cả đích danh tên tuổi chức vụ của những thằng ăn cướp, chứ có vu oan giá họa gì ai. Đấy là câu chuyện hôm nay, mỗ tôi đã thưa cùng ông anh già Fugitive khi bị cụ chê, nói nào ngay tuy miệng chê là chê thế đấy, nhưng trong lòng biết rằng ông vẫn luôn quí thằng em đã từng một thời là lính miền Nam, nó nói chuyện không khéo nhưng nó thật lòng nghĩ sao nói vậy.
Câu chuyện hai anh em xoay qua một thắc mắc khác cũng trong câu chuyện cùng ông Tư hôm rồi, trong đó mỗ tôi có nói một bận ông già nhớ quê mà phát khóc, đôi mắt đọng sương của ông giống lắm cảnh chiều tà nơi ngã ba sông Vàm Nao xứ mình. Ông cụ thắc mắc hỏi rằng nói như vậy là nghĩa gì, ý thằng em mày muốn nói là buồn lắm phải không, nếu cảnh buồn thì ở đâu mà chả là buồn cớ gì lại phải đem ngã ba sông Vàm Nao ra mà nói? Quen ông đã lâu, được nhiều lần chuyện trò cùng ông mà biết, di cư vô Nam ông không thuộc loại chân đi, ông không có máu lang bạt như ông Tư Bến Nghé, những nơi ông qua là những thành phố lớn thoáng đến thoáng đi, vùng ông biết nhiều vì ở lâu cũng chỉ là Sài gòn, khu Lăng Cha Cả, Ông Tạ.
Mỗ tôi trước khi mang lấy cuộc sống lính tráng trôi sông lạc chợ, thì cũng là dân ở lâu đất Sài gòn như ông thôi - Lần đầu theo con sông Vàm Nao từ phía nam sông Tiền Giang xuôi về phương nam để nhập vào cùng sông Hậu. Đây là con sông nối liền hai nhánh lớn sông Cửu Long quê mình, và lần đầu ấy là một thích thú không thể nào quên trong đời lính mỗ tôi, khi theo nó để về Bình Thủy, Cần Thơ. Dòng nước chảy cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, do cái cuồng của hai dòng nước nhập lại, ta thấy được cái không gian sông nước đang nổi sóng, hôm ấy lúc ra đến sông Hậu cũng là vào lúc chiều hôm, khoảng thời gian dễ gây cho ta cái mềm lòng – Ánh mắt ông Tư mà mỗ tôi nói lúc đó cái buồn cùng cái giận cả hai trộn lẫn, buồn vì nhớ quê nhưng cũng chứa đầy phẫn hận vì bọn cộng phỉ gây tan nát cho quê ông.
Nói đến đây lại nhớ thời gian đó, quê mình mà bước chân mỗ tôi đi qua, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những người nông dân hiền hòa sống bên những dòng sông, tuy vẫn còn là trong mái lá nhưng họ hạnh phúc, cái ăn cái mặc không là cái bận tâm. Chiều đến những đứa trẻ từ trường học về, chúng tụ tập cùng nhau trên bờ kinh thả diều, và đẹp nhất vẫn là cảnh những cô gái quê hiền hòa ngồi giặt áo bên sông, những cái đó hôm nay đã không còn nữa, ruộng vườn không còn, người dân tan tác kéo nhau tha phương kiếm sống. Thống kê nói đã có hơn phân nữa số cô dâu cho xứ Đài, Hàn, hay Trung Quốc là đã ra đi từ những vùng đất trù phú này, báo chí chế độ xã nghĩa gọi họ là những cô gái nghèo thất học, tìm cơ hội để đổi đời, ra đi để cứu lấy gia đình, vậy thử hỏi những cô gái trong trắng này sao cần phải đổi đời, và gia đình họ vì sao mà phải cứu?
Từ ngày đen tối tháng Tư, không một cơ hội xuôi lại những dòng sông, mà ngày nào bước chân mỗ tôi may mắn được lang thang đi qua, nhưng cũng thừa biết đã không còn được cái đẹp ngày nào, với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những dòng sông đục ngầu phù sa và đầy ắp cá tôm. Nhớ quá Quê mình! Miền Nam nắng ấm... nhớ nhất là cái nắng mà không một nơi nào có được... đâu đấy câu hát giòng An Giang của Anh Việt Thu đã làm cái nhớ của mỗ tôi thêm nặng:
Dòng sông sâu nắng chiếu lung linh,
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa,
nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô,
nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ...
Việt Nhân (HNPĐ)
QUÊ MÌNH _ Việt Nhân.
(HNPĐ) Ông cụ Fugitive hiếm khi khen thằng em kết nghĩa, đó là đặc tính của cụ, chỉ toàn là chê! Cụ luôn chê mỗ tôi thưa chuyện không vừa ý cụ, cụ chê vì lời nói không đủ nặng khi đập bọn vẹm, mỗ tôi chỉ biết cười hì hì cùng cụ, vì biết lắm cái thâm thù cộng sản đã làm cho cụ nhà tan cửa nát, mang thân xứ người đã khiến cụ nên thế. Khó có cách gì làm cho cụ vừa ý, chỉ mỗi chuyện chắc chắc làm cho cụ vừa ý, đó là được nhìn thấy chúng chui ống cống, tuổi càng ngày càng cao cụ chỉ mong chuyện đó đến sớm trước ngày cụ ra đi.
Chờ lâu sốt ruột đâm bực! Chắc hôm nay cũng thế, nghe chuyện nói cùng ông Tư, cụ gọi mỗ tôi mà mắng té tát trong phôn, cụ nói sao lại có ý khiến làm nản lòng những người đấu tranh nhân quyền (cái này oan cho mỗ tôi quá), ông cụ kết thúc bằng câu dạy thằng em –Chú mày nên nhớ, đông tay vỗ nên bộp... Ông cụ Bắc kỳ hai lần trốn chạy này, có lần ông Tư Bến Nghé nhận xét khá chính xác về cụ, là cứ thấy thiên hạ nổi lên chống đối tá lả cái thằng nhà nước xã nghĩa, là ông cụ như thêm sức, đôi lúc cái vui đã khiến cụ như mâu thuẫn với chính mình. Cụ khoái chí khi thấy thiên hạ ồn ào đòi nhà cầm quyền cộng sản cải tổ cái chế độ chết tiệt của chúng, trong khi thực lòng cụ là mong muốn xóa sổ cái đảng này, cụ quên mất nó mà cải đổi cho khá thì lại sẽ như bắt thêm vít vào ghế chúng đang ngồi mà thôi.
Chưa muốn nói bản chất bịp bợm, vẹm mượn chuyện thay đổi cuội để lập lờ đánh lận con đen, nên trong cái nhìn mỗ tôi, đấu tranh nào làm cho chúng bị lật đổ thì đó là cái cần, con đường đấu tranh không biết được thời gian dài ngắn. Nhưng không một ai muốn chúng sống dai, mọi vấn nạn của đất nước cùng người dân hôm nay là từ chúng, nên chỉ có con đường dứt nọc chúng mà thôi, không cách nào khác hơn được. Tuổi trẻ hãy giúp dân đen cùng nắm tay nhau đối đầu bọn quỉ đỏ, tập hợp đông với lý do chính đáng là cái làm chúng sợ, trong những cái chính đáng đó khiếu kiện đất dai là cái tử huyệt của chế độ này. Chúng đã chỉ thị các địa phương có đoàn dân oan đông người, phải phối hợp để thu thập tài liệu chứng cứ xử lý dứt điểm.
Ngày 18/04 tên tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã tuyên bố, cần phải có biện pháp cưỡng chế những đoàn khiếu kiện tập thể vì nó mang màu sắc chính trị, hắn chỉ đích danh người dân khiếu kiện tại Hà Nội và thành Hồ. Đừng chần chờ gì nữa! Chúng cũng đã thấy cái nguy cơ sinh ra lớn chuyện là từ đây, chúng đã sợ khi dân làm tới, vì người dân có lý do chính đáng, bị cướp đất thì đi đòi, lại biết cả đích danh tên tuổi chức vụ của những thằng ăn cướp, chứ có vu oan giá họa gì ai. Đấy là câu chuyện hôm nay, mỗ tôi đã thưa cùng ông anh già Fugitive khi bị cụ chê, nói nào ngay tuy miệng chê là chê thế đấy, nhưng trong lòng biết rằng ông vẫn luôn quí thằng em đã từng một thời là lính miền Nam, nó nói chuyện không khéo nhưng nó thật lòng nghĩ sao nói vậy.
Câu chuyện hai anh em xoay qua một thắc mắc khác cũng trong câu chuyện cùng ông Tư hôm rồi, trong đó mỗ tôi có nói một bận ông già nhớ quê mà phát khóc, đôi mắt đọng sương của ông giống lắm cảnh chiều tà nơi ngã ba sông Vàm Nao xứ mình. Ông cụ thắc mắc hỏi rằng nói như vậy là nghĩa gì, ý thằng em mày muốn nói là buồn lắm phải không, nếu cảnh buồn thì ở đâu mà chả là buồn cớ gì lại phải đem ngã ba sông Vàm Nao ra mà nói? Quen ông đã lâu, được nhiều lần chuyện trò cùng ông mà biết, di cư vô Nam ông không thuộc loại chân đi, ông không có máu lang bạt như ông Tư Bến Nghé, những nơi ông qua là những thành phố lớn thoáng đến thoáng đi, vùng ông biết nhiều vì ở lâu cũng chỉ là Sài gòn, khu Lăng Cha Cả, Ông Tạ.
Mỗ tôi trước khi mang lấy cuộc sống lính tráng trôi sông lạc chợ, thì cũng là dân ở lâu đất Sài gòn như ông thôi - Lần đầu theo con sông Vàm Nao từ phía nam sông Tiền Giang xuôi về phương nam để nhập vào cùng sông Hậu. Đây là con sông nối liền hai nhánh lớn sông Cửu Long quê mình, và lần đầu ấy là một thích thú không thể nào quên trong đời lính mỗ tôi, khi theo nó để về Bình Thủy, Cần Thơ. Dòng nước chảy cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, do cái cuồng của hai dòng nước nhập lại, ta thấy được cái không gian sông nước đang nổi sóng, hôm ấy lúc ra đến sông Hậu cũng là vào lúc chiều hôm, khoảng thời gian dễ gây cho ta cái mềm lòng – Ánh mắt ông Tư mà mỗ tôi nói lúc đó cái buồn cùng cái giận cả hai trộn lẫn, buồn vì nhớ quê nhưng cũng chứa đầy phẫn hận vì bọn cộng phỉ gây tan nát cho quê ông.
Nói đến đây lại nhớ thời gian đó, quê mình mà bước chân mỗ tôi đi qua, những cánh đồng lúa bạt ngàn, những người nông dân hiền hòa sống bên những dòng sông, tuy vẫn còn là trong mái lá nhưng họ hạnh phúc, cái ăn cái mặc không là cái bận tâm. Chiều đến những đứa trẻ từ trường học về, chúng tụ tập cùng nhau trên bờ kinh thả diều, và đẹp nhất vẫn là cảnh những cô gái quê hiền hòa ngồi giặt áo bên sông, những cái đó hôm nay đã không còn nữa, ruộng vườn không còn, người dân tan tác kéo nhau tha phương kiếm sống. Thống kê nói đã có hơn phân nữa số cô dâu cho xứ Đài, Hàn, hay Trung Quốc là đã ra đi từ những vùng đất trù phú này, báo chí chế độ xã nghĩa gọi họ là những cô gái nghèo thất học, tìm cơ hội để đổi đời, ra đi để cứu lấy gia đình, vậy thử hỏi những cô gái trong trắng này sao cần phải đổi đời, và gia đình họ vì sao mà phải cứu?
Từ ngày đen tối tháng Tư, không một cơ hội xuôi lại những dòng sông, mà ngày nào bước chân mỗ tôi may mắn được lang thang đi qua, nhưng cũng thừa biết đã không còn được cái đẹp ngày nào, với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những dòng sông đục ngầu phù sa và đầy ắp cá tôm. Nhớ quá Quê mình! Miền Nam nắng ấm... nhớ nhất là cái nắng mà không một nơi nào có được... đâu đấy câu hát giòng An Giang của Anh Việt Thu đã làm cái nhớ của mỗ tôi thêm nặng:
Dòng sông sâu nắng chiếu lung linh,
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa,
nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô,
nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ...
Việt Nhân (HNPĐ)