Thân Hữu Tiếp Tay...

QUYỀN LỰC MỀM: NHỮNG ĐIỀU MÀ TRUNG QUỐC VÀ NGA KHÔNG HIỂU

Khi tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) đăng bài Quyền lực mềm (Soft Power) của tôi vào năm 1990, ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó những người

Joseph S. Nye- Phạm Nguyên Trường dịch

 
 
 

 

Bắc Kinh và Moskva muốn được người ta coi là hấp dẫn nhưng đã thất bại thảm hại.

Khi tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) đăng bài Quyền lực mềm (Soft Power) của tôi vào năm 1990, ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó những người như Hồ Cầm Đào hay Vladimir Putin lại sử dụng thuật ngữ đó? Nhưng tại đại hội Đảng vào năm 2007, ông Hồ đã nói rằng Trung Quốc phải gia tăng quyền lực mềm, gần đây Putin cũng thúc giục các nhà ngoại giao sử dụng quyền lực mềm một cách tích cực hơn. Nhưng dường như cả hai ông này đều không hiểu làm sao đạt được mục đích của mình.
 
Quyền lực là khả năng tác động vào người khác nhằm đạt được kết quả mong muốn. Có ba biện pháp chính: cưỡng ép, bằng tiền hay bằng sự hấp dẫn. Nếu bạn có thể đưa quyền lực mềm của tính hấp dẫn vào kho vũ khí của bạn thì bạn có thể tiết kiệm được cả cây gậy lẫn củ cà rốt. Đối với một cường quốc đang lên như Trung Quốc, nền kinh tế và sức mạnh quân sự đang gia tăng của họ có thể làm cho các lân bang hoảng sợ, buộc họ phải thành lập những liên minh làm đối trọng; chiến lược khôn ngoan, trong đó có quyền lực mềm, sẽ làm cho Trung Quốc trông có vẻ bớt đáng sợ hơn và liên minh đối trọng sẽ kém hiệu quả hơn. Còn đối với một cường quốc đang đi xuống như nước Nga (hay trước đó là nước Anh) thì quyền lực mềm còn sót lại sẽ giúp làm cho cú ngã bớt đau đớn hơn.
 
Quyền lực mềm của một nước trước hết nằm ở ba nguồn: văn hóa (văn hóa hấp dẫn được những người khác), giá trị về mặt chính trị (khi đất nước giữ những giá trị đó cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài) và chính sách đối ngoại (khi những chính sách này được coi là chính danh và có giá trị đạo đức). Nhưng liên kết những nguồn lực này thành một khối không phải là công việc dễ dàng.

 
Thí dụ, thành lập Viện Khổng tử ở Manila để dạy văn hóa Trung Quốc có thể giúp tạo ra quyền lực mềm, nhưng dường như họ lại không làm như thế trong bối cảnh khi mà Trung Quốc hăm dọa Philippines về quyền sở hữu dải đá ngầm Scarborough. Tương tự như thế, Putin bảo các nhà ngoại giao của mình rằng “chuyển ưu tiên sang sử dụng quyền lực mềm, tăng cường vị trí của tiếng Nga,” nhưng ông Sergei Karaganov, một nhà khoa học Nga, lại nói rằng sau cuộc tranh cãi với Georgia, Nga đã sử dụng “quyền lực cứng, trong đó có sức mạnh quân sự, vì nước này sống trong một thế giới nguy hiểm hơn nhiều…và vì nước này có ít quyền lực mềm – nghĩa là có ít sự hấp dẫn về xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế.”
 
Phần lớn quyền lực mềm của Mĩ là do xã hội dân sự chứ không phải chính phũ Mĩ tạo ra, đấy là các trường đại học và các quỹ, Hollywood và văn hóa đại chúng. Đôi khi nước Mĩ còn giữ được một phần sức mạnh mềm của mình là nhờ có một xã hội dân sự có thái độ phê phán và không bị kiềm duyệt, mặc dù hành động của chính phủ xói mòn nó (thí dụ như cuộc xâm lăng Iraq). Nhưng chiến lược khôn ngoan phải là quyền lực cứng và mềm hỗ trợ lẫn nhau.
 
Trong cuốn sách mới xuất bản, với nhan đề Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc toàn cầu (China Goes Global), David Shambaugh, Giáo sư của đại học George Washington, chỉ ra rằng Trung Quốc đã chi hàng tỉ đô là trong “chiến dịch hấp dẫn” nhằm gia tăng quyền lực mềm của họ. Khác với các nước phương Tây, các chương trình trợ giúp của Trung Quốc cho châu Phi và Mĩ Latin không chỉ giới hạn trong những mối lo lắng về quyền con người. Người Trung Quốc thích hào phóng. Nhưng mặc cho những cố gắng như thế, Trung Quốc chẳng nhận được bao nhiêu. Những cuộc thăm dò dư luận về ảnh hưởng của Trung Quốc cho thấy họ có ảnh hưởng tích cực ở nhiều nước châu Phi và châu Mĩ Latin, nhưng nói chung là tiêu cực ở Mĩ, châu Âu cũng như ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Ngay cả những thành công vang dội của quyền lực mềm, thí dụ như Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, cũng nhanh chóng trở thành tiêu cực.  Chẳng bao lâu sau khi những vận động viên cuối cùng ra đi, việc Trung Quốc đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền ở trong nước đã làm tiêu mòn quyền lực mềm mà họ vừa thu được. Triển lãm ở Thượng Hải năm 2009 (Shanghai Expo) là một thắng lợi lớn, nhưng ngay sau đó là vụ bỏ tù Lưu Hiểu Ba, người được giải Noble về hòa bình và màn hình trên khắp thế giới chiếu chiếc ghế trống trong lễ trao giải ở Oslo. Có thể Putin hi vọng là quyền lực mềm sẽ được củng cố nhờ Thế vận hội mùa đông ở Sochi, nhưng nếu ông ta tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến thì có lẽ ông ta cũng sẽ thất bại.
Trung Quốc và Nga đã lầm khi nghĩ rằng nhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực mềm. Trong thế giới hiện nay, thông tin thì thừa, nhưng chú ý lại thiếu. Mà muốn được người ta chú ý thì phải khả tín. Tuyên truyền của chính phủ thường ít khả tín. Tuyên truyền tốt nhất là không tuyên truyền gì cả. Mặc cho tất cả những nỗ lực nhằm đưa Tân Hoa Xã và Truyền hình trung ương Trung Quốc thành những hãng cạnh tranh với CNN và BBC, chẳng có mấy người chịu xem hoặc nghe những chương trình sặc mùi tuyên truyền như thế. Như tờ Economist nhận xét về Trung Quốc “đảng không hiểu quan điểm của ông Nye rằng quyền lực mềm có xuất xứ chủ yếu từ các cá nhân, từ khu vực tư nhân, và từ xã hội dân sự. Vì vậy mà chính phủ tìm cách quảng bá những thần tượng của nền văn hóa cổ đại, họ nghĩ rằng những hình tượng đó có thể tạo được sức hấp dẫn trên toàn thế giới.” Nhưng quyền lực mềm không hoạt động theo cách ấy. Như ông Pang Zhongying ở trường Đại học Nhân dân (Renmin University) nhận xét, điều đó chứng tỏ “sự nghèo nàn trong tư duy” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Sự phát triển của quyền lực mềm không cần phải là một trò chơi có tổng bằng không. Tất cả các nước đều được lợi nếu thấy rằng họ là những nước có sức hấp dẫn lẫn nhau. Nhưng muốn thành công thì trong chính sách, Nga và Trung Quốc phải có lời nói đi đôi với việc làm, phải có thái độ tự phê bình và giải phóng toàn bộ tài năng của những xã hội dân sự của chính họ. Đáng tiếc là chuyện này sẽ không thể xảy ra trong một sớm một chiều.
 
http://www.buudoan.com/2013/06/quyen-luc-mem-nhung-ieu-ma-trung-quoc.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

QUYỀN LỰC MỀM: NHỮNG ĐIỀU MÀ TRUNG QUỐC VÀ NGA KHÔNG HIỂU

Khi tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) đăng bài Quyền lực mềm (Soft Power) của tôi vào năm 1990, ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó những người

Joseph S. Nye- Phạm Nguyên Trường dịch

 
 
 

 

Bắc Kinh và Moskva muốn được người ta coi là hấp dẫn nhưng đã thất bại thảm hại.

Khi tạp chí Chính sách đối ngoại (Foreign Policy) đăng bài Quyền lực mềm (Soft Power) của tôi vào năm 1990, ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó những người như Hồ Cầm Đào hay Vladimir Putin lại sử dụng thuật ngữ đó? Nhưng tại đại hội Đảng vào năm 2007, ông Hồ đã nói rằng Trung Quốc phải gia tăng quyền lực mềm, gần đây Putin cũng thúc giục các nhà ngoại giao sử dụng quyền lực mềm một cách tích cực hơn. Nhưng dường như cả hai ông này đều không hiểu làm sao đạt được mục đích của mình.
 
Quyền lực là khả năng tác động vào người khác nhằm đạt được kết quả mong muốn. Có ba biện pháp chính: cưỡng ép, bằng tiền hay bằng sự hấp dẫn. Nếu bạn có thể đưa quyền lực mềm của tính hấp dẫn vào kho vũ khí của bạn thì bạn có thể tiết kiệm được cả cây gậy lẫn củ cà rốt. Đối với một cường quốc đang lên như Trung Quốc, nền kinh tế và sức mạnh quân sự đang gia tăng của họ có thể làm cho các lân bang hoảng sợ, buộc họ phải thành lập những liên minh làm đối trọng; chiến lược khôn ngoan, trong đó có quyền lực mềm, sẽ làm cho Trung Quốc trông có vẻ bớt đáng sợ hơn và liên minh đối trọng sẽ kém hiệu quả hơn. Còn đối với một cường quốc đang đi xuống như nước Nga (hay trước đó là nước Anh) thì quyền lực mềm còn sót lại sẽ giúp làm cho cú ngã bớt đau đớn hơn.
 
Quyền lực mềm của một nước trước hết nằm ở ba nguồn: văn hóa (văn hóa hấp dẫn được những người khác), giá trị về mặt chính trị (khi đất nước giữ những giá trị đó cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài) và chính sách đối ngoại (khi những chính sách này được coi là chính danh và có giá trị đạo đức). Nhưng liên kết những nguồn lực này thành một khối không phải là công việc dễ dàng.

 
Thí dụ, thành lập Viện Khổng tử ở Manila để dạy văn hóa Trung Quốc có thể giúp tạo ra quyền lực mềm, nhưng dường như họ lại không làm như thế trong bối cảnh khi mà Trung Quốc hăm dọa Philippines về quyền sở hữu dải đá ngầm Scarborough. Tương tự như thế, Putin bảo các nhà ngoại giao của mình rằng “chuyển ưu tiên sang sử dụng quyền lực mềm, tăng cường vị trí của tiếng Nga,” nhưng ông Sergei Karaganov, một nhà khoa học Nga, lại nói rằng sau cuộc tranh cãi với Georgia, Nga đã sử dụng “quyền lực cứng, trong đó có sức mạnh quân sự, vì nước này sống trong một thế giới nguy hiểm hơn nhiều…và vì nước này có ít quyền lực mềm – nghĩa là có ít sự hấp dẫn về xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế.”
 
Phần lớn quyền lực mềm của Mĩ là do xã hội dân sự chứ không phải chính phũ Mĩ tạo ra, đấy là các trường đại học và các quỹ, Hollywood và văn hóa đại chúng. Đôi khi nước Mĩ còn giữ được một phần sức mạnh mềm của mình là nhờ có một xã hội dân sự có thái độ phê phán và không bị kiềm duyệt, mặc dù hành động của chính phủ xói mòn nó (thí dụ như cuộc xâm lăng Iraq). Nhưng chiến lược khôn ngoan phải là quyền lực cứng và mềm hỗ trợ lẫn nhau.
 
Trong cuốn sách mới xuất bản, với nhan đề Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc toàn cầu (China Goes Global), David Shambaugh, Giáo sư của đại học George Washington, chỉ ra rằng Trung Quốc đã chi hàng tỉ đô là trong “chiến dịch hấp dẫn” nhằm gia tăng quyền lực mềm của họ. Khác với các nước phương Tây, các chương trình trợ giúp của Trung Quốc cho châu Phi và Mĩ Latin không chỉ giới hạn trong những mối lo lắng về quyền con người. Người Trung Quốc thích hào phóng. Nhưng mặc cho những cố gắng như thế, Trung Quốc chẳng nhận được bao nhiêu. Những cuộc thăm dò dư luận về ảnh hưởng của Trung Quốc cho thấy họ có ảnh hưởng tích cực ở nhiều nước châu Phi và châu Mĩ Latin, nhưng nói chung là tiêu cực ở Mĩ, châu Âu cũng như ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Ngay cả những thành công vang dội của quyền lực mềm, thí dụ như Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, cũng nhanh chóng trở thành tiêu cực.  Chẳng bao lâu sau khi những vận động viên cuối cùng ra đi, việc Trung Quốc đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền ở trong nước đã làm tiêu mòn quyền lực mềm mà họ vừa thu được. Triển lãm ở Thượng Hải năm 2009 (Shanghai Expo) là một thắng lợi lớn, nhưng ngay sau đó là vụ bỏ tù Lưu Hiểu Ba, người được giải Noble về hòa bình và màn hình trên khắp thế giới chiếu chiếc ghế trống trong lễ trao giải ở Oslo. Có thể Putin hi vọng là quyền lực mềm sẽ được củng cố nhờ Thế vận hội mùa đông ở Sochi, nhưng nếu ông ta tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến thì có lẽ ông ta cũng sẽ thất bại.
Trung Quốc và Nga đã lầm khi nghĩ rằng nhà nước là công cụ chủ yếu của quyền lực mềm. Trong thế giới hiện nay, thông tin thì thừa, nhưng chú ý lại thiếu. Mà muốn được người ta chú ý thì phải khả tín. Tuyên truyền của chính phủ thường ít khả tín. Tuyên truyền tốt nhất là không tuyên truyền gì cả. Mặc cho tất cả những nỗ lực nhằm đưa Tân Hoa Xã và Truyền hình trung ương Trung Quốc thành những hãng cạnh tranh với CNN và BBC, chẳng có mấy người chịu xem hoặc nghe những chương trình sặc mùi tuyên truyền như thế. Như tờ Economist nhận xét về Trung Quốc “đảng không hiểu quan điểm của ông Nye rằng quyền lực mềm có xuất xứ chủ yếu từ các cá nhân, từ khu vực tư nhân, và từ xã hội dân sự. Vì vậy mà chính phủ tìm cách quảng bá những thần tượng của nền văn hóa cổ đại, họ nghĩ rằng những hình tượng đó có thể tạo được sức hấp dẫn trên toàn thế giới.” Nhưng quyền lực mềm không hoạt động theo cách ấy. Như ông Pang Zhongying ở trường Đại học Nhân dân (Renmin University) nhận xét, điều đó chứng tỏ “sự nghèo nàn trong tư duy” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Sự phát triển của quyền lực mềm không cần phải là một trò chơi có tổng bằng không. Tất cả các nước đều được lợi nếu thấy rằng họ là những nước có sức hấp dẫn lẫn nhau. Nhưng muốn thành công thì trong chính sách, Nga và Trung Quốc phải có lời nói đi đôi với việc làm, phải có thái độ tự phê bình và giải phóng toàn bộ tài năng của những xã hội dân sự của chính họ. Đáng tiếc là chuyện này sẽ không thể xảy ra trong một sớm một chiều.
 
http://www.buudoan.com/2013/06/quyen-luc-mem-nhung-ieu-ma-trung-quoc.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm