Di Sản Hồ Chí Minh
Qua tháng Tư là đến tháng năm
Tạp bút
Nguyễn Thị Hậu
Ừ thì thế, vòng thời gian năm nào chẳng thế.
Tháng Tư, cái tháng Sài Gòn nóng như nung nắng hầm hập, dường như bao nhiêu nhiệt lượng chưa phung phí hết trong năm thì đổ cả vào tháng Tư.
Tháng Tư, đến cả thế giới ảo cũng nóng. Sức nóng từ bom đạn chiến tranh như không hề nguội bớt. Dường như mỗi năm cứ tích tụ dồn lại để đến thời gian này, những viên đạn bằng ngôn từ lại bắn vào quá khứ… Vết thương gần 40 năm qua muốn lành da cũng khó…
Tháng Tư, nghe chuyện nhà bạn mà như chuyện của rất nhiều gia đình sau tháng Tư năm ấy. Hai mươi năm bặt tin, một ngày đầu tháng Năm một bà mẹ được ôm người con gái trong vòng tay. Đứa con gái mà bà đã phải lập bàn thờ từ khi nó đi tập kết với lời hứa: con đi 2 năm sẽ về với má. Bàn thờ đứa con còn sống ở “phía bên kia” là để cho những đứa con khác yên ổn học hành, đi làm, đi lính…Nhưng chưa kịp mừng vì con gái trở về bà đã phải đưa 2 người con trai đi học tập cải tạo. Gia đình lại chia ly. Người chị tìm cách bảo lãnh cho hai em ra khỏi trại cải tạo sớm hơn hạn định, gia đình gom góp tiền bạc cho họ vượt biên. Cũng may, người trong nhà thuộc bên này hay bên kia, cũng có lúc hờn giận nhau nhưng không nuôi oán trách thù hận. Họ thương yêu nhau hơn vì không muốn làm người mẹ buồn, vì họ hiểu không ai trong gia đình muốn những việc như thế xảy ra.
Tháng Tư, một cái hẹn gặp bạn từ xa về, nhưng rồi bạn lại vội vã đi xa, thật xa, đến một nơi không hẹn ngày quay lại… Nhớ lần đầu gặp bạn ở DC, chúng ta tuy xuất thân từ hai chiến tuyến nhưng thân thiết với nhau dù chỉ qua mạng ảo, nhờ sự chân thành và cảm thông khi nhìn về quá khứ, “để cho con trẻ mai này còn được ngồi bên nhau, chúng ta nhẹ nhõm hơn mỗi khi gặp lại”. Lần đầu gặp nhau ai ngờ là lần cuối, nhưng tôi tin rằng sau này ở trên cao xanh chúng ta vẫn là những người bạn thân, dù mỗi năm tháng Tư vẫn đến.
Tháng Tư, vẫn còn những ngày nắng nóng nhưng đây đó Sài Gòn đã có những cơn mưa đầu mùa dù mưa chưa thật lớn để cuốn đi hết oi bức ngột ngạt. Đứng phía nào thì thấy mưa rơi? – bạn mình đã hỏi vậy. Ừ, chưa thấy mưa rơi nhưng nếu thật lòng mong đợi những cơn mưa thì không khó để nhận ra những cơn gió mát mang theo hơi ẩm bay về, những đám mây trĩu nước đã bay ngang, và tiếng sấm ầm ì báo hiệu cơn giông ở đầu kia thành phố…
Người bạn vong niên của tôi, một cựu binh Sài Gòn, một lần gặp nhau ở nơi xa, trong quán cà phê xung quanh vẫn hầm hập chuyện những ngày Sài Gòn tháng Tư, anh nhẹ nhàng nói với tôi mà như tự nhủ: đã buông thì hãy bỏ, cho nhẹ lòng. Cuộc sống vẫn tiếp tục, hãy để cho quá khứ đi qua, dù ta không thể quên thì nó là thứ duy nhất mà ta không thể nào thay đổi được.
Những người cựu binh bên này bên kia
mà tôi biết, họ đã trải qua những tháng năm nóng bỏng nhất của cuộc
chiến. Dường như qua tuổi “tri thiên mệnh” họ đã chiêm nghiệm được
một điều đơn giản: qua tháng Tư oi bức những cơn mưa rào tháng năm
đang đến…
29.4.2014
http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_QuaThangTu.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Qua tháng Tư là đến tháng năm
Tạp bút
Nguyễn Thị Hậu
Ừ thì thế, vòng thời gian năm nào chẳng thế.
Tháng Tư, cái tháng Sài Gòn nóng như nung nắng hầm hập, dường như bao nhiêu nhiệt lượng chưa phung phí hết trong năm thì đổ cả vào tháng Tư.
Tháng Tư, đến cả thế giới ảo cũng nóng. Sức nóng từ bom đạn chiến tranh như không hề nguội bớt. Dường như mỗi năm cứ tích tụ dồn lại để đến thời gian này, những viên đạn bằng ngôn từ lại bắn vào quá khứ… Vết thương gần 40 năm qua muốn lành da cũng khó…
Tháng Tư, nghe chuyện nhà bạn mà như chuyện của rất nhiều gia đình sau tháng Tư năm ấy. Hai mươi năm bặt tin, một ngày đầu tháng Năm một bà mẹ được ôm người con gái trong vòng tay. Đứa con gái mà bà đã phải lập bàn thờ từ khi nó đi tập kết với lời hứa: con đi 2 năm sẽ về với má. Bàn thờ đứa con còn sống ở “phía bên kia” là để cho những đứa con khác yên ổn học hành, đi làm, đi lính…Nhưng chưa kịp mừng vì con gái trở về bà đã phải đưa 2 người con trai đi học tập cải tạo. Gia đình lại chia ly. Người chị tìm cách bảo lãnh cho hai em ra khỏi trại cải tạo sớm hơn hạn định, gia đình gom góp tiền bạc cho họ vượt biên. Cũng may, người trong nhà thuộc bên này hay bên kia, cũng có lúc hờn giận nhau nhưng không nuôi oán trách thù hận. Họ thương yêu nhau hơn vì không muốn làm người mẹ buồn, vì họ hiểu không ai trong gia đình muốn những việc như thế xảy ra.
Tháng Tư, một cái hẹn gặp bạn từ xa về, nhưng rồi bạn lại vội vã đi xa, thật xa, đến một nơi không hẹn ngày quay lại… Nhớ lần đầu gặp bạn ở DC, chúng ta tuy xuất thân từ hai chiến tuyến nhưng thân thiết với nhau dù chỉ qua mạng ảo, nhờ sự chân thành và cảm thông khi nhìn về quá khứ, “để cho con trẻ mai này còn được ngồi bên nhau, chúng ta nhẹ nhõm hơn mỗi khi gặp lại”. Lần đầu gặp nhau ai ngờ là lần cuối, nhưng tôi tin rằng sau này ở trên cao xanh chúng ta vẫn là những người bạn thân, dù mỗi năm tháng Tư vẫn đến.
Tháng Tư, vẫn còn những ngày nắng nóng nhưng đây đó Sài Gòn đã có những cơn mưa đầu mùa dù mưa chưa thật lớn để cuốn đi hết oi bức ngột ngạt. Đứng phía nào thì thấy mưa rơi? – bạn mình đã hỏi vậy. Ừ, chưa thấy mưa rơi nhưng nếu thật lòng mong đợi những cơn mưa thì không khó để nhận ra những cơn gió mát mang theo hơi ẩm bay về, những đám mây trĩu nước đã bay ngang, và tiếng sấm ầm ì báo hiệu cơn giông ở đầu kia thành phố…
Người bạn vong niên của tôi, một cựu binh Sài Gòn, một lần gặp nhau ở nơi xa, trong quán cà phê xung quanh vẫn hầm hập chuyện những ngày Sài Gòn tháng Tư, anh nhẹ nhàng nói với tôi mà như tự nhủ: đã buông thì hãy bỏ, cho nhẹ lòng. Cuộc sống vẫn tiếp tục, hãy để cho quá khứ đi qua, dù ta không thể quên thì nó là thứ duy nhất mà ta không thể nào thay đổi được.
Những người cựu binh bên này bên kia
mà tôi biết, họ đã trải qua những tháng năm nóng bỏng nhất của cuộc
chiến. Dường như qua tuổi “tri thiên mệnh” họ đã chiêm nghiệm được
một điều đơn giản: qua tháng Tư oi bức những cơn mưa rào tháng năm
đang đến…
29.4.2014
http://www.viet-studies.info/NguyenThiHau_QuaThangTu.htm