Quán Bên Đường
Qua xóm nhỏ nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp.
Một chiều mùa đông mưa lạnh, tồi ngồi đằng sau trước xe máy của một người anh em Vinh đến Yên Hoà. Đó là điểm cuối cùng trong chuyến đi vòng quanh tỉnh Nghệ An bằng xe máy. Tỉnh Nghệ An khá rông,
https://www.youtube.com/watch?v=YWHAXMe7X-U
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/09/qua-xom-nho-nghe-bai-khuc-tinh-ca-hang.html
Một chiều mùa đông mưa lạnh, tồi ngồi đằng sau trước xe máy của một
người anh em Vinh đến Yên Hoà. Đó là điểm cuối cùng trong chuyến đi vòng
quanh tỉnh Nghệ An bằng xe máy. Tỉnh Nghệ An khá rông, những người anh
em ở Vinh bị bắt trong năm 2011 ở rải rác khắp người giáp miền núi Đức
Thọ của Hà Tĩnh, người giáp Nghi Sơn, Thanh Hoá.
Quãng đường khá dài, tổng cộng đi rải rác khắp các nhà phải đến hàng
trăm cây số. Người chở tôi là em trai của Hồ Đức Hoà, cậu không hề tỏ vẻ
mệt mỏi, vì thế tôi cũng không có lý do gì để cơn mệt mỏi trong người
trỗi dậy. Lúc này họ mới bị bắt, tôi cần đi đến các nhà để động viên gia
đình họ và lấy thông tin viết bài về họ cho dư luận hiểu về con người
họ.
Nhiều người nhìn hành động tôi làm lúc đó, họ suy đoán tôi là người Việt
Tân. Họ cho rằng chỉ là người của Việt Tân mới tận tâm như vậy. Họ cho
rằng tôi đang đi thực hiênh nhiệm vụ Việt Tân giao và chi phí do Việt
Tân cung cấp. Những suy nghĩ đó của họ làm tôi thất vọng về một số người
đấu tranh, có lẽ họ không biết rằng đôi khi những kẻ lưu manh, vô học
vẫn có những tình cảm bạn bè, và có những hành động làm vì bạn bè mà chả
cần vụ lợi gì. Tôi không thanh minh cho việc làm của mình là trong
sáng, tôi chỉ e nó bị vấy bẩn sẽ ảnh hưởng đến những anh em ở trong tù.
Chả lẽ họ sống và tranh đấu rồi khi sa cơ, chỉ có người trong tổ chức họ
mới quan tâm. Còn bạn bè xa lánh họ sao.? Vậy hành động của họ là xấu
sao.?
Chính vì thế, tôi phải thanh minh những gì tôi làm với anh em Vinh là tình cảm bạn bè. Họ xứng đáng được những tình cảm như vậy.
Đất Nghệ An cằn cỗi, mùa đông gió mưa lạnh tê tái cắt da cắt thịt, mùa
hè nóng như lò lửa. Tôi có nhiều bạn bè sống nghĩa tình ở đó. Không phải
bạn bè đấu tranh thôi đâu. Tôi còn có những người anh em chí thiết
trong nhóm của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Ngoài ra
tôi còn có những bạn bè thời tôi làm dân lưu manh nữa. Tất cả những
người anh em dù ở địa vị nào, làm công việc gì, khác biệt trái ngược
nhau thế nào họ đều chung một điểm là sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cần đến
họ.
Vinh là nơi duy nhất tôi có thể nói, đặt chân đến đó tôi không phải dùng
đến tiền. Chuyện đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ hay giặt quần áo hay cần đồ
đạc gì những người anh em ở Vinh sẵn sàng cung cấp. Người cả đời không
liên quan gì đến chuyện đấu tranh, không chút lăn tăn khi lái xe ô tô
đưa tôi đi đến những nơi nóng bỏng. Người chỉ lo làm ăn chân chính, con
cái học hành, công việc thành đạt không quan tâm đến chính trị. Nhưng
khi tôi nói muốn ở nhờ nhà họ để tránh công an, họ sắp xếp chu đáo, tận
tình không hề e sợ.
Một mảnh đất đầy ắp nghĩa tình như thế, quên sao được.
Bởi thế tôi nhớ mùa đông năm 2011, hai anh em chúng tôi trên chiếc xe
gắn máy hiệu Honda đi hàng trăm cây số trong mưa gió giá lạnh đến từng
nhà anh em bị bắt. Giờ thì cũng không còn mấy ai nhắc nhớ đến họ.
Bây giờ Việt Nam vào mùa cưới, những ai chưa từng làm nhân vật chính
trong đám cưới chắc trái tim ít nhiều sẽ xao xuyến, rung động trước
những hình ảnh mùa cưới đang đến gần. Hình ảnh những chàng trai, cô gái
bưng trầu cau lễ vật ăn hỏi hay những tiếng xôn xao náo nhiệt từ ngôi
nhà bạt dựng lên đầu thôn, cuối xóm. Những ngôi nhà mà bạt mà cổng kết
bằng lá dừa có chữ Tân Hôn hoặc Vu Quy.
Tôi từng là một tù nhân may mắn được nhìn những đám cưới. Ở tù dù chuyển
chỗ nào, một thời gian là tôi được làm tự giác. Có nghĩa là được đi lại
ra ngoài nhà dân, được cán bộ chở đi làm những việc cho nhà cán bộ.
Hoặc sai đi đâu đó ra ngoài làm gì.
Có vài lần nhà quản giáo nào cưới con họ, tôi được chở đi làm những việc
chuẩn bị cho đám cưới. Dựng rạp, dán trang trí, trông xe, khiêng vác.
Những lần như thế tôi được đối xử như người nhà, tôi không phải mặc quần
áo tù. Tôi chứng kiến những chú rể trạc tuổi mình, cô dâu trạc tuổi
người yêu mình tràn trề hạnh phúc trước những lời chúc của mọi người. Ở
tuổi 25, lúc ấy tôi không vững chắc như bây giờ, nhìn những hình ảnh họ
và nghĩ thân phận mình, nhớ đến người yêu mình. Những lúc tôi và người
yêu bàn chuyện tương lai...đó là những cảm xúc chua chát, buồn, cay đắng
mà khó có thể tả được.
Tôi đi tù, người yêu đến thăm một lần rồi thôi. Nhà cô ấy nghèo, ở trong
một xóm nhỏ bên Gia Lâm, mãi tít trong làng Thượng Cát gần ra ven sông
Đuống. Sau lần thăm ấy một thời gian, cô yêu và lấy người khác. Có bạn
tù mới vào đội, nhà gần đó kể cho tôi nghe. Tôi biết chồng cô ấy là
người làm ăn tử tế, tôi cũng cảm thấy được an ủi dù rất buồn.
Lúc chứng kiến những đám cưới như thế, tôi hình dung cô dâu đang vén váy cưới chui vào xe hoa kia là người yêu mình.
Làm tự giác tôi cũng được chứng kiến những đôi tình nhân gặp nhau. Có cô
chung thuỷ hàng tháng đều đặn thăm người yêu, có cô đến một vài lần rồi
thôi. Có cô đến xin người yêu thôi không chờ đợi để đi lấy chồng. Nhưng
thường thì các cô đều đặn đi thăm chiếm chỉ vài phần trăm. Có trường
hợp cô gái quay ra yêu đồng bọn của người yêu. Cả hai dẫn nhau đến thăm
và thông báo sẽ cưới nhau. Những nam tù nhân trong trường hợp ấy đều rất
buồn, có người suy sụp bỏ ăn, có người phẫn uất tìm cách trốn trại, có
người còn định tự vẫn.
Giờ tôi hiểu vì sao tôi được làm tự giác, làm tự giác phải có tiền đóng
bảo lãnh, hoặc có thân nhân quyền thế bảo lãnh, hoặc là thân nhân của
chính quản giáo. Những sự bảo lãnh chắc chắn để tù nhân không bỏ trốn.
Tôi được nhận làm tự giác vì tôi thắng được nỗi đau của mình, những
người quản giáo nhận ra điều đó từ khi đó. Còn tôi bây giờ, đã gần 20
năm mới nhận được ra một góc của mình.
Tôi trở về nhà trong một ngày thu, nắng vàng nhẹ, gió tháng 10 mơn man
dịu dàng trên mặt, tôi nhìn trên đường đi những xe hoa lác đác. Qua bên
sông tìm lối cũ đến cái xóm nhỏ ngày trước hay qua. Nhà cửa xây dựng san
sát, khó lắm tôi mới tìm ra đường vào nhà người yêu cũ. Bố mẹ người yêu
cũ ngập ngừng khó khăn khi tiếp tôi. Chỉ có cô em út là sinh viên đại
học là vẫn đối xử chân tình với tôi như một người anh. Cô không né tránh
tôi như người ta vẫn tránh một tên tù về. Sau này đám cưới cô út, tôi
có đi dự, cô út đứng ra viết thiếp mời tôi. Tôi hỏi có ngại gặp lại chị
em không. Cô út bảo em cưới em mời anh, từ lúc em 11 tuổi đến giờ, em
luôn quý mến anh dù anh có làm gì đi nữa.
Tự nhiên tôi lan man về chuyện của mình là bởi tôi nghĩ đến xóm nhỏ Yên
Hoà. Nơi mà người tù nhân Hồ Đức Hoà trạc tuổi tôi đã từng dự định làm
đám cưới cho mình vào đầu đông năm 2011 ấy. Trước lúc bị bắt, Hoà xây
ngôi nhà mới trên đất bố mẹ cho, ngôi nhà khi tôi đến còn chưa quét sơn,
cửa sổ còn chưa lắp, cầu thang chưa có lan can. Nếu Hoà không bị bắt,
chắc lúc tôi đến ngôi nhà đã hoàn thiện, sẽ có trên bức tường sơn mới ấy
một khung ảnh cưới của Hoà và vợ.
Hồ Đức Hoà chịu án tù mười mấy năm. Nếu về chắc anh cũng gần 50 tuổi.
Bây giờ đang là mùa cưới, mùa của những đôi uyên ương se kết hạnh phúc
cuộc đời. Bạn tôi, Hồ Đức Hoà đang ở trại giam nào, anh có nghĩ gì trong
lúc này. Người vợ sắp cưới của anh còn chờ đợi anh không.?
Nhưng tôi tin rằng dù thế nào, sau này anh sẽ có người vợ tốt và có thằng con trai thông minh , thương bố như tôi.
Tôi trải qua ,tôi hiểu, dù có bản lĩnh đến đâu, trong hoàn cảnh như vậy,
vào mùa như vậy trong năm. Những người lưu đày chưa từng làm đám cưới
đều chua chát trong lòng. Có lẽ người ấy sẽ không khóc ban ngày, nhưng
khi đêm xuống, ký ức trở về, hiếm người ngăn nổi dòng nước mắt trong
cảnh cô độc khi nhìn qua hàng song sắt phi 20.
Một chiều hè đổ lửa, tôi đến Thái Bình, tìm mãi đến nhà em Ngọc, người
yêu của Pau Le Son. Ăn với gia đình em bữa cơm, an ủi động viên em cũng
như cho gia đình em thấy em đã yêu một người tốt. Tìm được một người đàn
ông tốt trong đời, thì dù có vài năm chờ đợi cũng xứng đáng. Cuộc đời
của một người phụ nữ quan trọng nhất là tìm được một người đàn ông tốt
làm chồng. Chứ không phải là làm sao để không bị cô đơn trong quãng thời
gian nào đó của cuộc đời.
Mối tình của Lê Văn Sơn là mối tình đầu chớm đơm hoa, mối tình của Hồ
Đức Hoà là mối tình sắp đến lúc sắp kết trái. Cả hai người đều bị bắt tù
vì dấn thân đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trong muôn vàn những
gì họ chịu đựng, đói , rét, bệnh tật của nhà tù, họ còn có những nỗi đau
về tâm hồn mà khó ai có thể nhận thấy mà ái ngại cho họ.
Hôm nay tình cờ tôi nghe được bản nhạc Qua Xóm Nhỏ, lời ca buồn khiến tôi nhớ đến các bạn.
Chiều nay tìm về thăm xóm ấy nghe kể rằng một ngày cuối đông
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Những người lưu manh như tôi trước kia, sự mất mát là điều trừng phạt.
Chúng tôi chấp nhận nó như tính cách đỏ đen của chúng tôi khi cờ bạc,
thua là mất sạch. Vì thế chúng tôi vượt qua. Chúng tôi mất hạnh phúc bởi
những toan tính tầm thường của bạc tiền cho cá nhân mình.
Các anh không như lũ chúng tôi, tuy là mất mát về tình cảm, nhưng điều
mất mát của các anh là bởi những gì cao cả mà các anh theo đuổi. Cho tất
cả người dân trong đất nước này, vì thế tôi nghĩ các anh dù có thế nào,
hãy tự hào về những gì mình đã mất đi.
Xin gửi đến các anh bản Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp như một lời động
viên, chia sẻ. Với tôi, lúc nào cũng nhớ đến các anh, dù ở đâu trên trái
đất này, tôi vẫn luôn nhớ đến các anh.
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Đâu dễ riêng cho mình
Dệt mộng thắm kết uyên ương.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/09/qua-xom-nho-nghe-bai-khuc-tinh-ca-hang.html
Qua xóm nhỏ nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp.
Một chiều mùa đông mưa lạnh, tồi ngồi đằng sau trước xe máy của một người anh em Vinh đến Yên Hoà. Đó là điểm cuối cùng trong chuyến đi vòng quanh tỉnh Nghệ An bằng xe máy. Tỉnh Nghệ An khá rông,
Một chiều mùa đông mưa lạnh, tồi ngồi đằng sau trước xe máy của một
người anh em Vinh đến Yên Hoà. Đó là điểm cuối cùng trong chuyến đi vòng
quanh tỉnh Nghệ An bằng xe máy. Tỉnh Nghệ An khá rông, những người anh
em ở Vinh bị bắt trong năm 2011 ở rải rác khắp người giáp miền núi Đức
Thọ của Hà Tĩnh, người giáp Nghi Sơn, Thanh Hoá.
Quãng đường khá dài, tổng cộng đi rải rác khắp các nhà phải đến hàng
trăm cây số. Người chở tôi là em trai của Hồ Đức Hoà, cậu không hề tỏ vẻ
mệt mỏi, vì thế tôi cũng không có lý do gì để cơn mệt mỏi trong người
trỗi dậy. Lúc này họ mới bị bắt, tôi cần đi đến các nhà để động viên gia
đình họ và lấy thông tin viết bài về họ cho dư luận hiểu về con người
họ.
Nhiều người nhìn hành động tôi làm lúc đó, họ suy đoán tôi là người Việt
Tân. Họ cho rằng chỉ là người của Việt Tân mới tận tâm như vậy. Họ cho
rằng tôi đang đi thực hiênh nhiệm vụ Việt Tân giao và chi phí do Việt
Tân cung cấp. Những suy nghĩ đó của họ làm tôi thất vọng về một số người
đấu tranh, có lẽ họ không biết rằng đôi khi những kẻ lưu manh, vô học
vẫn có những tình cảm bạn bè, và có những hành động làm vì bạn bè mà chả
cần vụ lợi gì. Tôi không thanh minh cho việc làm của mình là trong
sáng, tôi chỉ e nó bị vấy bẩn sẽ ảnh hưởng đến những anh em ở trong tù.
Chả lẽ họ sống và tranh đấu rồi khi sa cơ, chỉ có người trong tổ chức họ
mới quan tâm. Còn bạn bè xa lánh họ sao.? Vậy hành động của họ là xấu
sao.?
Chính vì thế, tôi phải thanh minh những gì tôi làm với anh em Vinh là tình cảm bạn bè. Họ xứng đáng được những tình cảm như vậy.
Đất Nghệ An cằn cỗi, mùa đông gió mưa lạnh tê tái cắt da cắt thịt, mùa
hè nóng như lò lửa. Tôi có nhiều bạn bè sống nghĩa tình ở đó. Không phải
bạn bè đấu tranh thôi đâu. Tôi còn có những người anh em chí thiết
trong nhóm của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng. Ngoài ra
tôi còn có những bạn bè thời tôi làm dân lưu manh nữa. Tất cả những
người anh em dù ở địa vị nào, làm công việc gì, khác biệt trái ngược
nhau thế nào họ đều chung một điểm là sẵn sàng giúp đỡ khi tôi cần đến
họ.
Vinh là nơi duy nhất tôi có thể nói, đặt chân đến đó tôi không phải dùng
đến tiền. Chuyện đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ hay giặt quần áo hay cần đồ
đạc gì những người anh em ở Vinh sẵn sàng cung cấp. Người cả đời không
liên quan gì đến chuyện đấu tranh, không chút lăn tăn khi lái xe ô tô
đưa tôi đi đến những nơi nóng bỏng. Người chỉ lo làm ăn chân chính, con
cái học hành, công việc thành đạt không quan tâm đến chính trị. Nhưng
khi tôi nói muốn ở nhờ nhà họ để tránh công an, họ sắp xếp chu đáo, tận
tình không hề e sợ.
Một mảnh đất đầy ắp nghĩa tình như thế, quên sao được.
Bởi thế tôi nhớ mùa đông năm 2011, hai anh em chúng tôi trên chiếc xe
gắn máy hiệu Honda đi hàng trăm cây số trong mưa gió giá lạnh đến từng
nhà anh em bị bắt. Giờ thì cũng không còn mấy ai nhắc nhớ đến họ.
Bây giờ Việt Nam vào mùa cưới, những ai chưa từng làm nhân vật chính
trong đám cưới chắc trái tim ít nhiều sẽ xao xuyến, rung động trước
những hình ảnh mùa cưới đang đến gần. Hình ảnh những chàng trai, cô gái
bưng trầu cau lễ vật ăn hỏi hay những tiếng xôn xao náo nhiệt từ ngôi
nhà bạt dựng lên đầu thôn, cuối xóm. Những ngôi nhà mà bạt mà cổng kết
bằng lá dừa có chữ Tân Hôn hoặc Vu Quy.
Tôi từng là một tù nhân may mắn được nhìn những đám cưới. Ở tù dù chuyển
chỗ nào, một thời gian là tôi được làm tự giác. Có nghĩa là được đi lại
ra ngoài nhà dân, được cán bộ chở đi làm những việc cho nhà cán bộ.
Hoặc sai đi đâu đó ra ngoài làm gì.
Có vài lần nhà quản giáo nào cưới con họ, tôi được chở đi làm những việc
chuẩn bị cho đám cưới. Dựng rạp, dán trang trí, trông xe, khiêng vác.
Những lần như thế tôi được đối xử như người nhà, tôi không phải mặc quần
áo tù. Tôi chứng kiến những chú rể trạc tuổi mình, cô dâu trạc tuổi
người yêu mình tràn trề hạnh phúc trước những lời chúc của mọi người. Ở
tuổi 25, lúc ấy tôi không vững chắc như bây giờ, nhìn những hình ảnh họ
và nghĩ thân phận mình, nhớ đến người yêu mình. Những lúc tôi và người
yêu bàn chuyện tương lai...đó là những cảm xúc chua chát, buồn, cay đắng
mà khó có thể tả được.
Tôi đi tù, người yêu đến thăm một lần rồi thôi. Nhà cô ấy nghèo, ở trong
một xóm nhỏ bên Gia Lâm, mãi tít trong làng Thượng Cát gần ra ven sông
Đuống. Sau lần thăm ấy một thời gian, cô yêu và lấy người khác. Có bạn
tù mới vào đội, nhà gần đó kể cho tôi nghe. Tôi biết chồng cô ấy là
người làm ăn tử tế, tôi cũng cảm thấy được an ủi dù rất buồn.
Lúc chứng kiến những đám cưới như thế, tôi hình dung cô dâu đang vén váy cưới chui vào xe hoa kia là người yêu mình.
Làm tự giác tôi cũng được chứng kiến những đôi tình nhân gặp nhau. Có cô
chung thuỷ hàng tháng đều đặn thăm người yêu, có cô đến một vài lần rồi
thôi. Có cô đến xin người yêu thôi không chờ đợi để đi lấy chồng. Nhưng
thường thì các cô đều đặn đi thăm chiếm chỉ vài phần trăm. Có trường
hợp cô gái quay ra yêu đồng bọn của người yêu. Cả hai dẫn nhau đến thăm
và thông báo sẽ cưới nhau. Những nam tù nhân trong trường hợp ấy đều rất
buồn, có người suy sụp bỏ ăn, có người phẫn uất tìm cách trốn trại, có
người còn định tự vẫn.
Giờ tôi hiểu vì sao tôi được làm tự giác, làm tự giác phải có tiền đóng
bảo lãnh, hoặc có thân nhân quyền thế bảo lãnh, hoặc là thân nhân của
chính quản giáo. Những sự bảo lãnh chắc chắn để tù nhân không bỏ trốn.
Tôi được nhận làm tự giác vì tôi thắng được nỗi đau của mình, những
người quản giáo nhận ra điều đó từ khi đó. Còn tôi bây giờ, đã gần 20
năm mới nhận được ra một góc của mình.
Tôi trở về nhà trong một ngày thu, nắng vàng nhẹ, gió tháng 10 mơn man
dịu dàng trên mặt, tôi nhìn trên đường đi những xe hoa lác đác. Qua bên
sông tìm lối cũ đến cái xóm nhỏ ngày trước hay qua. Nhà cửa xây dựng san
sát, khó lắm tôi mới tìm ra đường vào nhà người yêu cũ. Bố mẹ người yêu
cũ ngập ngừng khó khăn khi tiếp tôi. Chỉ có cô em út là sinh viên đại
học là vẫn đối xử chân tình với tôi như một người anh. Cô không né tránh
tôi như người ta vẫn tránh một tên tù về. Sau này đám cưới cô út, tôi
có đi dự, cô út đứng ra viết thiếp mời tôi. Tôi hỏi có ngại gặp lại chị
em không. Cô út bảo em cưới em mời anh, từ lúc em 11 tuổi đến giờ, em
luôn quý mến anh dù anh có làm gì đi nữa.
Tự nhiên tôi lan man về chuyện của mình là bởi tôi nghĩ đến xóm nhỏ Yên
Hoà. Nơi mà người tù nhân Hồ Đức Hoà trạc tuổi tôi đã từng dự định làm
đám cưới cho mình vào đầu đông năm 2011 ấy. Trước lúc bị bắt, Hoà xây
ngôi nhà mới trên đất bố mẹ cho, ngôi nhà khi tôi đến còn chưa quét sơn,
cửa sổ còn chưa lắp, cầu thang chưa có lan can. Nếu Hoà không bị bắt,
chắc lúc tôi đến ngôi nhà đã hoàn thiện, sẽ có trên bức tường sơn mới ấy
một khung ảnh cưới của Hoà và vợ.
Hồ Đức Hoà chịu án tù mười mấy năm. Nếu về chắc anh cũng gần 50 tuổi.
Bây giờ đang là mùa cưới, mùa của những đôi uyên ương se kết hạnh phúc
cuộc đời. Bạn tôi, Hồ Đức Hoà đang ở trại giam nào, anh có nghĩ gì trong
lúc này. Người vợ sắp cưới của anh còn chờ đợi anh không.?
Nhưng tôi tin rằng dù thế nào, sau này anh sẽ có người vợ tốt và có thằng con trai thông minh , thương bố như tôi.
Tôi trải qua ,tôi hiểu, dù có bản lĩnh đến đâu, trong hoàn cảnh như vậy,
vào mùa như vậy trong năm. Những người lưu đày chưa từng làm đám cưới
đều chua chát trong lòng. Có lẽ người ấy sẽ không khóc ban ngày, nhưng
khi đêm xuống, ký ức trở về, hiếm người ngăn nổi dòng nước mắt trong
cảnh cô độc khi nhìn qua hàng song sắt phi 20.
Một chiều hè đổ lửa, tôi đến Thái Bình, tìm mãi đến nhà em Ngọc, người
yêu của Pau Le Son. Ăn với gia đình em bữa cơm, an ủi động viên em cũng
như cho gia đình em thấy em đã yêu một người tốt. Tìm được một người đàn
ông tốt trong đời, thì dù có vài năm chờ đợi cũng xứng đáng. Cuộc đời
của một người phụ nữ quan trọng nhất là tìm được một người đàn ông tốt
làm chồng. Chứ không phải là làm sao để không bị cô đơn trong quãng thời
gian nào đó của cuộc đời.
Mối tình của Lê Văn Sơn là mối tình đầu chớm đơm hoa, mối tình của Hồ
Đức Hoà là mối tình sắp đến lúc sắp kết trái. Cả hai người đều bị bắt tù
vì dấn thân đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trong muôn vàn những
gì họ chịu đựng, đói , rét, bệnh tật của nhà tù, họ còn có những nỗi đau
về tâm hồn mà khó ai có thể nhận thấy mà ái ngại cho họ.
Hôm nay tình cờ tôi nghe được bản nhạc Qua Xóm Nhỏ, lời ca buồn khiến tôi nhớ đến các bạn.
Chiều nay tìm về thăm xóm ấy nghe kể rằng một ngày cuối đông
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Có cô em nho nhỏ dẹp thương mong
Bước xuống thuyền hoa kết bằng muôn màu sắc hồng
Những người lưu manh như tôi trước kia, sự mất mát là điều trừng phạt.
Chúng tôi chấp nhận nó như tính cách đỏ đen của chúng tôi khi cờ bạc,
thua là mất sạch. Vì thế chúng tôi vượt qua. Chúng tôi mất hạnh phúc bởi
những toan tính tầm thường của bạc tiền cho cá nhân mình.
Các anh không như lũ chúng tôi, tuy là mất mát về tình cảm, nhưng điều
mất mát của các anh là bởi những gì cao cả mà các anh theo đuổi. Cho tất
cả người dân trong đất nước này, vì thế tôi nghĩ các anh dù có thế nào,
hãy tự hào về những gì mình đã mất đi.
Xin gửi đến các anh bản Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp như một lời động
viên, chia sẻ. Với tôi, lúc nào cũng nhớ đến các anh, dù ở đâu trên trái
đất này, tôi vẫn luôn nhớ đến các anh.
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Đâu dễ riêng cho mình
Dệt mộng thắm kết uyên ương.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/09/qua-xom-nho-nghe-bai-khuc-tinh-ca-hang.html