Đoạn Đường Chiến Binh
Quân Đoàn 1, những trận cuối tháng 3/1975
Như đã trình bày trong bài viết trước, ngày 20 tháng 3/1975, trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 (Vùng 1 chiến thuật cũ), đã bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, trung tướng Trưởng đã gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng các sĩ quan này duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế mà Tổng thống vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào. Tình hình lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị Chủ lực quân và Địa phương quân vẫn còn nguyên vẹn. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng.
Trên đường trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng ghé lại Huế. Tinh thần ông rất phấn chấn vì sau một vòng thanh tra các vị trí, ông thấy cách bố phòng trong thành phố rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài Gòn phát đi lời hiệu triệu quốc dân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Theo ghi nhận của đại tướng Cao Văn Viên, đây là điều mà trung tướng Trưởng nghĩ, dù muộn màng, cũng rất cần thiết, tuy “cũng đau đớn như bị tên cắm vào da thịt, nhưng không biết hiệu quả của lời tuyên bố đó có tác dụng đến mức nào.” Tướng Trưởng rời Huế, lòng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.
Đến khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, trung tướng Trưởng nhận được một công điện khẩn có ghi “Mật”. Đó là lệnh của Tổng thống do bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những gì nói trên đài phát thanh Huế, nay Tổng thống cho vị tư lệnh Quân đoàn 1 được tự do hành động. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ giữa lòng địch là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.
Từ ngày 21/3 trở đi, tình hình tại Quân khu 1 trở nên nghiêm trọng sau từng ngày. Sau đây là diễn tiến tình hình chiến sự tại Quân khu 1 từ ngày 21 đến ngày 28/3/1975. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, nhật ký hành quân của cựu thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm tư lệnh chiến trường Quảng-Đà, lời kể của một số nhân chứng, và tài liệu riêng của VB.
* Trận chiến tại Thừa Thiên, Nam-Tín-Ngãi từ 21/3 đến 25/3/1975
Ngày 21 tháng 3, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ
Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích, phải bỏ làng
chạy tan tác. Sư đoàn 1 Bộ binh (BB) điều động lực lượng giải tỏa áp lực
địch, Pháo binh và Không quân yểm trợ tối đa đã đẩy lùi được địch trong
một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22/3, địch tập trung lực lượng tấn
công cường tập tuyến phòng thủ của các đơn vị Trung đoàn 1 BB và Liên
đoàn 15 Biệt động quân. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị của trung
đoàn và liên đoàn này bị địch tấn công mạnh, cuối cùng phải rút về tuyến
sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.
Trước tình thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.
Ngày 23/3, Cộng quân tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thành phố Huế. Từ sáng CQ đã pháo kích dữ dội, tiếp diễn suốt ngày nhưng không hiệu quả. Tại phía Nam của Quân khu 1, ngày 24/3/1975, vào lúc 9 giờ sáng một biệt đội đặc công có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xã Tam Kỳ, trong khi đó, lực lượng của sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào vòng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Tín, bộ chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 2 Bộ binh và bộ chỉ huy Trung đoàn 5 Bộ binh và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Bắc quận Thăng Bình.
Cũng trong ngày 24/3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xã Quảng Ngãi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai. Ngày 25 tháng 3/1975, tất cả lực lượng của Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía Bắc thành phố Huế và phía Nam Chu Lai. Trong tình hình nguy kịch đó, một bức điện khác cũng của Tổng thống do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi, trong đó chỉ thị cho tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để hợp lực với các đơn vị cơ hữu ở đây lập tuyến phòng thủ giữ Đà Nẵng.
* Tướng Điềm và cuộc rút quân của Sư đoàn 1 Bộ binh
Kế hoạch rút quân từ Huế buộc Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị thống
thuộc, tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An.
Theo kế hoạch, Hải quân và Công binh sẽ làm cầu lập thành đường cho Bộ
binh vào Đà Nẵng. Thủy quân Lục chiến và các đơn vị thống thuộc quyền
điều động của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ được chở bằng tàu
thủy. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động
và kiểm soát cuộc rút quân này.
Sáng ngày hôm sau, biển động mạnh nên tàu đến trễ. Cầu phao tại cửa sông
cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao,
không làm sao qua được. Lúc đó, CQ biết được có các cuộc chuyển quân nên
bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí ẩn quân và các điểm hẹn để tàu
đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 bị thiệt hại nặng. Hỗn loạn
đã diễn ra, do đó chỉ có khoảng 1/3 binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng
một số đông khi vừa về Đà Nẵng, do nôn nóng tin nhà, đã rời đơn vị đi
tìm gia đình và thân nhân. Riêng binh sĩ Thủy quân là giữ được trọn vẹn
đội hình.
Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ tư lệnh Sư đoàn 1 BB trình diện bộ Tư lệnh Quân đoàn 1. Riêng chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm đã ghé thăm thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh tư lệnh Sư đoàn 3 để nhờ Sư đoàn 3 BB giúp cho các đơn vị một số máy móc truyền tin đã bị thất lạc trên đường chuyển quân. Tướng Điềm nói với tướng Hinh: Chờ Quân đoàn xét thì phải mất vài ngày. Bây giờ Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân. Tâm sự với tướng Hinh, vị tư lệnh Sư đoàn 1 BB buồn bã nói: Còn rất nhiều anh em còn bị kẹt ở các bãi cát gần Thuận An và Tư Hiền chờ tàu Hải quân.
Kể lại cuộc chuyển quân với một số đồng đội cũ, tướng Điềm cũng cho biết ông và trung tướng Lâm Quang Thi đã hứng pháo kích của Cộng quân khi ở bãi biển để điều động các đơn vị rút quân, sau đó ông và tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải quân thay vì đi bằng trực thăng (các tư lệnh Sư đoàn bộ binh, tư lệnh phó và tư lệnh Quân đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, cả tướng Thi và tướng Điềm đã từ chối sử dụng phương tiện riêng dành cho mình và cùng lội ra ngoài bờ để lên tàu). Đêm đó, tướng Hinh mời tướng Điềm ở lại tại doanh trại bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đồn trú ở căn cứ Hòa Khánh. Gặp một số sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3 BB đã có thời gian phục vụ Sư đoàn 1 BB, ông buồn bã nói: Cả sư đoàn đành phải bỏ Huế mà đi. Đau đớn quá…
* Ngày 26/3/1975:
Quân đoàn 1 lập phòng tuyến mới bảo vệ Đà Nẵng Sáng ngày 26 tháng
3/1975, trung tướng Trưởng đã gặp trung tướng Lâm Quang Thi, các thiếu
tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để
bàn về kế hoạch lập tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị
của Sư đoàn 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ
cùng với Thiết giáp và Pháo binh phụ trách phòng thủ từ đèo Hải Vân về
đến gần Hòa Khánh. Sư đoàn 3 BB sẽ bảo vệ phòng tuyến “vàng” dọc theo
phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Hòa Cầm. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là
lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía Tây Đà Nẵng và các khu
vực trọng yếu.
Về Sư đoàn 2 BB, ngoài Trung đoàn 5 và bộ chỉ huy nhẹ từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị còn lại của sư đoàn này đã tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh đặt bản doanh, từ ngày 25/3/1975. Một ngày sau, trung tướng Trưởng ra lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư đoàn 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lãnh hải tỉnh Quảng Ngãi.
Theo nhận xét của đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân được tàu Hải quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.
* Tình hình Đà Nẵng sau ngày 25/3/1975
Trong ngày 26 tháng 3/1975, đại tướng Cao Văn Viên cử thiếu tướng Nguyễn
Xuân Trang, tham mưu phó bộ Tổng Tham Mưu ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra
tình hình quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp trung tướng
Trưởng để biết về tình trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân
khu 1. Một khó khăn lớn đối với trung tướng Trưởng và bộ Tư lệnh Quân
khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng
Trị, Thừa Thiên đã chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn
loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định tình hình an
ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, trung
tướng Trưởng đã cử thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, tư lệnh phó Quân khu 1 vào
Sài Gòn để thỉnh cầu với Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm và đại tướng
Viên để có biện pháp khẩn cấp giải quyết tình trạng cư ngụ, sinh hoạt
của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài Gòn của tướng Lạc không
có kết quả.
Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh. Nhưng tin phi cơ đến lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào phòng thủ bị phá bỏ, mọi người úa ra phi đạo để lên phi cơ. Phải mất đến nửa ngày, các binh sĩ phòng vệ mới vãn hồi được trật tự. Thế nhưng khi có một chuyến phi cơ khác đến, cảnh hỗn loạn như trước lại tái diễn. Cuối cùng thấy không an toàn nên phản lực cơ này phải ngưng công tác. Ngày sau đó có 4 chiếc C-130 tìm cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn.
Tại hải cảng, người tị nạn bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10,000 người thì tàu đó chở vào Cam Ranh. Đến ngày 1 tháng Tư các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc vì lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có đến 10 tên địch trà trộn để xúi giục nên một số dân đã xử tử 10 kẻ địch này ngay tại bãi. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân khu 1 về đến Vũng Tàu, Phú Quốc thì tại phòng tuyến Đà Nẵng, tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28/3/1975…
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Quân Đoàn 1, những trận cuối tháng 3/1975
Như đã trình bày trong bài viết trước, ngày 20 tháng 3/1975, trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 (Vùng 1 chiến thuật cũ), đã bay ra bộ Tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến cách Mỹ Chánh chừng 8 km. Tại đây, trung tướng Trưởng đã gặp các cấp chỉ huy của những đơn vị trong khu vực để cùng các sĩ quan này duyệt lại tình hình cùng kế hoạch phòng thủ Huế mà Tổng thống vừa ra lệnh phải giữ với bất kỳ giá nào. Tình hình lúc đó không đến nỗi quá xấu. Các đơn vị Chủ lực quân và Địa phương quân vẫn còn nguyên vẹn. Việc triệt thoái khỏi Quảng Trị tuy có ảnh hưởng phần nào nhưng không làm cho tinh thần quân sĩ nao núng.
Trên đường trở về Đà Nẵng, tướng Trưởng ghé lại Huế. Tinh thần ông rất phấn chấn vì sau một vòng thanh tra các vị trí, ông thấy cách bố phòng trong thành phố rất vững vàng. Đến 1 giờ rưỡi trưa, đài phát thanh Huế tiếp vận đài Sài Gòn phát đi lời hiệu triệu quốc dân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống hứa với dân chúng, đặc biệt với dân chúng Huế, rằng quân đội sẽ bảo vệ Huế bằng mọi giá. Theo ghi nhận của đại tướng Cao Văn Viên, đây là điều mà trung tướng Trưởng nghĩ, dù muộn màng, cũng rất cần thiết, tuy “cũng đau đớn như bị tên cắm vào da thịt, nhưng không biết hiệu quả của lời tuyên bố đó có tác dụng đến mức nào.” Tướng Trưởng rời Huế, lòng vẫn tin tưởng với quyết tâm cao.
Đến khi vừa đặt chân xuống Đà Nẵng, trung tướng Trưởng nhận được một công điện khẩn có ghi “Mật”. Đó là lệnh của Tổng thống do bộ Tổng Tham Mưu chuyển. Ngược lại những gì nói trên đài phát thanh Huế, nay Tổng thống cho vị tư lệnh Quân đoàn 1 được tự do hành động. Vì không thể nào phòng thủ nổi ba căn cứ giữa lòng địch là Huế, Đà Nẵng và Chu Lai cùng một lúc, nên Tổng thống khuyên tướng Trưởng tùy nghi ứng phó và làm sao chỉ giữ một mình Đà Nẵng mà thôi.
Từ ngày 21/3 trở đi, tình hình tại Quân khu 1 trở nên nghiêm trọng sau từng ngày. Sau đây là diễn tiến tình hình chiến sự tại Quân khu 1 từ ngày 21 đến ngày 28/3/1975. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu đại tướng Cao Văn Viên viết cho trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, nhật ký hành quân của cựu thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm tư lệnh chiến trường Quảng-Đà, lời kể của một số nhân chứng, và tài liệu riêng của VB.
* Trận chiến tại Thừa Thiên, Nam-Tín-Ngãi từ 21/3 đến 25/3/1975
Ngày 21 tháng 3, CSBV bắt đầu đánh mạnh vào Phú Lộc, nằm trên trục lộ
Huế và Đà Nẵng. Dân chúng trong khu vực bị đạn pháo kích, phải bỏ làng
chạy tan tác. Sư đoàn 1 Bộ binh (BB) điều động lực lượng giải tỏa áp lực
địch, Pháo binh và Không quân yểm trợ tối đa đã đẩy lùi được địch trong
một thời gian ngắn. Đến trưa ngày 22/3, địch tập trung lực lượng tấn
công cường tập tuyến phòng thủ của các đơn vị Trung đoàn 1 BB và Liên
đoàn 15 Biệt động quân. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, các đơn vị của trung
đoàn và liên đoàn này bị địch tấn công mạnh, cuối cùng phải rút về tuyến
sau. Quốc lộ 1 bị cắt đứt và hầu như không giải tỏa được.
Trước tình thế chiến sự diễn biến khá đột ngột và Quốc lộ 1 bị gián đoạn, trung tướng Trưởng cho lệnh rút quân về cố thủ Huế. Cùng lúc đó, tàu Hải quân VNCH được tăng cường để khẩn cấp đón dân tị nạn cùng thân nhân gia đình binh sĩ ở Huế vào Đà Nẵng.
Ngày 23/3, Cộng quân tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thành phố Huế. Từ sáng CQ đã pháo kích dữ dội, tiếp diễn suốt ngày nhưng không hiệu quả. Tại phía Nam của Quân khu 1, ngày 24/3/1975, vào lúc 9 giờ sáng một biệt đội đặc công có chiến xa yểm trợ đột nhập vào thị xã Tam Kỳ, trong khi đó, lực lượng của sư đoàn 711 CSBV khởi động các cuộc tấn công vào vòng đai tỉnh lỵ. Trước áp lực nặng của địch, bộ chỉ huy tiểu khu Quảng Tín, bộ chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 2 Bộ binh và bộ chỉ huy Trung đoàn 5 Bộ binh và hậu cứ các đơn vị đồn trú ở Tam Kỳ rút quân về khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ binh ở phía Bắc quận Thăng Bình.
Cũng trong ngày 24/3, Cộng quân bao vây tỉnh lỵ Quảng Ngãi, tối cùng ngày, các đơn vị đồn trú tại thị xã Quảng Ngãi và khu vực phụ cận được lệnh rút quân về Chu Lai. Ngày 25 tháng 3/1975, tất cả lực lượng của Quân khu 1 đều tập trung tại ba địa điểm: Đà Nẵng (gồm cả Hội An), phía Bắc thành phố Huế và phía Nam Chu Lai. Trong tình hình nguy kịch đó, một bức điện khác cũng của Tổng thống do Bộ Tổng Tham Mưu gửi đi, trong đó chỉ thị cho tướng Trưởng cho rút toàn bộ quân tại Huế và Chu Lai về tập trung tại Đà Nẵng để hợp lực với các đơn vị cơ hữu ở đây lập tuyến phòng thủ giữ Đà Nẵng.
* Tướng Điềm và cuộc rút quân của Sư đoàn 1 Bộ binh
Kế hoạch rút quân từ Huế buộc Sư đoàn 1 Bộ binh và các đơn vị thống
thuộc, tăng phái phải di chuyển quân về cửa Tư Hiền và cửa Thuận An.
Theo kế hoạch, Hải quân và Công binh sẽ làm cầu lập thành đường cho Bộ
binh vào Đà Nẵng. Thủy quân Lục chiến và các đơn vị thống thuộc quyền
điều động của bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ được chở bằng tàu
thủy. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 sẽ chịu trách nhiệm điều động
và kiểm soát cuộc rút quân này.
Sáng ngày hôm sau, biển động mạnh nên tàu đến trễ. Cầu phao tại cửa sông
cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao,
không làm sao qua được. Lúc đó, CQ biết được có các cuộc chuyển quân nên
bắt đầu pháo kích dồn dập vào các vị trí ẩn quân và các điểm hẹn để tàu
đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1 bị thiệt hại nặng. Hỗn loạn
đã diễn ra, do đó chỉ có khoảng 1/3 binh sĩ về đến Đà Nẵng được. Nhưng
một số đông khi vừa về Đà Nẵng, do nôn nóng tin nhà, đã rời đơn vị đi
tìm gia đình và thân nhân. Riêng binh sĩ Thủy quân là giữ được trọn vẹn
đội hình.
Về đến Đà Nẵng, một số sĩ quan của bộ tư lệnh Sư đoàn 1 BB trình diện bộ Tư lệnh Quân đoàn 1. Riêng chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm đã ghé thăm thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh tư lệnh Sư đoàn 3 để nhờ Sư đoàn 3 BB giúp cho các đơn vị một số máy móc truyền tin đã bị thất lạc trên đường chuyển quân. Tướng Điềm nói với tướng Hinh: Chờ Quân đoàn xét thì phải mất vài ngày. Bây giờ Sư đoàn 1 BB cần gấp để liên lạc giữa các cánh quân. Tâm sự với tướng Hinh, vị tư lệnh Sư đoàn 1 BB buồn bã nói: Còn rất nhiều anh em còn bị kẹt ở các bãi cát gần Thuận An và Tư Hiền chờ tàu Hải quân.
Kể lại cuộc chuyển quân với một số đồng đội cũ, tướng Điềm cũng cho biết ông và trung tướng Lâm Quang Thi đã hứng pháo kích của Cộng quân khi ở bãi biển để điều động các đơn vị rút quân, sau đó ông và tướng Thi vào Đà Nẵng bằng tàu Hải quân thay vì đi bằng trực thăng (các tư lệnh Sư đoàn bộ binh, tư lệnh phó và tư lệnh Quân đoàn đều có trực thăng riêng, nhưng trong ngày rút quân, cả tướng Thi và tướng Điềm đã từ chối sử dụng phương tiện riêng dành cho mình và cùng lội ra ngoài bờ để lên tàu). Đêm đó, tướng Hinh mời tướng Điềm ở lại tại doanh trại bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đồn trú ở căn cứ Hòa Khánh. Gặp một số sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3 BB đã có thời gian phục vụ Sư đoàn 1 BB, ông buồn bã nói: Cả sư đoàn đành phải bỏ Huế mà đi. Đau đớn quá…
* Ngày 26/3/1975:
Quân đoàn 1 lập phòng tuyến mới bảo vệ Đà Nẵng Sáng ngày 26 tháng
3/1975, trung tướng Trưởng đã gặp trung tướng Lâm Quang Thi, các thiếu
tướng Bùi Thế Lân, Nguyễn Duy Hinh, và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm để
bàn về kế hoạch lập tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng. Theo đó, các đơn vị
của Sư đoàn 1 BB sẽ tập trung tại Nam Ô (phía nam đèo Hải Vân) và sẽ
cùng với Thiết giáp và Pháo binh phụ trách phòng thủ từ đèo Hải Vân về
đến gần Hòa Khánh. Sư đoàn 3 BB sẽ bảo vệ phòng tuyến “vàng” dọc theo
phía bắc sông Thu Bồn về đến gần Hòa Cầm. Sư đoàn Thủy quân Lục chiến là
lực lượng tổng trừ bị sẽ phụ trách khu vực phía Tây Đà Nẵng và các khu
vực trọng yếu.
Về Sư đoàn 2 BB, ngoài Trung đoàn 5 và bộ chỉ huy nhẹ từ Tam Kỳ về Đà Nẵng trong ngày 24 tháng 3/1975, các đơn vị còn lại của sư đoàn này đã tập trung về căn cứ Chu Lai, nơi bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh đặt bản doanh, từ ngày 25/3/1975. Một ngày sau, trung tướng Trưởng ra lệnh cho chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, tư lệnh Sư đoàn 2 BB, cho rút toàn bộ lực lượng tại Chu Lai ra Cù lao Ré thuộc lãnh hải tỉnh Quảng Ngãi.
Theo nhận xét của đại tướng Cao Văn Viên ghi trong hồi ký của ông, cuộc di chuyển từ Chu Lai ra đảo Ré bằng tàu diễn ra êm xuôi. Các đơn vị Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân được tàu Hải quân đến đón và sau đó tập họp lại trên đảo an toàn. Quân sĩ được nghỉ ngơi và được tái tổ chức. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Chu Lai, Sư đoàn 2 BB không bị áp lực nặng của Cộng quân.
* Tình hình Đà Nẵng sau ngày 25/3/1975
Trong ngày 26 tháng 3/1975, đại tướng Cao Văn Viên cử thiếu tướng Nguyễn
Xuân Trang, tham mưu phó bộ Tổng Tham Mưu ra Đà Nẵng để tổng kiểm tra
tình hình quân dụng, quân trang tại tổng kho Đà Nẵng và gặp trung tướng
Trưởng để biết về tình trạng quân số tại hàng của các đơn vị tại Quân
khu 1. Một khó khăn lớn đối với trung tướng Trưởng và bộ Tư lệnh Quân
khu 1 lúc bấy giờ là dân chúng từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, Quảng
Trị, Thừa Thiên đã chạy giặc dồn về Đà Nẵng. Thành phố có nguy cơ hỗn
loạn, chính quyền địa phương bất lực trong việc ổn định tình hình an
ninh trật tự. Để giải quyết thực trạng này, ngày 26 tháng 3/1975, trung
tướng Trưởng đã cử thiếu tướng Hoàng Văn Lạc, tư lệnh phó Quân khu 1 vào
Sài Gòn để thỉnh cầu với Tổng thống Thiệu, Thủ tướng Khiêm và đại tướng
Viên để có biện pháp khẩn cấp giải quyết tình trạng cư ngụ, sinh hoạt
của dân chúng tị nạn. Thế nhưng, chuyến đi Sài Gòn của tướng Lạc không
có kết quả.
Ngày 27 tháng Ba, một phi cơ dân sự của Hoa Kỳ ra Đà Nẵng để chở người. Theo dự trù thì phi cơ này sẽ chuyển mỗi ngày khoảng 14 ngàn người từ Đà Nẵng và Cam Ranh. Nhưng tin phi cơ đến lan truyền nhanh chóng đến độ phi trường tràn ngập người tị nạn. Hàng rào phòng thủ bị phá bỏ, mọi người úa ra phi đạo để lên phi cơ. Phải mất đến nửa ngày, các binh sĩ phòng vệ mới vãn hồi được trật tự. Thế nhưng khi có một chuyến phi cơ khác đến, cảnh hỗn loạn như trước lại tái diễn. Cuối cùng thấy không an toàn nên phản lực cơ này phải ngưng công tác. Ngày sau đó có 4 chiếc C-130 tìm cách thay thế nhưng chỉ chở được một chuyến rồi ngưng luôn.
Tại hải cảng, người tị nạn bám đông nghẹt cầu tàu. Một số chiến hạm của Hoa Kỳ đến Đà Nẵng nhưng được lệnh thả neo ngoài khơi. Từ bờ sẽ có nhiều phà và thuyền nhỏ vào đón dân chúng ra tàu lớn. Cuộc vận chuyển này diễn ra khá chậm, nhưng kết quả khả quan hơn. Hễ mỗi khi có đủ 10,000 người thì tàu đó chở vào Cam Ranh. Đến ngày 1 tháng Tư các tàu này được lệnh chở người tị nạn vào Vũng Tàu và Phú Quốc vì lúc đó Nha Trang cũng đang phải di tản. Đến Phú Quốc, dân chúng phát giác có đến 10 tên địch trà trộn để xúi giục nên một số dân đã xử tử 10 kẻ địch này ngay tại bãi. Trong khi hàng chục ngàn dân tị nạn từ Quân khu 1 về đến Vũng Tàu, Phú Quốc thì tại phòng tuyến Đà Nẵng, tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn từ rạng sáng ngày 28/3/1975…
Sinh Tồn chuyển