Đoạn Đường Chiến Binh

Quán ăn nhớ… thời bao cấp

Câu khẩu hiệu “Ở đây tai vách mạch rừng/ Những điều trông thấy xin đừng nói ra” cùng với chiếc xe đạp Thống Nhất treo lơ lửng bên biển hiệu đã khiến nhiều vị khách thích thú tìm về “thời bao cấp” tại “cửa hàng mậu dịch” đặc biệt này.
Quán ăn thời bao cấp sống lại giữa lòng Hà Nội
Quán ăn thời bao cấp sống lại giữa lòng Hà Nội.

“Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37”

Nằm khuất trong một con ngõ nhỏ ven hồ Trúc Bạch “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” phố Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội đang làm sống lại một thời bao cấp của Hà Nội xưa.

Tiếng đài cát sét cũ treo trên bức tường gạch phát ra âm thanh rè rè khiến cho không gian cửa hàng đậm chất hoài niệm của những năm trước đổi mới.

Tem phiếu cùng những bức thư ố vàng là kỉ vật của một thời mãi nhớ.
            ảnh: Kim ANh
Tem phiếu cùng những bức thư ố vàng là kỉ vật của một thời mãi nhớ. ảnh: Kim Anh.

Chủ nhân của cửa hàng là anh Phạm Quang Minh - một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên với anh thời bao cấp đã trở thành một kỉ niệm sâu sắc.

Anh Minh trầm ngầm kể: “Mình là con út trong nhà nên luôn được lĩnh nhiệm vụ đi xếp hàng. Có những lần đợi cả nửa ngày mới đến lượt khi nhận hàng chỉ là con cá mục bé bằng hai ngón tay”.

Xuất phát từ chính kí ức của tuổi thơ nên từ lâu ông chủ kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống này đã ấp ủ được mở một quán ăn mang đậm dấu ấn bao cấp nhưng phải đến khi tìm được ngôi nhà này thì ý tưởng mới có cơ hội để hiện thực.

“Cũng có người cho ý tưởng mở quán của tôi là gàn dở vì nhắc đến thời bao cấp sẽ gợi cho nhiều người kỷ niệm buồn, vì đó là một thời “đau thương” nhưng tôi nghĩ đó cũng là kỷ niệm khó quên trong lòng mỗi người. Đáng để tự hào vì trong thời kỳ khó khăn mà cả nước vẫn vượt qua được” - anh Minh chia sẻ.

Với cách bài trí khác lạ qua những vật dụng độc đáo “cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” đã khắc họa lại cảnh xếp hàng đặc trưng ở thời kì trước. Những vật dụng giản dị như bình đông, đôi dép bọt, dép đúc Trung Quốc, mũ kè, nón lá, viên gạch... đều trở nên sống động hơn.

Ngay cả bộ bàn ghế cũng được sáng tạo từ chân máy khâu cũ. Đặc biệt bộ ảnh đen trắng ghi lại cuộc sống ở Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước được họa sỹ Lê Thiết Cương mua lại bản quyền từ nhiếp ảnh gia người Thụy Điển hút ánh nhìn của mọi người.

Chỉ vào các bảng hiệu treo trong quán anh Minh tiết lộ thêm: “tất cả đều được kẻ bằng tay cho thật giống ngày xưa. Riêng chiếc ti vi đen trắng đặt trước quầy hàng là vật dụng khó tìm nhất, người ta có thể giữ dải tem phiếu lại nhưng mấy ai giữ chiếc ti vi kềnh càng này. Vất vả lắm tôi mới tìm ra được đấy”.

Những vị khách đặc biệt

Các bạn trẻ thú vị với câu khẩu hiệu treo trong quán
Các bạn trẻ thú vị với câu khẩu hiệu treo trong quán.

 

Trong tiết trời chớm thu se se lạnh của Hà Nội, một vị khách bỏ lại ồn ào của cuộc sống lặng lẽ tìm về thời bao cấp mà giờ chỉ còn trong kỉ niệm.

Bác Trung Hà (Thụy Khuê - Hà Nội) đôi mắt rưng rưng nhìn vào không gian trong quán nhỏ nói: “cứ nghĩ thời bao cấp đã khép lại mãi thật không ngờ được gặp lại ở đây những bát cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, chiếc xe đạp Vĩnh Cửu, chiếc quạt tai voi…”.

Nhắc đến những vị khách của cửa hàng anh Trần Thành Phố - nhân viên phục vụ bàn nói: “Nhiều cụ già tìm đến quán chỉ là để ngắm nhìn lại những vật dụng cũ. Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện về một thời, vui có, buồn có trong nỗi xúc động. Quán gần là như điểm hẹn giúp mọi người tìm về gần nhau hơn”.

Những vật dụng thân quen khắc họa lại cảnh xếp hàng xưa
Những vật dụng thân quen khắc họa lại cảnh xếp hàng xưa.

Lại có những bạn trẻ tìm đến cửa hàng mậu dịch vì tò mò muốn biết xem thế hệ ông bà, bố mẹ mình đã sống “thời tem phiếu” như thế nào.

Ngạc nhiên với chiếc bát sắt tráng men nhẹ tênh em Minh Ngọc – học sinh lớp 10 trường Chu Văn An hồ hởi kể: “Ở nhà mẹ đã kể rất nhiều về thời bao cấp, chuyện xếp hàng, tem phiếu nhưng em vẫn không hình dung được hết. Đó là lý do em tìm đến cửa hàng mậu dịch đặc biệt này”.

Cũng giống suy nghĩ của nhiều bạn trẻ khác em Nguyễn Đức Minh (Gia Lâm - Hà Nội) chuẩn bị đi du học đã quyết định mở một bữa tiệc nhỏ với những món ăn đậm chất dân dã tại đây.

Minh chia sẻ: “em thích những gì cổ kính, xưa cũ, thích chọn nơi mang đậm nét của Hà Nội xưa. Vì thế em chọn cửa hàng mậu dịch này. Như thế sau em sẽ có nhiều chuyện để kể với các bạn nước ngoài nữa”.

Ngày đầu cửa hàng mới mở khách tự nguyện xếp hàng mua thức ăn, có những người đem tặng lại bộ tem phiếu cũ, những bức thư đã nhòe chữ, ngả màu hoen ố do thời gian, chiếc cốc, bát gỉ sắt…

Đặc biệt hơn cả là hòn đá xếp hàng của nhà nghiên cứu Hán Nôm Mai Xuân Hải, dịch giả của bộ truyện “Tây du kí”. Chiếc bình đông của nhà văn Hải Hồ do chính con trai ông đem tặng lại quán, chiếc ca nhôm đựng bút vẽ của họa sĩ Lê Thiết Cương cũng được trưng bày trong tủ kính...

Vi Tâm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quán ăn nhớ… thời bao cấp

Câu khẩu hiệu “Ở đây tai vách mạch rừng/ Những điều trông thấy xin đừng nói ra” cùng với chiếc xe đạp Thống Nhất treo lơ lửng bên biển hiệu đã khiến nhiều vị khách thích thú tìm về “thời bao cấp” tại “cửa hàng mậu dịch” đặc biệt này.
Quán ăn thời bao cấp sống lại giữa lòng Hà Nội
Quán ăn thời bao cấp sống lại giữa lòng Hà Nội.

“Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37”

Nằm khuất trong một con ngõ nhỏ ven hồ Trúc Bạch “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” phố Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội đang làm sống lại một thời bao cấp của Hà Nội xưa.

Tiếng đài cát sét cũ treo trên bức tường gạch phát ra âm thanh rè rè khiến cho không gian cửa hàng đậm chất hoài niệm của những năm trước đổi mới.

Tem phiếu cùng những bức thư ố vàng là kỉ vật của một thời mãi nhớ.
            ảnh: Kim ANh
Tem phiếu cùng những bức thư ố vàng là kỉ vật của một thời mãi nhớ. ảnh: Kim Anh.

Chủ nhân của cửa hàng là anh Phạm Quang Minh - một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên với anh thời bao cấp đã trở thành một kỉ niệm sâu sắc.

Anh Minh trầm ngầm kể: “Mình là con út trong nhà nên luôn được lĩnh nhiệm vụ đi xếp hàng. Có những lần đợi cả nửa ngày mới đến lượt khi nhận hàng chỉ là con cá mục bé bằng hai ngón tay”.

Xuất phát từ chính kí ức của tuổi thơ nên từ lâu ông chủ kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống này đã ấp ủ được mở một quán ăn mang đậm dấu ấn bao cấp nhưng phải đến khi tìm được ngôi nhà này thì ý tưởng mới có cơ hội để hiện thực.

“Cũng có người cho ý tưởng mở quán của tôi là gàn dở vì nhắc đến thời bao cấp sẽ gợi cho nhiều người kỷ niệm buồn, vì đó là một thời “đau thương” nhưng tôi nghĩ đó cũng là kỷ niệm khó quên trong lòng mỗi người. Đáng để tự hào vì trong thời kỳ khó khăn mà cả nước vẫn vượt qua được” - anh Minh chia sẻ.

Với cách bài trí khác lạ qua những vật dụng độc đáo “cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” đã khắc họa lại cảnh xếp hàng đặc trưng ở thời kì trước. Những vật dụng giản dị như bình đông, đôi dép bọt, dép đúc Trung Quốc, mũ kè, nón lá, viên gạch... đều trở nên sống động hơn.

Ngay cả bộ bàn ghế cũng được sáng tạo từ chân máy khâu cũ. Đặc biệt bộ ảnh đen trắng ghi lại cuộc sống ở Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước được họa sỹ Lê Thiết Cương mua lại bản quyền từ nhiếp ảnh gia người Thụy Điển hút ánh nhìn của mọi người.

Chỉ vào các bảng hiệu treo trong quán anh Minh tiết lộ thêm: “tất cả đều được kẻ bằng tay cho thật giống ngày xưa. Riêng chiếc ti vi đen trắng đặt trước quầy hàng là vật dụng khó tìm nhất, người ta có thể giữ dải tem phiếu lại nhưng mấy ai giữ chiếc ti vi kềnh càng này. Vất vả lắm tôi mới tìm ra được đấy”.

Những vị khách đặc biệt

Các bạn trẻ thú vị với câu khẩu hiệu treo trong quán
Các bạn trẻ thú vị với câu khẩu hiệu treo trong quán.

 

Trong tiết trời chớm thu se se lạnh của Hà Nội, một vị khách bỏ lại ồn ào của cuộc sống lặng lẽ tìm về thời bao cấp mà giờ chỉ còn trong kỉ niệm.

Bác Trung Hà (Thụy Khuê - Hà Nội) đôi mắt rưng rưng nhìn vào không gian trong quán nhỏ nói: “cứ nghĩ thời bao cấp đã khép lại mãi thật không ngờ được gặp lại ở đây những bát cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, chiếc xe đạp Vĩnh Cửu, chiếc quạt tai voi…”.

Nhắc đến những vị khách của cửa hàng anh Trần Thành Phố - nhân viên phục vụ bàn nói: “Nhiều cụ già tìm đến quán chỉ là để ngắm nhìn lại những vật dụng cũ. Họ kể cho nhau nghe những câu chuyện về một thời, vui có, buồn có trong nỗi xúc động. Quán gần là như điểm hẹn giúp mọi người tìm về gần nhau hơn”.

Những vật dụng thân quen khắc họa lại cảnh xếp hàng xưa
Những vật dụng thân quen khắc họa lại cảnh xếp hàng xưa.

Lại có những bạn trẻ tìm đến cửa hàng mậu dịch vì tò mò muốn biết xem thế hệ ông bà, bố mẹ mình đã sống “thời tem phiếu” như thế nào.

Ngạc nhiên với chiếc bát sắt tráng men nhẹ tênh em Minh Ngọc – học sinh lớp 10 trường Chu Văn An hồ hởi kể: “Ở nhà mẹ đã kể rất nhiều về thời bao cấp, chuyện xếp hàng, tem phiếu nhưng em vẫn không hình dung được hết. Đó là lý do em tìm đến cửa hàng mậu dịch đặc biệt này”.

Cũng giống suy nghĩ của nhiều bạn trẻ khác em Nguyễn Đức Minh (Gia Lâm - Hà Nội) chuẩn bị đi du học đã quyết định mở một bữa tiệc nhỏ với những món ăn đậm chất dân dã tại đây.

Minh chia sẻ: “em thích những gì cổ kính, xưa cũ, thích chọn nơi mang đậm nét của Hà Nội xưa. Vì thế em chọn cửa hàng mậu dịch này. Như thế sau em sẽ có nhiều chuyện để kể với các bạn nước ngoài nữa”.

Ngày đầu cửa hàng mới mở khách tự nguyện xếp hàng mua thức ăn, có những người đem tặng lại bộ tem phiếu cũ, những bức thư đã nhòe chữ, ngả màu hoen ố do thời gian, chiếc cốc, bát gỉ sắt…

Đặc biệt hơn cả là hòn đá xếp hàng của nhà nghiên cứu Hán Nôm Mai Xuân Hải, dịch giả của bộ truyện “Tây du kí”. Chiếc bình đông của nhà văn Hải Hồ do chính con trai ông đem tặng lại quán, chiếc ca nhôm đựng bút vẽ của họa sĩ Lê Thiết Cương cũng được trưng bày trong tủ kính...

Vi Tâm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm