Văn Học & Nghệ Thuật

Quán cafe ký ức

Bạn nhắn, em còn ở Đà Lạt không? Nếu còn thì ghé cà phê Tùng uống giùm anh một ly cà phê nhé. Hơn 40 năm trước mỗi khi lên Đà Lạt anh vẫn ghé đó hàng đêm…

Tùy bút Nguyễn Thị Hậu

Bạn nhắn, em còn ở Đà Lạt không? Nếu còn thì ghé cà phê Tùng uống giùm anh một ly cà phê nhé. Hơn 40 năm trước mỗi khi lên Đà Lạt anh vẫn ghé đó hàng đêm…

Tranh thủ lúc rảnh rỗi trước khi ra sân bay, tôi ra đầu đường vẫy một chiếc xe ôm, nói, cho tôi ra cà phê Tùng. Bác xe ôm nhanh miệng: ở khu Hòa Bình phải không cô, quán này hồi xưa chỉ có nhạc Trịnh.

Khu Hòa Bình chính là trung tâm thành phố, nơi có chợ Đà Lạt, có chợ đêm ăn uống, có những tiệm ăn và quán cà phê từ lâu đã quen thuộc với người Đà Lạt. Cà phê Tùng là một trong những địa chỉ như vậy.

Như lời bạn kể, có mặt từ những năm 60 của thế kỷ trước, cà phê Tùng là nơi gặp gỡ của văn nghệ sĩ ởĐà Lạt hay từ nơi khác đến. Từ thời còn là học sinh trung học tuy không phải là dân Đà Lạt bạn vẫn tìm cách về chơi xứ lạnh bất cứ khi nào có dịp.Lúc đi với gia đình dịp nghỉ hè, khi thì tụ tập với mấy bạn cùng trường làm một chuyến picnic vài trăm cây số. Từ Sài Gòn bạn nhớ Đà Lạt trước vì không khí, cái lạnh dễ chịu và khe khẽ chạm vào da thịt, nhớ hơi thở ẩm ướt nhưng dễ thương của sương mù Đà Lạt. Và sau là gì thì gì cà phê Tùng vẫn là cái địa chỉ đầu tiên bạn đến khi chiếc xe đò ngừng hẳn nơi bến xe Hòa Bình, trước ngôi chợ mới của thành phố Đà Lạt dịu dàng còn ngái ngủ trong làn sương mỏng. Bạn vào đấy, gọi một bình trà được ủ ấm trong chiếc ấm đất nhỏ xíu vàng màu đất cũ.Từ bên trong quán cà phê Tùng bức tranh mờ ảo của Đà Lạt hiện ra như cảnh bồng lai, nơi mà con người chỉ biết tưởng tượng trong thần trí nhỏ hẹp của mình.

Chỉ vậy thôi mà bao nhiêu năm rồi bạn vẫn nhớ cà phê Tùng như một phần ký ức đẹp, bền bỉ nằm đó bất kể bao thăng trầm bụi bặm của thời gian.Bạn nhớ cà phê Tùng còn vì không gian ấm cúng của nó như căn phòng khách của gia đình với đầy đủ những tấm ảnh thời niên thiếu mà bạn có.

Cafe Tùng Đà Lạt
Bây giờ quán cà phê Tùng vẫn còn nơi địa chỉ cũ như trong ký ức của bạn.Nằm trên con đường một chiều nho nhỏ, vỉa hè hẹp chỉ để được vài xe máy, mặt tiền không có gi đặc biệt ngoài cái bảng hiệu Cà phê Tùng trông rất đỗi khiêm nhường, ai không chú ý thì đi ngang qua vài lần cũng không nhận ra. Quán là gian nhà phố một lầu, tầng trên là nơi sinh hoạt gia đình, toàn bộ tầng trệt dùng làm quán. Hai dãy ghế kiểu xưa kê sát tường, hai dãy bàn thấp và một số ghế dựa nhỏ kê phía ngoài. Mặt tiền là khung cửa kính lớn lấy ánh sáng, được tận dụng gắn một kệ nhỏ để vừa ly cà phê hay ấm trà, có thể kéo chiếc ghế nhỏ ngồi đây nhìn ra đường hay xéo bên kia là khu chợ. Đây là chỗ ngồi đẹp được nhiều người ưa thích dù hơi bất tiện vì sát cửa ra vào.

Không gian hẹp nên đồ đạc cũng nhỏ gọn, giản dị, hòa với tiếng nhạc và cả khói thuốc lá tạo ra không khí ấm cúng và thân thuộc dù lần đầu đến quán. Nhiều năm trước, khách ngồi trong cà phê Tùng nghe nhạc Trịnh lãng đãng, trò chuyện khe khẽ lịch thiệp, phần nhiều là giọng Huế hay giọng Quảng… Thời chiến tranh dân miền Trung hay đổ vào phía Nam, vô Sài Gòn, nhưng ở Đà Lạt có nhiều người Huế, phải chăng vì hợp với không khí và thời tiết nơi đây hơn là cái nóng quanh năm của Sài Gòn? Mà người xứ Huế sống ở Đà Lạt không thành văn nhân mới lạ!

Bây giờ chỉ khi vắng khách mới có nhạc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An qua những giọng ca nổi tiếng Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Sĩ Phú… Còn ban ngày quán để nhạc Âu Mỹ thập niên 60, 70,thỉnh thoảng có nhạc hòa tấu hợp với cả người già và người trẻ.Giờ cao điểm khoảng từ 8 – 11g sáng trong quán không lúc nào còn chỗ trống. Khách đến quán chấp nhận ngồi sát cạnh nhau, chung một chiếc bàn hẹp trên để đủ thứ: cà phê, trà, sữa chua, nhìn vô không biết ai dùng thứ gì…

Bây giờ trong quán người trẻ nhiều hơn, họ đi từng nhóm, khá ồn ào, nhiều giọng Bắc với tone cao và âm lượng lớn, tiếng Huế nhỏ nhẹ và tiếng Đà Lạt pha hơi cứng như trở thành thiểu số. Bây giờ ít có khách ngồi một mình ở quán, cũng hiếm thấy ai gọi bình trà nhỏ xíu nóng bỏng như xưa. Khách đi từng đôi hay nhóm, uống cà phê đá, bạc xỉu, sữa chua… miệng nói chuyện mà tay và mắt không rời màn hình điện thoại, ipad… Nhiều ánh mắt lạ lẫm nhìn khi thấy tôi ngồi viết vào cuốn sổ tay những dòng tùy bút này. Viết bằng bút không còn là thói quen của nhiều người, hay là đã có 1, 2 thế hệ mất thói quen này từ khi máy tính ra đời?Để thử gửi cho bạn mấy trang viết xem anh có còn nhận ra chữ của tôi không?

Chỉ khoảng hơn một tiếng ngồi trong quán Tùng đã thấy có gần chục người bán vé số ghé vô mời mua cả hai loại vè số các tỉnh và “vé số kiểu Mỹ”. Mấy người đều mua “vé số kiểu Mỹ”, có lẽ vì giải thưởng lớn hơn nhiều lần… cơ may đổi đờichỉ có giá chưa bằng ly cà phê, quá rẻ cho một niềm hy vọng!

Nếu trước 1975 Đà Lạt là khu nghỉ mát phục vụ cho miền Nam thì sau đó, Đà Lạt là thành phố du lịch quen thuộc của người dân cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đến đây mùa nào cũng đông, mai mốt hàng tuần sẽ có chuyến bay thẳng từ Vũ Hán (Trung quốc) đến đây sẽ mang theo sự xô bồ nhốn nháo nhiều hơn...Không biết sự yên tĩnh hiếm hoi của những quán nhỏ ở khu Hòa Bình có còn giữ được?Trên đà “phát triển” phục vụ du lịch, Đà Lạtđã mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhanh. Nhà cao tầng hiện đại, quán ăn quán cà phê cửa hàng sang trọng mọc lên như nấm ở khu trung tâm và những con đường quanh đó. Xe cộ nhiều hơn, Đà Lạt cũng vội vã thức khuya và dậy sớm hơn.Tuy nhiên, nhiều di sản quý của Đà Lạt như hệ thống biệt thự đẹp như cổ tích, một số thắng cảnh nổi tiếng… qua một thời gian dài không được quan tâm gìn giữ và bảo vệ nên đã hư hỏng, biến dạng. Quanh Hồ Xuân Hương có quá nhiều công trình dịch vụ mới kiểu dáng phong cách khác nhau, thu hẹp tầm nhìn và nói thật, không gian nơi đây không đẹp hơn mà ngược lại! Thậm chí làm người ta liên tưởng đến cái ao ở làng mà mỗi nhà quanh đó có thể tùy tiện bắc cái cầu ao tắm rửa, ngăn mặt ao nuôi bèo hay thả đám rau muống hay cho giàn bầu bí! Cảnh quan đô thị nói chung hay cảnh đẹp Dà Lạt nói riêng đâu phải cái ao mà có thể chia sẻ “sở hữu” cho những ai đầu tư du lịch để khai thác vô tội vạ? Bên cạnh đó Đà Lạt còn có nhiều khu du lịch mới mất đi tính chất thân thiện với môi trường vì để xây dựng người ta đã phá hủy rừng và cảnh quan tự nhiên.

***

Cũng may, nhờ bạn nhắc mà tôi còn có phút giây nhớ lại một Đà Lạt xưa êm đềm trong quán nhỏ. Cà phê Tùng vẫn được nhiều người nhắc nhớ. Khách sành cà phê nếu từng biết quán Tùng đều khẳng định, chất lượng cà phê ở đây không đổi, vẫn ngon như hàng chục năm qua. Trên mạng internet và trong một số sách về du lịch có một số bài viết giới thiệu cà phê Tùng với bạn bè quốc tế. Bây giờ khách đến với cà phê Tùng không chỉ như đến một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng, mà còn là đến với một nơi lưu giữ một phần lịch sử và những câu chuyện về Đà Lạt. Vì vậy khách đông hơn cũng là điều đáng mừng…

Nhưng sao trong tôi vẫn có chút gì luyến tiếc, dường như không khí của quán Tùng xưa kia, “cái hồn” của văn hóa cà phê đặc trưng Đà Lạt đã mất đi, chỉ còn trong hoài niệm và ký ức… Bỗng nhớ một quán cà phê ở đâu đó mà có lần tôi tình cờ lạc bước ghé vào, cũng quán nhỏ xưa cũ kỹ chỉ phục vụ ít người thôi, khách không trò chuyện mà im lặng đọc sách hay nghĩ ngợi, không được sử dụng điện thoại và internet trong quán. Vào đây chỉ để thưởng thức cà phê ngon, để được yên tĩnh, đọc và suy nghĩ…

Một quán nhỏ như vậy ở Đà Lạt để sống lại một không gian Đà Lạt xưa, yên bình và thanh thản, lãng mạn và cô đơn… ước mơ đó phải chăng là một điều không tưởng?

Đà Lạt 8/12/2016

Nguyễn Thị Hậu

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quán cafe ký ức

Bạn nhắn, em còn ở Đà Lạt không? Nếu còn thì ghé cà phê Tùng uống giùm anh một ly cà phê nhé. Hơn 40 năm trước mỗi khi lên Đà Lạt anh vẫn ghé đó hàng đêm…

Tùy bút Nguyễn Thị Hậu

Bạn nhắn, em còn ở Đà Lạt không? Nếu còn thì ghé cà phê Tùng uống giùm anh một ly cà phê nhé. Hơn 40 năm trước mỗi khi lên Đà Lạt anh vẫn ghé đó hàng đêm…

Tranh thủ lúc rảnh rỗi trước khi ra sân bay, tôi ra đầu đường vẫy một chiếc xe ôm, nói, cho tôi ra cà phê Tùng. Bác xe ôm nhanh miệng: ở khu Hòa Bình phải không cô, quán này hồi xưa chỉ có nhạc Trịnh.

Khu Hòa Bình chính là trung tâm thành phố, nơi có chợ Đà Lạt, có chợ đêm ăn uống, có những tiệm ăn và quán cà phê từ lâu đã quen thuộc với người Đà Lạt. Cà phê Tùng là một trong những địa chỉ như vậy.

Như lời bạn kể, có mặt từ những năm 60 của thế kỷ trước, cà phê Tùng là nơi gặp gỡ của văn nghệ sĩ ởĐà Lạt hay từ nơi khác đến. Từ thời còn là học sinh trung học tuy không phải là dân Đà Lạt bạn vẫn tìm cách về chơi xứ lạnh bất cứ khi nào có dịp.Lúc đi với gia đình dịp nghỉ hè, khi thì tụ tập với mấy bạn cùng trường làm một chuyến picnic vài trăm cây số. Từ Sài Gòn bạn nhớ Đà Lạt trước vì không khí, cái lạnh dễ chịu và khe khẽ chạm vào da thịt, nhớ hơi thở ẩm ướt nhưng dễ thương của sương mù Đà Lạt. Và sau là gì thì gì cà phê Tùng vẫn là cái địa chỉ đầu tiên bạn đến khi chiếc xe đò ngừng hẳn nơi bến xe Hòa Bình, trước ngôi chợ mới của thành phố Đà Lạt dịu dàng còn ngái ngủ trong làn sương mỏng. Bạn vào đấy, gọi một bình trà được ủ ấm trong chiếc ấm đất nhỏ xíu vàng màu đất cũ.Từ bên trong quán cà phê Tùng bức tranh mờ ảo của Đà Lạt hiện ra như cảnh bồng lai, nơi mà con người chỉ biết tưởng tượng trong thần trí nhỏ hẹp của mình.

Chỉ vậy thôi mà bao nhiêu năm rồi bạn vẫn nhớ cà phê Tùng như một phần ký ức đẹp, bền bỉ nằm đó bất kể bao thăng trầm bụi bặm của thời gian.Bạn nhớ cà phê Tùng còn vì không gian ấm cúng của nó như căn phòng khách của gia đình với đầy đủ những tấm ảnh thời niên thiếu mà bạn có.

Cafe Tùng Đà Lạt
Bây giờ quán cà phê Tùng vẫn còn nơi địa chỉ cũ như trong ký ức của bạn.Nằm trên con đường một chiều nho nhỏ, vỉa hè hẹp chỉ để được vài xe máy, mặt tiền không có gi đặc biệt ngoài cái bảng hiệu Cà phê Tùng trông rất đỗi khiêm nhường, ai không chú ý thì đi ngang qua vài lần cũng không nhận ra. Quán là gian nhà phố một lầu, tầng trên là nơi sinh hoạt gia đình, toàn bộ tầng trệt dùng làm quán. Hai dãy ghế kiểu xưa kê sát tường, hai dãy bàn thấp và một số ghế dựa nhỏ kê phía ngoài. Mặt tiền là khung cửa kính lớn lấy ánh sáng, được tận dụng gắn một kệ nhỏ để vừa ly cà phê hay ấm trà, có thể kéo chiếc ghế nhỏ ngồi đây nhìn ra đường hay xéo bên kia là khu chợ. Đây là chỗ ngồi đẹp được nhiều người ưa thích dù hơi bất tiện vì sát cửa ra vào.

Không gian hẹp nên đồ đạc cũng nhỏ gọn, giản dị, hòa với tiếng nhạc và cả khói thuốc lá tạo ra không khí ấm cúng và thân thuộc dù lần đầu đến quán. Nhiều năm trước, khách ngồi trong cà phê Tùng nghe nhạc Trịnh lãng đãng, trò chuyện khe khẽ lịch thiệp, phần nhiều là giọng Huế hay giọng Quảng… Thời chiến tranh dân miền Trung hay đổ vào phía Nam, vô Sài Gòn, nhưng ở Đà Lạt có nhiều người Huế, phải chăng vì hợp với không khí và thời tiết nơi đây hơn là cái nóng quanh năm của Sài Gòn? Mà người xứ Huế sống ở Đà Lạt không thành văn nhân mới lạ!

Bây giờ chỉ khi vắng khách mới có nhạc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An qua những giọng ca nổi tiếng Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Sĩ Phú… Còn ban ngày quán để nhạc Âu Mỹ thập niên 60, 70,thỉnh thoảng có nhạc hòa tấu hợp với cả người già và người trẻ.Giờ cao điểm khoảng từ 8 – 11g sáng trong quán không lúc nào còn chỗ trống. Khách đến quán chấp nhận ngồi sát cạnh nhau, chung một chiếc bàn hẹp trên để đủ thứ: cà phê, trà, sữa chua, nhìn vô không biết ai dùng thứ gì…

Bây giờ trong quán người trẻ nhiều hơn, họ đi từng nhóm, khá ồn ào, nhiều giọng Bắc với tone cao và âm lượng lớn, tiếng Huế nhỏ nhẹ và tiếng Đà Lạt pha hơi cứng như trở thành thiểu số. Bây giờ ít có khách ngồi một mình ở quán, cũng hiếm thấy ai gọi bình trà nhỏ xíu nóng bỏng như xưa. Khách đi từng đôi hay nhóm, uống cà phê đá, bạc xỉu, sữa chua… miệng nói chuyện mà tay và mắt không rời màn hình điện thoại, ipad… Nhiều ánh mắt lạ lẫm nhìn khi thấy tôi ngồi viết vào cuốn sổ tay những dòng tùy bút này. Viết bằng bút không còn là thói quen của nhiều người, hay là đã có 1, 2 thế hệ mất thói quen này từ khi máy tính ra đời?Để thử gửi cho bạn mấy trang viết xem anh có còn nhận ra chữ của tôi không?

Chỉ khoảng hơn một tiếng ngồi trong quán Tùng đã thấy có gần chục người bán vé số ghé vô mời mua cả hai loại vè số các tỉnh và “vé số kiểu Mỹ”. Mấy người đều mua “vé số kiểu Mỹ”, có lẽ vì giải thưởng lớn hơn nhiều lần… cơ may đổi đờichỉ có giá chưa bằng ly cà phê, quá rẻ cho một niềm hy vọng!

Nếu trước 1975 Đà Lạt là khu nghỉ mát phục vụ cho miền Nam thì sau đó, Đà Lạt là thành phố du lịch quen thuộc của người dân cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đến đây mùa nào cũng đông, mai mốt hàng tuần sẽ có chuyến bay thẳng từ Vũ Hán (Trung quốc) đến đây sẽ mang theo sự xô bồ nhốn nháo nhiều hơn...Không biết sự yên tĩnh hiếm hoi của những quán nhỏ ở khu Hòa Bình có còn giữ được?Trên đà “phát triển” phục vụ du lịch, Đà Lạtđã mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhanh. Nhà cao tầng hiện đại, quán ăn quán cà phê cửa hàng sang trọng mọc lên như nấm ở khu trung tâm và những con đường quanh đó. Xe cộ nhiều hơn, Đà Lạt cũng vội vã thức khuya và dậy sớm hơn.Tuy nhiên, nhiều di sản quý của Đà Lạt như hệ thống biệt thự đẹp như cổ tích, một số thắng cảnh nổi tiếng… qua một thời gian dài không được quan tâm gìn giữ và bảo vệ nên đã hư hỏng, biến dạng. Quanh Hồ Xuân Hương có quá nhiều công trình dịch vụ mới kiểu dáng phong cách khác nhau, thu hẹp tầm nhìn và nói thật, không gian nơi đây không đẹp hơn mà ngược lại! Thậm chí làm người ta liên tưởng đến cái ao ở làng mà mỗi nhà quanh đó có thể tùy tiện bắc cái cầu ao tắm rửa, ngăn mặt ao nuôi bèo hay thả đám rau muống hay cho giàn bầu bí! Cảnh quan đô thị nói chung hay cảnh đẹp Dà Lạt nói riêng đâu phải cái ao mà có thể chia sẻ “sở hữu” cho những ai đầu tư du lịch để khai thác vô tội vạ? Bên cạnh đó Đà Lạt còn có nhiều khu du lịch mới mất đi tính chất thân thiện với môi trường vì để xây dựng người ta đã phá hủy rừng và cảnh quan tự nhiên.

***

Cũng may, nhờ bạn nhắc mà tôi còn có phút giây nhớ lại một Đà Lạt xưa êm đềm trong quán nhỏ. Cà phê Tùng vẫn được nhiều người nhắc nhớ. Khách sành cà phê nếu từng biết quán Tùng đều khẳng định, chất lượng cà phê ở đây không đổi, vẫn ngon như hàng chục năm qua. Trên mạng internet và trong một số sách về du lịch có một số bài viết giới thiệu cà phê Tùng với bạn bè quốc tế. Bây giờ khách đến với cà phê Tùng không chỉ như đến một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng, mà còn là đến với một nơi lưu giữ một phần lịch sử và những câu chuyện về Đà Lạt. Vì vậy khách đông hơn cũng là điều đáng mừng…

Nhưng sao trong tôi vẫn có chút gì luyến tiếc, dường như không khí của quán Tùng xưa kia, “cái hồn” của văn hóa cà phê đặc trưng Đà Lạt đã mất đi, chỉ còn trong hoài niệm và ký ức… Bỗng nhớ một quán cà phê ở đâu đó mà có lần tôi tình cờ lạc bước ghé vào, cũng quán nhỏ xưa cũ kỹ chỉ phục vụ ít người thôi, khách không trò chuyện mà im lặng đọc sách hay nghĩ ngợi, không được sử dụng điện thoại và internet trong quán. Vào đây chỉ để thưởng thức cà phê ngon, để được yên tĩnh, đọc và suy nghĩ…

Một quán nhỏ như vậy ở Đà Lạt để sống lại một không gian Đà Lạt xưa, yên bình và thanh thản, lãng mạn và cô đơn… ước mơ đó phải chăng là một điều không tưởng?

Đà Lạt 8/12/2016

Nguyễn Thị Hậu

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm