Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Quân đội Nhật Bản: Tuy nhỏ nhưng có võ!
Máy bay chiến đấu F-35 được xem là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Liêu Ninh. Một tài liệu cho thấy F-35 có thể bắn hạ Liêu Ninh từ xa với khoảng cách 290 km. F-35 cũng có thể xác định vị trí và tấn công J-15 – máy bay chiến đấu chính của Trung Quốc - trước khi J-15 có thể phát hiện được tín hiệu của F-35.
Tổng cộng ngân sách quân sự của Trung Quốc đạt đến mức 188 tỷ Mỹ Kim, vượt xa ngân sách 49 tỷ Mỹ Kim của Nhật Bản, đối thủ lớn nhất khu vực của nó. Nhưng khoản ngân sách này của Trung Quốc nếu so với con số 640 tỷ Mỹ Kim của Hoa Kỳ - đồng minh của Nhật Bản – thì nó còn thua xa.
Quy mô quân đội của Trung Quốc cũng lớn hơn nhiều so với Nhật Bản, với sự trang bị nhiều loại thiết bị và 2.3 triệu nhân viên hoạt động, trong khi đó quân đội Nhật chỉ có 58.000 nhân viên. Theo bảng xếp hạng của Global Firepower Index, dựa trên những con số tuyệt đối thì quân đội Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ và Nga. Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng này.
Nhưng liệu có phải quân đội Trung Quốc thực sự mạnh hơn quân đội Nhật?
Trước tiên, cần phải lưu ý rằng bất cứ một cuộc xung đột nào xảy ra giữa Nhật và Trung Quốc cũng sẽ kéo theo sự tham gia của Hoa Kỳ - siêu đồng minh của Nhật Bản. Vốn dĩ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bị ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước quân sự, theo đó Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an ninh của toàn cõi Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku đang xảy ra tranh chấp. Hiện nay trên lãnh thổ Nhật Bản có rất nhiều căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đang đóng.
Nhưng thật ra, ngay cả khi không có người đồng minh Hoa Kỳ thì quân đội của Nhật Bản vẫn có lợi thế về chất lượng hơn nếu so với Trung Quốc. Trên thực tế, phần lớn hệ thống vũ khí của Trung Quốc đang trong giai đọan mục nát. Chỉ có 450 trong số 7,580 xe tăng của Trung Quốc được đánh giá là ‘gần với hiện đại’. Tương tự, chỉ có 502 trong số 1,321 máy bay của không quân Trung Quốc được xem là có khả năng chiến đấu - số còn lại là những máy bay từ thời Liên Xô 1970 tân trang lại. Chỉ một nửa số tàu ngầm của Trung Quốc được xây dựng trong hai mươi năm qua. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, là một con tàu của Liên Xô được tân trang lại từ những năm 1980. Hiện nay nó đã quá nhỏ để các máy bay tầm xa cất cánh. Có lẽ Liêu Ninh sẽ được đưa về trấn giữ ở bờ biển của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nhật Bản đã được Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến. Vào năm tới, Nhật dự kiến sẽ mua thêm tàu khu trục chống tến lửa, tàu ngầm, xe lội nước, máy bay giám sát, máy bay chiến đấu và V-22 Ospreys từ Hoa Kỳ. Nhật cũng đang chuẩn bị để nhận thêm nhiều máy bay chiến đấu F-35 sẽ được giao vào tháng Ba năm 2017.
Máy bay chiến đấu F-35 được xem là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Liêu Ninh. Một tài liệu cho thấy F-35 có thể bắn hạ Liêu Ninh từ xa với khoảng cách 290 km. F-35 cũng có thể xác định vị trí và tấn công J-15 – máy bay chiến đấu chính của Trung Quốc - trước khi J-15 có thể phát hiện được tín hiệu của F-35.
Các hòn đảo của Nhật Bản cũng đang được bảo vệ rất tốt bởi một hệ thống phòng thủ tên lửa với tên lửa Standard Missile – 3 và tên lửa đánh chặn Patriot Advance Capability 3. Những tên lửa này đều có khả nang bắn hạ tên lửa đạn đạo cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất.
Tiến sĩ Larry M. Wortzel, Chủ tịch hiệp hội Chiến lược và rủi ro của châu Á, nhận định:
“Nhật Bản có lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á. Tuy nhiên Nhật vẫn bị ràng buộc bởi điều 9 của Hiến pháp, cam kết phải từ bỏ chiến tranh. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ không muốn gây hấn với họ.”
Khi Nhật Bản duy trì một lợi thế lớn về chất lượng, quân đội Trung Quốc lại bành trướng theo hướng số lượng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên xem thường quân đội Trung Quốc khi nó có một tốc độ phát triển chóng mặt.
Trong khi tình hình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương đang rơi vào trạng thái treo lơ lửng thì tình hình kinh tế có vẻ không mấy sáng sủa. Theo ghi nhận của Joseph Quinlan, một chuyên gia kinh tế:
“Mặc dù không ai đưa ra dự đoán rằng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ xảy ra xung đột vũ trang, nhưng những căng thẳng cũng như những hành động khiêu khích đã làm cho các nhà đầu tư cảm thấy ái ngại. Dòng chảy thương mại và đầu tư tự do đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình căng thẳng hiện nay.”
Cali Today News -
Kha TrầnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Quân đội Nhật Bản: Tuy nhỏ nhưng có võ!
Máy bay chiến đấu F-35 được xem là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Liêu Ninh. Một tài liệu cho thấy F-35 có thể bắn hạ Liêu Ninh từ xa với khoảng cách 290 km. F-35 cũng có thể xác định vị trí và tấn công J-15 – máy bay chiến đấu chính của Trung Quốc - trước khi J-15 có thể phát hiện được tín hiệu của F-35.
Tổng cộng ngân sách quân sự của Trung Quốc đạt đến mức 188 tỷ Mỹ Kim, vượt xa ngân sách 49 tỷ Mỹ Kim của Nhật Bản, đối thủ lớn nhất khu vực của nó. Nhưng khoản ngân sách này của Trung Quốc nếu so với con số 640 tỷ Mỹ Kim của Hoa Kỳ - đồng minh của Nhật Bản – thì nó còn thua xa.
Quy mô quân đội của Trung Quốc cũng lớn hơn nhiều so với Nhật Bản, với sự trang bị nhiều loại thiết bị và 2.3 triệu nhân viên hoạt động, trong khi đó quân đội Nhật chỉ có 58.000 nhân viên. Theo bảng xếp hạng của Global Firepower Index, dựa trên những con số tuyệt đối thì quân đội Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ và Nga. Nhật Bản chỉ xếp ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng này.
Nhưng liệu có phải quân đội Trung Quốc thực sự mạnh hơn quân đội Nhật?
Trước tiên, cần phải lưu ý rằng bất cứ một cuộc xung đột nào xảy ra giữa Nhật và Trung Quốc cũng sẽ kéo theo sự tham gia của Hoa Kỳ - siêu đồng minh của Nhật Bản. Vốn dĩ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bị ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước quân sự, theo đó Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an ninh của toàn cõi Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku đang xảy ra tranh chấp. Hiện nay trên lãnh thổ Nhật Bản có rất nhiều căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đang đóng.
Nhưng thật ra, ngay cả khi không có người đồng minh Hoa Kỳ thì quân đội của Nhật Bản vẫn có lợi thế về chất lượng hơn nếu so với Trung Quốc. Trên thực tế, phần lớn hệ thống vũ khí của Trung Quốc đang trong giai đọan mục nát. Chỉ có 450 trong số 7,580 xe tăng của Trung Quốc được đánh giá là ‘gần với hiện đại’. Tương tự, chỉ có 502 trong số 1,321 máy bay của không quân Trung Quốc được xem là có khả năng chiến đấu - số còn lại là những máy bay từ thời Liên Xô 1970 tân trang lại. Chỉ một nửa số tàu ngầm của Trung Quốc được xây dựng trong hai mươi năm qua. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, là một con tàu của Liên Xô được tân trang lại từ những năm 1980. Hiện nay nó đã quá nhỏ để các máy bay tầm xa cất cánh. Có lẽ Liêu Ninh sẽ được đưa về trấn giữ ở bờ biển của Trung Quốc.
Trong khi đó, Nhật Bản đã được Hoa Kỳ cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến. Vào năm tới, Nhật dự kiến sẽ mua thêm tàu khu trục chống tến lửa, tàu ngầm, xe lội nước, máy bay giám sát, máy bay chiến đấu và V-22 Ospreys từ Hoa Kỳ. Nhật cũng đang chuẩn bị để nhận thêm nhiều máy bay chiến đấu F-35 sẽ được giao vào tháng Ba năm 2017.
Máy bay chiến đấu F-35 được xem là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Liêu Ninh. Một tài liệu cho thấy F-35 có thể bắn hạ Liêu Ninh từ xa với khoảng cách 290 km. F-35 cũng có thể xác định vị trí và tấn công J-15 – máy bay chiến đấu chính của Trung Quốc - trước khi J-15 có thể phát hiện được tín hiệu của F-35.
Các hòn đảo của Nhật Bản cũng đang được bảo vệ rất tốt bởi một hệ thống phòng thủ tên lửa với tên lửa Standard Missile – 3 và tên lửa đánh chặn Patriot Advance Capability 3. Những tên lửa này đều có khả nang bắn hạ tên lửa đạn đạo cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển Trái Đất.
Tiến sĩ Larry M. Wortzel, Chủ tịch hiệp hội Chiến lược và rủi ro của châu Á, nhận định:
“Nhật Bản có lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á. Tuy nhiên Nhật vẫn bị ràng buộc bởi điều 9 của Hiến pháp, cam kết phải từ bỏ chiến tranh. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ không muốn gây hấn với họ.”
Khi Nhật Bản duy trì một lợi thế lớn về chất lượng, quân đội Trung Quốc lại bành trướng theo hướng số lượng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên xem thường quân đội Trung Quốc khi nó có một tốc độ phát triển chóng mặt.
Trong khi tình hình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương đang rơi vào trạng thái treo lơ lửng thì tình hình kinh tế có vẻ không mấy sáng sủa. Theo ghi nhận của Joseph Quinlan, một chuyên gia kinh tế:
“Mặc dù không ai đưa ra dự đoán rằng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ xảy ra xung đột vũ trang, nhưng những căng thẳng cũng như những hành động khiêu khích đã làm cho các nhà đầu tư cảm thấy ái ngại. Dòng chảy thương mại và đầu tư tự do đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình căng thẳng hiện nay.”
Cali Today News -
Kha Trần