Tham Khảo
Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười
Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười
Phạm Hà
Những dấu hiệu tích cực
Trong cuộc điện đàm, hai bên nhất trí tăng cường các cuộc đối thoại nhằm giảm bớt những bất đồng về chương trình hạt nhân Iran, đồng thời thể hiện lạc quan đối với triển vọng việc cải thiện mối quan hệ song phương.
Đây là lần liên lạc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979 và được cho là một dấu hiệu chứng tỏ hai bên đều nghiêm túc trong việc tìm kiếm một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Cuộc gặp này ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của dư luận trong nước và thế giới. Báo chí Mỹ hai ngày qua liên tục có các bài viết với những tiêu đề như “Đột phá sau hơn 3 thập kỉ?" hay “Cơ hội để cải thiện mối quan hệ Iran-Mỹ”.
Báo chí Iran cũng hoan nghênh cuộc tiếp xúc đầu tiên này. Báo ra hàng ngày Arman cho rằng, cả thế giới đang ngạc nhiên trước những diễn biến mới trong quan hệ Mỹ-Iran. Báo Etamad đăng ảnh Tổng thống Rowhani bên cạnh Tổng thống Obama với tít trên trang nhất “Cuộc tiếp xúc lịch sử”.
Thế giới cũng hoan nghênh bước tiến này trong mối quan hệ Iran-Mỹ. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói: “Chúng tôi hoan nghênh những thông báo của Iran gần đây và việc nước này chuẩn bị dỡ bỏ những nghi ngờ của cộng đồng quốc tế. Các cuộc đối thoại với chính phủ Iran rất tích cực. Họ đã mở cánh cửa cơ hội và đây là thời điểm quan trọng để xây dựng lòng tin”.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki cũng khẳng định rằng, mối quan hệ này ổn định sẽ giúp giảm căng thẳng trong khu vực và trên thế giới.
Nhiều ngày qua, bức ảnh mỉm cười của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Sharif và người đồng cấp Mỹ John Kerry trong cuộc gặp gần đây như một minh chứng rõ nhất về sự chuyển biến trong mối quan hệ song phương.
Còn đó những hoài nghi
Nhiều chuyên gia phân tích vẫn hoài nghi về những diễn biến tích cực này. Họ cho rằng, Iran đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Khi nền kinh tế Iran được cải thiện, liệu quốc gia Hồi giáo này có thay đổi lập trường?
Giới phân tích cũng cảnh báo không nên quá kì vọng, vì thực tế 35 năm qua, mối quan hệ Mỹ-Iran cũng có nhiều thời điểm với những cơ hội đột phá nhưng không bao giờ trở thành hiện thực.
Ngoại trưởng Canada John Baird cho rằng, sẽ cần nhiều bước đi hơn nữa thay vì chỉ bằng một cú điện đàm để giải tỏa mối quan hệ Mỹ-Iran. Ông Baird nhấn mạnh đối thoại là tốt nhưng hiện giờ Iran vẫn chưa có bất cứ bước đi cụ thể nào rõ ràng.
Sau sự kì vọng cao, thực tế khắc nghiệt sẽ trở nên rõ ràng hơn khi các cuộc đàm phán hạt nhân bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 tới tại Geneva.
Chuyên gia phân tích Shashanr Joshi thuộc Viện nghiên cứu chính sách và an ninh tại Anh nhận định: “Iran hiện vẫn muốn giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây cũng có một danh sách dài những yêu cầu.
Một thỏa thuận chắc chắn sẽ đề cập đến việc Iran phải ngừng các hoạt động làm giàu urani cũng như cho phép các thanh sát viên tiếp cận với các địa điểm hạt nhân. Đó chắc chắn là điều mà cả Iran và Mỹ đều nhận thức được khi muốn tiến tới một thỏa thuận”.
Thêm vào đó, chính phủ của cả hai nước cũng sẽ phải đối mặt với lực lượng đối lập trong nước nếu họ tiến tới một thỏa thuận. Nhiều nghị sĩ cấp cao Mỹ vẫn thận trọng trong từng bước đi của Iran và cho rằng đây có thể cơ hội để Iran có thêm thời gian sản xuất vũ khí hạt nhân.
Còn tại Iran, ngay sau cuộc điện đàm này, ông Rowhani cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích. Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi chính phủ cần phải thông qua “sự linh hoạt cứng rắn” trong bất cứ cuộc đối thoại hạt nhân nào.
Dư luận cũng lo ngại rằng, những người thất bại trong cuộc bầu cử tháng 6 vừa qua tại Iran cũng đang chờ cơ hội này để nhằm vào ông Rowhani.
Chuyên gia phân tích vấn đề Iran thuộc viện nghiên cứu Carnegie Endowment của Mỹ Karim Sadjadpour nhận định, các cuộc đàm phán khó khăn nhất có thể không phải giữa ông Obama và Rowhani mà là giữa ông Obama và quốc hội, ông Rowhani và Đại giáo chủ Ayatollah Khamenei.
Mặc dù vậy, giới quan sát cũng cho rằng, hai nhà lãnh đạo Iran-Mỹ sẽ phải nỗ lực hết sức để tiến tới một thỏa thuận cuối cùng.
Ông Rowhani được lựa chọn trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua với cam kết dỡ bỏ biện pháp trừng phạt để làm sống lại nền kinh tế.
Trong khi đó, Tổng thống Obama cũng biết rằng, nếu ông không tiến tới một thỏa thuận hạt nhân với Iran, ở một thời điểm nào đó trong 3 năm tới ông có thể phải đối mặt với lựa chọn chính trị trị khó khăn, phát động một cuộc chiến tranh hay chấp nhận một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?
Chính vì vậy, như tuyên bố của ông Obama gần đây tại Liên Hợp Quốc, hòn đá tảng trên đường là rất lớn, nhưng chính phủ hai nước vì những lí do chính trị lớn lao sẽ làm mọi thứ để có thể đạt được thỏa thuận./.
NguyenVSau Post
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười
Quan hệ Mỹ-Iran: Đằng sau những nụ cười
Phạm Hà
Những dấu hiệu tích cực
Trong cuộc điện đàm, hai bên nhất trí tăng cường các cuộc đối thoại nhằm giảm bớt những bất đồng về chương trình hạt nhân Iran, đồng thời thể hiện lạc quan đối với triển vọng việc cải thiện mối quan hệ song phương.
Đây là lần liên lạc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979 và được cho là một dấu hiệu chứng tỏ hai bên đều nghiêm túc trong việc tìm kiếm một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Cuộc gặp này ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của dư luận trong nước và thế giới. Báo chí Mỹ hai ngày qua liên tục có các bài viết với những tiêu đề như “Đột phá sau hơn 3 thập kỉ?" hay “Cơ hội để cải thiện mối quan hệ Iran-Mỹ”.
Báo chí Iran cũng hoan nghênh cuộc tiếp xúc đầu tiên này. Báo ra hàng ngày Arman cho rằng, cả thế giới đang ngạc nhiên trước những diễn biến mới trong quan hệ Mỹ-Iran. Báo Etamad đăng ảnh Tổng thống Rowhani bên cạnh Tổng thống Obama với tít trên trang nhất “Cuộc tiếp xúc lịch sử”.
Thế giới cũng hoan nghênh bước tiến này trong mối quan hệ Iran-Mỹ. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói: “Chúng tôi hoan nghênh những thông báo của Iran gần đây và việc nước này chuẩn bị dỡ bỏ những nghi ngờ của cộng đồng quốc tế. Các cuộc đối thoại với chính phủ Iran rất tích cực. Họ đã mở cánh cửa cơ hội và đây là thời điểm quan trọng để xây dựng lòng tin”.
Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki cũng khẳng định rằng, mối quan hệ này ổn định sẽ giúp giảm căng thẳng trong khu vực và trên thế giới.
Nhiều ngày qua, bức ảnh mỉm cười của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Sharif và người đồng cấp Mỹ John Kerry trong cuộc gặp gần đây như một minh chứng rõ nhất về sự chuyển biến trong mối quan hệ song phương.
Còn đó những hoài nghi
Nhiều chuyên gia phân tích vẫn hoài nghi về những diễn biến tích cực này. Họ cho rằng, Iran đang phải đối mặt với khó khăn về kinh tế do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Khi nền kinh tế Iran được cải thiện, liệu quốc gia Hồi giáo này có thay đổi lập trường?
Giới phân tích cũng cảnh báo không nên quá kì vọng, vì thực tế 35 năm qua, mối quan hệ Mỹ-Iran cũng có nhiều thời điểm với những cơ hội đột phá nhưng không bao giờ trở thành hiện thực.
Ngoại trưởng Canada John Baird cho rằng, sẽ cần nhiều bước đi hơn nữa thay vì chỉ bằng một cú điện đàm để giải tỏa mối quan hệ Mỹ-Iran. Ông Baird nhấn mạnh đối thoại là tốt nhưng hiện giờ Iran vẫn chưa có bất cứ bước đi cụ thể nào rõ ràng.
Sau sự kì vọng cao, thực tế khắc nghiệt sẽ trở nên rõ ràng hơn khi các cuộc đàm phán hạt nhân bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 tới tại Geneva.
Chuyên gia phân tích Shashanr Joshi thuộc Viện nghiên cứu chính sách và an ninh tại Anh nhận định: “Iran hiện vẫn muốn giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây cũng có một danh sách dài những yêu cầu.
Một thỏa thuận chắc chắn sẽ đề cập đến việc Iran phải ngừng các hoạt động làm giàu urani cũng như cho phép các thanh sát viên tiếp cận với các địa điểm hạt nhân. Đó chắc chắn là điều mà cả Iran và Mỹ đều nhận thức được khi muốn tiến tới một thỏa thuận”.
Thêm vào đó, chính phủ của cả hai nước cũng sẽ phải đối mặt với lực lượng đối lập trong nước nếu họ tiến tới một thỏa thuận. Nhiều nghị sĩ cấp cao Mỹ vẫn thận trọng trong từng bước đi của Iran và cho rằng đây có thể cơ hội để Iran có thêm thời gian sản xuất vũ khí hạt nhân.
Còn tại Iran, ngay sau cuộc điện đàm này, ông Rowhani cũng phải đối mặt với nhiều chỉ trích. Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi chính phủ cần phải thông qua “sự linh hoạt cứng rắn” trong bất cứ cuộc đối thoại hạt nhân nào.
Dư luận cũng lo ngại rằng, những người thất bại trong cuộc bầu cử tháng 6 vừa qua tại Iran cũng đang chờ cơ hội này để nhằm vào ông Rowhani.
Chuyên gia phân tích vấn đề Iran thuộc viện nghiên cứu Carnegie Endowment của Mỹ Karim Sadjadpour nhận định, các cuộc đàm phán khó khăn nhất có thể không phải giữa ông Obama và Rowhani mà là giữa ông Obama và quốc hội, ông Rowhani và Đại giáo chủ Ayatollah Khamenei.
Mặc dù vậy, giới quan sát cũng cho rằng, hai nhà lãnh đạo Iran-Mỹ sẽ phải nỗ lực hết sức để tiến tới một thỏa thuận cuối cùng.
Ông Rowhani được lựa chọn trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua với cam kết dỡ bỏ biện pháp trừng phạt để làm sống lại nền kinh tế.
Trong khi đó, Tổng thống Obama cũng biết rằng, nếu ông không tiến tới một thỏa thuận hạt nhân với Iran, ở một thời điểm nào đó trong 3 năm tới ông có thể phải đối mặt với lựa chọn chính trị trị khó khăn, phát động một cuộc chiến tranh hay chấp nhận một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?
Chính vì vậy, như tuyên bố của ông Obama gần đây tại Liên Hợp Quốc, hòn đá tảng trên đường là rất lớn, nhưng chính phủ hai nước vì những lí do chính trị lớn lao sẽ làm mọi thứ để có thể đạt được thỏa thuận./.
NguyenVSau Post