Xe cán chó
Quan hệ Mỹ - Việt đang chuyển sang thời kỳ ‘lu mờ’? ( Từ tối đen sang lu mờ là tốt rồi )
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí về thái độ “quan ngại sâu sắc” và nói vụ bắt bớ này “đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây”.
Độ trễ khá dài của tuyên bố này có vẻ khác thường so với thái độ phản ứng nhanh chỉ sau vài ba ngày cũng của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào những lần Việt Nam bắt giam người bất đồng chính kiến trước đây.
Một cuộc trao đổi giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với chị Vũ Minh Khánh – vợ của luật sư Đài, đã được nữ nhà báo Đoan Trang ghi lại, cho thấy ngay cả Đại sứ Ted Osius cũng tỏ ra bất ngờ trước hành động đàn áp bất đồng chính kiến của Nhà nước Việt Nam ngay vào thời điểm này. Ông Ted Osius còn gọi hành động đó là một sự “phiêu lưu”.
Vào tháng 12 năm 2014, công an Việt Nam cũng bất thần mở đợt tấn công cao điểm vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền. Kết quả là có đến ba blogger là Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già bị bắt chỉ trong tháng 12 ấy. Không khí cần được mô tả là trước đó vào tháng 10/2014, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã đến Hà Nội và “kéo” được tù nhân lương tâm nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khỏi nhà tù. Tưởng như tình hình dân chủ đã được cải thiện đáng kể; thế nhưng từ tháng 10/2014 đến tết nguyên đán năm 2015 đã như có một khối băng chắn giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.
Còn vào cuối năm 2015, khối băng đó có vẻ cũng đang phục hình lại. Sau chuyến công du Washington của Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12. Từ tháng 9/2015 đến nay, hầu như không có sự kiện đặc biệt nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Lẽ dĩ nhiên, Hoa Kỳ có lẽ đã làm phần lớn những điều cần thiết để cải thiện quan hệ Mỹ - Việt và cho dân chủ - nhân quyền. Nhưng thái độ chây ì cố ý của Hà Nội, cùng động lực lôi kéo lẫn đe dọa liên tục từ Bắc kinh đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam một lần nữa trở nên bất nhất.
Khác hẳn với thái độ mềm mỏng có phần quá nhu hòa từ khi nhậm chức đại sứ từ đầu năm 2015, vào lần này ông Ted Osius tỏ ra cứng rắn hơn hẳn. Thậm chí ông còn nói với vợ của luật sư Đài rằng ngoài TPP, Mỹ vẫn còn nhiều thứ để gây áp lực đối với Việt Nam.
Nếu diễn ra đúng “quy luật” như khoảng thời gian cuối 2014 – đầu 2015, quan hệ Mỹ - Việt chỉ “tan băng” trong quý 1 năm 2016. Khi đó đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 cũng đã kết thúc và may ra có thể hình thành một dàn nhân sự được điểm xuyết bởi vài khuôn mặt coi trọng lợi ích với phương Tây hơn.
Lê Dung / SBTN
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí về thái độ “quan ngại sâu sắc” và nói vụ bắt bớ này “đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây”.
Độ trễ khá dài của tuyên bố này có vẻ khác thường so với thái độ phản ứng nhanh chỉ sau vài ba ngày cũng của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào những lần Việt Nam bắt giam người bất đồng chính kiến trước đây.
Một cuộc trao đổi giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với chị Vũ Minh Khánh – vợ của luật sư Đài, đã được nữ nhà báo Đoan Trang ghi lại, cho thấy ngay cả Đại sứ Ted Osius cũng tỏ ra bất ngờ trước hành động đàn áp bất đồng chính kiến của Nhà nước Việt Nam ngay vào thời điểm này. Ông Ted Osius còn gọi hành động đó là một sự “phiêu lưu”.
Vào tháng 12 năm 2014, công an Việt Nam cũng bất thần mở đợt tấn công cao điểm vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền. Kết quả là có đến ba blogger là Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già bị bắt chỉ trong tháng 12 ấy. Không khí cần được mô tả là trước đó vào tháng 10/2014, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã đến Hà Nội và “kéo” được tù nhân lương tâm nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khỏi nhà tù. Tưởng như tình hình dân chủ đã được cải thiện đáng kể; thế nhưng từ tháng 10/2014 đến tết nguyên đán năm 2015 đã như có một khối băng chắn giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.
Còn vào cuối năm 2015, khối băng đó có vẻ cũng đang phục hình lại. Sau chuyến công du Washington của Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12. Từ tháng 9/2015 đến nay, hầu như không có sự kiện đặc biệt nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Lẽ dĩ nhiên, Hoa Kỳ có lẽ đã làm phần lớn những điều cần thiết để cải thiện quan hệ Mỹ - Việt và cho dân chủ - nhân quyền. Nhưng thái độ chây ì cố ý của Hà Nội, cùng động lực lôi kéo lẫn đe dọa liên tục từ Bắc kinh đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam một lần nữa trở nên bất nhất.
Khác hẳn với thái độ mềm mỏng có phần quá nhu hòa từ khi nhậm chức đại sứ từ đầu năm 2015, vào lần này ông Ted Osius tỏ ra cứng rắn hơn hẳn. Thậm chí ông còn nói với vợ của luật sư Đài rằng ngoài TPP, Mỹ vẫn còn nhiều thứ để gây áp lực đối với Việt Nam.
Nếu diễn ra đúng “quy luật” như khoảng thời gian cuối 2014 – đầu 2015, quan hệ Mỹ - Việt chỉ “tan băng” trong quý 1 năm 2016. Khi đó đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 cũng đã kết thúc và may ra có thể hình thành một dàn nhân sự được điểm xuyết bởi vài khuôn mặt coi trọng lợi ích với phương Tây hơn.
Lê Dung / SBTN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Quan hệ Mỹ - Việt đang chuyển sang thời kỳ ‘lu mờ’? ( Từ tối đen sang lu mờ là tốt rồi )
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí về thái độ “quan ngại sâu sắc” và nói vụ bắt bớ này “đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây”.
Độ trễ khá dài của tuyên bố này có vẻ khác thường so với thái độ phản ứng nhanh chỉ sau vài ba ngày cũng của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào những lần Việt Nam bắt giam người bất đồng chính kiến trước đây.
Một cuộc trao đổi giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với chị Vũ Minh Khánh – vợ của luật sư Đài, đã được nữ nhà báo Đoan Trang ghi lại, cho thấy ngay cả Đại sứ Ted Osius cũng tỏ ra bất ngờ trước hành động đàn áp bất đồng chính kiến của Nhà nước Việt Nam ngay vào thời điểm này. Ông Ted Osius còn gọi hành động đó là một sự “phiêu lưu”.
Vào tháng 12 năm 2014, công an Việt Nam cũng bất thần mở đợt tấn công cao điểm vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền. Kết quả là có đến ba blogger là Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già bị bắt chỉ trong tháng 12 ấy. Không khí cần được mô tả là trước đó vào tháng 10/2014, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã đến Hà Nội và “kéo” được tù nhân lương tâm nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khỏi nhà tù. Tưởng như tình hình dân chủ đã được cải thiện đáng kể; thế nhưng từ tháng 10/2014 đến tết nguyên đán năm 2015 đã như có một khối băng chắn giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.
Còn vào cuối năm 2015, khối băng đó có vẻ cũng đang phục hình lại. Sau chuyến công du Washington của Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12. Từ tháng 9/2015 đến nay, hầu như không có sự kiện đặc biệt nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Lẽ dĩ nhiên, Hoa Kỳ có lẽ đã làm phần lớn những điều cần thiết để cải thiện quan hệ Mỹ - Việt và cho dân chủ - nhân quyền. Nhưng thái độ chây ì cố ý của Hà Nội, cùng động lực lôi kéo lẫn đe dọa liên tục từ Bắc kinh đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam một lần nữa trở nên bất nhất.
Khác hẳn với thái độ mềm mỏng có phần quá nhu hòa từ khi nhậm chức đại sứ từ đầu năm 2015, vào lần này ông Ted Osius tỏ ra cứng rắn hơn hẳn. Thậm chí ông còn nói với vợ của luật sư Đài rằng ngoài TPP, Mỹ vẫn còn nhiều thứ để gây áp lực đối với Việt Nam.
Nếu diễn ra đúng “quy luật” như khoảng thời gian cuối 2014 – đầu 2015, quan hệ Mỹ - Việt chỉ “tan băng” trong quý 1 năm 2016. Khi đó đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 cũng đã kết thúc và may ra có thể hình thành một dàn nhân sự được điểm xuyết bởi vài khuôn mặt coi trọng lợi ích với phương Tây hơn.
Lê Dung / SBTN