Tham Khảo
Quan hệ Việt - Mỹ hết thời trả treo
Với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận s
Với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận song phương nào nếu không chịu thay đổi.
Với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận song phương nào nếu không chịu thay đổi.
Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ. |
Vấn đề căng thẳng trên Biển Đông và tranh chấp chủ quyền lãnh hải với
Trung Quốc đã góp phần hâm nóng mối quan hệ Việt nam và Hoa Kỳ dưới thời
Obama. Tuy nhiên với chính sách cây gậy và củ cà rốt có phần mềm mỏng
của Obama, Việt nam có vẻ không mặn mà lắm với những yêu cầu thoả thuận
đa phương TPP. Dù rẳng TPP, nếu được thông qua hứa hẹn sẽ đem lại 36 tỷ
đô la và tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá của Việt nam vào Mỹ lên đến 28%
trong thập niên tới đây.
Thế nhưng việc TPP bị Tổng Thống Trump bãi bỏ ngay trong ngày đầu nhậm
chức đã làm cho giấc mộng thúc đẩy kinh tế của Việt nam bị ảnh hưởng
cũng như phần nào làm nguội lạnh mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ. Nền kinh
tế Việt nam đã mất đi 3 tỷ đô la kiều hối trong năm 2016, giờ đây có thể
bị đặt trong tầm ngắm tăng thuế suất nhập khẩu do chính sách bảo hộ của
chính quyền Trump.
Việt nam vốn là quốc gia hạng thứ 6 nhập siêu vào Hoa Kỳ và đang đứng
trước nguy cơ có thể bị xếp vào một trong các quốc gia bị áp dụng mức
thuế biên giới do mối đe doạ ảnh hưởng đến việc làm của công nhân tại
các nhà máy sản xuất sở tại cũng như mong muốn giảm mức nhập siêu vào
Hoa Kỳ.
Trong năm 2016, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam với
trị giá 38,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 20% tổng số hàng và dịch vụ xuất
khẩu. Nếu mất đi thị trường lớn nhất này thì khó mà có thể đảm bảo tăng
trưởng GDP theo như kế hoạch nhằm bảo vệ tính chính danh của nhà cầm
quyền trong một quốc gia độc đảng. Chính vì vậy mà Hà nội đang nôn nóng
với tay tới Washington.
Cần Trump, thoát Tập
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong tháng 3 cũng đã tuyên bố sẵn sàng đi Mỹ càng
sớm càng tốt và có lẽ ông ta sẽ có chuyến công du đến Hoa Kỳ sau khi các
quan chức cao cấp khác trong chính phủ Việt nam liên tục có các chuyến
đi tới Washington trong thời gian này.
Trong khi đó ông Trần Đại Quang trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt nam vào ngày 31/03/2017 cũng đã cho công bố bức thư của Trump gởi
cho Chủ tịch nước Việt nam khẳng định "mong muốn thúc đẩy hợp tác về
kinh tế, thương mại, khu vực và quốc tế" với Việt nam.
Trong cuộc gặp mặt Trần Đại Quang - Ted Osius, Ted Osius cho biết có thể
Trump sẽ đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào
tháng 11 năm nay tại Việt nam. Tuy chỉ trong khuôn khổ APEC nhưng việc
Trump đến Việt nam sẽ có một đòn bẩy cho nền kinh tế Việt nam mà trước
hết là sự quảng bá thông qua việc tập trung chú ý của truyền thông thế
giới vào nguyên thủ siêu cường quốc hàng đầu này. Trump đã nhận lời đến
Trung Quốc thì Việt nam không có lý nào lại chịu thua kém nếu không vời
cho được Trump đến Việt nam.
Ngay trong tháng 1 năm nay mặt hàng công nghệ nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng
14,6% và hai bên đồng ý triển khai dự án liên doanh nhà máy điện chạy
bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Việt Nam -Cá Voi Xanh - trị giá 10 tỷ đô
la. Không phải ngẫu nhiên mà dự án liên doanh với Exxon này được thông
qua khi vị cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Exxon Mobil, Rex
Tillerson hiên là Ngoại Trưởng của chính quyền Trump. Và đó chỉ là mới
là bước khởi đầu.
Các chính trị gia đồng thời là doanh nhân - tỷ phú Hoa kỳ không phải là
những kẻ ngu đi đầu tư vào các công trình chưa hoạt động mà đã biết là
sẽ lỗ. Đi với họ chỉ có lợi, chứ không phải chỉ để ôm đống sắt phế liệu
để tàn phá tương lai như khi đi với người bạn bốn chữ vàng. Chính phủ
giờ cũng đã hết thời muối mặt cắp rá đi vay như trước đây, Trung quốc
cũng chẳng có tiền tỷ để hào phóng bơm cho Việt nam
Ai cũng có thể thấy rằng Việt nam hơn lúc nào hết giờ đây đang rất cần
sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. Uy
tín của đảng cầm quyền và chính phủ đang lao dốc không phanh trong việc
xử lý hậu quả của Formosa, bất lực trước tham nhũng và đống nợ công chưa
biết cách nào để thanh toán.
Không bỏ qua nhân quyền
Hoa Kỳ không chỉ quan tâm quyền lợi kinh tế mà bỏ rơi quan tâm về nhân
quyền. Luật Magnitsky đã được thông qua. Danh sách 168 các quan chức
Việt Nam vi phạm nhân quyền đã được một tổ chức nhân quyền là BPSOS đề
nghị để chế tài. Ngày 03-04-2017, danh tính của 25 quan chức chịu trách
nhiệm đàn áp gia đình mục sư Nguyễn Công Chính đã được công bố.
Vào tháng 3 vừa rồi Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã trao giải
thưởng can đảm cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Người phát ngôn bộ
ngoại giao Lê Hải Bình đã quá nhanh nhảu khi cho rằng giải thưởng này
"không phù hợp và có lợi cho sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai
nước."
Sự việc ông Lê Hải Bình “rời” vị trí này sau đó vài ngày phần nào tái
khẳng định Việt nam không muốn làm phật lòng Washington đồng thời đang
vô cùng nôn nóng được hợp tác với Hoa Kỳ khi Chủ tịch nước Trần Đại
Quang “Khẳng định lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Tổng thống
Donald Trump duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, thúc đẩy quan
hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.”
Hà nội giờ đây có lẽ đã thấm rằng người Mỹ giờ không còn nói chơi.
Hết thời trả treo
Với Obama, một người có phần mềm yếu trong chính sách đối ngoại, đã bị
làm nhục khi 6 trong số 15 khách mời của Obama đã bị chặn không cho gặp
mặt vị chủ nhân Nhà trắng tại Việt nam vào tháng 5 năm 2016. Với Obama
thủ tướng đương nhiệm lúc ấy có thể đăng đàn công khai đọc diễn văn chửi
Mỹ vào ngày 30 tháng 4. Với Obama, Hà nội có thể làm con buôn tù nhân
chính trị để đổi lấy vũ khí sát thương, có thể ỡm ờ trì hoãn không trao
các quyền tối thiểu về tự do lập hội, tự do biểu tình cho dân chúng.
Nhưng với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi
thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác
nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận
song phương nào nếu không chịu thay đổi. Nhưng liệu Hà nội có muốn thay
đổi?
Việt nam đã từng “nhường” cho Trung quốc gia nhập WTO trước, Hà nội đã
từng õng ẹo mãi mới đặt bút ký TPP, sau khi cứ cho rằng không ký hiệp
định này thì còn có hiệp định khác, không ký lúc này thì ký lúc khác
song song với việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Obama có thể tươi cười
chấp nhận và hi vọng Việt nam sẽ đổi ý, nhưng Trump thì không khi bản
chất của một doanh nhân luôn là ra quyết định kịp thời, nắm lấy cơ hội
trong chớp mắt và kiếm thật nhiều tiền. Ra quyết định chậm trễ thì cơ
hội sẽ không còn cho dù có hạ mình hết nước cầu cạnh người ta. Các sự
kiện minh chứng cho sự thờ ơ này là việc Việt nam không vội ký kết TPP,
khi cho rằng không ký hiệp định này thì còn có hiệp định khác, không ký
lúc này thì ký lúc khác cùng với việc gia tăng đàn áp nhân quyền.
Thả hết tù nhân lương tâm theo yêu cầu của dân biểu Alan Lowenthal trước
khi ký hiệp định song phương thì hoá ra lại thừa nhận Việt nam có tù
nhân lương tâm! Trao quyền biểu tình, quyền tự do lập hội thì có khi lại
có hàng triệu người kéo nhau xuống đường đòi các tổng bí thư hay chủ
tịch nước từ chức như Venezuela.
Không cải thiện nhân quyền thì các lãnh đạo chóp bu lại vướng vào luật
Magnitsky, mất hết tài sản và tương lai cho con cháu ở Hoa Kỳ. Không cải
cách thể chế thì đàm phán song phương với Hoa kỳ lại đi vào ngõ cụt kéo
theo nền kinh tế lao dốc.
Phương Thảo
(VNTB)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quan hệ Việt - Mỹ hết thời trả treo
Với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận s
Với Trump, một người có tính khí
cũng như các chính sách có vẻ hơi thất thường thì khi áp dụng những đối
sách như thời Obama chẳng khác nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà
đạt được bất kỳ thoả thuận song phương nào nếu không chịu thay đổi.
Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ. |
Vấn đề căng thẳng trên Biển Đông và tranh chấp chủ quyền lãnh hải với
Trung Quốc đã góp phần hâm nóng mối quan hệ Việt nam và Hoa Kỳ dưới thời
Obama. Tuy nhiên với chính sách cây gậy và củ cà rốt có phần mềm mỏng
của Obama, Việt nam có vẻ không mặn mà lắm với những yêu cầu thoả thuận
đa phương TPP. Dù rẳng TPP, nếu được thông qua hứa hẹn sẽ đem lại 36 tỷ
đô la và tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá của Việt nam vào Mỹ lên đến 28%
trong thập niên tới đây.
Thế nhưng việc TPP bị Tổng Thống Trump bãi bỏ ngay trong ngày đầu nhậm
chức đã làm cho giấc mộng thúc đẩy kinh tế của Việt nam bị ảnh hưởng
cũng như phần nào làm nguội lạnh mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ. Nền kinh
tế Việt nam đã mất đi 3 tỷ đô la kiều hối trong năm 2016, giờ đây có thể
bị đặt trong tầm ngắm tăng thuế suất nhập khẩu do chính sách bảo hộ của
chính quyền Trump.
Việt nam vốn là quốc gia hạng thứ 6 nhập siêu vào Hoa Kỳ và đang đứng
trước nguy cơ có thể bị xếp vào một trong các quốc gia bị áp dụng mức
thuế biên giới do mối đe doạ ảnh hưởng đến việc làm của công nhân tại
các nhà máy sản xuất sở tại cũng như mong muốn giảm mức nhập siêu vào
Hoa Kỳ.
Trong năm 2016, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam với
trị giá 38,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 20% tổng số hàng và dịch vụ xuất
khẩu. Nếu mất đi thị trường lớn nhất này thì khó mà có thể đảm bảo tăng
trưởng GDP theo như kế hoạch nhằm bảo vệ tính chính danh của nhà cầm
quyền trong một quốc gia độc đảng. Chính vì vậy mà Hà nội đang nôn nóng
với tay tới Washington.
Cần Trump, thoát Tập
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong tháng 3 cũng đã tuyên bố sẵn sàng đi Mỹ càng
sớm càng tốt và có lẽ ông ta sẽ có chuyến công du đến Hoa Kỳ sau khi các
quan chức cao cấp khác trong chính phủ Việt nam liên tục có các chuyến
đi tới Washington trong thời gian này.
Trong khi đó ông Trần Đại Quang trong cuộc gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ tại
Việt nam vào ngày 31/03/2017 cũng đã cho công bố bức thư của Trump gởi
cho Chủ tịch nước Việt nam khẳng định "mong muốn thúc đẩy hợp tác về
kinh tế, thương mại, khu vực và quốc tế" với Việt nam.
Trong cuộc gặp mặt Trần Đại Quang - Ted Osius, Ted Osius cho biết có thể
Trump sẽ đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào
tháng 11 năm nay tại Việt nam. Tuy chỉ trong khuôn khổ APEC nhưng việc
Trump đến Việt nam sẽ có một đòn bẩy cho nền kinh tế Việt nam mà trước
hết là sự quảng bá thông qua việc tập trung chú ý của truyền thông thế
giới vào nguyên thủ siêu cường quốc hàng đầu này. Trump đã nhận lời đến
Trung Quốc thì Việt nam không có lý nào lại chịu thua kém nếu không vời
cho được Trump đến Việt nam.
Ngay trong tháng 1 năm nay mặt hàng công nghệ nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng
14,6% và hai bên đồng ý triển khai dự án liên doanh nhà máy điện chạy
bằng khí đốt tự nhiên lớn nhất Việt Nam -Cá Voi Xanh - trị giá 10 tỷ đô
la. Không phải ngẫu nhiên mà dự án liên doanh với Exxon này được thông
qua khi vị cựu chủ tịch và giám đốc điều hành của Exxon Mobil, Rex
Tillerson hiên là Ngoại Trưởng của chính quyền Trump. Và đó chỉ là mới
là bước khởi đầu.
Các chính trị gia đồng thời là doanh nhân - tỷ phú Hoa kỳ không phải là
những kẻ ngu đi đầu tư vào các công trình chưa hoạt động mà đã biết là
sẽ lỗ. Đi với họ chỉ có lợi, chứ không phải chỉ để ôm đống sắt phế liệu
để tàn phá tương lai như khi đi với người bạn bốn chữ vàng. Chính phủ
giờ cũng đã hết thời muối mặt cắp rá đi vay như trước đây, Trung quốc
cũng chẳng có tiền tỷ để hào phóng bơm cho Việt nam
Ai cũng có thể thấy rằng Việt nam hơn lúc nào hết giờ đây đang rất cần
sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. Uy
tín của đảng cầm quyền và chính phủ đang lao dốc không phanh trong việc
xử lý hậu quả của Formosa, bất lực trước tham nhũng và đống nợ công chưa
biết cách nào để thanh toán.
Không bỏ qua nhân quyền
Hoa Kỳ không chỉ quan tâm quyền lợi kinh tế mà bỏ rơi quan tâm về nhân
quyền. Luật Magnitsky đã được thông qua. Danh sách 168 các quan chức
Việt Nam vi phạm nhân quyền đã được một tổ chức nhân quyền là BPSOS đề
nghị để chế tài. Ngày 03-04-2017, danh tính của 25 quan chức chịu trách
nhiệm đàn áp gia đình mục sư Nguyễn Công Chính đã được công bố.
Vào tháng 3 vừa rồi Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã trao giải
thưởng can đảm cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Người phát ngôn bộ
ngoại giao Lê Hải Bình đã quá nhanh nhảu khi cho rằng giải thưởng này
"không phù hợp và có lợi cho sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai
nước."
Sự việc ông Lê Hải Bình “rời” vị trí này sau đó vài ngày phần nào tái
khẳng định Việt nam không muốn làm phật lòng Washington đồng thời đang
vô cùng nôn nóng được hợp tác với Hoa Kỳ khi Chủ tịch nước Trần Đại
Quang “Khẳng định lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Tổng thống
Donald Trump duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, thúc đẩy quan
hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.”
Hà nội giờ đây có lẽ đã thấm rằng người Mỹ giờ không còn nói chơi.
Hết thời trả treo
Với Obama, một người có phần mềm yếu trong chính sách đối ngoại, đã bị
làm nhục khi 6 trong số 15 khách mời của Obama đã bị chặn không cho gặp
mặt vị chủ nhân Nhà trắng tại Việt nam vào tháng 5 năm 2016. Với Obama
thủ tướng đương nhiệm lúc ấy có thể đăng đàn công khai đọc diễn văn chửi
Mỹ vào ngày 30 tháng 4. Với Obama, Hà nội có thể làm con buôn tù nhân
chính trị để đổi lấy vũ khí sát thương, có thể ỡm ờ trì hoãn không trao
các quyền tối thiểu về tự do lập hội, tự do biểu tình cho dân chúng.
Nhưng với Trump, một người có tính khí cũng như các chính sách có vẻ hơi
thất thường thì khi áp dụng những đối sách như thời Obama chẳng khác
nào đụng vào ổ kiến lửa. Hà nội sẽ khó mà đạt được bất kỳ thoả thuận
song phương nào nếu không chịu thay đổi. Nhưng liệu Hà nội có muốn thay
đổi?
Việt nam đã từng “nhường” cho Trung quốc gia nhập WTO trước, Hà nội đã
từng õng ẹo mãi mới đặt bút ký TPP, sau khi cứ cho rằng không ký hiệp
định này thì còn có hiệp định khác, không ký lúc này thì ký lúc khác
song song với việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Obama có thể tươi cười
chấp nhận và hi vọng Việt nam sẽ đổi ý, nhưng Trump thì không khi bản
chất của một doanh nhân luôn là ra quyết định kịp thời, nắm lấy cơ hội
trong chớp mắt và kiếm thật nhiều tiền. Ra quyết định chậm trễ thì cơ
hội sẽ không còn cho dù có hạ mình hết nước cầu cạnh người ta. Các sự
kiện minh chứng cho sự thờ ơ này là việc Việt nam không vội ký kết TPP,
khi cho rằng không ký hiệp định này thì còn có hiệp định khác, không ký
lúc này thì ký lúc khác cùng với việc gia tăng đàn áp nhân quyền.
Thả hết tù nhân lương tâm theo yêu cầu của dân biểu Alan Lowenthal trước
khi ký hiệp định song phương thì hoá ra lại thừa nhận Việt nam có tù
nhân lương tâm! Trao quyền biểu tình, quyền tự do lập hội thì có khi lại
có hàng triệu người kéo nhau xuống đường đòi các tổng bí thư hay chủ
tịch nước từ chức như Venezuela.
Không cải thiện nhân quyền thì các lãnh đạo chóp bu lại vướng vào luật
Magnitsky, mất hết tài sản và tương lai cho con cháu ở Hoa Kỳ. Không cải
cách thể chế thì đàm phán song phương với Hoa kỳ lại đi vào ngõ cụt kéo
theo nền kinh tế lao dốc.
Phương Thảo
(VNTB)