Tham Khảo
Quân lực Mỹ trong 8 năm Obama cầm quyền và tương lai
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt
Tổng Thống Obama trong buổi lễ từ biệt quân đội. (Hình: Getty Images)
Hôm 4 Tháng Giêng, quân lực Mỹ tổ chức tại căn cứ quân sự
Myer-Henderson ở Virgina, một buổi lễ long trọng để từ biệt vị tổng tư
lệnh quân đội trong 8 năm qua.
Phát biểu trong buổi lễ, Tổng
Thống Obama nói với các quân nhân, “Chúng ta nên nhớ nguyên tắc căn bản
rằng không bao giờ ngần ngại hành động khi cần bảo vệ đất nước, nhưng
chúng ta không khi nào vội vã đưa các anh lao vào chỗ nguy hiểm nếu như
chiến tranh mới chỉ là phương sách đầu tiên chứ chưa phải cuối cùng.”
Năm
2008 ông Barack Obama thành công khi gây nên niềm phấn khởi về đổi mới.
Khẩu hiệu “Yes, We Can,” gây sự hào hứng không chỉ cho các cử tri giới
trẻ, mà còn thu hút quần chúng trên toàn thế giới, thể hiện qua hình ảnh
tiêu biểu 200,000 dân chúng Ðức tập trung nghe ông nói chuyện tại
Berlin.
Nhưng một phần quan trọng khác trong việc đắc cử của ông là do lời hứa hẹn chấm dứt cuộc chiến tranh sa lầy ở Iraq.
Ngay
năm đầu nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama chưa tạo ra thành tích gì cụ thể
nhưng đã làm dư luận quốc tế ngạc nhiên khi được trao giải Nobel Hòa
Bình và người ta cho rằng khi quyết định việc này, Hội Ðồng Nobel có ngụ
ý không muốn thấy nước Mỹ có một nhà lãnh đạo sẵn sàng gây ra những
xung đột trên thế giới như Tổng Thống George W. Bush.
Và ít nhất mọi người đều nhìn nhận 8 năm của Tổng Thống Obama là thời gian nước Mỹ không có chiến tranh lớn trên thế giới.
Cổ vũ hòa bình?
Ông
Obama cổ vũ hòa bình với sự bày tỏ hòa hoãn với thế giới Hồi Giáo, chủ
trương giải trừ vũ khí nguyên tử và tránh sử dụng vũ lực để trả đũa bất
kỳ khiêu khích nào chưa trực tiếp phương hại đến quyền lợi của nước Mỹ.
Ðiều này có thể thấy qua các sự kiện ở Iran, Syria, Philippines, Biển Ðông.
Ông không đẩy cao sự căng thẳng với Iran, Nga hay Trung Quôc.
Nhưng mặt khác Mỹ kết thúc chiến tranh ở Iraq nhưng tiếp tục can
thiệp quân sự ở Afghanistan và cùng với các nước đồng minh NATO trợ lực
cho các lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi của Libya.
Ðường
lối của Tổng Thống Obama đề ra là không đơn phương can dự vào các cuộc
khủng hoảng trên thế giới và phải có sự hợp tác của các nước đồng minh
khác, hay thậm chí để các đồng minh hành động và Mỹ chỉ giữ vai trò gián
tiếp yểm trợ.
Mỹ theo đuổi các cuộc chiến chống khủng bố, nhưng cố gắng không triển
khai bộ binh mà chỉ sử dụng không lực, máy bay không người lái và các
đơn vị lực lượng đặc biệt.
Thật ra những chủ trương mà Tổng Thống
Obama đề ra không hoàn toàn là một nguyên tắc chặt chẽ khi thi hành, do
đó chưa thể coi như một chủ thuyết quân sự.
Thành công quân sự tiêu biểu nhất của chính quyền Obama là vụ biệt kích SEAL tiêu tiêu diệt Osama bin Laden ở Pakistan.
Tuy vậy nhiều hoạt động khác của các toán biệt kich đã không đem lại kết quả dự tính.
Cũng
như vậy, trong 8 năm chính quyền Barack Obama đã thực hiện 380 phi vụ
không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào khủng bố, so với gần 50
phi vụ thời Tổng Thống Geoge W. Bush.
Chiến thuật này đạt kết quả hữu hiệu nhưng đồng thời cũng bị chỉ trích nặng nề ví nhiều trường hợp gây tổn thất cho thường dân.
Năm đầu của chính quyền Obama, quân lực Mỹ chỉ hoạt động trên 3 địa bàn: Iraq, Afghanistan, Pakistan.
Hiện nay quân đội Mỹ trên nguyên tắc không trực tiếp tham chiến nhưng
can dự với hình thức khác nhau trên 8 địa bàn: Afghanistan với tính
cách huấn luyện, cố vấn; ở Iraq và Syria lực lượng đặc biệt đóng vai trò
huấn luyện, cố vấn và yểm trợ không quân trong việc tấn công IS; các
phi vụ máy bay không người lái tấn công khủng bố được thực hiện ở
Pakistan, Somalia, Yemen; những đơn vị lực lượng đặc biệt cũng được
triển khai tới Cameroon và Uganda.
Ðó là chưa kể lực lượng đặc
biệt Mỹ đã được đưa tới đảo Midanao giúp huấn luyện quân đội Philippines
chống loạn quân, và dự án triển khai tới Nigeria giúp chống loạn quân
Boko Haram liên kết với IS.
Quân lực Mỹ trong 8 năm Obama cầm quyền và tương lai
Tổng
Thống Obama thảo luận với ông Ash Carter, bộ trưởng Quốc Phòng cuối
cũng trong chính quyền ông, tại tòa Bạc Ốc. (Hình: Getty Images)
Tóm lại trong 8 năm của chính quyền Obama, quân lực Mỹ có mặt ở khắp nơi từ Nam Á, Trung Ðông, Phi Châu cho tới Âu Châu và can dự vào những xung đột với nhiều mức độ khác nhau.
Tất nhiên trong tất cả những hoạt động này có nhiều trường hợp thành công và có kết quả cũng như không thành công và không đem lại kết quả như dự tính.
Phê bình và nhận định sẽ còn là tranh luận lâu dài, chỉ có tương lai hay lịch sử sau này mới có thề phán xét.Không được đồng tình từ quân nhân
Tạp chí Military Times số ra ngày 8 Tháng Giêng nói rằng Barack Obama là một trong những vị tổng thống Mỹ đã nắm giữ nhiều ảnh hưởng nhất trong sự lãnh đạo quân lực, tuy nhiên ông không được nhiều sự đồng tình của giới quân nhân.
Nhiều người cho rằng ông đã đặt nặng những giá trị chính trị, ngoại giao hơn là mục tiêu an ninh quốc gia và là một tổng thống yếu kém.
Những người khác ca ngợi ông về chủ trương đúng đắn không coi nước Mỹ là bá chủ thế giới để áp đặt lợi ích của mình lên trên những quốc gia khác.
Thăm dò dư luận trong giới quân sự cho biết chỉ có 36.4% tán thành chính sách qua 8 năm của Tổng Thống Obama (18% rất tán đồng và 18.4% tán đồng vừa phải), so với 51.5% bất đồng (29.1% rất bất mãn và 22.4% có phần bất mãn); 12.1% khác trung lập không có ý kiến.
Cấp sĩ quan 43.9% tán thành và 48.8% không tán thành trong khi cấp hạ sĩ quan và binh sĩ 34.8% tán thành, 52.1% không tán thành.
Tỷ lệ không tán thành/tán thành ở từng binh chủng là: Thủy Quân Lục Chiến: 60.3%/26.4%, Lục Quân 53.0%/36.4%, Không Quân 49.6%/35.1%, Hải Quân 45.9%/43.4%.
Những bất bình chủ yếu ở điểm Tổng Thống Obama đã giới hạn ngân sách quốc phòng khiến cho quân lực suy yếu, giảm căn cứ quân sự và thiếu quân số.
Ngoài ra ông đã quá nhân nhượng không có phản ứng mạnh mẽ cần thiết, tuy rằng điều này rất khó để nhận định khách quan và sáng suốt.
Trong buổi nói chuyện tại Bộ Tư Lệnh Quân Lực Mỹ khu vực trung tâm (Trung Ðông-Phi Châu-Nam Á) ở căn cứ Không Quân MacDill, Tampa, Floriada tuần trước, Tổng Thống Obama đã vạch ra những đường lối quân sự với ý đồ nhắn gởi Donald Trump, tổng thống kế vị ông.
Tổng Thống Obama nhắc nhở các quân nhân; “Vận mạng quốc gia tùy thuộc vào các bạn.
Vì lợi ích chung, mỗi người đều có quyền tự do phát biểu và phản đối chính quyền trong chừng mực của một đất nước tự do là căn bản.”
Ông nói: “Khủng bố sẽ còn tồn tại nhiều năm chưa dễ để chấm dứt hẳn. Không phải lời hứa hẹn có thể tiêu diệt chúng bằng cách thả thêm nhiều bom, triển khai thêm quân số hay tìm cách cô lập với thế giới bên ngoài. Chúng ta phải có một chiến lược khôn khéo và bền bỉ.”
Tổng Thống Obama cũng đề ra những điểm để các quân nhân nhận thức và hành động, theo đó dù tàn ác tới mức nào, khủng bố không phải là đe dọa cho sự tồn tại của một quốc gia, phải duy trì giá trị và pháp luật của nước Mỹ trong cuộc chiến đấu chống khủng bố, nên sử dụng ngoại giao khi có thể.
Ông nhấn mạnh là triển khai quân lực Mỹ vào chỗ nguy hiểm ở hải ngoại càng ít càng tốt, đừng chống khủng bố theo chỗ làm cho dân chúng địa phương xa lánh và đi theo khủng bố.
Tổng Thống Tân Cử Donald Trump chưa bao giờ đề ra một chính sách cụ thể về việc sử dụng quân lực và những phát biểu mạnh mẽ đối với các thế lực bên ngoài khiến người ta lo ngại nước Mỹ có thể là vĩ đại như lời ông hứa hẹn lúc tranh cử, nhưng chưa biết có được sống hòa bình khi ông nắm chính quyền hay không.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quân lực Mỹ trong 8 năm Obama cầm quyền và tương lai
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt
Tổng Thống Obama trong buổi lễ từ biệt quân đội. (Hình: Getty Images)
Hôm 4 Tháng Giêng, quân lực Mỹ tổ chức tại căn cứ quân sự
Myer-Henderson ở Virgina, một buổi lễ long trọng để từ biệt vị tổng tư
lệnh quân đội trong 8 năm qua.
Phát biểu trong buổi lễ, Tổng
Thống Obama nói với các quân nhân, “Chúng ta nên nhớ nguyên tắc căn bản
rằng không bao giờ ngần ngại hành động khi cần bảo vệ đất nước, nhưng
chúng ta không khi nào vội vã đưa các anh lao vào chỗ nguy hiểm nếu như
chiến tranh mới chỉ là phương sách đầu tiên chứ chưa phải cuối cùng.”
Năm
2008 ông Barack Obama thành công khi gây nên niềm phấn khởi về đổi mới.
Khẩu hiệu “Yes, We Can,” gây sự hào hứng không chỉ cho các cử tri giới
trẻ, mà còn thu hút quần chúng trên toàn thế giới, thể hiện qua hình ảnh
tiêu biểu 200,000 dân chúng Ðức tập trung nghe ông nói chuyện tại
Berlin.
Nhưng một phần quan trọng khác trong việc đắc cử của ông là do lời hứa hẹn chấm dứt cuộc chiến tranh sa lầy ở Iraq.
Ngay
năm đầu nhiệm kỳ, Tổng Thống Obama chưa tạo ra thành tích gì cụ thể
nhưng đã làm dư luận quốc tế ngạc nhiên khi được trao giải Nobel Hòa
Bình và người ta cho rằng khi quyết định việc này, Hội Ðồng Nobel có ngụ
ý không muốn thấy nước Mỹ có một nhà lãnh đạo sẵn sàng gây ra những
xung đột trên thế giới như Tổng Thống George W. Bush.
Và ít nhất mọi người đều nhìn nhận 8 năm của Tổng Thống Obama là thời gian nước Mỹ không có chiến tranh lớn trên thế giới.
Cổ vũ hòa bình?
Ông
Obama cổ vũ hòa bình với sự bày tỏ hòa hoãn với thế giới Hồi Giáo, chủ
trương giải trừ vũ khí nguyên tử và tránh sử dụng vũ lực để trả đũa bất
kỳ khiêu khích nào chưa trực tiếp phương hại đến quyền lợi của nước Mỹ.
Ðiều này có thể thấy qua các sự kiện ở Iran, Syria, Philippines, Biển Ðông.
Ông không đẩy cao sự căng thẳng với Iran, Nga hay Trung Quôc.
Nhưng mặt khác Mỹ kết thúc chiến tranh ở Iraq nhưng tiếp tục can
thiệp quân sự ở Afghanistan và cùng với các nước đồng minh NATO trợ lực
cho các lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi của Libya.
Ðường
lối của Tổng Thống Obama đề ra là không đơn phương can dự vào các cuộc
khủng hoảng trên thế giới và phải có sự hợp tác của các nước đồng minh
khác, hay thậm chí để các đồng minh hành động và Mỹ chỉ giữ vai trò gián
tiếp yểm trợ.
Mỹ theo đuổi các cuộc chiến chống khủng bố, nhưng cố gắng không triển
khai bộ binh mà chỉ sử dụng không lực, máy bay không người lái và các
đơn vị lực lượng đặc biệt.
Thật ra những chủ trương mà Tổng Thống
Obama đề ra không hoàn toàn là một nguyên tắc chặt chẽ khi thi hành, do
đó chưa thể coi như một chủ thuyết quân sự.
Thành công quân sự tiêu biểu nhất của chính quyền Obama là vụ biệt kích SEAL tiêu tiêu diệt Osama bin Laden ở Pakistan.
Tuy vậy nhiều hoạt động khác của các toán biệt kich đã không đem lại kết quả dự tính.
Cũng
như vậy, trong 8 năm chính quyền Barack Obama đã thực hiện 380 phi vụ
không kích bằng máy bay không người lái nhắm vào khủng bố, so với gần 50
phi vụ thời Tổng Thống Geoge W. Bush.
Chiến thuật này đạt kết quả hữu hiệu nhưng đồng thời cũng bị chỉ trích nặng nề ví nhiều trường hợp gây tổn thất cho thường dân.
Năm đầu của chính quyền Obama, quân lực Mỹ chỉ hoạt động trên 3 địa bàn: Iraq, Afghanistan, Pakistan.
Hiện nay quân đội Mỹ trên nguyên tắc không trực tiếp tham chiến nhưng
can dự với hình thức khác nhau trên 8 địa bàn: Afghanistan với tính
cách huấn luyện, cố vấn; ở Iraq và Syria lực lượng đặc biệt đóng vai trò
huấn luyện, cố vấn và yểm trợ không quân trong việc tấn công IS; các
phi vụ máy bay không người lái tấn công khủng bố được thực hiện ở
Pakistan, Somalia, Yemen; những đơn vị lực lượng đặc biệt cũng được
triển khai tới Cameroon và Uganda.
Ðó là chưa kể lực lượng đặc
biệt Mỹ đã được đưa tới đảo Midanao giúp huấn luyện quân đội Philippines
chống loạn quân, và dự án triển khai tới Nigeria giúp chống loạn quân
Boko Haram liên kết với IS.
Quân lực Mỹ trong 8 năm Obama cầm quyền và tương lai
Tổng
Thống Obama thảo luận với ông Ash Carter, bộ trưởng Quốc Phòng cuối
cũng trong chính quyền ông, tại tòa Bạc Ốc. (Hình: Getty Images)
Tóm lại trong 8 năm của chính quyền Obama, quân lực Mỹ có mặt ở khắp nơi từ Nam Á, Trung Ðông, Phi Châu cho tới Âu Châu và can dự vào những xung đột với nhiều mức độ khác nhau.
Tất nhiên trong tất cả những hoạt động này có nhiều trường hợp thành công và có kết quả cũng như không thành công và không đem lại kết quả như dự tính.
Phê bình và nhận định sẽ còn là tranh luận lâu dài, chỉ có tương lai hay lịch sử sau này mới có thề phán xét.Không được đồng tình từ quân nhân
Tạp chí Military Times số ra ngày 8 Tháng Giêng nói rằng Barack Obama là một trong những vị tổng thống Mỹ đã nắm giữ nhiều ảnh hưởng nhất trong sự lãnh đạo quân lực, tuy nhiên ông không được nhiều sự đồng tình của giới quân nhân.
Nhiều người cho rằng ông đã đặt nặng những giá trị chính trị, ngoại giao hơn là mục tiêu an ninh quốc gia và là một tổng thống yếu kém.
Những người khác ca ngợi ông về chủ trương đúng đắn không coi nước Mỹ là bá chủ thế giới để áp đặt lợi ích của mình lên trên những quốc gia khác.
Thăm dò dư luận trong giới quân sự cho biết chỉ có 36.4% tán thành chính sách qua 8 năm của Tổng Thống Obama (18% rất tán đồng và 18.4% tán đồng vừa phải), so với 51.5% bất đồng (29.1% rất bất mãn và 22.4% có phần bất mãn); 12.1% khác trung lập không có ý kiến.
Cấp sĩ quan 43.9% tán thành và 48.8% không tán thành trong khi cấp hạ sĩ quan và binh sĩ 34.8% tán thành, 52.1% không tán thành.
Tỷ lệ không tán thành/tán thành ở từng binh chủng là: Thủy Quân Lục Chiến: 60.3%/26.4%, Lục Quân 53.0%/36.4%, Không Quân 49.6%/35.1%, Hải Quân 45.9%/43.4%.
Những bất bình chủ yếu ở điểm Tổng Thống Obama đã giới hạn ngân sách quốc phòng khiến cho quân lực suy yếu, giảm căn cứ quân sự và thiếu quân số.
Ngoài ra ông đã quá nhân nhượng không có phản ứng mạnh mẽ cần thiết, tuy rằng điều này rất khó để nhận định khách quan và sáng suốt.
Trong buổi nói chuyện tại Bộ Tư Lệnh Quân Lực Mỹ khu vực trung tâm (Trung Ðông-Phi Châu-Nam Á) ở căn cứ Không Quân MacDill, Tampa, Floriada tuần trước, Tổng Thống Obama đã vạch ra những đường lối quân sự với ý đồ nhắn gởi Donald Trump, tổng thống kế vị ông.
Tổng Thống Obama nhắc nhở các quân nhân; “Vận mạng quốc gia tùy thuộc vào các bạn.
Vì lợi ích chung, mỗi người đều có quyền tự do phát biểu và phản đối chính quyền trong chừng mực của một đất nước tự do là căn bản.”
Ông nói: “Khủng bố sẽ còn tồn tại nhiều năm chưa dễ để chấm dứt hẳn. Không phải lời hứa hẹn có thể tiêu diệt chúng bằng cách thả thêm nhiều bom, triển khai thêm quân số hay tìm cách cô lập với thế giới bên ngoài. Chúng ta phải có một chiến lược khôn khéo và bền bỉ.”
Tổng Thống Obama cũng đề ra những điểm để các quân nhân nhận thức và hành động, theo đó dù tàn ác tới mức nào, khủng bố không phải là đe dọa cho sự tồn tại của một quốc gia, phải duy trì giá trị và pháp luật của nước Mỹ trong cuộc chiến đấu chống khủng bố, nên sử dụng ngoại giao khi có thể.
Ông nhấn mạnh là triển khai quân lực Mỹ vào chỗ nguy hiểm ở hải ngoại càng ít càng tốt, đừng chống khủng bố theo chỗ làm cho dân chúng địa phương xa lánh và đi theo khủng bố.
Tổng Thống Tân Cử Donald Trump chưa bao giờ đề ra một chính sách cụ thể về việc sử dụng quân lực và những phát biểu mạnh mẽ đối với các thế lực bên ngoài khiến người ta lo ngại nước Mỹ có thể là vĩ đại như lời ông hứa hẹn lúc tranh cử, nhưng chưa biết có được sống hòa bình khi ông nắm chính quyền hay không.