Văn Học & Nghệ Thuật
Quê Hương và Chủ Nghĩa Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm.
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân.
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố.
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ.
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang.
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng.
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa.
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa.
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây.
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay.
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc/
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc.
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do,
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu.
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau ?
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau.
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như:
- Ðêm mặt trời mọc, -
- Khí hậu đồ vật
-Của căn cước ẩn dụ, Ê, tao đây..
Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động.
Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Gửi tuổi trẻ Việt Nam
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ...
****************************
Từ buổi con lên đường xa mẹ
.
Lời giới thiệu
.
Bài thơ sau đây nhặt được từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969.
Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương.
Bài thơ nầy đã được đăng trên báo chí VNCH thời đó.
Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại.
*
“Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung.
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ.
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy.
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh.
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạn
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình.
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương.
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào.
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ.
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ.
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca.
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật.
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng.
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy.
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà.
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ…
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”
(Bài thơ không ghi tên tác giả)
Trần Văn Giang sưu tầm
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Quê Hương và Chủ Nghĩa Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm.
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả
Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân.
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố.
Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ.
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang.
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng.
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa.
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa.
Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây.
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay.
Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc/
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc.
Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do,
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống
Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù
Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu.
Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau ?
Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau.
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.
Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang
Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,
Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó
Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử.
Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như:
- Ðêm mặt trời mọc, -
- Khí hậu đồ vật
-Của căn cước ẩn dụ, Ê, tao đây..
Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:
“Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga.Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động.
Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu: “Ðừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Gửi tuổi trẻ Việt Nam
Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này
Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay
Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.
Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi
Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ...
****************************
Từ buổi con lên đường xa mẹ
.
Lời giới thiệu
.
Bài thơ sau đây nhặt được từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969.
Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương.
Bài thơ nầy đã được đăng trên báo chí VNCH thời đó.
Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại.
*
“Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung.
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ.
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy.
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh.
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạn
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình.
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương.
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào.
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ.
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ.
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca.
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật.
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng.
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy.
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà.
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ…
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”
(Bài thơ không ghi tên tác giả)
Trần Văn Giang sưu tầm
Hoang Pham chuyen