Tin nóng trong ngày
Quốc hội Mỹ bác bỏ phần then chốt của hiệp định thương mại
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc Hạ viện không thông qua một dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại toàn cầu sẽ "gây thiệt hại trực tiếp cho khoảng 100.000 người lao động và cộng đồng của họ."
Trong bài diễn văn hàng tuần hôm thứ Bảy, Tổng thống Obama nói: "Vì những người lao động đó, vì gia đình của họ, và cộng đồng của họ, tôi kêu gọi các đại biểu nào trong Quốc hội đã bỏ phiếu chống dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại hãy cân nhắc lại và đứng lên vì người lao động Mỹ."
Kế hoạch thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương đầy tham vọng của Tổng thống Barack Obama vấp phải trở ngại nghiêm trọng hôm thứ Sáu khi Hạ viện bỏ phiếu chống lại phần của kế hoạch liên quan đến việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm vì tác động của các hiệp ước thương mại này.
Các đại biểu Dân chủ đồng đảng với ông Obama cùng với các đảng viên Cộng hòa đã biểu quyết bác bỏ dự luật với tỉ lệ 302 trên 126.
Mặc dù sau đó các nhà lập pháp có thông qua với tỉ lệ sít sao trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Obama đàm phán Hiệp ước Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, kết quả biểu quyết tổng thể vẫn còn cách xa chiến thắng mà ông Obama mong đợi. Cả hai phần của dự luật này cần phải được Quốc hội thông qua trước khi tổng thống có thể ký thành luật.
Các nhà lập pháp Cộng hòa nói họ sẽ nỗ lực đưa phần hỗ trợ người lao động ra biểu quyết lại vào thứ Ba tới.
Tổng thống Obama kêu gọi Hạ viện thông qua dự luật hỗ trợ người lao động ngay, để ông "có thể ký cả hai dự luật, và tăng lực hỗ trợ cho người lao động, và các doanh nghiệp của chúng ta để họ phát triển những lãnh vực hiệu quả cao nhất của họ -- sáng tạo, sáng chế, chế tạo, và bán hàng hóa làm ra ở Mỹ cho khắp thế giới."
Nhiều đảng viên Dân chủ lo ngại rằng Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy thêm công việc ở Mỹ ra nước ngoài, gây tổn hại cho môi trường.
Ông Obama đã đến Điện Capitol sáng thứ Sáu để đưa ra lời kêu gọi vào những phút cuối với những nghị sĩ Đảng Dân chủ của ông. Mặc dù vậy, lãnh đạo khối Thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi cho biết bà sẽ chống dự luật này.
Sau cuộc biểu quyết, bà Pelosi nói trong một thông cáo rằng đến lúc cả hai đảng cần phải thương lượng một thỏa thuận tốt hơn cho người dân. Bà nói: "Chúng tôi trông đợi giải quyết bằng sự hợp tác lưỡng đảng cho một dự luật về quyền thúc đẩy thương mại minh bạch hơn, tham khảo sâu rộng hơn với Quốc hội và bảo vệ vững mạnh hơn cho các ưu tiên hiến định, nhất là quyền người lao động và môi trường."
Về phía Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner, người ủng hộ dự luật này, đã bày tỏ thất vọng.
Ông Boehner nói: "Bên Cộng hòa đã làm xong phần của chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục cam kết ủng hộ thương mại tự do, bởi vì điều đó quan trọng cho việc tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đây là một cơ hội để bên Dân chủ chứng tỏ hiệu quả và tiến lên theo một cách xây dựng, đại diện cho người dân Mỹ."
Quyền đàm phán nhanh được thông qua hôm thứ Sáu sẽ cho phép Tòa Bạch Ốc đàm phán với 12 quốc gia trong thỏa thuận TPP và những thỏa thuận khác giống như vậy mà không để Quốc hội sửa đổi bất cứ điều gì trong những thỏa thuận đó ngoài việc phê chuẩn hoặc bác bỏ.
Từ chối cấp thẩm quyền đàm phán nhanh sẽ khiến cho chính quyền Obama khó khăn hơn trong việc có được thỏa thuận TPP, vốn đã chậm mấy năm so với lịch trình.
Những quốc gia đang đàm phán TPP bao gồm Mỹ, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Mexico, Malaysia, Nhật Bản, Chile, Canada, Brunei, và Australia. Thỏa thuận do Mỹ dẫn đầu này nhắm mục tiêu chiếm 40% sản lượng kinh tế toàn cầu một khi hoàn tất.
Tòa Bạch Ốc cho biết TPP sẽ giúp tiếp phá dỡ bỏ những rào cản đối với thương mại toàn cầu, mở cửa những thị trường chưa được khai thác, và phát triển những nền kinh tế, trong khi tạo nên một đối trọng quan trọng với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.
Bàn ra tán vào (0)
Quốc hội Mỹ bác bỏ phần then chốt của hiệp định thương mại
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng việc Hạ viện không thông qua một dự luật hỗ trợ người lao động Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định thương mại toàn cầu sẽ "gây thiệt hại trực tiếp cho khoảng 100.000 người lao động và cộng đồng của họ."
Trong bài diễn văn hàng tuần hôm thứ Bảy, Tổng thống Obama nói: "Vì những người lao động đó, vì gia đình của họ, và cộng đồng của họ, tôi kêu gọi các đại biểu nào trong Quốc hội đã bỏ phiếu chống dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại hãy cân nhắc lại và đứng lên vì người lao động Mỹ."
Kế hoạch thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương đầy tham vọng của Tổng thống Barack Obama vấp phải trở ngại nghiêm trọng hôm thứ Sáu khi Hạ viện bỏ phiếu chống lại phần của kế hoạch liên quan đến việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm vì tác động của các hiệp ước thương mại này.
Các đại biểu Dân chủ đồng đảng với ông Obama cùng với các đảng viên Cộng hòa đã biểu quyết bác bỏ dự luật với tỉ lệ 302 trên 126.
Mặc dù sau đó các nhà lập pháp có thông qua với tỉ lệ sít sao trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống Obama đàm phán Hiệp ước Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, kết quả biểu quyết tổng thể vẫn còn cách xa chiến thắng mà ông Obama mong đợi. Cả hai phần của dự luật này cần phải được Quốc hội thông qua trước khi tổng thống có thể ký thành luật.
Các nhà lập pháp Cộng hòa nói họ sẽ nỗ lực đưa phần hỗ trợ người lao động ra biểu quyết lại vào thứ Ba tới.
Tổng thống Obama kêu gọi Hạ viện thông qua dự luật hỗ trợ người lao động ngay, để ông "có thể ký cả hai dự luật, và tăng lực hỗ trợ cho người lao động, và các doanh nghiệp của chúng ta để họ phát triển những lãnh vực hiệu quả cao nhất của họ -- sáng tạo, sáng chế, chế tạo, và bán hàng hóa làm ra ở Mỹ cho khắp thế giới."
Nhiều đảng viên Dân chủ lo ngại rằng Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy thêm công việc ở Mỹ ra nước ngoài, gây tổn hại cho môi trường.
Ông Obama đã đến Điện Capitol sáng thứ Sáu để đưa ra lời kêu gọi vào những phút cuối với những nghị sĩ Đảng Dân chủ của ông. Mặc dù vậy, lãnh đạo khối Thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi cho biết bà sẽ chống dự luật này.
Sau cuộc biểu quyết, bà Pelosi nói trong một thông cáo rằng đến lúc cả hai đảng cần phải thương lượng một thỏa thuận tốt hơn cho người dân. Bà nói: "Chúng tôi trông đợi giải quyết bằng sự hợp tác lưỡng đảng cho một dự luật về quyền thúc đẩy thương mại minh bạch hơn, tham khảo sâu rộng hơn với Quốc hội và bảo vệ vững mạnh hơn cho các ưu tiên hiến định, nhất là quyền người lao động và môi trường."
Về phía Đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner, người ủng hộ dự luật này, đã bày tỏ thất vọng.
Ông Boehner nói: "Bên Cộng hòa đã làm xong phần của chúng tôi, và chúng tôi tiếp tục cam kết ủng hộ thương mại tự do, bởi vì điều đó quan trọng cho việc tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đây là một cơ hội để bên Dân chủ chứng tỏ hiệu quả và tiến lên theo một cách xây dựng, đại diện cho người dân Mỹ."
Quyền đàm phán nhanh được thông qua hôm thứ Sáu sẽ cho phép Tòa Bạch Ốc đàm phán với 12 quốc gia trong thỏa thuận TPP và những thỏa thuận khác giống như vậy mà không để Quốc hội sửa đổi bất cứ điều gì trong những thỏa thuận đó ngoài việc phê chuẩn hoặc bác bỏ.
Từ chối cấp thẩm quyền đàm phán nhanh sẽ khiến cho chính quyền Obama khó khăn hơn trong việc có được thỏa thuận TPP, vốn đã chậm mấy năm so với lịch trình.
Những quốc gia đang đàm phán TPP bao gồm Mỹ, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Mexico, Malaysia, Nhật Bản, Chile, Canada, Brunei, và Australia. Thỏa thuận do Mỹ dẫn đầu này nhắm mục tiêu chiếm 40% sản lượng kinh tế toàn cầu một khi hoàn tất.
Tòa Bạch Ốc cho biết TPP sẽ giúp tiếp phá dỡ bỏ những rào cản đối với thương mại toàn cầu, mở cửa những thị trường chưa được khai thác, và phát triển những nền kinh tế, trong khi tạo nên một đối trọng quan trọng với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.