Di Sản Hồ Chí Minh
Quỹ bảo vệ biển Đức phê phán: Công ty thép Formosa gây ra thảm họa môi trường ở Việt Nam
Dịch giả: Thọ Nguyễn
Nguồn nước biển bị hủy hoai hàng chục năm – Cá chết hàng loạt – Hàng trăm ngàn người bị mất nguồn sống
Theo kế hoạch, cuối tháng 6 năm nay nhà máy thép Formossa Hà Tĩnh, mới đi vào hoạt động cuối năm 2015, sẽ cho ra lò mẻ thép đầu tiên. Nhưng ngay trong giai đoạn thử nghiệm đã xảy ra một thảm họa môi sinh làm ô nhiễm toàn bộ bờ biển, phá hoại nguồn sống của ngư dân và những người nuôi cá. Ngay cả ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Cá chết hàng loạt
Theo truyền thông Viêt Nam, dọc theo 200 km bờ biển, trải dài qua 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) từ đầu tháng 4 đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Tổng số có 277 tấn cá ven bờ và ngoài khơi chết trôi dạt vào đất liền cũng như của vô số các trại nuôi cá.
Công an đàn áp dã man các cuộc biểu tình
Nhưng chính phủ đã không hành động ngay để điều tra hoặc bảo vệ cuôc sống nhân dân. Thông tin chỉ được phát ra trên Facebook từ ngày 06.04. Trong khi đó, họ (Chính quyền) đã đàn áp, có lúc rất dã man các cuộc tuần hành và bắt bớ những người biểu tình.
Mặc dù Công ty thép Formosa đã bị nghi ngờ là thủ phạm ngay từ đầu, 3 tuần sau đó ông thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam Võ Nhân Tuấn vẫn khẳng định nhà máy thép không liên quan đến thảm họa này. Theo một số người Việt sống ở Đức, đang liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ của chúng tôi thì Forrmosa đã đổ nước thải nhiễm độc qua một đường ống dài 2 km ra ngoài khơi, ở độ sâu 17m.
Môi trường bị phá hủy nặng nề cho tới ít nhất 50 năm sau
Nước biển bị nhiễm các chất Phenol, Cyanid và Hydroxit sắt là kết quả của các cuộc khảo sát được thực hiện trước sức ép của công luận trong và ngoài nước. Các chuyên gia quốc tế đã được mời tham gia khám nghiệm.
Nước thải không được xử lý của Formosa Steel đã phá hủy hê sinh thái biển. Các nhà khoa học cho rằng phải mất ít nhất 50 năm nữa, hệ sinh thái biển mới có thể phục hồi.
Xin lỗi và bồi thường
Cuối tháng sáu, Formosa Hà Tĩnh đã xin lỗi về sự cố này. Vì lý do mất điện nhiều ngày nên hệ thống lọc nước thải đã không thể hoạt động bình thường. Ngoài việc hứa sẽ nâng cấp hệ thống xử lý và nâng cao tính minh bạch, hãng thép đã đưa cam kết bồi thường 500 triệu USD cho các nạn nhân, cũng như cho việc tẩy rửa.
Những biện pháp bất lực
Chính phủ (Việt Nam) cũng muốn giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bằng các biện pháp tạo công ăn việc làm mới. Một phần trong số các ngư dân sẽ phải chuyển sang đi lao động hợp tác tại Nam Hàn, Nhật Bản và Đức.
“Trong những năm tới, nhiều gia đình bị ảnh hưởng sẽ phải kiếm sống bằng các nghề nghiệp khác, nơi khác. Sau này họ có thể quay trở lại sống ỏ quê hương và làm nghề biển trở lại” Thứ trưởng bộ Lao Động và thương binh Xã hội Doãn Mẫu Diệp đã phát biểu như vậy trên báo Vietnamnet. Nhưng lời khuyên của ông ta là ngư dân nên chuyển từ đánh cá gần bờ sang đánh cá biển xa xem ra có vẻ thiếu thực tế.
Trước mắt không cho phép vận hành nhà máy
Tiến sỹ Trịnh Văn Tuyên, học giả tại Viện Khoa học Môi trường, đề nghị Formosa phải mau chóng hiện đại hóa hệ thống xử lý nước thải cũng như khuyên phải từ bỏ phương pháp làm nguội than cốc bằng nước, thay vào đó nên sử dụng công nghệ làm nguội khô than cốc. Ngoài ra các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát, như ông ta phát biểu trong bài báo nói trên. Theo Vietnamnet, giấy phép vận hành dự định cấp cuối tháng sáu cần phải dừng lại cho đến khi nhà máy đáp ứng các chỉ tiêu và quy định môi trường.
Đáng tiếc không phải là thủ phạm duy nhất
Nhà máy không có hệ thống lọc hoặc có, nhưng không đủ chuẩn, lại không phải là trường hợp hãn hữu ở Việt Nam. Thông thường, người ta làm hai hệ thống: Một hệ thống „chính thức” nhằm cho các đoàn kiểm tra xem và một hệ thống khác để làm việc hàng ngày, khi cảm thấy an tâm không bị kiểm tra, đó là nhận xét của Michael Zschiesche thuộc Viện độc lập về các vấn đề môi trường trong chuyên khảo „Bảo vệ môi trường ở Việt nam 2012”. Mặc dù cho đến nay đã có vô số các quy định và nội quy bảo vệ môi sinh, nhưng việc thực thi chúng còn vướng mắc khá nhiều.
DSM đòi hỏi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Cần phải chờ xem liệu các biện pháp bảo vệ môi trường được công bố có phải chỉ là những lời hứa suông. Chúng tôi còn để tâm đến vấn đề này và sẽ đề nghị phải thực hiện chúng một cách nghiêm túc trong một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên tới đây.
Ulrike Kirsch Juli 2016
Deutsche Stiftung Meeresschutz DSM
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Quỹ bảo vệ biển Đức phê phán: Công ty thép Formosa gây ra thảm họa môi trường ở Việt Nam
Dịch giả: Thọ Nguyễn
Nguồn nước biển bị hủy hoai hàng chục năm – Cá chết hàng loạt – Hàng trăm ngàn người bị mất nguồn sống
Theo kế hoạch, cuối tháng 6 năm nay nhà máy thép Formossa Hà Tĩnh, mới đi vào hoạt động cuối năm 2015, sẽ cho ra lò mẻ thép đầu tiên. Nhưng ngay trong giai đoạn thử nghiệm đã xảy ra một thảm họa môi sinh làm ô nhiễm toàn bộ bờ biển, phá hoại nguồn sống của ngư dân và những người nuôi cá. Ngay cả ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Cá chết hàng loạt
Theo truyền thông Viêt Nam, dọc theo 200 km bờ biển, trải dài qua 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) từ đầu tháng 4 đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt. Tổng số có 277 tấn cá ven bờ và ngoài khơi chết trôi dạt vào đất liền cũng như của vô số các trại nuôi cá.
Công an đàn áp dã man các cuộc biểu tình
Nhưng chính phủ đã không hành động ngay để điều tra hoặc bảo vệ cuôc sống nhân dân. Thông tin chỉ được phát ra trên Facebook từ ngày 06.04. Trong khi đó, họ (Chính quyền) đã đàn áp, có lúc rất dã man các cuộc tuần hành và bắt bớ những người biểu tình.
Mặc dù Công ty thép Formosa đã bị nghi ngờ là thủ phạm ngay từ đầu, 3 tuần sau đó ông thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Việt Nam Võ Nhân Tuấn vẫn khẳng định nhà máy thép không liên quan đến thảm họa này. Theo một số người Việt sống ở Đức, đang liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ của chúng tôi thì Forrmosa đã đổ nước thải nhiễm độc qua một đường ống dài 2 km ra ngoài khơi, ở độ sâu 17m.
Môi trường bị phá hủy nặng nề cho tới ít nhất 50 năm sau
Nước biển bị nhiễm các chất Phenol, Cyanid và Hydroxit sắt là kết quả của các cuộc khảo sát được thực hiện trước sức ép của công luận trong và ngoài nước. Các chuyên gia quốc tế đã được mời tham gia khám nghiệm.
Nước thải không được xử lý của Formosa Steel đã phá hủy hê sinh thái biển. Các nhà khoa học cho rằng phải mất ít nhất 50 năm nữa, hệ sinh thái biển mới có thể phục hồi.
Xin lỗi và bồi thường
Cuối tháng sáu, Formosa Hà Tĩnh đã xin lỗi về sự cố này. Vì lý do mất điện nhiều ngày nên hệ thống lọc nước thải đã không thể hoạt động bình thường. Ngoài việc hứa sẽ nâng cấp hệ thống xử lý và nâng cao tính minh bạch, hãng thép đã đưa cam kết bồi thường 500 triệu USD cho các nạn nhân, cũng như cho việc tẩy rửa.
Những biện pháp bất lực
Chính phủ (Việt Nam) cũng muốn giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bằng các biện pháp tạo công ăn việc làm mới. Một phần trong số các ngư dân sẽ phải chuyển sang đi lao động hợp tác tại Nam Hàn, Nhật Bản và Đức.
“Trong những năm tới, nhiều gia đình bị ảnh hưởng sẽ phải kiếm sống bằng các nghề nghiệp khác, nơi khác. Sau này họ có thể quay trở lại sống ỏ quê hương và làm nghề biển trở lại” Thứ trưởng bộ Lao Động và thương binh Xã hội Doãn Mẫu Diệp đã phát biểu như vậy trên báo Vietnamnet. Nhưng lời khuyên của ông ta là ngư dân nên chuyển từ đánh cá gần bờ sang đánh cá biển xa xem ra có vẻ thiếu thực tế.
Trước mắt không cho phép vận hành nhà máy
Tiến sỹ Trịnh Văn Tuyên, học giả tại Viện Khoa học Môi trường, đề nghị Formosa phải mau chóng hiện đại hóa hệ thống xử lý nước thải cũng như khuyên phải từ bỏ phương pháp làm nguội than cốc bằng nước, thay vào đó nên sử dụng công nghệ làm nguội khô than cốc. Ngoài ra các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát, như ông ta phát biểu trong bài báo nói trên. Theo Vietnamnet, giấy phép vận hành dự định cấp cuối tháng sáu cần phải dừng lại cho đến khi nhà máy đáp ứng các chỉ tiêu và quy định môi trường.
Đáng tiếc không phải là thủ phạm duy nhất
Nhà máy không có hệ thống lọc hoặc có, nhưng không đủ chuẩn, lại không phải là trường hợp hãn hữu ở Việt Nam. Thông thường, người ta làm hai hệ thống: Một hệ thống „chính thức” nhằm cho các đoàn kiểm tra xem và một hệ thống khác để làm việc hàng ngày, khi cảm thấy an tâm không bị kiểm tra, đó là nhận xét của Michael Zschiesche thuộc Viện độc lập về các vấn đề môi trường trong chuyên khảo „Bảo vệ môi trường ở Việt nam 2012”. Mặc dù cho đến nay đã có vô số các quy định và nội quy bảo vệ môi sinh, nhưng việc thực thi chúng còn vướng mắc khá nhiều.
DSM đòi hỏi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Cần phải chờ xem liệu các biện pháp bảo vệ môi trường được công bố có phải chỉ là những lời hứa suông. Chúng tôi còn để tâm đến vấn đề này và sẽ đề nghị phải thực hiện chúng một cách nghiêm túc trong một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên tới đây.
Ulrike Kirsch Juli 2016
Deutsche Stiftung Meeresschutz DSM