Xe cán chó
Quy tắc tranh giành, đấu đá chức quyền
29-12-2015
Trong hội nghị trung ương 13 của đảng CSVN khoá 11, những gay gắt trong chuyện tranh giành chức vụ ở nhiệm kỳ sau đã diễn ra cực kỳ căng thẳng. Nếu không có giải pháp dung hoà, tất sẽ tiếp tục có những trận chiến cực kỳ lớn để thanh trừng nhau dưới các chiêu bài như Thanh Tra, Thực Hiện Nghị Quyết, Thực Hiện Phòng Chống Tham Nhũng, Làm Trong Sạch Đảng Viên, Xây Dựng Đảng vững mạnh…
Không thể phủ nhận chuyện không có tranh giành , đấu đá giữa các phe phái trong Đảng CSVN. Đó là điều mà bất cứ người dân nào nếu biết nghe, đọc đều nhận thấy. Những luận điệu cho rằng ĐCSVN đang đoàn kết, không có chuyện chia rẽ là những luận điệu xuyên tạc, che đậy bản chất sự việc của bọn dư luận viên. Đó cũng là điều bình thường, như một doanh nghiệp kinh doanh bất ổn luôn phải che đậy nội tình thối nát của mình. Và đám DLV ăn tiền để thực hiện nhiệm vụ của chúng để che đậy không có gì là ngạc nhiên.
Điều cốt lõi của tranh quyền giữa các phe phái cộng sản là họ có những quy tắc nhất định.
Đó là quy tắc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Những phe phái của CSVN thanh trừng nhau không từ một thủ đoạn nào, gài bẫy, bắt thuộc hạ của nhau, dùng truyền thông phanh phui đời tư, gia sản, bắt tù, tịch thu tài sản…những hành động đó đều được chấp nhận. Nhưng một điều tuyệt đối là những phương pháp đó không liên quan đến những nhân tố chống Đảng hay kẻ thù của Đảng.
Bởi thế cục diện của các cuộc đấu đá lên đến đỉnh điểm của các thủ đoạn. Nhưng các phe phái người ta gọi là ” bảo thủ ” hay ” cải cách ” gì đó đều không hề mượn đến những nhà bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh dân chủ, những người hoạt động nhân quyền, công đoàn hay các nhóm xã hội dân sự để hậu thuẫn. Mặc dù lực lượng này rất đông và nếu có điều kiện để phát huy, dư sức góp một phần trọng lượng. Kết quả công sức họ nếu không thể thúc đẩy Việt Nam tiến tới một thể chế mới, thì ít nhất cũng có thể tác động phần nào làm nghiêng lệch lợi thế về một bên trong các phe tranh chấp trong Đảng.
Ví dụ phe ông Trọng nêu cao sự liêm khiết, trung thành chế độ, ổn định xã hội, giữ hoà bình với Trung Quốc. Những yếu tố đó có thể được phần nào dư luận tán đồng và ủng hộ mạnh. Còn có quá nhiều người mong muốn yên ổn sống cùng với một chế độ lý tưởng, mẫu mực của CNXH trong sách vở.
Hoặc phe ông Dũng nêu cao đổi mới, tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với phương Tây gần hơn. Những yếu tố đó nếu được khai thác qua những lực lượng kia ắt sẽ có những làn sóng dư luận ủng hộ ông.
Khách quan nhận xét thì trong lực lượng thứ ba này, có nhiều ý kiến dứt khoát muốn xoá sổ chế độ cộng sản. Nhưng không ít ý kiến muốn đảng CSVN thay đổi một cách văn minh, tiến bộ và trong sạch, lý tưởng, không tham nhũng, độc đoán. Ở luồng ý kiến thứ hai này thường là những người đang ở Việt Nam, có học vị, có vị trí…họ có thể là nhà báo, luật sư, giáo sư, tiến sĩ trên mọi ngành nghề, lĩnh vực. Thậm chí còn có cả cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng và những người còn đang công tác trong bộ máy nhà nước, quan chức đảng CSVN.
Ở những người có ý kiến thứ nhất là xoá sổ ĐCSVN trong lực lượng thứ ba, ĐCSVN không thèm quan tâm, thậm chí gia tăng trấn áp thì không nói làm gì. Vì đó là những nhân tố chống Đảng mà theo quy tắc thì không thể phe nào được tiếp cận.
Nhưng ở nhóm người thứ hai trong thế lực thứ ba, dường như không phe nào tận dụng hết được đội quân này. Không những thế, có phe còn tìm kiếm hậu thuẫn che chở từ Trung Quốc. Một nước mà mỗi khi nhắc đến đều gây phẫn uất trong lòng nhân dân Việt Nam, bất kể là người dân đó ở Hoa Kỳ, Châu Âu hay Châu Úc. Bất kể họ thuộc nhóm người nào. Nhắc đến Trung Quốc họ đều căm phẫn, có người nói ra và có người không nói ra mà thôi.
Phe dùng Trung Quốc che chở có thể có ngay sức mạnh vũ lực, nhưng cũng mất đi lòng dân, thậm chí là chuốc thêm căm phẫn từ phía người dân. Chuyện nhờ cậy đến Trung Quốc oái ăm thay nó phù hợp với tiêu chí bảo vệ Đảng CSVN, bảo vệ CNXH nên không vi phạm quy tắc của ĐCSVN. Chỉ duy nhất có Lê Duẩn vì còn có chỗ dựa là nước CS Nga Xô..còn đâu các thống lĩnh CSVN từ thời Hồ Chí Minh đến thời nay đều sẵn sàng chạy sang Trung Quốc xin trợ giúp. Ông Lê Duẩn cũng không làm trái quy tắc , bởi lúc đó ông dựa vào Liên Xô, một nước Cộng Sản lớn.
Cho nên phe này đã dựa vào Trung Quốc, phe kia không dám công khai nhờ sự hỗ trợ của Phương Tây vì sợ vi phạm nguyên tắc của Đảng. Dù tình thế đã cực kỳ bất lợi. Một cuộc bang giao gặp gỡ nguyên thủ phương Tây và xin sự giúp đỡ ngay lập tức sẽ bị gọi là cầu cứu ngoại bang, bán nước. Thật hài hước là cầu Trung Quốc thì lại được gọi là yêu nước, yêu chế độ!!!
Các cố vấn của phe còn lại dường như bị màn sương mù bảo vệ chế độ che phủ, không sáng suốt để nhìn ra đòn bẩy nào để kích cầu sự giúp đỡ của các nước tiến bộ. Không có hành động nào để tỏ thông điệp rằng đảm bảo sự đổi mới và hoà nhập với thế giới để lấy sự ủng hộ của quốc tế trong lúc này.
Bây giờ xâu chuỗi các vấn đề trên và đi đến ví dụ này.
Phe còn lại ngay lập tức thả Ba Sàm, Nguyễn Hữu Vinh.
Tác động sẽ thế nào.?
Nguyễn Hữu Vinh hiện vẫn là đảng viên, mặc dù cầm tù đã gần 2 năm chưa xét xử. Ông Vinh còn nguyên là cán bộ vũ trang của Đảng, con của quan chức cao cấp của Đảng. Ngoài ra ông Vinh chính là một phần hiện thân của nhóm ý kiến thứ hai trong lực lượng thứ ba. Nhóm nhân sĩ, trí thức chủ trương cải cách mạnh mẽ trong hoà bình, không xung đột. Việc thả ông Vinh sẽ được lòng nhóm này, qua đó lấy được lòng dư luận. Và sâu xa hơn nữa là kích cầu tới quốc tế thông điệp về thái độ của mình, lấy được lòng phương Tây. Việc thả ông Vinh không phạm vào quy tắc của việc bảo vệ Đảng, bởi chính ông Vinh bây giờ vẫn là đảng viên ĐCSVN, chưa có chứng cớ nào cho thấy ông có hành động xoá sổ ĐCSVN.
Thả ông Vinh không thể có nguy hại nào cho ĐCSVN bây giờ. Có mười người như ông Nguyễn Hữu Vinh hiện diện ngoài xã hội cũng không có cách nào khiến CSVN nguy hại. Nhất là khi mà dân trí Việt Nam vẫn còn tranh cướp, dẫm đạp nhau để ăn miễn phí, xin học, tiêm chủng …và sẵn sàng rút dao xiên nhau vì nhìn đểu, vì tình và vì va chạm giao thông. Ông Vinh chủ trương khai dân trí, một phương hướng còn lâu mới có kết quả với tâm lý người Việt đang thực dụng , sống cuồng như ngày nay. Nếu có nguy hại cho chế độ Cộng Sản, thì nó phải là 30 năm nữa, trong thời gian đó ĐCVN thừa cách để đối phó.
Không thả ông Nguyễn Hữu Vinh, cục diện thế nào vẫn sẽ diễn ra thế đó. Bên nào mạnh vẫn mạnh, bên nào yếu vẫn yếu. Nhưng bên thân Trung Quốc thả ông Vinh lúc này, sẽ giảm được áp lực dân chúng, nhân sĩ, trí thức đang chĩa mùi dùi vào họ chửi vì tội bán nước. Mạnh càng thêm mạnh.
Phe ngược lại, nếu thả ông Nguyễn Hữu Vinh, càng khẳng định được mình muốn đổi mới , dựa vào trí thức, nhân sĩ và mong muốn hội nhập với thế giới thật lòng.
Thời gian giam cầm ông Vinh đã sát tới khung hình phạt mà cáo trạng nêu ra. Thả ông Vinh bây giờ là cái giá quá rẻ để mua được lòng người. Không biết điểm thuận lợi này, phe nào nhận thức được mà nắm bắt lấy.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Quy tắc tranh giành, đấu đá chức quyền
29-12-2015
Trong hội nghị trung ương 13 của đảng CSVN khoá 11, những gay gắt trong chuyện tranh giành chức vụ ở nhiệm kỳ sau đã diễn ra cực kỳ căng thẳng. Nếu không có giải pháp dung hoà, tất sẽ tiếp tục có những trận chiến cực kỳ lớn để thanh trừng nhau dưới các chiêu bài như Thanh Tra, Thực Hiện Nghị Quyết, Thực Hiện Phòng Chống Tham Nhũng, Làm Trong Sạch Đảng Viên, Xây Dựng Đảng vững mạnh…
Không thể phủ nhận chuyện không có tranh giành , đấu đá giữa các phe phái trong Đảng CSVN. Đó là điều mà bất cứ người dân nào nếu biết nghe, đọc đều nhận thấy. Những luận điệu cho rằng ĐCSVN đang đoàn kết, không có chuyện chia rẽ là những luận điệu xuyên tạc, che đậy bản chất sự việc của bọn dư luận viên. Đó cũng là điều bình thường, như một doanh nghiệp kinh doanh bất ổn luôn phải che đậy nội tình thối nát của mình. Và đám DLV ăn tiền để thực hiện nhiệm vụ của chúng để che đậy không có gì là ngạc nhiên.
Điều cốt lõi của tranh quyền giữa các phe phái cộng sản là họ có những quy tắc nhất định.
Đó là quy tắc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Những phe phái của CSVN thanh trừng nhau không từ một thủ đoạn nào, gài bẫy, bắt thuộc hạ của nhau, dùng truyền thông phanh phui đời tư, gia sản, bắt tù, tịch thu tài sản…những hành động đó đều được chấp nhận. Nhưng một điều tuyệt đối là những phương pháp đó không liên quan đến những nhân tố chống Đảng hay kẻ thù của Đảng.
Bởi thế cục diện của các cuộc đấu đá lên đến đỉnh điểm của các thủ đoạn. Nhưng các phe phái người ta gọi là ” bảo thủ ” hay ” cải cách ” gì đó đều không hề mượn đến những nhà bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh dân chủ, những người hoạt động nhân quyền, công đoàn hay các nhóm xã hội dân sự để hậu thuẫn. Mặc dù lực lượng này rất đông và nếu có điều kiện để phát huy, dư sức góp một phần trọng lượng. Kết quả công sức họ nếu không thể thúc đẩy Việt Nam tiến tới một thể chế mới, thì ít nhất cũng có thể tác động phần nào làm nghiêng lệch lợi thế về một bên trong các phe tranh chấp trong Đảng.
Ví dụ phe ông Trọng nêu cao sự liêm khiết, trung thành chế độ, ổn định xã hội, giữ hoà bình với Trung Quốc. Những yếu tố đó có thể được phần nào dư luận tán đồng và ủng hộ mạnh. Còn có quá nhiều người mong muốn yên ổn sống cùng với một chế độ lý tưởng, mẫu mực của CNXH trong sách vở.
Hoặc phe ông Dũng nêu cao đổi mới, tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với phương Tây gần hơn. Những yếu tố đó nếu được khai thác qua những lực lượng kia ắt sẽ có những làn sóng dư luận ủng hộ ông.
Khách quan nhận xét thì trong lực lượng thứ ba này, có nhiều ý kiến dứt khoát muốn xoá sổ chế độ cộng sản. Nhưng không ít ý kiến muốn đảng CSVN thay đổi một cách văn minh, tiến bộ và trong sạch, lý tưởng, không tham nhũng, độc đoán. Ở luồng ý kiến thứ hai này thường là những người đang ở Việt Nam, có học vị, có vị trí…họ có thể là nhà báo, luật sư, giáo sư, tiến sĩ trên mọi ngành nghề, lĩnh vực. Thậm chí còn có cả cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng và những người còn đang công tác trong bộ máy nhà nước, quan chức đảng CSVN.
Ở những người có ý kiến thứ nhất là xoá sổ ĐCSVN trong lực lượng thứ ba, ĐCSVN không thèm quan tâm, thậm chí gia tăng trấn áp thì không nói làm gì. Vì đó là những nhân tố chống Đảng mà theo quy tắc thì không thể phe nào được tiếp cận.
Nhưng ở nhóm người thứ hai trong thế lực thứ ba, dường như không phe nào tận dụng hết được đội quân này. Không những thế, có phe còn tìm kiếm hậu thuẫn che chở từ Trung Quốc. Một nước mà mỗi khi nhắc đến đều gây phẫn uất trong lòng nhân dân Việt Nam, bất kể là người dân đó ở Hoa Kỳ, Châu Âu hay Châu Úc. Bất kể họ thuộc nhóm người nào. Nhắc đến Trung Quốc họ đều căm phẫn, có người nói ra và có người không nói ra mà thôi.
Phe dùng Trung Quốc che chở có thể có ngay sức mạnh vũ lực, nhưng cũng mất đi lòng dân, thậm chí là chuốc thêm căm phẫn từ phía người dân. Chuyện nhờ cậy đến Trung Quốc oái ăm thay nó phù hợp với tiêu chí bảo vệ Đảng CSVN, bảo vệ CNXH nên không vi phạm quy tắc của ĐCSVN. Chỉ duy nhất có Lê Duẩn vì còn có chỗ dựa là nước CS Nga Xô..còn đâu các thống lĩnh CSVN từ thời Hồ Chí Minh đến thời nay đều sẵn sàng chạy sang Trung Quốc xin trợ giúp. Ông Lê Duẩn cũng không làm trái quy tắc , bởi lúc đó ông dựa vào Liên Xô, một nước Cộng Sản lớn.
Cho nên phe này đã dựa vào Trung Quốc, phe kia không dám công khai nhờ sự hỗ trợ của Phương Tây vì sợ vi phạm nguyên tắc của Đảng. Dù tình thế đã cực kỳ bất lợi. Một cuộc bang giao gặp gỡ nguyên thủ phương Tây và xin sự giúp đỡ ngay lập tức sẽ bị gọi là cầu cứu ngoại bang, bán nước. Thật hài hước là cầu Trung Quốc thì lại được gọi là yêu nước, yêu chế độ!!!
Các cố vấn của phe còn lại dường như bị màn sương mù bảo vệ chế độ che phủ, không sáng suốt để nhìn ra đòn bẩy nào để kích cầu sự giúp đỡ của các nước tiến bộ. Không có hành động nào để tỏ thông điệp rằng đảm bảo sự đổi mới và hoà nhập với thế giới để lấy sự ủng hộ của quốc tế trong lúc này.
Bây giờ xâu chuỗi các vấn đề trên và đi đến ví dụ này.
Phe còn lại ngay lập tức thả Ba Sàm, Nguyễn Hữu Vinh.
Tác động sẽ thế nào.?
Nguyễn Hữu Vinh hiện vẫn là đảng viên, mặc dù cầm tù đã gần 2 năm chưa xét xử. Ông Vinh còn nguyên là cán bộ vũ trang của Đảng, con của quan chức cao cấp của Đảng. Ngoài ra ông Vinh chính là một phần hiện thân của nhóm ý kiến thứ hai trong lực lượng thứ ba. Nhóm nhân sĩ, trí thức chủ trương cải cách mạnh mẽ trong hoà bình, không xung đột. Việc thả ông Vinh sẽ được lòng nhóm này, qua đó lấy được lòng dư luận. Và sâu xa hơn nữa là kích cầu tới quốc tế thông điệp về thái độ của mình, lấy được lòng phương Tây. Việc thả ông Vinh không phạm vào quy tắc của việc bảo vệ Đảng, bởi chính ông Vinh bây giờ vẫn là đảng viên ĐCSVN, chưa có chứng cớ nào cho thấy ông có hành động xoá sổ ĐCSVN.
Thả ông Vinh không thể có nguy hại nào cho ĐCSVN bây giờ. Có mười người như ông Nguyễn Hữu Vinh hiện diện ngoài xã hội cũng không có cách nào khiến CSVN nguy hại. Nhất là khi mà dân trí Việt Nam vẫn còn tranh cướp, dẫm đạp nhau để ăn miễn phí, xin học, tiêm chủng …và sẵn sàng rút dao xiên nhau vì nhìn đểu, vì tình và vì va chạm giao thông. Ông Vinh chủ trương khai dân trí, một phương hướng còn lâu mới có kết quả với tâm lý người Việt đang thực dụng , sống cuồng như ngày nay. Nếu có nguy hại cho chế độ Cộng Sản, thì nó phải là 30 năm nữa, trong thời gian đó ĐCVN thừa cách để đối phó.
Không thả ông Nguyễn Hữu Vinh, cục diện thế nào vẫn sẽ diễn ra thế đó. Bên nào mạnh vẫn mạnh, bên nào yếu vẫn yếu. Nhưng bên thân Trung Quốc thả ông Vinh lúc này, sẽ giảm được áp lực dân chúng, nhân sĩ, trí thức đang chĩa mùi dùi vào họ chửi vì tội bán nước. Mạnh càng thêm mạnh.
Phe ngược lại, nếu thả ông Nguyễn Hữu Vinh, càng khẳng định được mình muốn đổi mới , dựa vào trí thức, nhân sĩ và mong muốn hội nhập với thế giới thật lòng.
Thời gian giam cầm ông Vinh đã sát tới khung hình phạt mà cáo trạng nêu ra. Thả ông Vinh bây giờ là cái giá quá rẻ để mua được lòng người. Không biết điểm thuận lợi này, phe nào nhận thức được mà nắm bắt lấy.