TIN CỘNG ĐỒNG
Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - “Người
ta cứ hay dùng câu có tính công thức, nhàm chán là 'trong lúc tang gia
bối rối nếu có điều gì sơ sót...' Nhưng thật tình là tang gia đây không
bối rối. Tang gia đây bàng hoàng, ngỡ ngàng.”
Bình
luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, người bạn đời của ca sĩ Quỳnh Giao, gắng
gượng nói cùng những người có mặt trước giờ chuẩn bị tiễn đưa thi hài nữ
ca sĩ tài danh đến nơi hỏa táng vào trưa Thứ Tư, 30 Tháng Bảy.
Dù có cố gắng kiềm chế nỗi xúc động để nói cho tròn những lời cám ơn gửi đến thân bằng quyến thuộc và người hâm mộ đến tham dự tang lễ của vợ mình, nhưng chỉ một câu rất đời rất người của người đàn ông chuyên nói về kinh tế, về chính trị khiến nhiều người có mặt không cầm được nước mắt, “Tôi nói với con là 'đừng có khóc, vì mẹ mới đi còn chưa biết đi đâu, con khóc làm mẹ hoang mang.' Tôi nói thì bảnh vậy nhưng 4 giờ sáng, khi trời hãy còn chưa sáng, mọi người đang tụng kinh, tôi bước ra parking đứng một mình, ứa nước mắt...”
Ca sĩ Quỳnh Giao thật sự ra đi trong sự ngỡ ngàng, thảnh thốt, đầy tiếc thương của tất cả những người từng quen biết cô, yêu tiếng hát cô và ngưỡng mộ kiến thức âm nhạc của cô.
Tang lễ ca sĩ Quỳnh Giao tại nhà quàn Peek Family Funeral Home. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
***
Trong phần tiễn biệt ca sĩ Quỳnh Giao được tổ chức ngay tại Phòng Số Năm nhà quàn Peek Family Funeral Home trên đường Bolsa, người tham dự có dịp lắng nghe và ôn lại những kỷ niệm, những dấu ấn, những tình cảm mà nhiều người từng có với nữ ca sĩ tài danh này.
Ca sĩ Mai Hương, người hát cùng Quỳnh Giao từ Ban Thiếu Nhi thuở nào, kể về kỷ niệm của buổi đi diễn lần đầu tiên cùng Quỳnh Giao ở Đà Lạt, kể về những buổi cùng học may, rủ nhau học làm tré với Quỳnh Giao.
“Đi đâu cũng có nhau hết nên kỷ niệm về Quỳnh Giao nói không biết bao giờ mới hết.” Ca sĩ Mai Hương bày tỏ.
Nhà thơ Trần Dạ Từ, bạn thâm giao của gia đình Quỳnh Giao từ khi còn bé, vốn không hay nói nhiều trước đám đông, cũng kiềm chế nỗi buồn, nhận xét, “Quỳnh Giao là giọng hát trẻ nhất mà lại vang lên lâu nhất trong 60 năm lịch sử âm nhạc Việt Nam, tính từ thời điểm di cư 1954.”
Nhà báo Phạm Xuân Ðài được nhà báo Đinh Quang Anh Thái giới thiệu là “tri kỷ với ngòi bút và tiếng nói Quỳnh Giao trên đài phát thanh, cho rằng, “Quỳnh Giao đã sống trọn vẹn trong âm nhạc, từ gia đình ra ngoài xã hội, từ nhỏ đến lớn, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khả năng và kiến thức về lãnh vực âm nhạc cùng khả năng viết lách khiến cho đến giờ phút này ít ai có được thuận lợi để viết về âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ của mình hơn là Quỳnh Giao.”
Chính vì thế mà sự ra đi của nữ danh ca này để lại “nỗi luyến tiếc sâu đậm” trong lòng nhà báo kỳ cựu này.
Với tài tử Kiều Chinh, Quỳnh Giao không chỉ là “một người đàn bà lịch sự, nhã nhặn, được nhiều người thương quý” mà còn là “một người bạn tử tế, một người nghệ sĩ đa tài.”
Nhà văn Nhã Ca, người yêu thương theo dõi bệnh tình của Quỳnh Giao từ những ngày đầu, nói trong nỗi xúc động nghẹn ngào, “3 giờ sáng Thứ Tư tuần trước khi biết Quỳnh Giao thực sự ra đi, đầu tôi bật lên tiếng kêu 'Không được! Không thể! Đâu đã đến phiên Quỳnh Giao!' Tiếng kêu bật lên lúc 3 giờ sáng đến giờ vẫn còn nguyên.”
Nhà thơ Trịnh Y Thư, bạn chí thiết của ca sĩ Quỳnh Giao, nhìn nhận, “Tiếng hát Quỳnh Giao chính là tâm hồn của chị, một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, luôn hướng về cái đẹp, nó giúp chúng ta có cái nhìn thân ái hơn về sự vật cũng như con người.”
Với Nam Phương, người có nhiều chương trình phỏng vấn Quỳnh Giao trên Người Việt TV, thì “Cô Quỳnh Giao mà tôi biết là một người rất lạc quan và yêu đời. Có lần tôi hỏi cô trong cuộc đời ca hát của mình cô có niềm vui và nỗi buồn gì. Cô bảo niềm vui thì rất nhiều, nỗi buồn thì không có. Là người đi hát từ nhỏ mà cô không giữ lại nỗi buồn nào trong đời ca hát của mình chứng tỏ cô rất lạc quan. Lần khác tôi hỏi cô, khi buồn thì nên nghe nhạc gì. Cô bảo khi buồn thì nhất định nên nghe nhạc vui vì mình phải tìm cách thoát ra khỏi nỗi buồn đó, nếu ngồi đó ngậm nhấm nỗi buồn thì nó sẽ làm hại tinh thần và sức khỏe của mình.”
“Vì thế từ đây về sau, mỗi lần buồn thì tôi chỉ nghe nhạc vui theo đúng tinh thần Quỳnh Giao - lạc quan và yêu đời.” Nam Phương tâm sự.
Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chồng ca sĩ Quỳnh Giao, “Tang lễ Quỳnh Giao là dịp ngợi ca một cuộc đời đẹp, cuộc sống của một người làm đẹp cho người khác, làm cho chúng ta thấy nhạc Việt Nam đẹp đến thế nào." (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Với anh Doãn Quốc Hưng, người từng có nhiều cơ hội đệm đàn Tây Ban Cầm và hàn huyên với Quỳnh Giao về nghệ thuật thì Quỳnh Giao là 'biểu tượng của cái đẹp” trong lòng chàng trai trung học thuở nào và sau này, Quỳnh Giao, trong mắt nhìn của con trai nhà văn Doãn Quốc Sĩ, là “biểu tượng của kiến thức về nền âm nhạc Việt Nam.”
Kiến trúc sư Nguyễn Bá Khanh, một trong những người ngưỡng mộ giọng hát Quỳnh Giao cho biết, “Tôi yêu tiếng hát Quỳnh Giao từ những bài cô hát. Với tôi, nếu không có tiếng hát đó, không có những bài hát đó thì tôi không thể nào biết được âm nhạc Việt Nam lại có những bài hay như vậy. Những giọng ca như Quỳnh Giao cao vút lên khiến cho mỗi chiều con đường tôi đi làm về dường như ngắn hơn, tôi như vứt bỏ được mọi ưu phiền vốn có trong cuộc đời.”
Gia đình, người thân, bằng hữu và khán giả hâm mộ đưa tiễn cố ca sĩ Quỳnh Giao đến nơi hỏa táng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Trở về sớm hơn từ một
hội nghị được tổ chức ở Oregon, Tiến Sĩ Tenzin Dorjee của trường Cal
State Fullerton có mặt tại buổi tưởng niệm để đặt lên quan tài Quỳnh
Giao một dải khăn trắng, để “cầu nguyện cho cô” như ông đã cùng nhiều vị
chư tăng Ấn Độ đọc kinh cầu nguyện cho cô ngay bên giường bệnh nhiều
tháng trước đó, khi người ca sĩ này đổ bệnh.
Nhạc sĩ Cung Tiến,
từ Minnesota, không quản ngại đường xa và sức khỏe cũng sắp xếp về
Little Saigon dự tang lễ và bày tỏ những cảm nhận của ông đối với người
ca sĩ thành công từ rất sớm này. Người tham dự cũng xúc động khi nghe
những kỷ niệm với Quỳnh Giao được nhắc lại bởi danh ca Kim Tước, người
đã cùng đứng chung sân khấu với Quỳnh Giao từ nửa thế kỷ trước.
Người
đến viếng ca sĩ Quỳnh Giao không chỉ bồi hồi, sống cùng kỷ niệm của
những người lên chia sẻ cảm xúc mà hơn hết, người ta cảm thấy ngậm ngùi
khi nhìn hình ảnh người đàn ông đầu quấn khăn tang trắng, gương mặt tiều
tụy, chứa đầy nỗi đau mất mát, suốt buổi đứng bên cạnh quan tài người
quá cố, như không muốn rời, khi sửa lại cái này, chút chỉnh tranh lại
cái kia, rõ ràng là không cần thiết. Nhưng những hành động tưởng chừng
vô nghĩa đó lại nói được nhiều hơn nỗi “bàng hoàng, ngỡ ngàng như sét
đánh ngang tai” mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng gia đình đang mang.
***
Đêm nhạc tưởng nhớ Ca sĩ Quỳnh Giao tại Hội trường Việt Báo đêm 30 Tháng Bảy. Mọi người cùng hợp ca nhạc khúc “Kỷ Niệm”, bài hát nhạc sĩ Phạm Duy tặng riêng cho ca sĩ Quỳnh Giao. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Cũng trong ngày thi hài cố ca sĩ Quỳnh Giao được đưa vào hỏa táng,
chương trình “Đêm tưởng nhớ Quỳnh Giao” mang tên “Hát Cho Kỷ Niệm” được
tổ chức tại tòa soạn Việt Báo nhằm chia sẻ những kỷ niệm và thưởng thức
một số nhạc phẩm đã từng gắn bó với tiếng hát Quỳnh Giao, do Nhóm Thân
Hữu cùng Người Việt - Việt Báo - VAALA đồng tổ chức.
Không khí ấm
cúng, không quá trang nghiêm, thấm đẫm tình bằng hữu, tình hội ngộ, sự
tri ân, tưởng nhớ đến một giọng ca vừa thoát cõi trần.
Bao nhiêu
ghế ngồi cũng không đủ cho người tham dự đêm nay. Ai cũng muốn đến, để
cùng có những giây phút lắng lòng, cùng hồi tưởng, cùng hát lại những
bài hát mà Quỳnh Giao từng say sưa hát.
Rõ ràng, như ông Nguyễn
Xuân Nghĩa mong muốn, “Tang lễ Quỳnh Giao là dịp ngợi ca một cuộc đời
đẹp, cuộc sống của một người làm đẹp cho người khác, làm cho chúng ta
thấy nhạc Việt Nam đẹp đến thế nào, tác phẩm đó hay ra làm sao... Chúng
tôi không muốn than khóc.”
Đúng, không ai muốn than khóc cho một
tài hoa vừa nằm xuống. Tất cả đều chỉ muốn thực hiện một nghĩa cử đẹp
đẽ nhất: tiễn đưa một nghệ sĩ khả ái và đa tài, trong tinh thần giã biệt
một cuộc đời đã làm đẹp cho người khác, khi trình bày âm nhạc và viết
về văn học nghệ thuật Việt Nam.
Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại, quanh đây.
---
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - “Người
ta cứ hay dùng câu có tính công thức, nhàm chán là 'trong lúc tang gia
bối rối nếu có điều gì sơ sót...' Nhưng thật tình là tang gia đây không
bối rối. Tang gia đây bàng hoàng, ngỡ ngàng.”
Bình
luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, người bạn đời của ca sĩ Quỳnh Giao, gắng
gượng nói cùng những người có mặt trước giờ chuẩn bị tiễn đưa thi hài nữ
ca sĩ tài danh đến nơi hỏa táng vào trưa Thứ Tư, 30 Tháng Bảy.
Dù có cố gắng kiềm chế nỗi xúc động để nói cho tròn những lời cám ơn gửi đến thân bằng quyến thuộc và người hâm mộ đến tham dự tang lễ của vợ mình, nhưng chỉ một câu rất đời rất người của người đàn ông chuyên nói về kinh tế, về chính trị khiến nhiều người có mặt không cầm được nước mắt, “Tôi nói với con là 'đừng có khóc, vì mẹ mới đi còn chưa biết đi đâu, con khóc làm mẹ hoang mang.' Tôi nói thì bảnh vậy nhưng 4 giờ sáng, khi trời hãy còn chưa sáng, mọi người đang tụng kinh, tôi bước ra parking đứng một mình, ứa nước mắt...”
Ca sĩ Quỳnh Giao thật sự ra đi trong sự ngỡ ngàng, thảnh thốt, đầy tiếc thương của tất cả những người từng quen biết cô, yêu tiếng hát cô và ngưỡng mộ kiến thức âm nhạc của cô.
Tang lễ ca sĩ Quỳnh Giao tại nhà quàn Peek Family Funeral Home. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
***
Trong phần tiễn biệt ca sĩ Quỳnh Giao được tổ chức ngay tại Phòng Số Năm nhà quàn Peek Family Funeral Home trên đường Bolsa, người tham dự có dịp lắng nghe và ôn lại những kỷ niệm, những dấu ấn, những tình cảm mà nhiều người từng có với nữ ca sĩ tài danh này.
Ca sĩ Mai Hương, người hát cùng Quỳnh Giao từ Ban Thiếu Nhi thuở nào, kể về kỷ niệm của buổi đi diễn lần đầu tiên cùng Quỳnh Giao ở Đà Lạt, kể về những buổi cùng học may, rủ nhau học làm tré với Quỳnh Giao.
“Đi đâu cũng có nhau hết nên kỷ niệm về Quỳnh Giao nói không biết bao giờ mới hết.” Ca sĩ Mai Hương bày tỏ.
Nhà thơ Trần Dạ Từ, bạn thâm giao của gia đình Quỳnh Giao từ khi còn bé, vốn không hay nói nhiều trước đám đông, cũng kiềm chế nỗi buồn, nhận xét, “Quỳnh Giao là giọng hát trẻ nhất mà lại vang lên lâu nhất trong 60 năm lịch sử âm nhạc Việt Nam, tính từ thời điểm di cư 1954.”
Nhà báo Phạm Xuân Ðài được nhà báo Đinh Quang Anh Thái giới thiệu là “tri kỷ với ngòi bút và tiếng nói Quỳnh Giao trên đài phát thanh, cho rằng, “Quỳnh Giao đã sống trọn vẹn trong âm nhạc, từ gia đình ra ngoài xã hội, từ nhỏ đến lớn, từ trong nước ra đến hải ngoại. Khả năng và kiến thức về lãnh vực âm nhạc cùng khả năng viết lách khiến cho đến giờ phút này ít ai có được thuận lợi để viết về âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ của mình hơn là Quỳnh Giao.”
Chính vì thế mà sự ra đi của nữ danh ca này để lại “nỗi luyến tiếc sâu đậm” trong lòng nhà báo kỳ cựu này.
Với tài tử Kiều Chinh, Quỳnh Giao không chỉ là “một người đàn bà lịch sự, nhã nhặn, được nhiều người thương quý” mà còn là “một người bạn tử tế, một người nghệ sĩ đa tài.”
Nhà văn Nhã Ca, người yêu thương theo dõi bệnh tình của Quỳnh Giao từ những ngày đầu, nói trong nỗi xúc động nghẹn ngào, “3 giờ sáng Thứ Tư tuần trước khi biết Quỳnh Giao thực sự ra đi, đầu tôi bật lên tiếng kêu 'Không được! Không thể! Đâu đã đến phiên Quỳnh Giao!' Tiếng kêu bật lên lúc 3 giờ sáng đến giờ vẫn còn nguyên.”
Nhà thơ Trịnh Y Thư, bạn chí thiết của ca sĩ Quỳnh Giao, nhìn nhận, “Tiếng hát Quỳnh Giao chính là tâm hồn của chị, một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, luôn hướng về cái đẹp, nó giúp chúng ta có cái nhìn thân ái hơn về sự vật cũng như con người.”
Với Nam Phương, người có nhiều chương trình phỏng vấn Quỳnh Giao trên Người Việt TV, thì “Cô Quỳnh Giao mà tôi biết là một người rất lạc quan và yêu đời. Có lần tôi hỏi cô trong cuộc đời ca hát của mình cô có niềm vui và nỗi buồn gì. Cô bảo niềm vui thì rất nhiều, nỗi buồn thì không có. Là người đi hát từ nhỏ mà cô không giữ lại nỗi buồn nào trong đời ca hát của mình chứng tỏ cô rất lạc quan. Lần khác tôi hỏi cô, khi buồn thì nên nghe nhạc gì. Cô bảo khi buồn thì nhất định nên nghe nhạc vui vì mình phải tìm cách thoát ra khỏi nỗi buồn đó, nếu ngồi đó ngậm nhấm nỗi buồn thì nó sẽ làm hại tinh thần và sức khỏe của mình.”
“Vì thế từ đây về sau, mỗi lần buồn thì tôi chỉ nghe nhạc vui theo đúng tinh thần Quỳnh Giao - lạc quan và yêu đời.” Nam Phương tâm sự.
Bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chồng ca sĩ Quỳnh Giao, “Tang lễ Quỳnh Giao là dịp ngợi ca một cuộc đời đẹp, cuộc sống của một người làm đẹp cho người khác, làm cho chúng ta thấy nhạc Việt Nam đẹp đến thế nào." (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Với anh Doãn Quốc Hưng, người từng có nhiều cơ hội đệm đàn Tây Ban Cầm và hàn huyên với Quỳnh Giao về nghệ thuật thì Quỳnh Giao là 'biểu tượng của cái đẹp” trong lòng chàng trai trung học thuở nào và sau này, Quỳnh Giao, trong mắt nhìn của con trai nhà văn Doãn Quốc Sĩ, là “biểu tượng của kiến thức về nền âm nhạc Việt Nam.”
Kiến trúc sư Nguyễn Bá Khanh, một trong những người ngưỡng mộ giọng hát Quỳnh Giao cho biết, “Tôi yêu tiếng hát Quỳnh Giao từ những bài cô hát. Với tôi, nếu không có tiếng hát đó, không có những bài hát đó thì tôi không thể nào biết được âm nhạc Việt Nam lại có những bài hay như vậy. Những giọng ca như Quỳnh Giao cao vút lên khiến cho mỗi chiều con đường tôi đi làm về dường như ngắn hơn, tôi như vứt bỏ được mọi ưu phiền vốn có trong cuộc đời.”
Gia đình, người thân, bằng hữu và khán giả hâm mộ đưa tiễn cố ca sĩ Quỳnh Giao đến nơi hỏa táng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Trở về sớm hơn từ một
hội nghị được tổ chức ở Oregon, Tiến Sĩ Tenzin Dorjee của trường Cal
State Fullerton có mặt tại buổi tưởng niệm để đặt lên quan tài Quỳnh
Giao một dải khăn trắng, để “cầu nguyện cho cô” như ông đã cùng nhiều vị
chư tăng Ấn Độ đọc kinh cầu nguyện cho cô ngay bên giường bệnh nhiều
tháng trước đó, khi người ca sĩ này đổ bệnh.
Nhạc sĩ Cung Tiến,
từ Minnesota, không quản ngại đường xa và sức khỏe cũng sắp xếp về
Little Saigon dự tang lễ và bày tỏ những cảm nhận của ông đối với người
ca sĩ thành công từ rất sớm này. Người tham dự cũng xúc động khi nghe
những kỷ niệm với Quỳnh Giao được nhắc lại bởi danh ca Kim Tước, người
đã cùng đứng chung sân khấu với Quỳnh Giao từ nửa thế kỷ trước.
Người
đến viếng ca sĩ Quỳnh Giao không chỉ bồi hồi, sống cùng kỷ niệm của
những người lên chia sẻ cảm xúc mà hơn hết, người ta cảm thấy ngậm ngùi
khi nhìn hình ảnh người đàn ông đầu quấn khăn tang trắng, gương mặt tiều
tụy, chứa đầy nỗi đau mất mát, suốt buổi đứng bên cạnh quan tài người
quá cố, như không muốn rời, khi sửa lại cái này, chút chỉnh tranh lại
cái kia, rõ ràng là không cần thiết. Nhưng những hành động tưởng chừng
vô nghĩa đó lại nói được nhiều hơn nỗi “bàng hoàng, ngỡ ngàng như sét
đánh ngang tai” mà ông Nguyễn Xuân Nghĩa cùng gia đình đang mang.
***
Đêm nhạc tưởng nhớ Ca sĩ Quỳnh Giao tại Hội trường Việt Báo đêm 30 Tháng Bảy. Mọi người cùng hợp ca nhạc khúc “Kỷ Niệm”, bài hát nhạc sĩ Phạm Duy tặng riêng cho ca sĩ Quỳnh Giao. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Cũng trong ngày thi hài cố ca sĩ Quỳnh Giao được đưa vào hỏa táng,
chương trình “Đêm tưởng nhớ Quỳnh Giao” mang tên “Hát Cho Kỷ Niệm” được
tổ chức tại tòa soạn Việt Báo nhằm chia sẻ những kỷ niệm và thưởng thức
một số nhạc phẩm đã từng gắn bó với tiếng hát Quỳnh Giao, do Nhóm Thân
Hữu cùng Người Việt - Việt Báo - VAALA đồng tổ chức.
Không khí ấm
cúng, không quá trang nghiêm, thấm đẫm tình bằng hữu, tình hội ngộ, sự
tri ân, tưởng nhớ đến một giọng ca vừa thoát cõi trần.
Bao nhiêu
ghế ngồi cũng không đủ cho người tham dự đêm nay. Ai cũng muốn đến, để
cùng có những giây phút lắng lòng, cùng hồi tưởng, cùng hát lại những
bài hát mà Quỳnh Giao từng say sưa hát.
Rõ ràng, như ông Nguyễn
Xuân Nghĩa mong muốn, “Tang lễ Quỳnh Giao là dịp ngợi ca một cuộc đời
đẹp, cuộc sống của một người làm đẹp cho người khác, làm cho chúng ta
thấy nhạc Việt Nam đẹp đến thế nào, tác phẩm đó hay ra làm sao... Chúng
tôi không muốn than khóc.”
Đúng, không ai muốn than khóc cho một
tài hoa vừa nằm xuống. Tất cả đều chỉ muốn thực hiện một nghĩa cử đẹp
đẽ nhất: tiễn đưa một nghệ sĩ khả ái và đa tài, trong tinh thần giã biệt
một cuộc đời đã làm đẹp cho người khác, khi trình bày âm nhạc và viết
về văn học nghệ thuật Việt Nam.
Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại, quanh đây.
---
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com